Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

NGHIÊN cứu TÍNH HIỆU QUẢ của hệ THỐNG TƢƠNG tác EDUCO TRONG dạy và học các môn PHẦN mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.27 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


AAAAAA

Nguyễn Thanh Hƣơng

NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ
CỦA HỆ THỐNG TƢƠNG TÁC EDUCO
TRONG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN PHẦN MỀM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: Công Nghệ Thông Tin
Mã số: 60.48.02.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Văn Vũ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những số liệu, kết quả
khảo sát trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và nghiêm túc.
Những tài liệu tham khảo cho luận văn có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hƣơng



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều từ sự giúp đỡ của
các thầy Bộ Môn Công Nghệ Thông Tin, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học & Khoa
Học Công Nghệ – Trƣờng Đại Học Công Nghệ Thông Tin TPHCM. Tôi xin chân
thành cám ơn những giúp đỡ quý giá đó.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
TS. Nguyễn Văn Vũ. Ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Ths. Đỗ Nguyên Kha đang công tác bộ
môn Công Nghệ Phần Mềm Trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên đã hỗ trợ và
giúp đỡ cho tôi trong thời gian tiến hảnh khảo sát hệ thống EduCo.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp của tôi tại trƣờng Cao Đẳng Sƣ
Phạm Gia Lai đã hỗ trợ cho tôi trong việc chuẩn bị môi trƣờng và tạo điều kiện
để tôi có thể sử dụng trang thiết bị tốt nhất để tiến hành các thí nghiệm khảo sát.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những ngƣời thân trong gia đình và
bạn bè đã khích lệ tinh thần, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.
TP HCM, Ngày 27 tháng 1 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thanh Hƣơng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................3
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP VÀ GIẢNG

DẠY TRÊN MÔI TRƢỜNG TÍCH HỢP WEB .........................................................8
1.1 Giới thiệu ........................................................................................................8
1.2 Môi trƣờng tích hợp trên nền Web .................................................................8
1.3 Sự tƣơng tác trong học lập trình và làm việc nhóm .....................................10
1.4 Kỹ năng làm việc nhóm................................................................................11
1.5 Tính khoa học của đề tài...............................................................................12
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ...............................................................15
2.1 Các công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập trên môi trƣờng Web ...................15
2.2 Hệ thống tƣơng tác EduCo ...........................................................................21
2.3 Mô hình Scrum .............................................................................................27
CHƢƠNG 3: ÁP DỤNG EDUCO VÀ SCRUM VÀO THỰC HIỆN DỰ ÁN PHẦN
MỀM Ở BẬC CAO ĐẲNG ......................................................................................36
3.1 Hiện trạng dạy và học các môn phần mềm ..................................................36
3.2 Mục tiêu các môn học và làm việc nhóm .....................................................38
3.3 Các phân hệ tiến hành thử nghiệm ...............................................................42
3.4 Thí nghiệm thứ nhất .....................................................................................52
3.5 Thí nghiệm thứ hai .......................................................................................56
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ ...........................................................................................62
4.1 Phân loại dữ liệu thu thập .............................................................................62
4.2 Thí nghiệm thứ nhất .....................................................................................63
4.3 Thí nghiệm thứ hai .......................................................................................70
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................80
5.1 Kết luận ........................................................................................................80
5.2 Hạn chế .........................................................................................................82
5.3 Kiến nghị ......................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................83
PHỤ LỤC ..................................................................................................................88


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

1

CSS

2

CMS

3

HTML

4

IDE

5

LMS

6

REST

Ý nghĩa
Ngôn ngữ mô tả cách thức trình

Cascading Style
bày và hiển thị các tài liệu bằng
Sheets
ngôn ngữ đánh dấu HTML.
Hệ thống quản lý môn học – hệ
Course Management thống phần mềm phục vụ cho việc
System
giảng dạy và học tập của giáo viên
và học sinh.
HyperText Markup Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
Language
dùng để tạo các ứng dụng Web.
Integrated
Môi trƣờng phát triển tích hợp – hệ
Development
thống gồm nhiều công cụ hỗ trợ
Enviroment
phát triển phần mềm.
Hệ thống quản lý môn học – hệ
Learning
thống phần mềm phục vụ cho việc
Management System giảng dạy và học tập của giáo viên
và học sinh.
Kiến trúc phần mềm để phát triển
Representational
của hệ thống phân tán siêu phƣơng
State Transfer
tiện phổ biến trong các dịch vụ
Web.
Tiếng Anh


1


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Các phân hệ cấu thành trên môi trƣờng tích hợp. ....................................23
Hình 2.2: Các thành phần của hệ thống tích hợp EduCo. ........................................23
Hình 2.3: Sơ đồ kiến trúc hệ thống nền EduCo FrameWork ...................................25
Hình 2.4: Quy trình Scrum .......................................................................................28
Hình 2.5: Cấu trúc nhóm đề án theo Srcum .............................................................29
Hình 2.6: Các thành viên và nhiệm vụ trong nhóm phát triển .................................29
Hình 2.7: Scrum Product Backlog cho một đề án môn học .....................................30
Hình 2.8: Mẫu Sprint Backlog sau mỗi Sprint Planning. .........................................31
Hình 3.1: Giao diện làm việc chính của IDEOL ......................................................44
Hình 3.2: Giao diện làm việc của TeamSpace .........................................................47
Hình 3.3: Màn hình tạo và cập nhật tác vụ ..............................................................49
Hình 3.4: Màn hình quản lý lịch cá nhân .................................................................50
Hình 3.5: Màn hình quản lý lịch đề án .....................................................................51
Hình 3.6: Màn hình quản lý kế hoạch đề án ............................................................52

