Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luạn vi sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.96 KB, 17 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Đây là những tổng hợp, nghiên cứu và ý kiến cá nhân của riêng tôi, các số liệu
và kết quả trong tiểu luận là trung thực. Những ý kiến khoa học trong tiểu luận chưa
từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 10 năm 2018
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hương Liên

1


PHỤ LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT
BVTV
HST
CPSH
VSV

Bảo vệ thực vật
Hệ sinh thái
Chế phẩm sinh học
Vi sinh vật

2


STT
1


2

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Bảng 1. Một số sản phẩm trừ sâu từ vi khuẩn
Bảng 2. Một số sản phẩm trừ sâu từ virus

3

Trang
Trang 6
Trang 7


LỜI MỞ ĐẦU
Lương thực, thực phẩm là nhu cầu cần thiết của mỗi con người, là vấn đề sống
còn của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, giải quyết an
ninh lương thực đang là một trong những vấn đề nan giải của các nước trên thế giới.
Hiện nay, có rất nhiều nơi đang bị thiếu hụt lương thực, thực phẩm trầm trọng. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt lương thực: tình trạng “Trái Đất ấm lên” gây bão
lũ và hạn hán kéo dài, nguồn nước ngọt khan hiếm làm quá trình sản xuất khó khăn
hơn, sâu bệnh hại hoành hành, trình độ canh tác lạc hậu, nội chiến và đẩy mạnh đô thị
hóa ở các nước đang phát triển cũng làm hạn chế năng suất và thu hẹp diện tích đất
canh tác... Trong các nguyên nhân nêu trên, sự tấn công của các loài sâu, rầy lên các
loài thực vật là chủ yếu gây nên sự thiếu hụt trầm trọng lương thực, thực phẩm [6].
Để khắc phục khó khăn này các nhà khoa học trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu
ra các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hóa học... Theo tính toán của các
chuyên gia, trong những thập kỉ 70, 80, 90 của thế kỉ 20, thuốc trừ sâu hóa học và
BVTV góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20 – 30% đối với các loại cây trồng
chủ yếu như lương thực, rau, hoa quả. Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế

giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 là 30 tỷ USD,
trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng lúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV và
4


thuốc trừ sâu tăng 200 – 300% [7]. Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, thuốc BVTV có
khả năng diệt sâu bệnh nhanh lại ít tốn công nhưng nếu sử dụng không đúng loại, sai
liều lượng, sai nồng độ và phun thuốc không đúng kỹ thuật sẽ gây nên hậu quả vô cùng
to lớn. Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học thường xuyên sẽ làm
đất bị thoái hóa trầm trọng, làm cho đất bị chua, độ xốp giảm dẫn đến khả năng không
thể tái tạo lại chất dinh dưỡng cho đất. Thuốc trừ sâu hóa học không chỉ làm suy giảm
giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn làm chúng nhiễm bệnh. Mặc dù thuốc trừ sâu
được sản xuất để giết chết sinh vật sống, nhưng các hóa chất trong thuốc trừ sâu chắc
chắn vẫn còn tồn dư trên thực phẩm và nếu không xử lí đúng biện pháp thì lượng hóa
chất này xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường ăn uống gây ngộ độc, nghiêm
trọng hơn nếu hóa chất tích tụ lâu sẽ dễ gây nên các bệnh như ung thư, các bệnh về hệ
thống thần kinh và sinh sản của con người [5]. Ngoài ra sử dụng thuốc trừ sâu hóa học,
thuốc BVTV nếu thấm xuống các mạch nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước, đất...
Với những hậu quả như vậy, xu hướng sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, CPSH đang là
bước đi đúng đắn của ngành nông nghiệp với những lợi ích vô cùng hiệu quả mà nó
mang lại. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng vi sinh vật trong việc sản xuất
chế phẩm trừ sâu sinh học” cho bài tiểu luận của mình.
Tiểu luận “Ứng dụng vi sinh vật trong việc sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học”
gồm 3 phần:
Phần 1: Lời mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương I: Giới thiệu về chế phẩm trừ sâu sinh học.
Chương II: Ứng dụng vi sinh vật trong việc sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị


5


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC.
1. Khái niệm chế phẩm trừ sâu sinh học[2].
Chế phẩm trừ sâu sinh học bao gồm các chế phẩm có nguồn gốc sinh học sản
xuất từ các loại thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trong môi trường
dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên
men trong công nghiệp để tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao, có khả năng phòng
trừ các loại sâu, bọ hại cây trồng nông, lâm nghiệp. Thành phần giết sâu bọ có trong
thuốc sinh học có thể là các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn) và các chất do vi sinh vật tiết ra
(thường là chất kháng sinh), các chất có trong cây cỏ (là chất độc hoặc dầu thực vật).
Với các thành phần trên, thuốc trừ sâu sinh học có thể chia ra làm 2 nhóm chính:
a. Nhóm chế phẩm vi sinh: Thành phần giết sâu là các vi sinh vật như nấm, vi

khuẩn...
b. Nhóm chế phẩm thảo mộc: Thành phần giết sâu là các chất độc có trong cây cỏ hoặc
dầu thực vật.
2. Các loại chế phẩm trừ sâu sinh học.
Hiện nay trên thế giới, con người đã sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ
vi khuẩn, nấm, virus...
a. Chế phẩm thuốc trừ sâu từ vi khuẩn.

6


Các chế phẩm thuốc trừ sâu từ vi khuẩn được sản xuất nhiều nhất trong số thuốc
trừ sâu sinh học được sản xuất hiện nay trên thế giới. Các chế phẩm này thường chứa 25 tỷ tế bào/ gam. Có thể tóm tắt các chế phẩm từ vi khuẩn theo bảng sau:
Bảng 1. Một số sản phẩm trừ sâu từ vi khuẩn.
STT

1

Sản xuất từ vi khuẩn và tên chế phẩm
Các chế phẩm từ bacillus thuringiesis
Agritol
Bakthane L.69
Baktospeine
Bakthurin
Biospon 2802
Dendrobacillin
Dipet
Parasporin
Enterobacterin
Thurieide
2
Bacillus morita
3
Bacillus cereusvar galleriae
4
Bacillus cereus var furoi
5
Bacillus entimorbus
6
Bacillus popilliae
7
Bacillus sphaericus
8
Bacillus insectus
9
Bacillus pulvifaciens

b. Các chế phẩm từ nấm sợi.

Hãng và nước sản xuất
Merch – Mỹ
Rolim and hass. Mỹ
Roger bellon – Pháp
Biokrma – Tiệp khắc
Hoechst – Đức
Zavodbakt – Nga
Abbotttlad – Mỹ
Grain processing corp – Mỹ
Nga
Nhật
Trung Quốc
Nhật
Ditman-Mỹ
Mỹ
Mỹ
Nga
Nhật

So với thuốc trừ sâu từ vi khuẩn, các chế phẩm thuốc trừ sâu từ nấm sợi ít hơn.
Các chế phẩm đó bao gồm:
+ Beauuveria bassiana: Chế phẩm từ nấm sợi này được sản xuất nhiều ở Trung
Quốc, Nga, Pháp, Mỹ. Chế phẩm này có tên boverin. Số lượng bào tử trong mỗi gam
của chế phẩm này khoảng 1,5 tỷ. Độc tố của nấm này có tên là beauverixin và một loại
enzym proteinase.
+ metharrhizium anisopliae: nấm này sinh độc tố destrucxin A và B.
+ trichoderma-chế phẩm trichodermin.
c. Chế phẩm từ virus.


Nhiều loại virus được sản xuất như chế phẩm diệt côn trùng, trong số này đáng
lưu ý nhất là các loại sau:
Bảng 2. Một số sản phẩm trừ sâu từ virus.
7


STT
1
2

Vi sinh vật và chế phẩm
Biostol
Viron

Hãng và nước sản xuất
Nutrilite products inc – Mỹ
International
Minerals
Chemicals Carp – Mỹ
Mỹ
Mỹ
Mỹ

3
4
5

Palyvirocizde
Spodoptera

Chế phẩm tuyến trung biotrol NCS
3. Ưu, nhược điểm [3].

