Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NHẬN DẠNG NGƯỜI từ dữ LIỆU CHUYỂN ĐỘNG sử DỤNG CONVOLUTIONAL NEURAL NETWORK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.16 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hoàng Văn Hà

NHẬN DẠNG NGƯỜI
TỪ DỮ LIỆU CHUYỂN ĐỘNG SỬ DỤNG
CONVOLUTIONAL NEURAL NETWORK
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 60.48.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN MINH TRIẾT

TP HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy PGS.TS. Trần Minh Triết
đã hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành đề tài này.
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giảng dạy cao học tại
trường Đại học Công Nghệ Thông Tin đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức nền
tảng cũng như truyền cho em tinh thần ham học hỏi và hứng thú nghiên cứu khoa học.
Cảm ơn quý Thầy Cô cũng như các anh chị đồng nghiệp công tác tại Khoa Công Nghệ
Phần Mềm đã hỗ trợ trong công việc, giúp em có thời gian hoàn thành đề tài. Bên cạnh
đó, em cũng vô cùng biết ơn với sự hỗ trợ Máy ảo từ UIT-Cloud Team phục vụ cho quá
trình nghiên cứu.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên con.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017


Hoàng Văn Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn là kết quả nghiên cứu thực sự của
cá nhân dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Minh Triết. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về luận văn của mình.

Học viên

Hoàng Văn Hà


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................. 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8
Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 9
1.1

Giới thiệu chung ...................................................................................... 9

1.2

Lý do chọn đề tài ................................................................................... 11


1.3

Mục tiêu luận văn .................................................................................. 12

1.4

Đóng góp của luận văn .......................................................................... 13

1.5

Cấu trúc luận văn ................................................................................... 14

Chương 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH DANH NGƯỜI DÙNG BẰNG

ĐẶC TRƯNG CHUYỂN ĐỘNG ................................................................................. 16
2.1

Chứng thực người dùng sử dụng đặc trưng sinh trắc học ...................... 16

2.1.1 Giới thiệu chung về Sinh trắc học ..................................................... 16
2.1.2 Chứng thực sử dụng các đặc trưng sinh trắc học .............................. 17
2.1.3 Tổng quan về đặc trưng chuyển động (gait)...................................... 20
2.1.4 Quy trình định danh bằng đặc trưng gait từ dữ liệu chuyển động ..... 21
2.2

Kết chương ............................................................................................ 27

Chương 3.


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CONVOLUTIONAL NEURAL

NETWORK VÀ RECURRENT NEURAL NETWORK ............................................. 29
1


3.1

Giới thiệu về Neural Network ............................................................... 29

3.1.1 Cấu trúc của một neuron ................................................................... 29
3.1.2 Kiến trúc của Neural network ........................................................... 32
3.1.3 Huấn luyện Neural Network ............................................................. 33
3.2

Convolutional Neural Network.............................................................. 37

3.2.1 Các thành phần cơ bản ...................................................................... 38
3.2.2 Kiến trúc của CNN ............................................................................ 42
3.2.3 Một số kiến trúc CNN phổ biến ........................................................ 44
3.3

Recurrent Neural Network ..................................................................... 45

3.3.1 Recurrent Neural Network (RNN) .................................................... 45
3.3.2 Long Short Term Memory (LSTM) .................................................. 46
3.4

Kết chương ............................................................................................ 48


Chương 4. NHẬN DIỆN NGƯỜI TỪ DỮ LIỆU CHUYỂN ĐỘNG SỬ DỤNG
CNN

49
4.1

Giới thiệu ............................................................................................... 49

4.2

Công trình liên quan .............................................................................. 50

4.3

Phương pháp đề xuất ............................................................................. 51

4.3.1 Phân vùng và biến đổi dữ liệu ........................................................... 52
4.3.2 Rút trích đặc trưng cấp cao sử dụng CNN ........................................ 53
4.3.3 Nhận dạng người dùng ...................................................................... 55
4.4

Thử nghiệm và đánh giá ........................................................................ 55

4.4.1 Tập dữ liệu thử nghiệm ..................................................................... 55
4.4.2 Thử nghiệm, đánh giá ........................................................................ 57
4.5

Kết chương ............................................................................................ 62
2