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Giá trị trung bình về mức độ hài lòng thí nghiệm thứ nhất......................64
Bảng 4.2. Giá trị trung bình về mức độ tham gia thí nghiệm thứ nhất .....................65
Bảng 4.3. Giá trị trung bình về kết quả học tập thí nghiệm thứ nhất .......................66
Bảng 4.4. Giá trị trung bình về mức độ tham gia thí nghiệm thứ hai .......................71
Bảng 4.5. Giá trị trung bình về mức độ hài lòng thí nghiệm thứ hai........................72
Bảng 4.6. Bảng tỷ lệ đồng ý về lợi ích của TeamSpace ...........................................72

Bảng 4.7. Giá trị trung bình về kết quả học tập thí nghiệm thứ hai .........................73

3


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đổi mới phƣơng pháp dạy học là một trong những vấn đề đƣợc đề cập nhiều
trong thời điểm hiện nay. Có rất nhiều phƣơng pháp đã đƣợc giới thiệu, tuy nhiên
mỗi phƣơng pháp và cách thức giảng dạy đều có ƣu nhƣợc điểm riêng. Việc chọn
một phƣơng pháp và công cụ hỗ trợ giảng dạy nào đó đều nhằm mục đích nâng
cao chất lƣợng dạy học và phát huy tính tích cực của ngƣời học.
Ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành công nghệ phần mềm nói riêng là
một trong những ngành đang cần nhiều nguồn nhân lực nhất, mặc dù hàng năm
có rất nhiều sinh viên đại học, cao đẳng và trung cấp ngành công nghệ thông tin
tốt nghiệp ra trƣờng. Nhƣng chỉ có một số ít (khoảng 15%) sinh viên tốt nghiệp
ra trƣờng tìm đƣợc việc làm, sinh viên ra trƣờng có tới 72% sinh viên thiếu kinh
nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và 80% lập trình viên phải
đào tạo lại.1
Nhƣ vậy vấn đề đặt ra, chọn công cụ hỗ trợ nào giúp cho giáo viên nâng cao chất
lƣợng môn học và giúp cho sinh viên tiếp cận gần nhất với cách thức hoặc quy
trình làm việc ở bên ngoài thực tế, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, nâng cao
khả năng giao tiếp khi giải quyết vấn đề và có tinh thần trách nhiệm trong việc
củng cố kiến thức cá nhân.
Với sự phát triển không ngừng của Internet và xu hƣớng điện toán đám mây, việc
ứng dụng công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập trên môi trƣờng Web là điều tất
yếu. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ học tập đƣợc giới thiệu trên thế giới nhƣ
SAKAI, Moodle, OLAT,… Tuy nhiên, mỗi công cụ đều có ƣu và nhƣợc điểm
riêng. EduCO là một công cụ hỗ trợ việc đào tạo cho ngành công nghệ phần
mềm, là công trình nghiên cứu dựa trên đặc điểm đào tào ngành công nghệ thông

tin nói chung và công nghệ phần mềm nói riêng.
1

Khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trƣờng lao động TPHCM (FALMI)
/>
4


Hệ thống EduCo là hệ thống tích hợp trên nền web với nhiều tính năng nhƣ hỗ
trợ học lập trình, phân tích thiết kế, quản lý làm việc nhóm. Ƣu điểm nổi bật của
hệ thống là tất cả các tính năng đều cung cấp môi trƣờng tƣơng tác giữa các
thành viên, điều này sẽ giúp cho sinh viên nâng cao khả năng giao tiếp cũng nhƣ
chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho nhau.
Hệ thống EduCO ban đầu đƣợc xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng
giảng dạy và học tập các môn phần mềm. Để kết luận hệ thống có hỗ trợ tốt cho
việc giảng dạy và học tập cần phải thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm trên các môn
học khác nhau trên những đối tƣợng sinh viên khác nhau, mỗi môn học tƣơng
ứng với một phân hệ trong hệ thống EduCo. Kết quả thu thập đƣợc sau những
cuộc khảo sát đó sẽ là câu trả lời tốt nhất về tính hiệu quả hệ thống EduCo trong
giảng dạy và học tập, và đó cũng là lý do chính để tôi chọn đề tài:
“NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG TƢƠNG TÁC
EDUCO TRONG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN PHẦN MỀM”

Mục đích nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tập trung thu thập thông tin để so sánh tính hiệu quả của
việc sử dụng phƣơng pháp truyền thống với phƣơng pháp mới là kết hợp giữa
Scrum và hệ thống tích hợp EduCo để dạy và học các môn phần mềm ở hệ cao
đẳng. Tính hiệu quả của việc dạy và học các môn phần mềm đƣợc thể hiện qua
các yếu tố nhƣ nâng cao tinh thần học tập, khả năng làm việc nhóm, khả năng
tƣơng tác, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa sinh viên với nhau trong quá trình học

hoặc làm việc nhóm và kết quả cuối cùng của môn học.
Mục đích chính trong quá trình thực hiện nghiên cứu là xây dựng hệ thống thí
nghiệm gồm các công việc sau:
-

Khảo sát hệ thống EduCo, tìm hiểu chức năng cũng nhƣ kỹ thuật đƣợc áp
dụng trong hai phân hệ học lập trình Web IDE (IDEOL) và phân hệ quản lý
đề án TeamSpace.
5


-

Tìm hiểu cách thức vận dụng mô hình Scrum trong giáo dục. Thiết kế các hệ
thống bài tập thực hành, hệ thống yêu cầu công việc theo mô hình Scrum đối
với môn học Lập trình căn bản và đề án Phân tích thiết kế hệ thống.

-

Thu thập thông tin, đánh giá kết quả thực hiện từng tuần để có sự điều chỉnh
kịp thời các công việc và trả lời các câu hỏi khảo sát.

-

Tổng hợp thông tin khảo sát trên đối tƣợng sinh viên cao đẳng, các thông tin
thu thập từ hệ thống EduCo, bảng điểm môn học nhằm đƣa ra kết luận về tính
hiệu quả mà phƣơng pháp mới mang lại đối với việc học tập và làm việc
nhóm của sinh viên.

