Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại bavico resort spa tam giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.27 KB, 110 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên
MỤC LỤC

SVTH: Lê Thị Tươi

1

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1.
2.
3

Từ viết tắt
UBND
DLST
DLCĐ

4.

UNESCO


5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

CĐĐP
Tp.HCM
VQG
ASEAN
TNTN
TNHH – TM & DV
CBET
KBTTN
EGP
WATG
WWF

16.

IUCN

17.


HDV

SVTH: Lê Thị Tươi

Ý nghĩa
Ủy Ban Nhân Dân
Du lịch sinh thái
Du lịch cộng đồng
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
Hiệp Quốc
Cộng đồng địa phương
Thành phố. Hồ Chí Minh
Vườn Quốc Gia
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Tài nguyên thiên nhiên
Trách nhiệm hữu hạn – Thương mại & Dịch vụ
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Khu bảo tồn tài nguyên
Exterior Gateway Protocol
Công ty Wimberly Allison Tong & Goo
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên
Hướng dẫn viên

2

K47 QTKDDL



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

SVTH: Lê Thị Tươi

3

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được biết đến như một
sở thích du ngoạn, khám phá nghỉ ngơi, giải trí hết sức thú vị của con người. Ngày nay,
trong điều kiện xã hội hiện đại, đời sống kinh tế phát triển hơn, hội nhập quốc tế ngày
càng mở rộng thì du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người trên khắp
thế giới. Ở nhiều quốc gia hiện nay, ngành du lịch được ví như “con gà đẻ trứng vàng”
– ngành công nghiệp không khói đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt: một mũi nhọn
trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, góp phần tăng ngân sách nhà nước, tạo
công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, nâng cao đời sống tinh thần của con người,

là cầu nối tạo nên tình hữu nghị, sự hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc và nền
văn hóa khác nhau.
Du lịch không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của con người
như trước đây, mà nó còn mang những giá trị tiềm ẩn, sức lôi cuốn kỳ diệu, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của du khách như: văn hóa tri thức, hoạt động xã hội, tham quan, nghỉ
ngơi, giải trí, cũng như khám phá vẻ đẹp bản sắc văn hóa tinh túy của mọi vùng miền
trên khắp thế giới... Điều đó đã góp phần tạo ra nhiều loại hình du lịch, đáp ứng những
nhu cầu mong muốn của du khách như: du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch
chữa bệnh, du lịch sinh thái... Trong bối cảnh chung của du lịch thế giới, Việt Nam –
đất nước của nhiều cảnh đẹp, lịch sử lâu đời và bản sắc văn hóa đa dạng đặc sắc của 54
dân tộc hội tụ trên khắp vùng miền của tổ quốc, được biết đến như một trong những
điểm du lịch lý tưởng cho du khách.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc
độ cao. Theo thống kê của Tổng cục du lịch năm 2010 ngành du lịch Việt Nam đã đón
hơn 28 triệu lượt khách nội địa và 5,21 triệu lượt khách quốc tế, Việt Nam cũng được
dự báo là một trong những nước có ngành du lịch phát triển mạnh nhất trên thế giới
trong giai đoạn 2006 – 2015, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 7,2% đến 9,9%.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch cũng đồng nghĩa với việc môi
trường tài nguyên dần bị hủy hoại nghiêm trọng bởi lượng rác thải và những tác động

SVTH: Lê Thị Tươi

4

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên


xấu của con người gây ra trong các hoạt động du lịch tại các khu du lịch, đặc biệt là tại
các khu du lịch có tính đa dạng sinh học cao như: vườn quốc gia, khu dự trữ sinh
quyển, khu du lịch sinh thái… Điều này đòi hỏi các chuyên gia du lịch cần có những
giải pháp hữu hiệu giữa bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch để đảm bảo
sự phát triển du lịch bền vững và dài hạn trong tương lai.
Du lịch sinh thái – loại hình du lịch phát triển nhanh nhất của ngành du lịch hiện
nay. Du lịch sinh thái dường như là hình thái du lịch đầu tiên nhằm vào các vấn đề bền
vững trong du lịch, và có ảnh hưởng lớn trong việc xanh hóa ngành du lịch, thông qua
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và phúc lợi của
cộng đồng địa phương đối với sự thành công của ngành du lịch. Là một loại hình du
lịch mới và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nó ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn phát triển du lịch sinh thái và qua quá trình thực
tập tại Bavico Resort & spa Tam Giang, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tiềm năng, thực
trạng phát triển du lịch sinh thái tại Bavico Resort & Spa Tam Giang” làm đề tài
chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua đề tài chuyên đề của mình, tôi muốn tìm hiểu các vấn đề cơ bản về du
lịch sinh thái, các phương hướng phát triển của ngành du lịch nói chung và du lịch sinh
thái nói riêng hiện nay. Đánh giá các tiềm năng và thực trạng hoạt động của du lịch
sinh thái tại Bavico resort & spa Tam Giang. Từ đó đưa ra những định hướng, giải
pháp để góp phần đẩy mạnh và phát triển hơn nữa để khu du lịch này trở thành điểm
du lịch hấp dẫn trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu các sản phẩm du lịch sinh thái phục vụ cho khách du lịch
tại Bavico resort & spa Tam Giang.


SVTH: Lê Thị Tươi

5

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

Tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch sinh thái đến
khách du lịch tại Bavico Resort & Spa Tam Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Bavico Resort & Spa Tam Giang – Huế thuộc công ty
TNHH SX-TM & DV Bạch Việt - BachViet Co.,Ltd.
Phạm vi thời gian: Do những hạn chế về thời gian và khả năng nên đề tài tập
trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 06/02/2017-06/04/2017.
3.3. Đối tượng điều tra:
Khách du lịch trải nghiệm các sản phẩm du lịch sinh thái và sử dụng dịch vụ tại
Bavico Resort & Spa Tam Giang.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Bavico resort & spa Tam Giang hiện
nay như thế nào?
Những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của Bavico Resort & Spa Tam Giang
trong việc phát triển loại hình du lịch sinh thái?
Những định hướng phát triển và giải pháp đề ra để phát triển bền vững du lịch
sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ
tại Bavico resort & spa Tam Giang?