Chương 5. NHẬN DIỆN NGƯỜI TỪ DỮ LIỆU CHUYỂN ĐỘNG SỬ DỤNG
KIẾN TRÚC TƯƠNG TỰ GOOGLE INCEPTION VÀ RNN .................................... 63
5.1

Giới thiệu ............................................................................................... 63

5.2

Công trình liên quan .............................................................................. 64

5.2.1 Dữ liệu đầu vào của DeepSense Framework..................................... 65
5.2.2 Kiến trúc DeepSense Framework ...................................................... 65
5.3

Kiến trúc đề xuất .................................................................................... 67

5.3.1 Tiền xử lý dữ liệu .............................................................................. 68
5.3.2 Kiến trúc DeepSense-Inception ......................................................... 69
5.4

Thử nghiệm, đánh giá ............................................................................ 73

5.4.1 Bộ dữ liệu thử nghiệm ....................................................................... 73
5.4.2 Kết quả thử nghiệm ........................................................................... 74
5.5

Kết chương ............................................................................................ 77


Chương 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ....................................... 79
6.1

Các kết quả đạt được ............................................................................. 79

6.2

Hạn chế .................................................................................................. 79

6.3

Hướng phát triển .................................................................................... 80

DANH MỤC CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ..................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 82
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 89

3


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

Ý nghĩa

gait

Đặc trưng chuyển động


Đặc trưng sinh trắc học
chuyển động

NN

Neural Network

Neural Network

CNN

Convolutional Neural Network

Convolutional Neural Network

RNN

Recurrent Neural Network

Recurrent Neural Network

ReLU

Rectified Linear unit

Hàm ReLU

GRU


Gated recurrent unit

Gated recurrent unit

DSI

DeepSense-Inception

Kiến trúc đề xuất mang tên
DeepSense-Inception

Conv Layer

Convolutional Layer

Convolutional Layer

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đánh giá một số các đặc trưng sinh trắc học dựa trên các tiêu chí [8] .......... 18
Bảng 4.1: Các cấu hình được dùng trong thử nghiệm ................................................... 59
Bảng 4.2 Độ chính xác của việc định danh theo cấu hình thử nghiệm với trạng thái di
chuyển trên sàn phẳng ........................................................................................... 60
Bảng 4.3 Kết quả tốc độ huấn luyện trên cấu hình B và D ........................................... 61
Bảng 4.4 Kết quả thử nghiệm cấu hình D với trạng thái di chuyển đi lên và xuống dốc
............................................................................................................................... 61
Bảng 5.1 Độ chính xác của các mô hình với kiến trúc khác biệt của mô đun tương tự
Inception ................................................................................................................ 76

Bảng 5.2 Độ chính xác và số lượng tham số (parameter) của các mô hình .................. 77

5


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Quy trình nhận dạng dựa trên đặc trưng gait từ cảm biển chuyển động [3]. .. 22
Hình 3.1 Cấu trúc của một neuron. ............................................................................... 29
Hình 3.2 Biểu diễn hàm kích hoạt 𝑺𝒊𝒈𝒎𝒐𝒊𝒅 [35]. ....................................................... 31
Hình 3.3 Biểu diễn hàm kích hoạt 𝒕𝒂𝒏𝒉 [35]. .............................................................. 31
Hình 3.4 Biểu diễn hàm kích hoạt 𝑹𝒆𝑳𝑼 (Rectified Linear Unit) [35]. ....................... 32

Hình 3.5 Một kiến trúc của Neural Network với lớp đầu vào gồm 3 neuron, 1 lớp ẩn với
4 neuron và lớp đầu ra với 2 neuron [35]. ............................................................. 32
Hình 3.6 Ví dụ về kết quả đầu ra của conv layer sử dụng 6 bộ lọc (filter) với kích thước
5 × 5 × 3 trên dữ liệu ảnh đầu vào với kích thước 32 × 32 × 3 [37]. ................. 38

Hình 3.7 Các neuron trong conv layer (màu xanh), kết nối với trường tiếp nhận (receptive
field) của chúng (màu đỏ) với dữ liệu ảnh đầu vào 32 × 32 × 3 [35]. ................. 39

Hình 3.8 Ma trận 3 × 3 thông qua Zero-padding trở thành ma trận 5 × 5 ................... 40

Hình 3.9 Ví dụ max pool với bộ lọc có kích thước 2 × 2 và độ dài bước trượt 𝑆 = 2 trên
một lát cắt sâu (depth slice) [35]. .......................................................................... 41