Phạm vi nghiên cứu

Hệ thống tƣơng tác EduCo gồm nhiều phân hệ tích hợp với nhau, mỗi phân hệ sẽ
hỗ trợ những môn học tƣơng ứng. Những phân hệ tiến hành khảo sát sẽ hỗ trợ
cho sinh viên kiến thức trong quá trình học tại trƣờng cao đẳng sƣ phạm Gia Lai,
đồng thời rèn luyện thêm những kỹ năng cần có của sinh viên ngành công nghệ
phần mềm là học lập trình và làm việc nhóm. Qua quá trình tìm hiểu chức năng
của hệ thống EduCo, tôi quyết định tiến hảnh nghiên cứu trên hai phân hệ: phân
hệ Web IDE (IDEOL) và phân hệ TeamSpace.
Phân hệ Web IDE dùng cho các môn học lập trình, phân hệ TeamSpace dùng để
quản lý các nhóm thực hiện đề án môn học. Khảo sát phân hệ IDEOL thực hiện
trên môn học lập trình căn bản và khảo sát phân hệ TeamSpace thực hiện cho đề
án môn Phân tích thiết kế hệ thống.

Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài:
-

Hệ thống tƣơng tác EduCo.

-

Mô hình phát triển phần mềm Scrum.

6


-

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin, trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Gia Lai.

Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài

Hệ thống EduCo ban đầu đƣợc xây dựng với mục đích sẽ đem lại các lợi ích cho
giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và công nghiệp phần mềm.
Kết quả đề tài này là một hƣớng nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn, và kết quả
nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần vào kết luận cuối cùng về tính hiệu quả mà
hệ thống EduCo đối với giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong dạy và học các
môn phần mềm. Những thông tin thu thập đƣợc từ sinh viên sẽ có nhiều giá trị
thực tiễn cho công trình nghiên cứu chung của hệ thống EduCo.
Tính mới trong đề tài này thể hiện qua việc kết hợp giữa phƣơng pháp Scrum và
hệ thống tích hợp EduCo vào giảng dạy với mục đích nâng cao chất lƣợng dạy và
học các môn phần mềm ở hệ cao đẳng.

7


Chƣơng 1: Tổng quan về công cụ hỗ trợ học tập và giảng dạy trên môi trƣờng tích hợp Web

1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP

VÀ GIẢNG DẠY TRÊN MÔI TRƢỜNG TÍCH HỢP WEB
1.1 Giới thiệu
Việt Nam đang thực hiện đổi mới giáo dục đại học theo hƣớng hội nhập quốc tế
nên việc thay đổi phƣơng pháp dạy và học ngành học công nghệ thông tin nói
chung và công nghệ phần mềm nói riêng là điều cần thiết. Phƣơng pháp giảng
dạy mới đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản cho sinh viên khi ra trƣờng,
cung cấp môi trƣờng học tập năng động để sinh viên có thể tự rèn luyện kỹ năng
thực hành cũng nhƣ kỹ năng giải quyết vấn đề và giúp sinh viên nắm bắt những
công nghệ mới, những xu hƣớng phát triển của thế giới.
Với sự phát triển của Internet và phƣơng tiện kỹ thuật, đã có nhiều công cụ hỗ trợ
giảng dạy và học tập thông qua Internet nhƣ SAKAI, Moodle, OLAT là hệ thống
giúp quản lý các khóa học, cung cấp tài liệu cho từng khóa học, lƣu trữ thông tin

đánh giá và diễn đàn trao đổi thông tin. Những công cụ hỗ trợ thực hiện đề án
nhƣ Wikis, Azendo, Realtime Board,… với đặc điểm là tích hợp các wiki, cuộc
trò chuyện, hỗ trợ chia sẻ tập tin và tƣơng tác giữa các thành viên trong nhóm.
Công cụ đƣợc sử dụng nhiều ở các trƣờng đại học ở Việt Nam đó chính là hệ
thống Moodle và forum. Công cụ Moodle cho phép sinh viên linh hoạt về mặt
thời gian trong quá trình học cũng nhƣ cách quản lý tài liệu học tập một cách dễ
dàng nhƣng không theo dõi chi tiết hoạt động của từng sinh viên. Forum là nơi
chia sẻ tài liệu, trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên hai hệ thống này hoạt động
tƣơng đối độc lập với nhau làm cho việc quản lý và liên kết gặp nhiều khó khăn.

1.2 Môi trƣờng tích hợp trên nền Web
Môi trƣờng phát triển tích hợp (Integrated Development Environment - IDE) là
môi trƣờng lập trình đƣợc đóng gói nhƣ một chƣơng trình ứng dụng gồm soạn
thảo, biên dịch, thực thi, kiểm thử và gỡ lỗi chƣơng trình; giúp cho việc phát triển
các sản phẩm phần mềm một cách tối ƣu nhất. IDE đƣợc các lập trình viên sử
8


Chƣơng 1: Tổng quan về công cụ hỗ trợ học tập và giảng dạy trên môi trƣờng tích hợp Web

dụng nhiều vì hai lý do chính là tăng tính hiệu quả và giảm thời gian thực hiện
công việc. Các IDE đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống lập trình nhƣ
Eclipse IDE, NetBeans, và Microsoft Visual Studio.
Tuy nhiên, quá trình phát triển phần mềm trải qua nhiều giai đoạn với nhiều
thành viên có trình độ khác nhau ở nhiều vị trí địa lý khác nhau, việc tƣơng tác
trao đổi trực tuyến giữa các thành viên để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ hoặc
hỗ trợ lẫn nhau là nhu cầu cần thiết. Nhƣ vậy, môi trƣờng phát triển tƣơng tác
(Collaborative Development Environment – CDE) đã đƣợc tích hợp thêm vào
các IDE.
Ngƣời dùng có thể sử dụng các IDE đơn giản để phát triển các ứng dụng web

nhƣ Homesite, Dreamweaver hoặc FontPage. Với công nghệ Web 2.0 có hỗ trợ
tính năng tƣơng tác, một số IDE trên môi trƣờng Web (Web IDE hoặc Online
IDE) đã đƣợc ứng dụng và phát triển trong thực tế nhƣ Ideone1, CodeChef2,
CodeAnyWhere3, và Codebox4
Sử dụng các IDE trên nền Web sẽ cung cấp cho ngƣời dùng các lợi ích sau:
 Không cần cài đặt chƣơng trình, ngƣời dùng chỉ cần sử dụng trình duyệt
Web để sử dụng trực tiếp hệ thống mà không cần tải và cài đặt các IDE
này.
 Chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng ở mọi lúc mọi nơi, vì
những dữ liệu này đƣợc lƣu trữ trên đám mây.
 Ngƣời dùng có thể làm việc liên tục trên mọi thiết bị khác nhau vào những
thời gian và địa điểm bất kỳ.

