Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nhà thơ huy cận đã từng viết chàng huy cận khi xưa hay sầu lắm em hãy làm rõ điều này thông qua việc phân tích tác phẩm tràng giang của huy cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.32 KB, 6 trang )

Nhà thơ Huy Cận đã từng viết Chàng
Huy Cận khi xưa hay sầu lắm Em hãy
làm rõ điều này thông qua việc phân tích
tác phẩm Tràng giang của Huy Cận.
Người đăng: Anh Thư - Ngày: 20/05/2018

Đề bài: Nhà thơ Huy Cận đã từng viết: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm.”

Em hãy làm rõ điều này thông qua việc phân tích tác phẩm “Tràng giang” của Huy Cận.
Bài làm:
Thơ Huy Cận sau Cách mạng Tháng Tám là một hồn thơ dạt dào nhựa sống thời đại, nó
mang dấu ấn từ truyền thống dân tộc đến những tầng sâu văn hóa của đời sống con người
Việt Nam.Khi nhìn về bản thân thời trẻ, Huy Cận từng viết: “Chàng Huy Cận khi xưa hay
sầu lắm.” Và nỗi sầu của Huy Cận đã được nhà thơ thể hiện vô cùng tha thiết thông qua
tác phẩm “Tràng giang”.
Nói về cảm hứng viết nên bài thơ “Tràng giang”, Huy Cận chia sẻ rằng vào khoảng những
năm 1939, Huy Cận theo học tại một trường ở Hà Nội. Ông có thói quen đạp xe dọc đê vào
mỗi buổi chiều thứ bảy để hóng gió và ngắm cảnh sông Hồng. Bài “Tràng giang” ra đời
trong một buổi chiều như thế. Đứng ở bãi Chèm, nhìn cảnh sông nước mênh mông, nỗi
nhớ quê hương, nỗi sầu lo, thương cảm về đất nước về kiếp người cuộn tràn trong tâm trí
nhà thơ. Ngay hôm ấy ông đã cho ra đời một bài thơ lục bát, lấy tiêu đề là “Chiều trên
sông”. Sau này, Huy Cận đổi tên thành “Tràng giang” và viết lại theo thể thất ngôn tự do, in
trong tập Lửa thiêng.
Câu thơ đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã dẫn dắt ta vào bài thơ, cũng là dẫn
dắt vào nỗi buồn mênh mang theo chiều không gian rộng lớn của dòng sông.
Khổ thơ thứ nhất là nét bút chấm phá vẽ lên bức tranh sông nước rộng mênh mang
nhưng buồn vắng:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng”




“Sóng và thuyền” không có gì đáng buồn nhưng chính cụm từ “buồn điệp điệp” đã làm cho
cảnh trở nên mênh mông và xa vắng. Từ “điệp điệp” từ xưa đến nay thường dùng để hình
dung, miêu tả những hình ảnh thiên nhiên như sóng, núi giờ đây được Huy Cận dùng để
nói về nỗi buồn. Điều này làm cho nỗi buồn không còn vô hình mà trở nên hữu hình, cụ thể.
Đó là nỗi buồn dai dẳng, triền miên, thường trực trong tâm trí. Câu thơ đã bộc lộ tâm trạng
của nhân vật trữ tình khi đứng trước cảnh trời rộng sông dài. Câu thơ mang âm hưởng cổ
kính của thơ Đường với nghệ thuật đối từ, đối ý: sóng – thuyền; điệp điệp – song song. Tuy
vậy, xét đến cùng, sức mạnh của hai câu thơ đầu tiên không phải ở nghệ thuật miêu tả mà
ở nghệ thuật khơi gợi – khơi gợi được cả cảm xúc và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên
kéo dài theo không gian (tràng giang) và thời gian (điệp điệp).
Nếu như các phép đối ý, đối xứng cùng với các thi liệu, hình ảnh quen thuộc như con
thuyền, sóng nước làm cho khổ thơ phảng phất hương vị cổ điển của Đường thi thì việc
xuất hiện hình ảnh một cành củi khô nhỏ nhoi, tầm thường ở câu thứ tư đã thổi vào làn gió
mới, khẳng định rằng đây là một bài thơ Mới. Bởi ở văn thơ trung đại, khi sáng tác, người
ta chỉ tập trung nói đến những hình ảnh trang nhã, đẹp đẽ như tùng, cúc, trúc, mai, trăng,
gió... chứ không đề cập tới những hình ảnh dân dã, tầm thường như cành củi khô. Sự đối
lập giữa cành củi khô và dòng sông làm người đọc liên tưởng đến thân phận con người
trong xã hội đương thời. Có thể thấy nỗi buồn của Huy Cận ở đây không chỉ là nỗi buồn cá
nhân mà đó là nỗi buồn của cả một thế hệ thanh niên không tìm ra lối thoát cho đời mình.
Đồng thời, chỉ thông qua khổ thơ thứ nhất, chúng ta cũng đã thấy được phần nào nét cổ
điển cũng như hiện đại trong thơ Huy Cận.
Đến khổ thơ thứ hai, dường như nỗi buồn vắng, đìu hiu càng lan tỏa và thấm sâu:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
Huy Cận đã lấy ý chữ “đìu hiu” từ một câu thơ trong bài “Chinh phụ ngâm”:
“Non Kì quạnh quẽ trăng treo