5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi tiến hành nghiên cứu sơ bộ định tính được
thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu khoảng 10 đối tượng là những người đã
tham gia vào hoạt động du lịch tại Resort. Các thông tin phỏng vấn sẽ được thu thập,
tổng hợp làm cơ sở cho việc khám phá, bổ sung, điều chỉnh các yếu tố, các biến dùng
để đo lường các khái niệm nghiên cứu và là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên
cứu định lượng. Tiếp theo đó, tôi tiến hành nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng
phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi chi tiết với khoảng 160 đối tượng là
những người đã tham gia các loại hình du lịch sinh thái, và mẫu được lấy theo phương
SVTH: Lê Thị Tươi

6

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

pháp chọn mẫu thuận tiện. Bước nghiên cứu này nhằm đánh giá thang đo, xác định
mức độ quan trọng của các yếu tố cũng như kiểm định các giả thuyết đã được nêu ra.
6. Thiết kế nghiên cứu:
6.1. Thiết kế thang đo
Giá trị tinh thần được cho là yếu tố quan trọng dùng để đo lường các yếu tố tác
động đến quyết định tham gia vào hoạt động du lịch của du khách, nó được đánh giá
dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Song, mỗi khía cạnh đều được đo lường bởi thang đo
Likert, gồm 5 mức độ: Mức (1): Rất không đồng ý; Mức (2): Không đồng ý; Mức (3):
Bình thường; Mức (4): Đồng ý; Mức (5): Rất đồng ý.
6.2. Thiết kế bảng câu hỏi:

Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu định lượng được thiết kế theo 3
phần:
- Phần I: Thông tin chuyến đi của du khách.
-

Phần II: Đánh giá sự trải nghiệm và sự hài lòng của du khách về đặc điểm của các loại
hình du lịch sinh thái tại Resort, trong phần này tôi sử dụng thang đo Likert để đánh
giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Resort.
- Phần III: Đặc điểm và thông tin cá nhân của du khách.

7. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu:
7.1.Xác định cỡ mẫu
Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), cỡ mẫu dùng
trong phân tích nhân tố tối thiểu phải gấp 5 lần số biến định lượng cần đưa vào phân tích để
kết quả điều tra là có ý nghĩa. Ta chọn độ tin cậy 95%, mức sai số cho phép 5%.
- Với n là cỡ mẫu cần lấy ta có công thức: n = (tổng số biến định lượng) x 5.
-

Với 32 biến định lượng được đưa ra trong bảng hỏi điều tra, kích thước mẫu n là: 32 x
5 = 160 phiếu điều tra. Vậy số lượng mẫu cần điều tra tối thiểu phải bằng 160, tôi sẽ
tiến hành điều tra 160 khách du lịch tham gia du lịch sinh thái tại Resort.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.
- Đối tượng phỏng vấn: Là các cá nhân có độ tuổi từ 18 trở lên.

SVTH: Lê Thị Tươi

7

K47 QTKDDL



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cá nhân dựa trên bảng hỏi định lượng.
7.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Dùng phần mềm excel để tính toán lượng tăng giảm, tốc độ tăng trưởng và phát
triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế.
Phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 20.0.
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0, sau khi mã hóa và làm
sạch tiến hành phân tích theo các bước:
-

Thống kê mô tả: sử dụng phương pháp này với mục đích thống kê chung về thông tin
chuyến đi và đặc điểm cá nhân của du khách.

-

Đánh giá độ tin cậy thang đo: dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các
biến trong bảng hỏi.

-

Thống kê giá trị trung bình: với mục đích để kiểm tra giá trị của các biến được du
khách đánh giá cao và thấp về du lịch sinh thái.

-

Kiểm định Levene, ANOVA: nhằm so sánh sự khác biệt đánh giá của du khách về các

yếu tố: sự Trải nghiệm, sự Hấp dẫn, sự Hài lòng.
8. Bố cục nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái.
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại
Bavico resort & spa Tam giang.
Chương 3: Định hướng và giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái tại
Bavico resort & spa Tam giang.

SVTH: Lê Thị Tươi

8

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
SINH THÁI
1.1. Du lịch sinh thái trong sự phát triển bền vững.
1.1.1. Lý thuyết về sinh thái.
“Sinh thái” có thể được xem như là sự kết hợp hài hòa về điều kiện địa lý, khí
hậu, động thực vật bao gồm: sinh thái tự nhiên, sinh thái động vật, sinh thái thực vât,
sinh thái nhân văn…Vấn đề đa dạng sinh thái thể hiện sự khác nhau của các kiểu cộng
sinh tạo nên cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có
ảnh hường trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu,..và
các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (Theo công ước đa dạng

sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường)
1.1.2. Lý thuyết phát triển du lịch sinh thái (DLST).
1.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản của du lịch sinh thái
Do vị trí về du lịch sinh thái và tùy theo góc nhìn, quan điểm nghiên cứu về
DLST, đã có những khái niệm khác nhau nói về loại hình này:
Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái,
định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến
những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt:
nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã,
cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những
khu vực này”.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các
khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không
làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế,
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.
Năm 1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với một số tổ chức quốc tế như
ESCAP, WWF, IUCN tổ chức Hội thảo Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt
Nam, đã đưa ra định nghĩa: “DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
SVTH: Lê Thị Tươi

9

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát

triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Đây được coi là
sự mở đầu cho các bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu, phát triển DLST ở Việt
Nam. Tuy nhiên, các khái niệm DLST được đưa ra cho đến nay cũng chưa có sự thống
nhất.
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và
cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
Theo Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam: “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát
triển bền vững...”
1.1.2.2. Đặc điểm của du lịch sinh thái.
-

DLST là loại hình dựa vào tự nhiên, trong đó động cơ chủ yếu của khách du lịch là
quan sát tự nhiên cũng như tìm hiểu các truyền thống văn hóa từ các khu vực tự nhiên
ấy.

-

DLST tránh các tác động tiêu cực có thể gây thiệt hại hay phá hủy tính toàn vẹn của
môi trường tự nhiên hay văn hóa tại nơi diễn ra hoạt động du lịch.

-

DLST giáo dục cho khách du lịch hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo tồn tại
các khu du lịch.