1

www.codechef.com/ide
www.ideone.com
3
www.codeanywhere.com
4
www.codebox.io
2

9


Chƣơng 1: Tổng quan về công cụ hỗ trợ học tập và giảng dạy trên môi trƣờng tích hợp Web

1.3 Sự tƣơng tác trong học lập trình và làm việc nhóm
Học các môn ngành công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của các công cụ thông qua

môi trƣờng Web đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tiến hành nghiên
cứu.
Học tập cộng tác trong lập trình đã đƣợc chứng minh là một phƣơng pháp hiệu
quả để đẩy nhanh quá trình giải quyết vấn đề, cải tiến thiết kế mã và rút ngắn
chiều dài các đoạn mã, tăng sự hài lòng của các lập trình viên. Kết quả của việc
cộng tác trong lập trình là cải thiện năng suất lập trình và chất lƣợng của mã
nguồn [27, 34, 38].
Học lập trình với sự hỗ trợ của diễn đàn trực tuyến sẽ đem lại kết quả cao và sự
hứng thú cho sinh viên trong học tập, thể hiện qua sự hài lòng của sinh viên đối
với việc học trực tuyến. Trong nghiên cứu [32], đã tiến hành khảo sát mức độ hài
lòng của 120 sinh viên qua môn học ngôn ngữ lập trình ASP.NET với hỗ trợ của
diễn đàn trực tuyến, điểm khảo sát trung bình việc khảo sát là 5.05 và điểm trung
bình của nhóm từ 4.81 – 5.80. Điều này cho thấy hầu hết các sinh viên đều hài
lòng với việc sử dụng diễn đàn trực tuyến trong học ngôn ngữ lập trình.
Để tăng kết quả học tập cho các môn ngôn ngữ lập trình bằng cách chia sinh viên
thành các nhóm nhỏ trao đổi trong các diễn đàn trực tuyến, hỗ trợ các cuộc thảo
luận của sinh viên và khuyến khích sự tham gia của sinh viên [33]. Trong nghiên
cứu này cũng chỉ ra rằng số lƣợng sinh viên trong mỗi nhóm không ảnh hƣởng
nhiều đến kết quả học tập và các nhóm dành thời gian tham gia hệ thống nhiều sẽ
có mức độ hài lòng cao hơn.
Tƣơng tác trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cá nhân và giữa các nhóm chính là
vấn đề chính yếu trong việc hợp tác học tập, thông qua việc tƣơng tác sẽ giúp
sinh viên quen dần với các cuộc thảo luận, tích lũy kiến thức qua các cuộc thảo
luận [13, 30]. Trong [8] đã tiến hành nghiên cứu việc dựa trên môi trƣờng máy
tính đã cho thấy rằng việc tƣơng tác trên môi trƣờng máy tính với bí danh sẽ làm

10


Chƣơng 1: Tổng quan về công cụ hỗ trợ học tập và giảng dạy trên môi trƣờng tích hợp Web


giảm sự lo lắng khi trao đổi trực tiếp và phát triển khả năng giao tiếp của sinh
viên.
Sử dụng diễn đàn trực tuyến hỗ trợ học tập rất quan trọng trong học lập trình
cũng nhƣ thực hiện đề án môn học, vì diễn đàn là nơi cung cấp thông tin trao đổi
một cách nhanh nhất, mọi lúc trên nhiều thiết bị và tốn ít chi phí [9]. Học trực
tuyến không chỉ áp dụng cho các môn học ngoại ngữ, các môn xã hội mà nên áp
dụng vào những môn học có sự tƣ duy logic và phức tạp của ngành công nghệ
thông tin, cụ thể là học ngôn ngữ lập trình [19].

1.4 Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm đƣợc yêu cầu nhiều
nhất bên cạnh kiến thức chuyên ngành. Để sinh viên ra trƣờng có thể kiếm đƣợc
việc làm trong môi trƣờng phát triển và hội nhập nhƣ ngày nay thì cần phải rèn
luyện và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm từ trong môi trƣờng giáo dục. Rèn
luyện kỹ năng làm việc nhóm là một trong những cách rèn luyện khả năng giao
tiếp của bản thân, năng lực nhận định và phản biện vấn đề, có ý thức kỷ luật cao,
có tinh thần trách nhiệm hơn đối với nhiệm vụ của bản thân và nhiệm vụ chung
của cả nhóm.
Đã có nhiều trƣờng đại học tiến hành khảo sát về vấn đề làm việc nhóm của sinh
viên, trƣờng đại học luật TPHCM có 38% sinh viên không thích làm việc nhóm,
41% nhóm đánh giá mức độ hiệu quả làm việc ở mức độ bình thƣờng, v.v… [6].
Trƣờng đại học kinh Tế Quốc Dân khảo sát trên 619 sinh viên thì có 287 sinh
viên (46.36%) cho rằng làm việc nhóm cũng đƣợc mà không cũng đƣợc, 342 sinh
viên (55.25%) thỉnh thoảng mới tham gia làm việc nhóm [1].
Qua những khảo sát trên ta thấy kỹ năng làm việc nhóm không đƣợc sinh viên
chú trọng từ các khối ngành xã hội đến các khối ngành kỹ thuật. Hiện nay các
trƣờng đại học áp dụng phƣơng pháp làm việc nhóm vào trong giảng dạy, trƣờng
Khoa học xã hội Nhân văn TPHCM đang áp dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm


11


Chƣơng 1: Tổng quan về công cụ hỗ trợ học tập và giảng dạy trên môi trƣờng tích hợp Web

cho giảng dạy văn học Việt Nam [5]. Các khối ngành kỹ thuật thì đều có làm
việc nhóm nhƣng lại chƣa có hiệu quả.
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong ngành công nghệ thông tin lại càng quan
trọng hơn vì môi trƣờng làm việc thực tế chủ yếu là làm việc nhóm. Trong quá
trình giảng dạy và học tập, cần chú trọng đến cách làm việc nhóm sao cho hiệu
quả nhất.