And

Chế phẩm trừ sâu sinh học có những tính năng ưu việt sau:
-

Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, không gây

-

ô nhiễm môi trường sinh thái.
Có tác dụng cân bằng HST (VSV, dinh dưỡng…) trong môi trường đất nói riêng và môi

-

trường nói chung.
Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái

-

hóa đất mà còn góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông

-

sản phẩm.
Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng
bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc BVTV


-

có nguồn gốc hóa học khác.
Có khả năng phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế
thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.
Do những tính năng ưu việt của chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi
sinh vật nên các sản phẩm này ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt có lợi thì chế phẩm trừ sâu sinh học vẫn còn tồn tại một số nhược điểm
như hiệu quả diệt sâu bệnh hại chưa thật sự cao, tương đối chậm hơn so với thuốc trừ
sâu hóa học. Sự bảo quản và khả năng hỗn hợp của các chế phẩm sinh học thường yêu
cầu điều kiện cũng chặt chẽ hơn, giá thành cao, khó cân đong ngoài đồng ruộng, thời
gian bảo quản ngắn thường 1-2 năm, trong những điều kiện lạnh, khô… Nhưng so với
các ưu điểm to lớn thì các nhược điểm trên đây của chế phẩm trừ sâu là rất nhỏ và hoàn
toàn có thể khắc phục được. Vì vậy, chế phẩm trừ sâu sinh học ngày càng được khai
thác và sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Dưới đây, tôi sẽ trình bày một số ứng
dụng VSV vào việc sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học.

8


CHƯƠNG II. ỨNG DỤNG VI SINH VẬT VÀO SẢN XUẤT CHẾ PHẨM TRỪ
SÂU SINH HỌC.
1. Chế phẩm trừ sâu Bacillus thuringensis (Bt)
1.1.
Giới thiệu chung về Bt
Bacillus thuringiensis (viết tắt: Bt) là thành viên của nhóm I, chi Bacillus. Đây là
loại vi khuẩn sinh bào tử, Gram dương, hô hấp hiếu khí hoặc hiếu khí không bắt buộc.
Tế bào có kích thước 36 , có phủ tiêm mao không dày, có khả năng chuyển động, tế bào
đứng riêng lẻ hoặc xếp thành chuỗi.

Là một loài thuộc chi Bacillus nên khi gặp điều kiện không thuận lợi như thiếu
dinh dưỡng, nhiệt độ cao, khô hạn... Bt có khả năng sinh nội bào tử giúp chúng có khả
năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt đó. Bào tử của vi khuẩn có dạng hình trứng
với kích thước 1,5và có thể nảy mầm thành tế bào sinh dưỡng khi có điều kiện thuận
lợi.
Sự hình thành bào tử diễn ra đồng thời với sự tạo thành protein tinh thể có khả
năng diệt côn trùng. Tinh thể có nhiều hình dạng khác nhau (hình vuông, hình chữ nhật,
hình tháp, hình ovan hoặc vô định hình). Khi tế bào phân giải tinh thể và bào tử được
giải phóng ra ngoài. Tinh thể có kích thước khoảng 0,6 và có thể chiếm tới 30% trọng
lượng khô của tế bào. Tinh thể này được gọi là thể vùi. Tinh thể và bào tử có thể quan
sát dưới kính hiển vi đối với pha vật kính đầu. Khi nhuộm tế bào Bt bằng fushin và
quan sát dưới kính hiển vi có thể nhận thấy tinh thể Bt bắt màu hồng sẫm còn bào tử bắt
màu hồng nhạt [4]. Hình dạng của tinh thể được quyết định bởi gen mã hóa cho tổng
hợp protein của tinh thể nằm trên plasmid.
Cơ chế tác động của tinh thể diệt côn trùng: Côn trùng ăn phải tinh thể độc trong
vòng từ 1-7h, pH của máu – bạch huyết sẽ tăng lên làm tê liệt đường ruột, khoang
miệng và có khi toàn thân, làm thay đổi tính thấm của thành ruột, gây tổn thương hệ
thống trao đổi chất và cuối cùng dẫn đến chết.
Có 2 yếu tố thúc đẩy tinh thể độc gây độc:
-

pH: Tinh thể độc sẽ bị phân giải trong đường ruột côn trùng khi pH tăng lên 8,9 khi nó
bị phân giải thì sẽ thể hiện tính độc.