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.”
Hơn nữa, cặp từ láy “lơ thơ” và “đìu hiu” càng gợi lên sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn của
không gian vũ trụ. Câu “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” xưa nay vẫn tồn tại hai cách hiểu
xuất phát từ cách hiểu từ “đâu” (có và không có tiếng chợ chiều). Tuy vậy, dẫu hiểu theo
cách nào thì hình ảnh chợ chiều đã vãn trong câu thơ cũng gợi thêm một nét buồn vắng,
thê lương cho cảnh sắc.
“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”


Đến hai câu thơ này, không gian như được mở rộng ra cả ba chiều. Từ “cao” chỉ độ cao vật
lý của bầu trời, nó thuần tuý tả cảnh; còn từ “sâu” vừa tả cảnh vừa tả tình và hàm súc hơn.
Huy Cận đã giải thích về cụm từ “sâu chót vót” như thế này: “Từng vạt nắng từ trên cao rơi
xuống tạo nên một khoảng sâu thăm thẳm trên bầu trời. Tôi dùng chữ “sâu” chứ không
dùng chữ “cao”, bởi vì “cao chót vót” thì thường quá. Ở đây không gian được mở ra ba
chiều....tạo nên một vũ trụ rộng lớn và thể hiện một nỗi buồn tưởng như vô tận” (Về bài thơ
“Tràng giang” - Huy Cận)
Tính từ “chót vót” tô đậm thêm cảm giác mênh mông của vũ trụ. Đứng trước khung cảnh ấy
con người dường như nhỏ bé và cảm thấy cô liêu. Hai câu thơ thể hiện cuộc sống quạnh
quẽ trong xã hội đương thời mà mỗi người là một ốc đảo hoang vắng cô liêu.
Trong mạch cảm xúc gợi ra từ hai khổ đầu ấy, sang đến khổ 3, nỗi buồn càng được
khắc sâu hơn. Trên khung cảnh vắng lặng một cách tuyệt đối ấy chỉ có:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Ở câu thơ thứ nhất, ta thấy xuất hiện 1 hình ảnh rất quen thuộc, đó là hình ảnh những cánh
bèo trôi dạt lênh đênh. Ta thấy trong ca dao, dân ca, và thơ trung đại hình ảnh cánh bèo
cũng hay được sử dụng khi nói về thân phận người phụ nữ: “Thân em như lá bèo trôi”,
“Nghĩ mình mặt nước cánh bèo/ Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân”,...

Hình ảnh ẩn dụ những cánh bèo không biết trôi dạt về đâu và những bờ xanh bãi vàng nối
tiếp nhau lặng lẽ gợi cho người đọc liên tưởng đến thân phận nhỏ bé của con người trong
xã hội. Cùng với hình ảnh cành củi khô lạc mấy dòng ở khổ một, nó cho thấy sự hoang
mang của Huy Cận trong việc tìm ra con đường đi cho mình.
Đứng trước cảnh vũ trụ cao rộng và hoang vắng ấy con người càng rợn ngợp trong nỗi cô
đơn triền miên.
“Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật.”
Toàn cảnh sông dài, trời rộng mà tuyệt nhiên không có bóng dáng con người. Ngay đến
những vật để nối đôi bờ như cầu, như đò cũng chẳng có (“Không một chuyến đò”, “không
cầu gợi chút niềm thân mật”), mà chỉ có thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên. Không có cầu, là
không có sự trao đổi, không tìm thấy dù chỉ một chút niềm thân mật của tình người. Ta thấy,
nhân vật trữ tình ở đây không chỉ cô đơn khi đứng trước thiên nhiên rợn ngợp, mà còn cô
đơn trong chính xã hội mà ở đó, con người chán nản vì mất đi chủ quyền, tự giam hãm bản
thân mà không có sự giao lưu, chia sẻ với nhau.Vì thế, nỗi buồn của bài thơ không chỉ là
nỗi buồn mênh mông trước trời rộng sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế.