1.5 Tính khoa học của đề tài
Qua khảo sát tình hình nghiên cứu ở trên, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các
công cụ hỗ trợ việc dạy và học thông qua môi trƣờng web đều giúp việc học các
môn phần mềm đƣợc tốt hơn. Tuy nhiên, ngành công nghệ phần mềm cần phải
sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ đồng thời, nếu sử dụng các công cụ tách biệt nhƣ
hiện nay sẽ gặp nhiều hạn chế.
Một là, sử dụng các công cụ tách biệt sẽ gây khó khăn cho quá trình học và thực
hiện đề án môn học. Vì mỗi môn học do nhiều giáo viên phụ trách, mỗi giáo viên
khi yêu cầu thực hiện đề án sẽ có phƣơng pháp và công cụ thực hiện khác nhau,
điều này sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện và kết quả đề án vì sinh viên cần
phải có thời gian tìm hiểu và thích nghi với phƣơng pháp mới.
Hai là, sử dụng nhiều công cụ làm cho quá trình thu thập thông tin, đánh giá hiệu
quả quá trình học và thực hiện đề án sẽ khó khăn. Vì theo cách hiện tại, kết quả
học lập trình đƣợc đánh giá qua những bài kiểm tra nhƣng cách này không đánh
giá chính xác kết quả; kết quả các môn đề án đƣợc thể hiện qua bài nộp cuối
cùng và cũng không thể theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện của sinh viên, dẫn
đến sự không bằng về điểm.
Ba là, sử dụng tách biệt các công cụ sẽ không tạo ra môi trƣờng thống nhất để

các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phần mềm và giáo dục thu thập dữ liệu, đánh
giá, thử nghiệm các quy trình mới, các công cụ mới hay các cách tiếp cận mới
trong quá trình phát triển phần mềm.
12


Chƣơng 1: Tổng quan về công cụ hỗ trợ học tập và giảng dạy trên môi trƣờng tích hợp Web

Để khắc phục những hạn chế của cách tiếp cận hiện tại, hệ thống tích hợp EduCo
trên môi trƣờng Web đƣợc xây dựng nhằm phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu
và phát triển dự án trong công nghệ phần mềm, cụ thể là ứng dụng vào việc học
và dạy các môn công nghệ phần mềm nhằm nâng cao chất lƣợng học tập. Chức
năng chính của hệ thống EduCo là hỗ trợ học lập trình, hỗ trợ thiết kế phần mềm
và quản lý làm việc nhóm trong các môn đề án môn học.
Hệ thống tích hợp EduCO trên nền Web là công trình nghiên cứu nhóm nghiên
cứu của TS. Nguyễn Văn Vũ và các cộng sự tại Trƣờng Khoa học Tự Nhiên
TPHCM. Nhóm phát triển đã tiến hành thử nghiệm hệ thống cho hai môn học Kỹ
Thuật lập trình và Lập trình hƣớng đối tƣợng cho sinh viên ngành công nghệ
thông tin của trƣờng. Kết quả của việc thử nghiệm đã đƣợc báo cáo trên hội nghị
giáo dục quốc tế uy tín TALE 2013 và đƣợc đăng trên kỷ yếu của hội nghị. Các
báo cáo liên quan đến đề tài đã đƣợc đăng trên hội nghị FIE 2014.1
Nhóm phát triển đã tiến hành khảo sát trên 84 sinh viên học lập trình C/C++ có
sử dụng hệ thống tƣơng tác EduCo, cụ thể là phân hệ IDEOL, cho thấy những
sinh viên này có kết quả học tập tốt hơn những sinh viên không có sử dụng hệ
thống. Sinh viên tham gia sử dụng và học tập trên hệ thống càng nhiều thì kết quả
càng cao, và mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng hệ thống cũng đƣợc đánh
giá khá cao [2].
Hiện tại phân hệ học lập trình IDEOL của hệ thống tƣơng tác EduCo đã hỗ trợ
thêm ngôn ngữ lập trình Java. Một phần nội dung nghiên cứu của đề tài này là sử
dụng hệ thống EduCo cùng với phƣơng pháp học cộng tác sẽ tác động nhƣ thế

nào đến việc dạy và học lập trình Java, và so sánh tính hiệu quả của phƣơng pháp
học này với phƣơng pháp truyền thống là sử dụng IDE Eclipse.
Nội dung nghiên cứu tiếp theo của đề tài là sử dụng phân hệ quản lý đề án
TeamSpace của hệ thống tƣơng tác EduCo theo quy trình hiện đại Scrum để quản
lý quá trình thực hiện đề án môn học. Việc áp dụng Scrum cùng với công cụ hỗ
1

/>
re.ieee.or g%2Fxpls%2Fabs_all.jsp%3Farnumber%3D7044141
13


Chƣơng 1: Tổng quan về công cụ hỗ trợ học tập và giảng dạy trên môi trƣờng tích hợp Web

trợ EduCo sẽ tác động nhƣ thế nào đến thái độ làm việc của từng thành viên
trong nhóm và kết quả cuối cùng của đề án. Tính hiệu quả của phƣơng pháp mới
này sẽ đƣợc so sánh với phƣơng pháp thực hiện đề án truyền thống.
Tính hiệu quả của hệ thống EduCo khi áp dụng trong dạy và học các môn phần
mềm đƣợc tiến hành bằng hai thí nghiệm trên hai phân hệ học lập trình IDEOL
và phân hệ quản lý đề án môn học TeamSpace. Hai thí nghiệm này đƣợc tiến
hành trên hai môn học Lập trình căn bản Java và đề án môn Phân tích thiết kế hệ
thống trên đối tƣợng sinh viên ngành công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tại
trƣờng cao đẳng Sƣ phạm Gia Lai.