9


-

Khả năng sản sinh enzym phân giải protein: Bt có khả năng sản sinh enzym proteaza

trong đường ruột của côn trùng, chuyển hóa tiền độc tố đối với cơ thể côn trùng [1].
Triệu chứng của côn trùng khi bị nhiễm độc: Sâu khi bị nhiễm Bt lúc đầu là tê liệt
toàn thân, sau đó sâu ngừng ăn, nôn mửa, ỉa chảy và biến đổi màu sắc từ xanh đến màu
vàng. Khi chuyển sang màu nâu, nghĩa là sâu đã chết , cuối cùng sâu có màu đen, toàn
thân sâu đã cứng và khô.

1.2.

Quy trình sản xuất Bacillus thuringensis (Bt)
Quy trình sản xuất Bt được khái quát lại thông qua bảng sau:
Chủng Bt thuần Ống giống nuôi 5-7 ngày  Nhân giống cấp 1: trong bình 250ml có
100ml môi trường, lắc 200v/phút, nhiệt độ 28-30oC nuôi trong vòng 24 giờ Nhân
giống cấp 2 trong bình 1000ml, có 500ml môi trường , lắc 200 v/phút nhiệt độ 29-30oC,
nuôi 24 giờ Kích thích lên men trong hệ thống 10/tự động có 7-8/ môi trường , khuấy
550v/phút, nhiệt độ 29-30oC, nuôi 72 giờ  Ly tâm lạnh 3000/ phút trong 40 giây Thu
sinh khối + phụ gia, sấy khô ở 30-35oC, nghiền nhỏ, đóng gói.
Trong quá trình sản xuất , phương pháp lên men chìm sẽ giúp chúng ta dễ dàng
thu nhận sinh khối, bào tử, tinh thể độc và các sản phẩm khác như chất kháng sinh, các
độc tố ở dạng hòa tan trong môi trường dinh dưỡng của các vi sinh vật diệt côn trùng.
Ngoài ra ở các phương pháp lên men chìm luôn có ưu điểm là môi trường dinh dưỡng
cao có thể đáp ứng hoàn toàn với nhu cầu sinh lý của từng giống vi sinh vật, do vậy
hiệu suất lên men cao. Đồng thời bằng phương pháp lên men chìm, việc sản xuất sẽ dễ
áp dụng cho cơ khí, tự động hóa lại ít tốn nhân công và diện tích mặt bằng dùng cho
lên men không lớn [3].
Sơ đồ 1. Sơ đồ hệ thống lên men chìm ở quy mô công nghiệp

10


Chú thích hình vẽ:

1- Hỗn hợp điều chỉnh môi trường

2, 6, 21 – Bơm
3 – Cột đưa lưu lượng vào
4,8 – Thùng trữ
5 – Chứa môi trường để chuẩn bị lên men
7 – Cột quan sát giống vi sinh vật
9 – Thiết bị truyền nhiệt
10 – Thùng lên men chính
11 – Thùng lên men trung gian
12, 18, 19, 23 - Thiết bị lọc không khí
13 – Định lượng chất phá bọt
14 – Thanh trùng dầu phá bọt
15 – Thùng chứa dầu phá bọt
16 – Bộ góp không khí
17 – Làm lạnh không khí
20 – Thùng chứa trung gian của giống trung gian
11


22 – Bộ lọc không khí
24 – Máy lọc không khí có thể quan sát được
Khi sử dụng phương pháp lên men chìm, ngoài việc sử dụng nồi lên men thông
thường, người ta cũng gặp phải những hạn chế như đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, tốn
nhiều chi phí cho việc khử trùng cho toàn bộ hệ thống lên men phức tạp, khuấy đảo sục
khí...
1.3.