-

DLST mang đến lợi ích kinh tế cho cộng đồng, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống

cho người dân địa phương sống tại vùng phát triển hoạt động du lịch hoặc các khu vực
liền kề.

-

Có kế hoạch rõ ràng để phát triển bền vững ngành du lịch, đảm bảo rằng phát triển du
lịch không vượt quá sức chịu tải của môi trường và xã hội.

-

DLST chú trọng sử dụng những phương tiện và dịch vụ tại chỗ… từ đó giữ lại được
một tỷ lệ cao trong nguồn doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhằm tái đầu tư cho hoạt
động du lịch.

SVTH: Lê Thị Tươi

10

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp
-

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

Phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở hòa hợp với môi trường, giảm thiểu sử dụng nhiên
liệu hóa thạch, bảo tồn động vật hoang dã, thân thiện với môi trường tự nhiên.

-


Hoạt động DLST bên cạnh việc mang lại nguồn doanh thu từ các khu vực được bảo
tồn thì cần phải chú trọng đến công tác quản lý và bảo tồn tại những khu vực này.

-

Thường tổ chức thành các nhóm nhỏ có cùng chuyên môn hay ở cùng một nơi. Ngoài
ra, du lịch sinh thái còn có đặc điểm là được phân bố trên diện rộng, ở bất kì vùng nào
trên nước ta đều có thể phát triển loại hình du lịch đặc sắc này. Du lịch sinh thái có đặc
diểm là nơi bảo tồn môi trường tự nhiên và là nơi cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa
phương.

-

Du lịch sinh thái được phát triển ở những nơi được thiên nhiên ưu đãi với những cánh
rừng thiên nhiên, rừng đặc dụng hội tụ đủ điều kiện về sinh thái, những khu vực đảo
núi, vũng áng hoang sơ, có cảnh vật thiên nhiên phong phú, đa dạng…
1.1.2.3. Mục tiêu phát triển du lịch sinh thái.
 Mục tiêu Môi trường:

-

Đảm bảo sự đa dạng sinh học, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng do hoạt
động du lịch mang lại đối với các hệ sinh thái cảnh quan.

-

Xem xét đến khả năng gánh chịu của vùng sinh thái về lượng du khách. Tính nhạy cảm
của sinh vật và các hệ sinh thái, vấn đề ô nhiễm môi trường, tải lượng rác thải, nước
thải và các quá trình làm gián đoạn sinh thái do du khách gây ra.


 Mục tiêu kinh tế: Về mặt kinh tế thì việc nghiên cứu DLST là nhằm giải quyết những

vấn đề cốt yếu sau đây:
-

So sánh mối tương quan giữa những thiệt hại có thể xảy ra so với tổng lợi ích kinh tế
mang lại khi phát triển du lịch.

-

Tìm giải pháp thúc đẩy và quảng bá hoạt động DLST đến với mọi người, thu hút đầu
tư và phát triển hoạt động DLST cả về cơ sở hạ tầng và duy trì sự đa dạng.

-

Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, trên cơ sở đó nâng cao đời sống và
nhận thức của người dân về nhiều phương diện khác nhau.

SVTH: Lê Thị Tươi

11

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp
-

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên


Nghiên cứu thị hiếu của du khách nhằm phát triển du lịch đúng hướng, đúng nhu cầu
để có thể thu hút rộng rãi nguồn du khách.

-

Nghiên cứu và xây dựng các tài liệu liên quan về sự đa dạng sinh học, sự phong phú
của các phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nhằm tuyên truyền và quảng bá hình
ảnh, thương hiệu du lịch của mình.

 Mục tiêu xã hội:
-

Nhằm tìm giải pháp ngăn chặn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trước những tác động
biến đổi tiêu cực đến môi trường tự nhiên do hoạt động du lịch, khám phá của con
người.

-

Chú trọng phát triển những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng dân bản địa.

-

Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và địa phương.
1.1.2.4. Các nguyên tắc tham gia phát triển du lịch sinh thái.

-

Giáo dục nâng cao hiểu biết cho khách du lịch về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý
thức tham gia của khách du lịch vào các nổ lực bảo tồn.


-

Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên, đồng
thời, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá của vùng, quốc gia.

-

Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

-

Khách du lịch được hoà nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn nhưng phải có
trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đang hoà nhập.

-

Lượng khách du lịch luôn được điều hoà mức vừa phải, để đảm bảo cho không gian,
môi trường không bị quá tải (tức là không được vượt quá giới hạn tối đa về sức chứa
của điểm du lịch).

-

Phát triển du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường,
tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự nhiên, không
được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường.

-

Khi tổ chức du lịch sinh thái, phải luôn đặt nguyên tắc vể môi trường sinh thái lên

hàng đầu. Điều đó có nghĩa là phải làm cho mọi người khách du lịch sinh thái chấp
SVTH: Lê Thị Tươi

12

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

nhận điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế
của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
-

Du lịch sinh thái phải đem lại cho khách du lịch những kinh nghiệm được hoà đồng
vào tự nhiên làm tăng sự hiểu biết về tự nhiên, tránh xu hướng khai thác quá mức thiên
nhiên để phục vụ nhu cầu đi tìm cảm giác mạnh hoặc mục đích tăng cường thể trạng
của cơ thể.

-

Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công
nhận giá trị này.

-

Phải đảm bảo lợi ích lâu dài hài hoà cho tất cả các bên liên quan (lợi ích về bảo tồn
hoặc lợi ích về kinh tế, lợi ích của địa phương, cộng đồng dân cư, cơ quan bảo tồn, các

đơn vị kinh doanh du lịch).

-

Người hướng dẫn và các thành viên tham gia du lịch sinh thái phải có sự chuẩn bị kỹ
càng về nội dung hướng dẫn và phải có hiểu biết nhận thức cao về môi trường sinh
thái.