14


Chƣơng 2: Khảo sát hiện trạng

2 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG

2.1 Các công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập trên môi trƣờng Web
Với sự phát triển của Internet và công nghệ mạng máy tính đã cung cấp cơ sở hạ
tầng trên nền web phục vụ môi trƣờng giảng dạy và học tập ngày càng tốt hơn.
Các trƣờng đại học trên thế giới đã sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ học tập trên môi
trƣờng web nhƣ nhƣ hệ thống quản lý môn học, hệ thống quản lý đề án môn học,
Wiki, phƣơng pháp và công cụ thiết kế, môi trƣờng phát triển tích hợp.

2.1.1 Hệ thống quản lý môn học (Course Management System – CMS
hay Learning Management System - LMS)
Hệ thống quản lý môn học đƣợc định nghĩa nhƣ là một hệ thống phần mềm đƣợc
thiết kế nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và
học sinh. Chức năng chính của hệ thống là quản lý nội dung khóa học, hỗ trợ
truyền thông (công cụ hỗ trợ việc tƣơng tác giữa sinh viên và giáo viên thông qua
forum, chat, email hay đàm thoại trực tuyến), công cụ đánh giá học sinh, công cụ
sổ điểm, chức năng quản lý tài liệu và hoạt động của lớp. Các hệ thống quản lý
khóa học phổ biến trong môi trƣờng giáo dục đại học gồm Sakai, WebCT,
Blackboard, Moodle, Learning Space và eCollege.
Moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Enviroment) do Martin
Dougiamas phát triển năm 1999. Moodle gồm các chức năng chính quản lý khóa
học và các tùy chọn truyền thông nhƣ chat, forum, wiki; quản lý ngƣời dùng với
các tùy chọn xác thực, xây dựng hồ sơ trực tuyến; soạn thảo và quản lý ngân
hàng câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận để đánh giá kết quả kết quả
học tập đƣợc chính xác.
Moodle là một trong những CMS đƣợc sử dụng nhiều trong các trƣờng đại học,
cao đẳng trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam vì tính dễ sử dụng, dễ cài đặt; trƣờng
Đại học công nghệ thông tin, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM,
trƣờng Đại học Sƣ Phạm TPHCM là một trong những trƣờng đang sử dụng hệ
15



Chƣơng 2: Khảo sát hiện trạng

thống Moodle. Tuy nhiên, hạn chế của Moodle là không có chức năng quản lý
bài tập nhóm nhƣ lên kế hoạch thực hiện, theo dõi thời gian, nội dung và quá
trình thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Sakai (Sakai Collaboration and Learning Enviroment) là môi trƣờng học tập hợp
tác với sự đóng góp của các viện nghiên cứu, các tổ chức thƣơng mại và các cá
nhân. Sakai cung cấp các tính năng nhƣ quản lý khóa học, nghiên cứu và quản lý
đề án; với các công cụ đƣợc tích hợp trong hệ thống nhƣ wiki, drop box, email,
chat, forum, thuyết trình trực tuyến, v.v… Hạn chế lớn nhất của Sakai là chức
năng quản lý chƣa toàn diện và khó khăn cài đặt, thiết lập so với Moodle [24].
Blackboard/ WebCT là hai sản phẩm CMS thƣơng mại nổi tiếng đƣợc sử dụng
nhiều ở Bắc Mỹ và Châu Âu [15]. Hiện tại hai sản phẩm này đã sát nhập thành
một, Blackboard cung cấp chức năng chính quản lý khóa học và hỗ trợ giáo dục
trực tuyến nhƣ chat, thảo luận, mail, thông báo, đánh giá, v.v... Sử dụng hệ thống
quản lý khóa học Blackboard sẽ giúp cho sinh viên và giảng viên nắm bắt thông
tin phản hồi một cách nhanh chóng, cải thiện thông tin liên lạc, theo dõi quá trình
hoạt động và xây dựng kỹ năng cho sinh viên. Tuy nhiên, điểm hạn chế của hệ
thống Blackboard là hệ thống này khó tìm hiểu, giới hạn hệ điều hành sử dụng và
chi phí cao [28].
Việc sử dụng hệ thống quản lý môn học CMS sẽ mang lại nhiều lợi ích nhƣ:
 Đơn giản hóa quá trình học tập vì ngƣời học đƣợc cung cấp nhiều tài liệu
học tập cũng nhƣ kinh nghiệm học tập và họ chỉ cần tìm hiểu để ứng dụng.
 Dễ dàng đánh giá năng lực của sinh viên trƣớc, trong và sau khóa học.
 Nâng cao hiệu suất làm việc của sinh viên bằng các công cụ theo dõi và
báo cáo.
 Thời gian học tập linh hoạt không phụ thuộc vào thời gian của giáo viên.
 Dễ dàng trao đổi bài

16



Chƣơng 2: Khảo sát hiện trạng

Tuy nhiên, CMS cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập
đƣợc tốt hơn, nên nó phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của giáo viên và
các kế hoạch giảng dạy [24]. Bên cạnh đó CMS cũng phụ thuộc nhiều vào ý thức
học tập của sinh viên, vì CMS không cung cấp môi trƣờng ràng buộc sinh viên
học tập và không có sự tƣơng tác trực tiếp giữa sinh viên với giáo viên.