Ứng dụng chế phẩm sinh học.
Bacillus thuringiensis là loại thuốc vị độc, không có hiệu lực tiếp xúc và xông


hơi. Tinh thể độc tố tan trong dịch ruột, gây tổn thương màng ruột ấu trùng và gây các
tác động sinh lý khác làm cho ấu trùng chán ăn và ngừng ăn, cuối cùng tử vong. Do đó
tuy hiệu lực giết sâu của thuốc biểu hiện chậm nhưng ngay sau khi phun thuốc sâu đã
ngừng phá hoại.
Có hai loại thuốc Bt, loại chứa tinh thể độc tố và bào tử (khoảng 107 bào tử/mg)
và loại thuốc Bt chỉ chứa tinh thể độc tố. Sau khi phun, tinh thể độc tố gây hiệu lực
ngay và sau đó phân hủy giải độc, còn bào tử thì có thể tồn tại lâu (một năm hoặc lâu
hơn).
Vì ấu trùng tằm rất mẫn cảm với thuốc Bt nên ở những nước trồng nhiều dâu
nuôi tằm chỉ sử dụng loại Bt không chứa bào tử. Tùy thuộc vào chủng vi khuẩn Bt mà
quá trình lên men có thể thu được các loại tinh thể độc tố khác nhau như â-exotoxin, đexotoxin, ê-exotoxin và ô-endotoxin. â-Exotoxin (â ngoại độc tố) có hiệu lực cao đối
với ấu trùng bộ Lepidoptera, Coleoptera, Hymenoptera và Orthoptera. đ-Exotoxin (đngoại độc tố) có hiệu lực cao đối với sâu thuộc bộ Diptera và ô-endotoxin (ô-nội độc
tố) có hiệu lực cao đối với ấu trùng bộ Lepidoptera.
Thuốc Bt loại chứa bào tử và tinh thể độc tố được gia công thành thuốc bột thấm
nước (16.000 i.u./mg, i.u. = international unit = đơn vị quốc tế), dung dịch đặc (4.000
i.u./mg), thuốc phun bột (160-800 i.u./mg). Thuốc Bt bột thấm nước được dùng từ 3002.000 g/ha để trừ sâu tơ hại rau (bao gồm cả chủng chống thuốc hóa học); sâu xanh hại
rau, bắp, bông; sâu đo hại đay; sâu đóm hại thông; bọ gậy.
Thuốc Bt hỗn hợp được với hầu hết các loại thuốc trừ sâu khác. Chế phẩm không
chứa bào tử có thể hỗn hợp với nhiều loại thuốc trừ nấm bệnh song không hỗn hợp

12


được với các loại thuốc có kiềm tính mạnh như thuốc vôi + lưu huỳnh, vôi + phèn xanh
(hỗn hợp Bordeaux) và phân bón hóa học.
Thuốc Bacillus thuringiensis rất mẫn cảm với nhiệt độ cao và tia cực tím, do đó
cần bảo quản nơi mát.
Có nhiều loại thuốc Bacillus thuringiensis trên thị trường thế giới như:
Bacilus thuringiensis var aizawai kiểu serotype, hoạt chất ở dạng bào tử và tinh

thể, chế biến thành dung dịch đặc, dùng trừ ấu trùng mọt hại kho tàng.
Bacillus thuringiensis var. israelensis (tên khác: Teknar) hoạt chất ở dạng tinh
thể ô-endotoxin tạo thành qua lên men Bacillus thuringiensis Berliner var. israelensis,
Serotype (H-14). Thuốc được gia công ở nhiều dạng như dung dịch, bột thấm nước…
dùng trừ muỗi, ấu trùng ruồi.
Bacillus thuringiensis var. kurstaki (tên khác Bakthane, Agritol, Bactospeine
plus, Biotrol…), hoạt chất ở dạng bào tử và tinh thể ô-endotoxin được tạo thành qua lên
men Bacillus thuringiensisBerliner, var. kurstaki, Serotype H-3a 3b. Thuốc được gia
công thành nhiều dạng như bột thấm nước, sữa huyền phù, dung dịch đặc… dùng trừ ấu
trùng bộ Lepidoptera như sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh và nhiều loại sâu khác hại rau,
màu và cây ăn trái.
Bacillus thuringiensis var. morrisoni, hoạt chất ở dạng bào tử và tinh thể ôendotoxin được tạo thành qua lên men Bacillus thuringiensisBerliner var morrisoni,
serotype 8a 8b. Thuốc được gia công thành dạng bột khô tan trong nước và bột thấm
nước, dùng trừ ấu trùng bộ Lepidoptera hại rau, màu, cây ăn trái, cây cảnh, cây công
nghiệp.
Bacillus thuringiensis var. San Diego (tên khác: Myx 1850), dùng để trừ bọ cánh
cứng cho khoai tây, cà chua, cây xanh.
2. Thuốc trừ sâu được sản xuất từ vi nấm côn trùng.
2.1. Giới thiệu chung [1].