-

Cần có sự đào tạo đối với tất cả các thành viên của các đơn vị tham gia vào du lịch
sinh thái (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, hãng lữ hành và khách du
lịch trước, trong và sau chuyến đi).
1.1.2.5. Vai trò phát triển du lịch sinh thái.
Một nhà nghiên cứu đã từng nói: Tình bạn và đồng minh không tồn tại vĩnh
viễn mà chỉ có lợi ích là tồn tại vĩnh viễn. Do vậy, ngành du lịch muốn khai thác tài
nguyên, phát triển hoạt động du lịch tại địa phương thì lợi ích của người dân nơi đây
cũng phải được đảm bảo. Chính vì thế, một trong những nguyên tắc để phát triển bền
vững là không thể tách rời cộng đồng địa phương (CĐĐP) tại điểm du lịch đó ra khỏi
hoạt động du lịch. Bởi chính họ mới là chủ nhân của những vùng đất, là người chủ
thực sự hiểu rõ, sống cùng, gắn bó và dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa. Họ là
những người bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hoá bản địa và tự nhiên của nơi diễn ra
hoạt động du lịch.

SVTH: Lê Thị Tươi

13

K47 QTKDDL



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

“Nhìn từ góc độ kinh tế và môi trường, nếu không có sự tham gia của người dân,
nguồn tài nguyên, làm cơ sở cho du lịch, sẽ có thể dần dần bị huỷ hoại và không đầu tư
được nữa”.
Đối với cộng đồng địa phương, ít ai hiểu rõ về DLST, DLCĐ như thế nào. Hầu
hết, vì cuộc sống mưu sinh mà vô tình họ trở thành một trong những phần quan trọng
của hoạt động du lịch. Việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương vào
các hoạt động du lịch. Thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng
đồng địa phương từ đó cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào khai thác tự
nhiên. Để người dân nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên để dễ
dàng quy trách nhiệm đối với mỗi thành viên. Đòi hỏi việc huy động sự tham gia của
CĐĐP không chỉ dừng lại ở những công việc trên mà cần đánh giá vai trò của họ lên
tầm cao hơn, ngang bằng… bởi những lý do: Người dân địa phương là người sinh ra
và lớn lên tồn tại trên vùng đất, họ sẽ là người hiểu rõ hơn ai hết về mảnh đất đó. Từ
những kinh nghiệm, học hỏi, chia sẻ lẫn nhau giữa người dân địa phương và người làm
du lịch, sẽ cùng hoạch định, có những giải pháp có thể can thiệp thích hợp vì lợi ích
chung.
DLST góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bao gồm sự đa dạng
sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hoá… DLST còn góp phần giáo dục
người dân địa phương và du khách về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng các
nguồn tài nguyên một cách bền vững – đó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển
cho thế hệ tương lai. Đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương thông qua việc
tăng doanh thu du lịch và đem lại những lợi ích khác cho con người. DLST dần dần
được nhiều người quan tâm đến và có sự tham gia ngày càng đông đảo, tích cực của
CĐĐP, mang lại cho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi
trường và xã hội, góp phần thu hút khách du lịch. Có thể nói DLST mang lại rất nhiều

lợi ích về mọi mặt và có vai trò rất lớn đối với nhiều vấn đề như kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, tài nguyên môi trường của quốc gia, khu vực và
chính bản thân cộng đồng. Như vậy có thể khẳng định rằng việc phát triển DLST có
vai trò rất lớn đối với mọi mặt trong xã hội. Bên cạnh những lợi ích từ DLST đem lại
cho xã hội thì nó cũng có những mặt trái, DLST gây ra một số tác hại, ảnh hưởng xấu
SVTH: Lê Thị Tươi

14

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

đối với tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch địa phương và môi trường sinh thái.
Nhưng chúng ta nhận thấy rằng vai trò của DLST là rất quan trọng trên nhiều khía
cạnh của cộng đồng, du lịch, thiên nhiên…
1.1.2.6. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái.
-

Điều kiện yếu tố kích thích sự gia tăng lữ hành về với thiên nhiên: các công ty du lịch
hoặc chính quyền địa phương thuộc cấp ngành liên quan phải đảm bảo tính giáo dục,
nâng cao sự hiểu biết của du khách về vấn đề sinh thái.

-

Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du
lịch và sự tham gia của cộng đồng, đồng thời thực hiện chính sách bảo tồn các gía trị

của tự nhiên, các giá trị của đa dạng sinh học.

-

Giải quyết các mối quan tâm trăn trở về môi trường, kinh tế - xã hội,..lấy bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên làm trọng tâm.

-

Thúc đẩy sự phát triển bền vững – một trong những nền tảng cơ bản của ngành kinh tế
“sạch” và “xanh”.

-

Theo đó du lịch sinh thái là loại hình du lịch có sự tương tác trực tiếp cũng như có sự
quan tâm từ phía con người đến môi trường thiên nhiên và tìm đến những vùng sinh
thái để cải thiện đời sống kinh tế, phúc lợi xã hội, sức khỏe và hưởng thụ, khám phá
tìm tòi những cái mới, cái đẹp, sự trong lành, yên tĩnh của thế giới tự nhiên, góp phần
hình thành mối quan hệ hữu cơ, có sự hòa đồng giữa và hơn nữa con người cần có ý
thức trách nhiệm làm cho thiên nhiên trở nên phong phú, có độ duy trì bền vững để
đáp ứng trở lại cái nhu cầu du lịch sinh thái của con trong hiện tại và tương lai.

-

Để phát triển du lịch sinh thái thì điều tất yếu là phải có sự tồn tại của hệ sinh thái tự
nhiên điển hình với độ đa dạng sinh thái cao.
1.1.2.7. Các loại hình du lịch sinh thái.