2.1.2 Hệ thống quản lý đề án môn học (Project Management)
Quản lý đề án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật để
thực hiện đề án. Quy trình thực hiện đề án thƣờng gồm bốn giai đoạn khởi xƣớng
đề án, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và kết thúc đề án; với các công việc cụ
thể nhƣ xác định yêu cầu, phạm vi, thời gian, chi phí, rủi ro, chất lƣợng và quản
lý các thành viên trong tham gia. Các quy trình trong quản lý đề án đƣợc lặp đi
lặp lại nhiều trong thực tế [29].
Hiện nay, hầu hết những môn học của các ngành học ở cấp bậc cao đẳng và đại
học đều có thực hiện đề án môn học với mục đích nâng cao kiến thức, tăng khả
năng tự tìm hiểu của sinh viên, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm giữa, v.v… Mỗi
nhóm thƣờng có từ 2 đến 5 thành viên thực hiện một công việc nào đó nhƣ
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung môn học, giải quyết một bài toán.
Mỗi đề án môn học là hình thức thu nhỏ của các đề án thực tế bên ngoài, nên khi
thực hiện các nhóm cũng phải trải qua các công việc nhƣ lên kế hoạch, xác định
các mục tiêu, giải pháp thực hiện, phân công công việc cho các thành viên và
theo dõi tiến độ thực hiện của từng thành viên.
Trên thực tế việc quản lý quá trình thực hiện các đề án môn học này sẽ đƣợc
quản lý theo nhiều cách khác nhau và bản thân mỗi giáo viên sẽ có cách thức và
công cụ quản lý riêng của họ. Nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp làm việc
này là không quản lý đƣợc quá trình thực hiện và kết quả làm việc của các thành

viên trong nhóm. Điều này dẫn đến việc đánh giá kết quả thực hiện giữa các
thành viên trong nhóm là không chính xác.

17


Chƣơng 2: Khảo sát hiện trạng

Quản lý đề án là công việc đầy khó khăn và phức tạp. Hiện nay có nhiều công cụ
hỗ trợ cho việc quản lý đề án trên thị trƣờng nhƣ Microsoft Project, PERT
(Program Evaluation Review Technique), Gantt Charts, v.v… nhƣng không có
công cụ nào là quản lý tất cả các yêu cầu quản lý đề án. PERT là công cụ lập kế
hoạch, xác định các biện pháp kiểm soát để hoàn thành đề án. Gantt là công cụ để
theo dõi thời gian thực hiện của các thành viên trong ngày, tuần hoặc tháng.
Các sản phẩm hỗ trợ quản lý đề án thƣơng mại chuyên nghiệp nhƣ Tririga,
Rational Focal Point của hãng IBM1 hoặc các sản phẩm mã nguồn mở nổi tiếng
nhƣ ProjectLibre, LibrePlan, Redmine, Agilefant, Taiga.2
Ƣu điểm chính của việc sử dụng phần mềm quản lý đề án là giảm độ phức tạp
của đề án nhƣ các thông tin đầu vào của đề án đƣợc lƣu trữ, phân tích thông tin
theo những khía cạnh khác nhau và trao đổi thông tin giữa các bên liên quan
thông qua các tính năng báo cáo, chia sẻ dữ liệu và email.
Nhƣợc điểm của các phần mềm trên là ngƣời dùng phải có sự hiểu biết nhất định
về sản phẩm phần mềm sẽ sử dụng; các báo cáo và phân tích bởi các phần mềm
dựa trên các dữ liệu đƣợc nhập trong giai đoạn lập kế hoạch, nhƣng các thông tin
này thƣờng đƣợc thay đổi trong quá trình thực hiện nên ngƣời quản lý cần phát
sinh lại các báo cáo và phân tích, công việc này sẽ tốn thời gian và tăng thêm
khối lƣợng cho ngƣời quản lý [21].
Tuy nhiên, để quản lý đề án tốt nhất thì điều quan trọng nhất là phải kết hợp đƣợc
các kỹ năng của con ngƣời tham gia vào đề án [16]. Để thực hiện điều này thì cần
phải cung cấp môi trƣờng tƣơng tác cho các thành viên tham gia đề án, và trong

giáo dục cung cấp môi trƣờng tƣơng tác giữa sinh viên và giữa sinh viên với giáo
viên thông qua Wiki [22]. Môi trƣờng tƣơng tác đƣợc tích hợp các dịch vụ mạng
xã hội nhƣ blog, wiki, facebook, forum để giúp các thành viên trong nhóm thảo
luận các giải pháp thực hiện, các khó khăn và cách giải quyết để đạt đƣợc mục
tiêu.
1
2

www.ibm.com/software
www.shareable.net/blog/the-top-7-open-source-project-management-tools

18


Chƣơng 2: Khảo sát hiện trạng

2.1.3 Wiki
Wiki là một thành phần chính của Web 2.0, là một thuật ngữ mới đƣợc sử dụng
nhiều trong môi trƣờng Web với mục đích cho phép ngƣời dùng dễ dàng tạo ra
trang Web, chỉnh sửa nội dung và chia sẻ nội dung thông qua môi trƣờng trực
tuyến. Wiki còn là môi trƣờng để thu thập yêu cầu ngƣời dùng, tƣơng tác giữa
các thành viên trong nhóm thực hiện đồ án và là môi trƣờng hợp tác để chia sẻ
kiến thức học tập [10]. Mặc dù, Wiki đã đƣợc giới thiệu từ lâu nhƣng ứng dụng
Wiki nhƣ là một phƣơng tiện thúc đẩy học tập và chia sẻ kinh nghiệm học tập cả
bên trong lẫn bên ngoài lớp học chỉ bắt đầu khám phá trong những năm gần đây
[12].
Một số ứng dụng của Wiki cho giáo dục [15]:
 Sinh viên có thể sử dụng Wiki để phát triển các đề án môn học.
 Sinh viên có thể thu thập tài liệu, chỉnh sửa theo suy nghĩ riêng của mình,
chia sẻ các tài liệu và theo dõi trực tuyến những thay đổi của sinh viên.