Có rất nhiều loại nấm có khả năng gây bệnh cho côn trùng nhưng hiện nay trên
thế giới và Việt Nam, các nhà khoa học chỉ mới tập trung nghiên cứu 2 chi chính là:
Beauveria và Metarhizium.
2.1.1. Một số đặc tính của nấm Beauveria bassiana

13


Chi Beauverra có 3 loại có khả năng diệt côn trùng đó là: Beauveria bassiana
(Bb), Beauveria tenella và Beauveria brongniartii. Trong đó tỷ lệ diệt côn trùng nhiều

nhất là loài Beauveria bassiana (80-90%).
Đặc điểm hình thái của loại nấm này: Sinh ra bào tử trần đơn bào có đường kính
từ 1 – 4 không màu, hình trứng, sợi nấm dài 3-5 , các bào tử trần phân nhánh, ngọn bào
tử hẹp, có hình ziczac không đều.
Độc tố của loại nấm này: Là Boverixin, vòng Depxipeptit có điểm sôi 93-94oC.
Cơ chế gây bệnh: Sau 12 – 24 giờ thì bào tử nảy mầm xuyên qua lớp kitin của cơ
thể và phát triển bên trong. Tiết ra độc tố Boverixin phá hủy tế bào bach huyết làm sâu
chết và sau đó tạo lớp bào tử phù trên cơ thể sâu.
2.1.2. Một số đặc tính của chi nấm Metarhizium (nấm lục cương)

Có 2 loài gây bệnh chính là: Metarhizium anisopliae và Metarhizium flavoviride.
Đặc điểm hình thái: bào tử trần màu trắng dần chuyển sang xanh, hình oval hay
hình trứng (Metarhizium flavoviride), hình cổ chai hay hình trụ (Metarhizium
anisopliae). Kích thước 3,5 – 6,4 , bào tử đứng riêng lẻ hoặc xếp thành chuỗi.
Độc tố của loại nấm này: Ngoại độc tố là các sản phẩm thứ cấp, vòng peptit:
Destruxin A, B, C hay D.
Cơ chế gây bệnh: Sau khi bám trên côn trùng trong 24 giờ bào tử sẽ nảy mầm
xuyên qua vỏ côn trùng, tiếp tục phân nhánh bên trong cơ thể và tiết ra các độc tố
Destruxin A, B gây chết côn trùng.
2.2.

Quy trình sản xuất
Phương pháp nuôi cấy chìm:
+ Chuẩn bị: Giống nấm sẽ được nuôi cấy trên môi trường thạch mạc nha – men bia.

Sau 3 – 4 ngày lấy ra, làm khô lạnh để sử dụng dần.
+ Nhân giống: Ta cấy giống chuẩn bị vào hình nón, nuôi lắc 25-28 giờ ở 25 -28oC.
+ Lên men: Thành phần môi trường lên men : 2% nấm men chăn nuôi, 1% tinh bột,
0,2% NaCl, 0,01% MnCl2, 0,05% KCl. Cấy 2-10% giống vào nồi men, pH khoảng 5 –
5.6, nuôi ở 25 – 28oC trong 3-4 ngày, lượng khí thổi là 2 – 2.5 lít không khí/ 1 lít môi

trường/ 1 phút.