 Du lịch xanh: là loại hình du lịch sinh thái thân thiện với môi trường. Ở đó sẽ không có


những công trình đồ sộ với đầy đủ tiện nghi của cuộc sống hiện đại. Du lịch xanh là
“chiếc vé” đưa du khách đến gần với thiên nhiên và thông qua đó, nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường, khơi dậy tình yêu và sự gắn kết với thiên nhiên trong mỗi con người.
Đồng thời du khách còn được trải nghiệm những điều thú vị với thiên nhiên, học tập
SVTH: Lê Thị Tươi

15

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

các kỹ năng sống bổ ích, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sống của
hành tinh.
 Du lịch dã ngoại: là một hoạt động khám phá khu vực sinh thái rộng lớn. Loại hình du

lịch này gây sự tò mò cho du khách tìm về với thiên nhiên có không khí trong lành
tươi mát, để được hoà mình với thiên nhiên hoang dã, rừng xanh suối mát, bãi biển
mênh mông, tha hồ đùa giỡn với sóng nước, thư giãn tâm hồn sau những ngày học tập
và làm việc vất vả, căng thẳng. Du lịch dã ngoạn đã thu hút rất nhiều du khách trong
và ngoài nước, thường đến những khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vui chơi giải trí…
có cảnh quan thơ mộng, có nhiều biệt thự để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
 Du lịch thăm quan miệt vườn: là loại hình du lịch dân dã như tham quan sông nước

bằng xuồng chèo, xe ngựa. Du khách trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch trải
nghiệm như ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, men theo những con kênh, với bát ngát màu
xanh của lá, màu nâu của đất tạo cho khách sự tò mò. Sự bình dị, dân dã là điểm lý

tưởng của du lịch sinh thái miệt vườn. Về miệt vườn du khách có thể tham quan cây
trái xum xuê và thưởng thức những viên kẹo từ các loại trái cây khác nhau như kẹo
dừa sầu riêng, kẹo dừa mít, cacao,… đồng thời du khách có thể tham gia vào các hoạt
động sinh sống cùng người dân nơi đây với không khí mát lành, cuộc sống bình yên,
dễ dàng tạo cho du khách sự thảnh thơi, an nhàn.
 Du lịch về thăm chiến trường xưa: Loại hình du lịch này dành cho du khách là những

chiến sĩ trong và ngoài nước đã từng sống, chiến đấu ở các vùng rừng, núi, hải đảo
trong chiến tranh. Sau thời gian chuyển công tác hoặc đi kinh tế mới ở nơi khác muốn
trở về nơi xưa để ôn lại những kỷ niệm một thời. Hoặc du khách ngưỡng mộ cuộc
chiến đấu của dân tộc, hay sinh viên, học sinh đến đây để nghe thuyết minh viên địa
phương kể về những cuộc chiến đấu và các chiến công hiển hách của quân dân ta. Du
khách thường đến những KBTTN có căn cứ cách mạng hay các khu di tích lịch sử
(Phú Quốc, Bạch Mã, Nam Cát Tiên…).
 Du lịch mạo hiểm: là một trong những loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm của

nhiều khách du lịch, đặc biệt là những khách du lịch ưa khám phá, mạo hiểm, trở về
với tự nhiên. Nhu cầu của con người luôn mong muốn khám phá những điều mới lạ từ
SVTH: Lê Thị Tươi

16

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

tự nhiên và từ nền văn hoá bản địa, đặc biệt là ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Do đó,

khi đời sống vật chất và tinh thần tương đối đầy đủ, nhu cầu ấy lại trỗi dậy trong mỗi
con người và họ muốn tự mình trải nghiệm, tham gia các hoạt động du lịch mạo hiểm
đó.
 Du lịch lặn biển: du lịch tham quan các hệ sinh thái san hô là một hình thức du lịch

khá mới mẻ, có tính hấp dẫn cao và thu được nhiều lợi nhuận. Lặn biển là hoạt động
yêu thích của rất nhiều du khách, bởi lẽ họ muốn khám phá tất cả các sinh vật dưới đại
dương. Du khách không cần phải lặn sâu vào những vùng nước sâu vài dặm, từ bờ cạn
du khách có thể trải nghiệm được đời sống phong phú của sinh vật biển. Tất cả những
gì du khách cần về hoạt động lặn biển này là thỏa thích chiêm ngưỡng đáy đại dương
trong xanh và thả mình trong những cảm xúc phiêu lưu kỳ diệu.
 Du lịch thăm quan hang động: là loại hình du lịch tham quan và khám phá những địa

hình hiểm trở, du khách tham gia trực tiếp vào tour tham quan, khám phá mạo hiểm
các hang động đẹp, độc đáo và nổi tiếng nhất Quảng Bình như Động Phong Nha, Động
Tiên Sơn, Động Thiên Đường, Hang Tối, Hang Thủy Cung,... đến đây du khách có thể
ngắm từng nét đẹp hoang sợ và kì vĩ của mỗi loại hang động khác nhau.
1.1.2.8. Xu hướng phát triển du lịch sinh thái hiện nay.
Một cuộc điều tra nghiên cứu thị trường khách du lịch sinh thái cộng đồng quy
mô lớn của Hiệp hội du lịch sinh thái thế giới trong 3 năm từ 2002 đến 2004 đã cho
thấy những xu hướng du lịch mới của nền công nghiệp du lịch toàn cầu.
Khách có nhu cầu ngày càng cao trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi, tìm
hiểu khi đi du lịch. Khách muốn tìm hiểu các vấn đề về văn hóa xã hội như: văn hóa
địa phương, sự kiện nghệ thuật, tiếp xúc với người dân địa phương, ẩm thực địa
phương hay nghỉ tại các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ của người dân. Các tác động môi
trường và trách nhiệm của CĐĐP được khách quan tâm hàng đầu bởi có như vậy du
khách mới có cơ hội được đi du lịch ở các vùng thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp, những
miền quê bình yên, trù phú hay các khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và những khu vực
không bị ô nhiễm, không khí trong lành, tiếp cận các khu vực còn nguyên sơ, độc đáo,
… với những trải nghiệm thú vị. Đây cũng chính là loại hình du lịch ngày càng phát