 Wiki là môi trƣờng cung cấp tài nguyên học tập nhƣ đề cƣơng bài giảng
và các tài liệu có liên quan, sinh viên có thể chỉnh sửa và nhận xét trực
tiếp cho mọi ngƣời xem.
 Giáo viên sử dụng Wiki nhƣ một nguồn cơ sở tri thức dùng để chia sẻ
phƣơng pháp giảng dạy, tài liệu hƣớng dẫn và cho phép sinh viên hiệu
chỉnh các tài liệu trên.
 Wiki có thể đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để lập bản đồ khái niệm.
Sử dụng Wiki trong giáo dục sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên gồm [31]:
 Tiếp nhận thông tin phản hồi từ những ngƣời thực sự quan tâm yêu thích
của từng chủ đề.
 Cải thiện khả năng nghiên cứu và kỹ năng đọc viết.

19


Chƣơng 2: Khảo sát hiện trạng

 Phát triển khả năng đánh giá, phê bình lý luận các nguồn thông tin và nâng
cao sự phân biệt các nguồn thông tin có giá trị.
 Học cách thức để cộng tác, giao tiếp với cộng đồng trực tuyến và chia sẻ
kiến thức.
Ngoài ra Wiki còn hỗ trợ tƣơng tác đa ngƣời dùng, quản lý phiên bản, giá thành
thấp, giao diện đơn giản. Các trang Wiki đƣợc kết nối chặt chẽ với nhau nên bắt
buộc ngƣời dùng phải nhớ hết các liên kết, khó quản lý nếu có thay đổi trên nhiều
trang và khó xuất nội dung Wiki sang định dạng khác.

2.1.4 Phƣơng pháp và công cụ thiết kế (Design)
Phát triển phần mềm gồm nhiều giai đoạn và thiết kế là một trong những giai
đoạn quan trọng nhằm hiện thực hóa các yêu cầu phần mềm từ những hồ sơ phân
tích. Kết quả của giai đoạn thiết kế là hồ sơ mô tả kiến trúc tổng thể (software

architecture) và thiết kế chi tiết (detailed design), các hồ sơ này thể hiện dƣới
dạng biểu đồ lớp (class diagram), biểu đồ đối tƣợng (object diagram), biểu đồ
tuần tự (sequence diagram), biểu đồ thành phần (component diagram) và mô hình
usecase (usecase model).
Các công cụ hỗ trợ thiết kế kiến trúc ADDSS và PAKME có chức năng chính
nhƣ tạo các thành phần kiến trúc, đƣa ra các quyết định thiết kế và các chọn lựa
thay thế cho bản thiết kế. Các công cụ hỗ trợ thiết kế chi tiết nhƣ Gliffy,
Creately. Gliffy là công cụ thƣơng mại trên môi trƣờng Web cho phép thiết kế
nhiều dạng biểu đồ nhƣ sơ đồ Venn, sơ đồ khối, biểu đồ, SWOT, v.v… Bên cạnh
đó Gliffy còn hỗ trợ tính năng tƣơng tác giữa các thành viên trong nhóm thông
qua chức năng mời ngƣời khác tham gia thiết kế hoặc gởi thông báo cho nhau
thông qua email. Greatly có chức năng tƣơng tự nhƣ Gliffy và có hỗ trợ các
nhóm thiết kế tƣơng tác trên Web.

20


Chƣơng 2: Khảo sát hiện trạng

2.1.5 Hệ thống tích hợp
Trong xu thế phát triển của môi trƣờng học tập cộng tác, thì các hệ thống tích
hợp ngày càng phổ biến. Koding và Cloud Studio là hai hệ thống tích hợp đáng
chú ý, cung cấp các tính năng nhƣ thảo luận, chia sẻ, hợp tác và xem lại các
chƣơng trình phần mềm. Cloud Studio đƣợc dùng để cải thiện chất lƣợng và tốc
độ thực hiện các dự án của các nhóm phát triển, đặc biệt là trong môi trƣờng
phân tán [24, 25]. Koding hỗ trợ môi trƣờng lập trình và cộng tác trực tuyến.1
Education Management Tool (EDM) là một công cụ tích hợp mã nguồn mở, để
quản lý giáo dục đƣợc đề xuất bởi Bravo nhằm phục vụ cho học lập trình, hỗ trợ
các hoạt động cộng tác trong quá trình thiết kế, mô phỏng các giải pháp, thực
hiện và gỡ lỗi trong trong thực hành lập trình. EDM còn hỗ trợ cho việc quản lý

các khóa học và kiểm tra các môn học [7, 11].
EduJudge là hệ thống đƣợc phát triển để hỗ trợ học lập trình và toán học cho sinh
viên đại học, học sinh trung học do chính sách Giáo Dục và Đào tạo Châu Âu
thực hiện. EduJudge cung cấp chức năng học lập trình trực tuyến; giúp sinh viên
cải thiện khả năng tiếp cận, sử dụng các thuật toán xác định các vấn đề và siêu dữ
liệu tạo ra một kho lƣu trữ vấn đề từ xa; hỗ trợ các cuộc thi liên quan đến lập
trình. EduJudge còn hỗ trợ quản lý, điều phối, lập kế hoạch để đảm bảo chất
lƣợng dự án [17].

2.2 Hệ thống tƣơng tác EduCo
Hệ thống tích hợp EduCo trên nền Web là công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn
Văn Vũ và các cộng sự tại Trƣờng Khoa học Tự Nhiên TPHCM. Hệ thống
EduCo là hệ thống tích hợp các công cụ riêng rẽ trên môi trƣờng Web thành một
hệ thống thống nhất nhằm mục đích phục vụ cho việc dạy và học các môn công
nghệ phần mềm đƣợc tốt hơn, cũng nhƣ phục vụ cho việc nghiên cứu và phát
triển đề án trong công nghệ phần mềm.

1

/>
21


×