Hình 3.10 Ví dụ về kiến trúc CNN gồm nhiều 𝐶𝑂𝑁𝑉, 𝑅𝐸𝐿𝑈 và 𝑃𝑂𝑂𝐿 layer được xếp
chồng, kết thúc bởi Fully-connected layer 𝐹𝐶 cho bài toán phân lớp ảnh [35]. ... 42

Hình 3.11 Cấu trúc tiêu biểu của RNN [41]. ................................................................. 45
Hình 3.12 Mô phỏng đơn vị tính toán GRU/LSTM [42]. ............................................. 46

Hình 3.13 Kiến trúc của LSTM [44]. ............................................................................ 47

6


Hình 4.1 Kiến trúc CNN đề xuất bởi Matteo Gadaleta và cộng sự. Ký hiệu 𝑋@(𝑌 × 𝑍)
với 𝑋 là số bộ lọc, 𝑌 × 𝑍 là kích thước bộ lọc [29]. .............................................. 50

Hình 4.2 Mô tả phương pháp FOSW dùng để phân vùng dữ liệu ................................. 52
Hình 4.3: Mô tả kiến trúc hệ thống, trong đó thông số sử dụng với mỗi lớp CNN được
ký hiệu theo quy ước 𝑋@𝑌 × 𝑍 với X là số bộ lọc (filter), 𝑌 × 𝑍 là kích thước của
bộ lọc. .................................................................................................................... 54
Hình 4.4 Một ví dụ dữ liệu gia tốc (theo 3 trục x, y, z) của một đối tượng trong bộ dữ
liệu OU-ISIR [4]. ................................................................................................... 57
Hình 4.5: Mô hình hệ thống sử dụng Neural Network gồm 2 hidden layer với 300 neuron
mỗi layer. ............................................................................................................... 58
Hình 4.6 Cài đặt cấu hình đề xuất sử dụng TensorFlow với ngôn ngữ Python. ........... 59
Hình 5.1 Kiến trúc chính của DeepSense Framework [5]. ............................................ 64
Hình 5.2 Kiến trúc đề xuất DeepSense-Inception với các mô đun tương tự Google
Inception và các lớp max pooling thêm vào .......................................................... 67
Hình 5.3 Kiến trúc mô đun Inception [6]. ..................................................................... 69
Hình 5.4 Cấu trúc của mô đun tương tự Inception ........................................................ 70
Hình 5.5 Kiến trúc GRU [44]. ....................................................................................... 72
Hình 5.6 Ví dụ cài đặt thực tế sử dụng Keras với ngôn ngữ Python ............................. 75

7


MỞ ĐẦU
Ngày nay, điện thoại thông minh (smartphone) cũng như các thiết bị đeo thông

minh (wearable device) như đồng hồ thông minh, vòng thay theo dõi sức khỏe… đang
trở nên ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Các thiết bị này thường mang tính cá nhân,
do đó đặt ra nhu cầu bảo mật cho các thiết bị, nghĩa là thiết bị có thể nhận dạng được
người dùng hợp lệ, từ đó mới cho phép truy cập và sử dụng.
Một cách phổ thông nhất là người sở hữu thiết bị thiết lập mật khẩu và khi muốn
sử dụng cần cung cấp mật khẩu đúng. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ,
các hướng tiếp cận mới được phát triển để giải quyết bài toán này, trong đó nổi bật nhất
phải kể đến công nghệ Sinh trắc học (Biometric). Công nghệ này sử dụng những đặc
trưng vật lý, sinh học của mỗi cá nhân như khuôn mặt, vân tay, mống mắt… để nhận
diện, phân biệt được giữa các người dùng khác nhau. Một ví dụ phổ biến đó là việc mở
khóa thiết bị bằng cảm biến vân tay (TouchID) trên điện thoại iPhone (từ dòng iPhone
5S trở lên) của hãng Apple.
Bên cạnh các đặc trưng truyền thống, đặc trưng chuyển động (gait) là một hướng
tiếp cận mới với nhiều tiềm năng để phát triển các hệ thống nhận diện với độ thân thiện
cao. Nhiều phương pháp đã được phát triển để nhận diện người từ đặc trưng chuyển động
gait. Trong đó, hướng tiếp cận sử dụng Convolutional Neural Network (CNN) là một
cách làm mới, mang lại kết quả khả quan.
Từ đó trong đề tài này, tác giả tiến hành nghiên cứu, đề xuất các phương pháp sử
dụng CNN vào việc nhận diện người dùng từ dữ liệu chuyển động với độ chính xác cao,
hướng tới việc xây dựng các ứng dụng thực tế trên điện thoại và các thiết bị thông minh.