SVTH: Lê Thị Tươi

17

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

triển nhanh trên thế giới, trở thành xu hướng phát triển du lịch hiện nay, hướng tới sự
bền vững.
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở
nhiều khu vực, ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội,
các nhà khoa học, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch nghỉ
ngơi. Bên cạnh đó, loại hình du lịch sinh thái đang có xu hướng hướng tới loại hình
phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế, du lịch sinh thái là du lịch có ý thức và
trách nhiệm đối với môi trường thiên nhiên, như bảo tồn môi trường và bảo đảm lối
sống lành mạnh cho người dân quanh khu vực. Đây là một loại hình du lịch mà mỗi
cộng đồng trong khu vực nên có trách nhiệm bảo tồn tính bền vững, hướng tới mục
tiêu tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, khuyến khích người dân có ý
thức bảo vệ môi trường, tạo thuận lợi cho họ làm kinh tế du lịch và bảo vệ môi trường
tự nhiên. Ứng xử với cộng đồng dân cư là vấn đề mấu chốt mang lại thành công cho
du lịch sinh thái cộng đồng. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch
sinh thái giúp cho du khách, người dân địa phương thấu hiểu, tận hưởng và bảo vệ môi
trường thiên nhiên, di sản văn hóa tồn tại chung quanh cộng đồng, đồng thời tạo ra lợi
ích kinh tế cho người dân địa phương.
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET) tuân theo nguyên tắc và nhấn mạnh

hơn nữa về mặt xã hội. WWF xác định CBET là “Hình thức du lịch sinh thái nơi cộng
đồng địa phương có sự kiểm soát chặt chẽ, tham gia vào phát triển và quản lý, và phần
lớn nguồn thu lợi còn lại trong cộng đồng”.
1.1.3. Du lịch sinh thái trong sự phát triển bền vững
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng
các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng
đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Với ý nghĩa đó, du lịch bền vững
đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và
thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa
dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống (Hens L., 1998).

SVTH: Lê Thị Tươi

18

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

Mục tiêu của du lịch bền vững là:
-

Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế, môi trường.

-

Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.


-

Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương.

-

Đáp ứng cao độ nhu cầu của khách.

-

Duy trì chất lượng môi trường (Inskeep, 1991).
Theo Hiến chương du lịch bền vững được đưa ra tại Hội nghị Thế giới về Du lịch

bền vững tổ chức tại Lanzarote, Canary Islands, Tây Ban Nha năm 1995, phát triển du
lịch trên cơ sở bền vững, có nghĩa là về mặt sinh thái phải được đảm bảo lâu dài, đồng
thời phải có hiệu quả về khía cạnh kinh tế và phải công bằng về mặt xã hội và dân tộc
đối với các cộng đồng địa phương. Du lịch phải góp phần vào sự bền vững và sự hòa
nhập của phát triển bền vững với môi trường tự nhiên, văn hóa và con người; du lịch
phải tôn trọng trạng thái cân bằng dễ bị phá vỡ là đặc trưng của điểm du lịch... Du lịch
phải quan tâm đến các ảnh hưởng của nó đối với các di sản văn hóa và các yếu tố
truyền thống, các hoạt động và động lực của từng cộng đồng địa phương. Việc công
nhận các yếu tố địa phương này và hỗ trợ các nét đặc thù văn hóa và lợi ích cộng đồng
của địa phương phải luôn là vấn đề trung tâm trong việc soạn thảo các chiến lược du
lịch, nhất là ở các nước đang phát triển. Du lịch bền vững xác định vai trò trung tâm
của cộng đồng trong việc lập ra kế hoạch và ra quyết định phát triển du lịch. Du lịch
bền vững là hoạt động phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tạo nên đa dạng các dịch
vụ du lịch vừa đảm bảo phát triển bền vững các yếu tố khác. Du lịch bền vững là phục
vụ cho mục đích phát triển con người, cho nên, du lịch bền vững không chỉ tập trung
vào mục đích thu lợi nhuận mà còn nhằm phát triển xã hội gồm giáo dục, sức khỏe,

môi trường và các vấn đề tôn giáo.
Từ những phân tích trên, có thể nói, du lịch sinh thái chính là nét tinh túy nhất
của du lịch cộng đồng và du lịch bền vững. Du lịch sinh thái nhấn mạnh cả hai yếu tố
tự nhiên, môi trường và con người. Du lịch sinh thái hướng đến môi trường tự nhiên
nhưng cũng không phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố con người. Như vậy, du lịch
sinh thái đang là loại hình du lịch đáp ứng được các yêu cầu của du lịch bền vững,
SVTH: Lê Thị Tươi

19

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

không chỉ là góp phần vào kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho người dân mà còn
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái và phát huy truyền thống văn hóa
của cộng đồng địa phương nơi tổ chức loại hình du lịch này.
Phát triển du lịch sinh thái đang trở thành xu hướng phát triển bền vững hiện nay
ở nước ta nói riêng và cả thế giới nói chung. Để du lịch sinh thái thực sự đóng góp
hiệu quả vào công tác bảo vệ môi trường thì một yếu tố quan trọng là sự hưởng ứng và
tham gia nhiệt tình của cộng đồng người dân địa phương. Chính vì vậy, cần gắn kết
phát triển du lịch sinh thái với sự phát triển của cộng đồng dân cư, góp phần xóa đói,
giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương làm du lịch sinh thái tại
chỗ để giúp họ nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường du lịch nhằm bảo đảm sinh kế lâu dài, bền vững. Những mục tiêu mà du lịch
sinh thái muốn đạt được chính là những mục tiêu mà du lịch bền vững hướng tới.
1.2. Nguồn nhân lực

1.2.1. Nguồn nhân lực địa phương
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay
không thành công của trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của một địa phương,
một quốc gia. Do vậy, tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm đến phát triển nguồn
nhân lực. Nguồn nhân lực có thể được hiểu là nguồn lực con người có khả năng và
tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tổ chức, quốc gia và
của thế giới.
Nói về số lượng nguồn nhân lực của bất kỳ một địa phương nào thì vấn đề đầu
tiên vẫn là có bao nhiêu người và sẽ có thêm bao nhiêu người nữa trong tương lai? Sự
phát triển của số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào hai yếu tố: yếu tố bên trong (nhu
cầu thực tế của công việc đòi hỏi phải tăng bao nhiêu nhân lực) và yếu tố bên ngoài
(sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân).
Chất lượng nhân lực: là yếu tố tổng hòa của nhiều bộ phận khác: trí tuệ, trình độ,
sự hiểu biết, kỹ năng đạo đức, trình độ thẩm mỹ của người lao động tại địa phương.
Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét
đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.