14


+ Tách ly tâm, thu sinh khối: Cho dịch nuôi qua máy ly tâm để tách nước, thu bào tử
dạng sệt có độ ấm từ 70 – 80% và lượng bào tử 6-8 109/ g, sau đó đưa đi phun sấy để
làm dạng khô.
2.3. Ứng dụng thuốc trừ sâu được sản xuất từ vi nấm côn trùng

Thuốc trừ sâu Muskardin là thuốc trừ sâu có thành phần chính là nấm bạch
cương được chế biến dưới dang bột thấm nước. Muskardin có phổ tác động rất rộng lên
nhiều loại côn trùng như: sâu tơ, sâu xanh trên rau màu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu
đục thân hại bắp, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh trên cây chè [8].
Chế phẩm AT trừ sâu sinh học dạng lỏng có thành phần gồm: Metarhizium
anisipoliae, Beauveria bassiana và Isaria sp. Thuốc trừ sâu sinh học AT có hiệu lực
phòng trừ sâu đục quả, sâu sừng ở ngô, bọ nhảy trên lá, sâu đục quả đậu, nhộng hóa
bướm, sâu bướm già, sâu ở củ cải, sâu khoang, sâu cắt lá, rệp vừng, bọ trĩ, sâu cuốn lá,
bọ xít trên lá, bọ trích hút, rầy phấn trắng...
Một số chế phẩm từ nấm lục cương: Chế phẩm metavina 80LS được sử dụng để
diệt mối hại đê, đập; chế phẩm metavina 10DP được sử dụng để phòng mối cho các
công trình xây dựng mới; chế phẩm metament 90DP được sử dụng để diệt truyền trùng,
bọ nhảy, ấu trùng bọ hung, bọ hà, sâu xám...

15


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua đề tài “Ứng dụng vi sinh vật trong việc sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học”
có thể rút ra được một số kết luận như sau:

-

Các chế phẩm trừ sâu sinh học nói chung và thuốc trừ sâu sinh học Bt nói riêng khi sử

-

dụng đã mang lại nhiều kết quả khả quan.
Ngoài việc diệt trừ sâu, bệnh phá hoại mùa màng, cây trồng các chế phẩm trừ sâu sinh
học còn góp phần làm tăng dinh dưỡng và hệ sinh thái môi trường đất, an toàn với

-

người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường.
Các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết vấn đề
an ninh lương thực ở các quốc gia trên thế giới, hướng tới xây dựng một nền nông
nghiệp tiên tiến bền vững đi đôi với sự phát triển của nền khoa học – công nghệ trên thế
giới.
Tuy vậy, đề tài này chỉ mới chủ yếu nghiên cứu, tìm hiểu chế phẩm trừ sâu Bt và
thuốc trừ sâu được sản xuất từ vi nấm côn trùng, cần nghiên cứ thêm về các giống, các
chủng loại vi sinh vật khác có khả năng tiêu diệt sâu bệnh hại cây trồng, tuyên truyền và
nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng các chế phẩm trừ sâu sinh học để
thay thế cho thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Trong các đề tài khác cần tìm hiểu và mở
rộng thêm quy mô sản xuất các chế phẩm sinh học từ vi sinh vật.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hoàng An – Lê Thị Đẹp (2012), Ứng dụng Công nghệ vi sinh trong sản
xuất thuốc trừ sâu sinh học - Tiểu luận.

[2]. Nguyễn Thị Kiều Duyên, Lưu Thị Minh Nguyệt, Đinh Thị Quỳnh, Đỗ Thị Thảo
(2013), Thuốc trừ sâu sinh học – Tiểu luận.
[3]. Nguyễn Vũ Hảo – Nguyễn Thị Mỹ Ly (2011), Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất
thuốc trừ sâu sinh học - Báo cáo khoa học.
[4]. Nguyễn Thị Hiền (2012), Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng Bacillus
thuringiensis sinh protein tinh thể diệt côn trùng cánh vảy - Luận văn thạc sĩ Sinh học.
[5]. Trần Cao Hiếu và cộng sự (2013), Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất
thuốc trừ sâu sinh học Bacillus thuringiensis – Báo cáo khoa học.
[6]. Nguyễn Ngọc Tâm Huyền (2009), Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất thuốc trừ
sâu sinh học – Luận văn Thạc sĩ.
[7]. Lê Thị Thúy Loan và cộng sự (2016), Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của
thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống – Luận văn nghiên cứu khoa học.
[8]. Phạm Thị Thùy và cộng sự (2003), Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm
Beauveria và Metarhizium để phòng trừ một số sâu bệnh hại cây trồng - NXB Nông
nghiệp.

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×