Sang đến khổ thơ thứ tư, nỗi nhớ quê hương của nhà thơ hiện lên trong cảnh thiên
nhiên rợn ngợp:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khỏi hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Từ “buồn điệp điệp”, “sầu trăm ngả” ở những khổ thơ trên, đến đây nỗi sầu thi sĩ đã dâng
lên trùng trùng, “lớp lớp” tràn ngập cả bầu trời. Huy Cận đã mượn một số cách diễn đạt của
thơ Đường để rồi từ đó sáng tạo nên ý thơ của mình. Hình ảnh ước lệ, cổ điển: mây,
chim... vẽ lên bức tranh chiều tà đẹp tráng lệ và thơ mộng. “Mây” nhiều, vô số tầng bậc,
chữ “đùn” tạo cảm giác áng mây chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp mây cứ
đùn ra mãi. Và, trên cảnh mây trời, sông nước buồn vắng nhưng đẹp đẽ, hùng vĩ ấy, đột

nhiên xuất hiện con chim “nghiêng cánh” bay như hút lấy nắng hoàng hôn cùng “bóng
chiều”, tạo cảm giác như chỉ cần bóng chim khẽ chao nghiêng là cả bóng chiều sẽ sa
xuống vậy.
Trong văn chương Việt Nam cánh chim là một thi tứ quen thuộc để miêu tả buổi chiều.
Nhưng trong “Tràng giang”, dường như cánh chim ấy có phần nhỏ bé và cô đơn hơn bởi
nhà thơ đã đặt nó trong một không gian rộng lớn và bao la của vũ trụ. Cánh chim nhỏ là
biểu hiện của sự sống và khát vọng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó vẫn không làm cho
không gian vơi đi niềm quạnh vắng. Cánh chim nhỏ nhoi, bé bỏng cô đơn và mông lung
hơn trước cảnh sông nước mây trời bao la. “Dợn dợn” là từ láy vô cùng sáng tạo, gợi cảm
giác về một nỗi buồn miên man, vô hạn. Nếu ở “Hoàng Hạc lâu”, Thôi Hiệu cần mượn khói
sóng để bộc lộ nỗi nhớ quê hương thì ở đây, Huy Cận “Không khói hoàng hôn cũng nhớ
nhà”. Có thể thấy, nỗi nhớ dường như trở nên thường trực và cháy bỏng hơn.
Cùng là những nhà thơ của phong trào Thơ Mới, nhưng nếu Vội vàng của Xuân Diệu là
một thi giới mạnh mẽ, mãnh liệt, nồng nàn thì “Tràng giang” của Huy Cận lại được các nhà
phê bình đánh giá là hồn thơ thuộc về nỗi sầu nhân thế cố hữu, phảng phất âm vị thơ cổ
điển. Nỗi sầu ấy tràn ngập trong thơ Huy Cận đến mức, sau này nhìn lại, Huy Cận đã nhìn
nhận phong cách của bản thân giai đoạn Trước Cách mạng Tháng Tám rằng: “Chàng Huy
Cận khi xưa hay sầu lắm.”
=> Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình
thì tech12h có dàn ý để các bạn dễ viết bài.
1. Mở bài
Giới thiệu về Huy Cận và tác phẩm “Tràng giang”
2. Thân bài
- Cảm hứng sáng tác bài thơ


- Khổ thơ thứ nhất là nét bút chấm phá vẽ lên bức tranh sông nước rộng mênh mang
nhưng buồn vắng:



Cụm từ “buồn điệp điệp” đã làm cho cảnh trở nên mênh mông và xa vắng.



Câu thơ mang âm hưởng cổ kính của thơ Đường với nghệ thuật đối từ, đối ý: sóng
– thuyền; điệp điệp – song song.



Xuất hiện hình ảnh một cành củi khô nhỏ nhoi, tầm thường



Nỗi buồn của Huy Cận ở đây không chỉ là nỗi buồn cá nhân mà đó là nỗi buồn của
cả một thế hệ thanh niên không tìm ra lối thoát cho đời mình

- Đến khổ thơ thứ hai, dường như nỗi buồn vắng, đìu hiu càng lan tỏa và thấm sâu:


Cặp từ láy “lơ thơ” và “đìu hiu” càng gợi lên sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn của
không gian vũ trụ



Không gian như được mở rộng ra cả ba chiều



Cuộc sống quạnh quẽ trong xã hội đương thời mà mỗi người là một ốc đảo hoang
vắng cô liêu.


- Khổ thứ thứ ba, nỗi buồn càng được khắc sâu hơn.


Hình ảnh những cánh bèo trôi dạt lênh đênh



Toàn cảnh sông dài, trời rộng mà tuyệt nhiên không có bóng dáng con người



Nỗi buồn của bài thơ không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng sông dài mà
còn là nỗi buồn nhân thế.

- Sang đến khổ thơ thứ tư, nỗi nhớ quê hương của nhà thơ hiện lên trong cảnh thiên nhiên
rợn ngợp:


Hình ảnh ước lệ, cổ điển: mây, chim... vẽ lên bức tranh chiều tà đẹp tráng lệ và thơ
mộng.



Nếu ở “Hoàng Hạc lâu”, Thôi Hiệu cần mượn khói sóng để bộc lộ nỗi nhớ quê
hương thì ở đây, Huy Cận “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

3. Kết bài
Khẳng định nỗi sầu nhân thế cố hữu trong thơ Huy Cận trước Cách mạng Tháng Tám.



Xem toàn bộ: Soạn văn 11 bài: Tràng giang trang 28 sgk - Soạn bài Tràng giang ngắn
nhất



×