SVTH: Lê Thị Tươi

20

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

Về cơ cấu nguồn nhân lực địa phương: đây là yếu tố không thể thiếu khi xem xét
đánh giá nguồn nhân lực. Cơ cấu thể hiện trong các phương diện khác nhau: cơ cấu

giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,... Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao
gồm các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung ở
cả hiện tại cũng như tiềm năng tương lai của mỗi địa phương.
Trong ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, thì nguồn nhân lực
địa phương luôn là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển loại hinh du lịch
này, bởi họ chính là những con người có ý thức và trách nhiệm bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái, đồng thời họ là những người tạo ra và
nuôi dưỡng các giá trị văn hóa bản địa, sản phẩm của du lịch sinh thái cũng là nhân tố
thu hút sự quan tâm của khách vào loại hình du lịch này.
1.2.2. Nguồn nhân lực du lịch.
Cũng như mọi ngành kinh tế – xã hội, hoạt động du lịch luôn gắn với yếu tố dân
cư – lao động. Nó là nguồn lực chi phối trực tiếp đến hoạt động du lịch.
Tại mỗi địa phương nơi hoạt động du lịch được diễn ra, nhân lực địa phương góp
phần vào việc cung ứng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch. Như chúng ta đã biết,
hoạt động du lịch đòi hỏi một lực lượng lao động khá lớn. Theo tỷ lệ thông thường cứ
mỗi khách du lịch thì cần 3–5 lao động phục vụ. Nguồn lao động này trực tiếp hoạt
động trong ngành du lịch và hoạt động ngoài ngành du lịch tại các tuyến điểm du lịch
để đáp ứng nhu cầu của du khách. Vì vậy, nơi nào có dân số đông, nguồn lao động dồi
dào và có tay nghề cao, nơi đó sẽ rất thuận lợi để phát triển du lịch.
Không chỉ vậy, dân cư địa phương chính là những người tạo ra môi trường du
lịch tại điểm du lịch. Đó chính là thái độ ứng xử của cư dân tại tuyến điểm du lịch đối
với du khách. Nơi nào có môi trường ứng xử tốt như tôn trọng du khách, niềm nở, ân
cần đối với khách, không quấy rầy và làm phiền khách thì nơi đó sẽ tạo được ấn tượng
tốt với khách, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.
1.3. Khái quát về du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế
1.3.1. Tình hình ngành du lịch tại Thừa Thiên Huế.
 Tình hình khách du lịch tham quan tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015

SVTH: Lê Thị Tươi


21

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

Bảng 1.1. Tình hình du khách tham quan tại Thừa Thiên Huế 2013-2015
Đơn vị: lượt khách
Chỉ tiêu
Khách tham
quan
Khách quốc
tế
Khách nội
địa

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

2.599.83
7


2.906.75
5
1.007.29
0
1.899.46
5

3.126.49
5
1.023.01
5
2.103.48
0

905.000
1.694.83
7

So sánh
2014/2013
2015/2014
+/%
+/%
306.91 11.8 219.74
7.56
8
1
0
102.29 11.3

15.725 1.56
0
0
204.62 12.0 204.01
10.74
8
7
5

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế)
Nhìn chung, lượng khách tham quan quốc tế và nội địa đều tăng theo từng năm
nhưng đa số vẫn là khách nội địa chiếm tỉ trọng lớn hơn. Hoạt động thường niên 2 năm
một lần Festival Huế vào các năm chẵn, Festival làng nghề truyền thống và các năm lẻ
cũng thu hút được lượng lớn du khách muốn tham quan, tìm hiểu du lịch nơi đây. Các
sản phẩm du lịch mới được đưa vào thử nghiệm, cùng với việc hoàn thiện dần các địa
điểm tham quan từ lâu nay đã là điểm dừng chân thường niên của du khách.
 Kết quả hoạt động của ngành giai đoạn 2013-2015

Bảng 1.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 2013-2015
Đơn vị: Triệu đồng
So sánh
Chỉ tiêu

Năm
2013

Năm
2014

Năm

2015

Doanh thu 2.469.176 2.707.847 2.985.295
Tỷ trọng
trong GDP
tỉnh

9.98

10.50

11.18

2014/2013

2015/2014

+/-

%

+/-

%

238.67
1

9.6
7


277.44
8

10.25

0.52

1.30

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế)

SVTH: Lê Thị Tươi

22

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

Từ năm 2013 đến năm 2015 doanh thu từ du lịch tăng dần qua các năm cho thấy
bước đi tiến bộ và hướng phát triển đúng đắn của tỉnh nhà. Festival Huế được tổ chức hai
năm một lần cũng làm cho doanh thu vào các năm này tăng mạnh. Với định hướng ngành
du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2013 đến 2015 tỷ
trọng đóng góp vào GDP của tỉnh tăng từ 9,98% lên 11,18% khẳng định tầm quan
trọng của ngành đối với sự phát triển của tỉnh nhà, du lịch là đầu tàu phát triển kinh tế
Thừa Thiên Huế.

 Tình hình nhân lực của ngành du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015

Bảng 1.3. Tình hình nhân lực của ngành du lịch Thừa Thiên Huế 2013-2015

Chỉ
tiêu
Lao
động
trực
tiếp
Lao
động
gián
tiếp
Tổng số
lao
động

Năm 2013
Số
Tỷ lệ
người (%)

Năm 2014
Số
Tỷ lệ
người (%)

Năm 2015
Số

Tỷ lệ
người (%)

Đơn vị: người
So sánh
2014/201 2015/2014
3
+/- %
+/%

9.710

28.57

10.00
0

28.76

10.45
0

29.27

290

2.9
9

450


4.50

24.27
5

71.43

24.77
5

71.24

25.25
0

70.73

500

2.0
6

475

1.92

3.985

100.0

0

34.77
5

100.0
0

35.70
0

100.0
0

790

2.3
2

925

2.66

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế)
Trong vài năm gần đây nguồn nhân lực dành cho du lịch có xu hướng tăng lên,
lao động trực tiếp chiếm phần ít, đa số vẫn là nguồn nhân lực gián tiếp chưa đủ đáp
ứng nhu cầu, chưa tương xứng để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn.
1.3.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên
nhiên và danh lam thắng cảnh. Trong đó có thể kể đến vườn Quốc gia Bạch Mã, biển