8


Chương 1. Tổng quan

Chương 1. TỔNG QUAN
Nội dung Chương 1 giới thiệu chung về ngữ cảnh của đề tài, lý do
thực hiện đề tài, từ đó nêu rõ mục tiêu cũng như các đóng góp chính của
luận văn. Nội dung tóm tắt của từng chương trong luận văn được trình bày

ở cuối chương này.

1.1 Giới thiệu chung
Hiện nay, các thiết bị di động (mobile device) như điện thoại thông minh
(smartphone), máy tính bảng (tablet)… và các thiết bị đeo thông minh (wearable device)
như đồng hồ thông minh (smart watch), vòng tay thông minh theo dõi sức khỏe (activity
tracker)… ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống. Công ty eMarketer trong một báo
cáo [1] của mình đã thống kê trong năm 2015 có 25,7% dân số thế giới sở hữu điện thoại
thông minh và 13,8% dân số thế giới sử dụng máy tính bảng. Trong năm 2019, các con
số này được dự báo tăng lên đạt 42,6% và 20% theo thứ tự tương ứng. Liên quan đến
các thiết bị đeo thông minh, Idtechex thống kê giá trị thị trường của mảng thiết bị này
vượt ngưỡng 30 tỉ đô là vào cuối năm 2016, sau đó tăng trưởng nhanh chóng và dự báo
đạt giá trị 150 tỉ đô la vào năm 2026 [2].
Với đặc thù là tính nhỏ gọn, dễ mang theo và được người dùng sử dụng thường
xuyên tạo ra cơ hội lớn để phát triển các loại ứng dụng và dịch vụ dựa trên các loại thiết
bị này, được biệt là các loại hình dịch vụ trực tuyến như thực hiện các giao dịch thương
mại (M-Commerce), thanh toán trực tuyến với thiết bị di động,… Từ đó nảy sinh nhu
cầu cấp thiết về các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin người dùng, chứng thực người
dùng một các an toàn, đơn giản và hiệu quả đặc biệt là đối với các loại hình dịch vụ trực
tuyến. Bài toán chứng thực cho ứng dụng với thiết bị di động hay thiết bị đeo thông minh
bao gồm hai vấn đề chính: (a) chứng thực đối với thiết bị và (b) chứng thức với hệ thống
dịch vụ bằng thiết bị.

9


Chương 1. Tổng quan

Hai vấn đề này cụ thể như sau:
▪ Chứng thực đối với thiết bị: nhận biết định danh (phân biệt) người dùng.

▪ Chứng thức với hệ thống dịch vụ bằng thiết bị: sử dụng thiết bị như một token
để chứng thực an toàn với hệ thống dịch vụ trực tuyến.
Các thiết bị di động, đặc biệt là các thiết bị đeo thông minh thường hạn chế về khả
năng xử lý, lưu trữ và kết nối mạng nếu đem so sánh với máy tính cá nhân thông thường.
Tuy nhiên, các thiết bị này thường có các loại cảm biến (sensor) cho phép ghi nhận các
loại thông tin đặc thù để xây dựng các giải pháp chứng thực. Các loại thông tin đặc thù
này mang tính cá nhân duy nhất, gọi là các đặc trưng Sinh trắc học, cho phép phân biệt
được các cá nhân khác nhau. Sử dụng các đặc trưng Sinh trắc học cho phép tạo ra hệ
thống nhận diện, chứng thực người dùng với độ chính xác cao đồng thời mang lại trải
nghiệm thân thiện và thuận tiện hơn so với các phương pháp bảo mật truyền thống như
việc sử dụng mã PIN hay mật khẩu (password). Một vài đặc trưng sinh trắc học phổ biến
có thể được liệt kê như khuôn mặt (Face), vân tay (Fingerprint), mống mắt (Iris).
Các cảm biến chuyển động (intertial sensor) có một số đặc tính nổi bật như kích
thước nhỏ, giá thành thấp, năng lượng tiêu thụ ít… do đó các cảm biến dạng này được
tính hợp hầu hết ngay trong các thiết bị điện thoại thông minh (smartphone) và cả các
thiết bị đeo thông minh (wearable device). Chính vì vậy, việc thu thập thông tin chuyển
động nhờ các cảm biến chuyển động trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Mỗi cá nhân sở
hữu một cách thức di chuyển khác nhau, nghĩa là có thể phân biệt được các cá nhân khác
nhau thông qua cách thức di chuyển của họ. Từ đó, dữ liệu thu được từ các cảm biến
chuyển động có thể được sử dụng trong các phương pháp chứng thực.
Bên cạnh các đặc trưng sinh trắc học truyền thống như khuôn mặt, vân tay, mống
mắt…, đặc trưng chuyển động (gait) là một đặc trưng sinh trắc học chứa thông tin về
chuyển động của cơ thể người có thể được dùng để nhận biết và phân biệt người dùng
qua các đặc điểm riêng khi di chuyển. Một đặc điểm nổi bật khi sử dụng đặc trưng gait
trong các giải pháp chứng thực đó là tính thân thiện cao do người dùng chỉ cần mang
10