Thuận An, Lăng Cô, Suối Voi… Ngoài ra, với hệ thống hàng trăm nhà vườn cổ xưa,

SVTH: Lê Thị Tươi

23

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

hay những hoạt động du thuyền ngắm cảnh trên dòng sông Hương cũng có sự thu hút
đặc biệt đối với du khách.
Tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái ở Thừa Thiên Huế có những đặc
trưng rất riêng và ảnh hưởng rất lớn đối việc phát triển DLST. Bên cạnh những điểm
du lịch vốn có, DLST ở Thừa Thiên Huế còn được hứa hẹn với nhiều điểm du lịch hấp
dẫn với nhiều loại hình khác nhau như: một số tour du lịch tham quan Bạch Mã, rừng
Rú Chá ngập mặm, đầm phá Tam Giang… Tất cả tạo nên tiềm năng cho DLST ở Thừa
Thiên Huế. Với những điểm sinh thái vốn có độc đáo của mình, những điểm DLST
này đã và đang tạo nên một hình ảnh du lịch ấn tượng cho du khách. Đây cũng là
những điểm DLST mang lại nhiều doanh thu cho tỉnh hiện nay.
1.3.3. Một số mô hình phát triển DLST tại Thừa Thiên Huế.
1.3.3.1. Mô hình du lịch sinh thái ở Nam Đông – Huế:
Huyện Nam Đông có lợi thế được thiên nhiên ban tặng vùng đất màu mỡ, khí hậu
nhiệt đới tạo điều kiện cho hệ thực vật ở đây khá phát triển, tài nguyên rừng rất phong
phú, chiếm 2/3 diện tích toàn huyện. Rừng từ bao đời nay đã gắn chặt với kinh tế văn
hóa con người Nam Đông, tuy nhiên trải qua chiến tranh và khai thác không ý thức đã
và đang làm cho vốn tài nguyên rừng, thảm thực vật bị đe dọa nghiêm trọng. Nam

Đông còn có nhiều loại động vật quý hiếm như gấu, hổ, sao la, hươu, trăn hoa, mật
ong... làm giàu thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên cho vùng đất rừng núi này. Tài
nguyên động, thực vật góp phần làm sinh động thêm cho điểm du lịch và cũng là đặc
sản làm nên nét riêng biệt của mỗi địa phương, là tài sản quý, hiếm của mỗi điểm du
lịch và của cả nước. Vì vậy, bảo tồn hệ động, thực vật là việc làm cần thiết của bất kỳ
nơi nào để phát triển bền vững. Huyện Nam Đông cách thành phố Huế 60km theo
hướng Tây Nam, là vùng đệm thuộc vườn quốc gia Bạch Mã. Nơi đây, có tiềm năng
tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đặc biệt là bản sắc văn hóa của người dân
tộc Cơ Tu, nên đó là lợi thế để phát triển mô hình du lịch sinh thái của vùng.
Được hỗ trợ từ dự án "Hỗ trợ sinh kế và bảo tồn đa dạng sinh học ở ba xã
vùng đệm thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã thông qua hoạt động du lịch sinh thái
cộng đồng" do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Huế thực hiện, với sự tài trợ
của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới-Chương trình du lịch sinh thái-EGP. Mục
SVTH: Lê Thị Tươi

24

K47 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Liên

tiêu của dự án nhằm: Góp phần xoá đói giảm nghèo và đẩy mạnh công tác bảo tồn
thiên nhiên, bảo tồn văn hóa dân tộc Cơ Tu ở các xã vùng đệm thuộc Vườn quốc gia
Bạch Mã, huyện Nam Đông. Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng Nam Đông được
xây dựng, phát triển từ dự án và đi vào hoạt động với sự tham gia nhiều bên, bước đầu
đã có những thành công, trong đó quan trọng nhất là các nông dân trong cộng đồng.
Nông dân địa phương từ 3 xã Hương Phú, Hương Lộc và Thượng Lộ thuộc huyện

Nam Đông, tỉnh Thừa thiên Huế. Họ đã tiến hành xác định tiềm năng và lợi thế của
vùng cùng với sự hỗ trợ của dự án đã xây dựng nên mô hình du lịch sinh thái mang
tính riêng biệt, đặc trưng của vùng núi.
Quá trình hình thành mô hình được xác định, phân tích và xây dựng kế hoạch
thực hiện một cách khoa học. Các hoạt động mang tính định hướng bền vững trong
khai thác, bảo vệ tài nguyên vùng đệm vườn quốc gia, bảo tồn văn hóa dân tộc vùng
núi và ổn định sinh kế cho cộng đồng, nhất là cộng đồng nghèo. Thông qua mô hình
sinh kế của cộng đồng được cải thiện, nhận thức được nâng cao và từ đó việc bảo vệ
tài nguyên theo hướng bền vững được phát huy. Loại hình du lịch này sẽ mang lại lợi
ích cả về kinh tế, môi trường và xã hội để du lịch Huế phát triển bền vững trong những
năm tới.
1.3.3.2. Mô hình du lịch sinh thái ở Bạch Mã – Huế.
Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã có diện tích được mở rộng là 37.487 hecta. Hiện
phân khu dịch vụ hành chính trong VQG – nơi đã có các di tích kiến trúc Pháp và khu
địa đạo Bạch Mã từ thời chiến tranh với Hoa Kỳ nhưng đang xuống cấp. Dù đang có
nhiều tiềm năng để làm du lịch, nhưng hiệu quả khai thác du lịch ở Bạch Mã vẫn chưa
tương xứng.
Theo đó, ý tưởng của WATG sẽ quy hoạch trên cơ sở khu vực du lịch cũ của
Bạch Mã và phát triển thêm một số khu mới xung quanh để tạo thành 1 Khu du lịch
sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng theo hướng hòa nhập với thiên nhiên, có diện tích
315 hecta. WATG đề xuất chia 6 phân khu chức năng chính gồm Làng Trung tâm,
Làng Di sản, Làng Đỉnh núi, Làng Dịch vụ, Khu tâm linh và Thung lũng thác nước. Sẽ
có tuyến cáp treo được xây dựng và một tuyến đường bộ theo hình chữ S, cả hai đều
bắt đầu từ đỉnh Bạch Mã và kết thúc ở chân thác nước để kết nối các phân khu chức
SVTH: Lê Thị Tươi

25

K47 QTKDDL



×