Chương 1. Tổng quan


hoặc đeo điện thoại hoặc các thiết bị đeo thông minh, dữ liệu chuyển động sẽ tự động
được ghi nhận và quá trình định danh hoặc chứng thực sẽ được diễn ra mà không phải
thực hiện bất kỳ thao tác bổ sung nào. Hiện nay, ngày càng có nhiều công trình nghiên
cứu về nhận diện, chứng thực người sử dụng đặc trưng gait.

1.2 Lý do chọn đề tài
▪ Việc chứng thực sử dụng đặc trưng sinh trắc học chuyển động (gait) là một
hướng tiếp cận mới, được quan tâm trong những năm gần đây tuy nhiên số
lượng công trình vẫn còn hạn chế nếu đem so sánh với việc chứng thực sử dụng
đặc trưng sinh trắc học truyền thống như khuôn mặt (Face), vân tay (Fingerprint),
mống mắt (Iris)...
▪ Việc thu thập dữ liệu về đặc trưng chuyển động (gait) trên các thiết bị di động
và thiết bị đeo thông minh thường dễ dàng (khi so sánh với việc thu thập dữ liệu
của các đặc trưng sinh trắc học khác như vân tay, mống mắt…, thiết bị cần gắn
thêm phần cứng chuyên biệt) do các loại thiết bị này hầu hết đều được tính hợp
cảm biến chuyển động (inertial sensors). Từ đó, nếu xây dựng thành công phương
pháp định danh, chứng thực người dùng sử dụng đặc trưng gait, ta có thể xây
dựng các giải pháp chứng thực áp dụng rộng rãi, phù hợp với nhiều loại thiết bị
khác nhau.
▪ Các công trình nhận diện người dùng dựa vào đặc trưng trưng gait bằng cách
biến đổi dữ liệu chuyển động (inertial data) qua miền không gian đặc trưng
(feature space) để xây dựng các vector đặc trưng (feature vector) phục vụ cho
quá trình nhận dạng. Tuy nhiên, quá trình xây dựng vector đặc trưng thường dựa
trên quá trình biến đổi dữ liệu thành các đặc trưng thủ công, được thiết kế trước
(hand-crafted feature). Một hướng tiếp cận mới để trích rút đặc trưng một cách
tự động là sử dụng Convolutional Neural Network (CNN). Do đó, nghiên cứu
này tập trung vào việc sử dụng CNN nhằm trích rút đặc trưng cấp cao (high-level
feature) cho phép định danh người dùng từ dữ liệu chuyển động.

11



Chương 1. Tổng quan

1.3 Mục tiêu luận văn
Đề xuất phương pháp có thể phân biệt được người dùng dựa vào dữ liệu chuyển
động (gait) ghi nhận từ các cảm biến chuyển động (inertial sensors) với kỹ thuật CNN.
Như vậy trong đề tài này, mô hình bài toán đặt ra như sau:
▪ Đầu vào (Input): dữ liệu là tín hiệu từ các cảm biến chuyển động (inertial
sensors). Dữ liệu này có thể gồm 3 thành phần là dữ liệu của gia tốc kế
(accelerometer): 𝐴𝑥, 𝐴𝑦, 𝐴𝑧; hoặc có thể gồm 6 thành phần gồm 3 thành phần dữ

liệu của gia tốc kế 𝐴𝑥, 𝐴𝑦, 𝐴𝑧 và 3 thành phần dữ liệu từ con quay hồi chuyển
(gyroscope) 𝐺𝑥, 𝐺𝑦, 𝐺𝑧.

▪ Hướng tiếp cận: sử dụng Convolutional Neural Network (CNN) phục vụ cho
việc rút trích và biểu diễn đặc trưng cấp cao cho đặc trưng chuyển động (gait) –
từ dữ liệu ghi nhận từ sensor chuyển động, từ đó nhận biết được người dùng dựa
trên dữ liệu đầu vào.
▪ Đầu ra (Output): Phân biệt/định danh được người dùng dựa trên dữ liệu đầu vào.
Trong thực tế, đặc trưng chuyển động (gait) có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố được
chia thành 2 nhóm chính [3]: (a) yếu tố sinh lý và (b) yếu tố mô trường. Yếu tố sinh lý
là yếu tố liên quan đến cơ thể người như các dị tật trên cơ thể, độ tuổi, giới tính, tốc độ
di chuyển quen thuộc (đi nhanh, đi chậm,…)... Yếu tố môi trường là các điều kiện ngoại
cảnh, các thực thể bên ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến quá trình di chuyển
của đối tượng như địa hình, độ dốc (slope), chướng ngại vật, việc mang vác thêm vật
nặng, …Trong phạm vi luận văn, việc ứng dụng thông tin chuyển động để nhận diện
người cần được thực hiện trên dữ liệu phải thoả mãn các ràng buộc liên quan đến
các yêu tố trên: ví dụ quá trình di chuyển theo một tốc độ ổn định, không có sự thay đổi
đột ngột; đối tượng di chuyển không bị các dị tật gây thay đổi đặc trưng chuyển động

(như dị tật ở chân), di chuyển trên các địa hình cho trước (sàn phẳng, lên cầu thang,
xuống cầu thang), không gặp phải chướng ngại vật và không mang vác thêm vật nặng
trong quá trình di chuyển.

12


Chương 1. Tổng quan

Để có thể hiện thực hóa được mục tiêu này, một số các công việc chính cần làm được
liệt kê dưới đây:
▪ Nghiên cứu tổng quan về chứng thực người dùng sử dụng các đặc trưng sinh trắc
học (biometric).


Nghiên cứu về đặc trưng gait cũng như các công trình nghiên cứu liên quan đến
các phương pháp nhận biết người dùng sử dụng đặc trưng gait.

▪ Nghiên cứu về mạng Neural Network và đi sâu vào tìm hiểu về Convolutional
Neural Network (CNN).
▪ Tìm hiểu và thu thập các tập dữ liệu (dataset) về chuyển động gait phục vụ cho
quá trình thử nghiệm, đánh giá các phương pháp đề xuất trong luận văn.
▪ Áp dụng thử nghiệm một số kiến trúc CNN đề xuất vào việc huấn luyện, thử
nghiệm trên các tập dữ liệu đã thu thập trước đó để phân biệt được người dùng
dựa trên đặc trưng chuyển động (gait).
▪ Trình bày lại các kết quả thử nghiệm, tiến hành so sánh, đánh giá để rút ra được
các ưu, nhược điểm của phương pháp đề xuất.

1.4 Đóng góp của luận văn
Phần dưới đây trình bày các đóng góp chính của luận văn:

▪ Đề xuất phương pháp nhận diện người dùng từ dữ liệu chuyển động với một
kiến trúc CNN đề xuất (có kiến trúc khác với phương pháp sử dụng CNN
trước đó) sử dụng kết hợp các Convolutional Layer đi kèm với 𝑅𝑒𝐿𝑈 layer và

𝑀𝐴𝑋 𝑃𝑂𝑂𝐿𝐼𝑁𝐺 layer cho phép trích rút đặc trưng cấp cao (high-level feature)
tốt hơn. Kết quả thử nghiệm với dữ liệu của 496 người có được từ bộ dữ liệu

chuyển động OU-ISIR [4] của đại học Osaka – bộ dữ liệu được xem là lớn nhất
về dữ liệu chuyển động gait – mang lại hiệu quả cao với độ chính xác đạt trên
99%. Bên cạnh đó, do kiến trúc đề xuất sử dụng hàm kích hoạt 𝑅𝑒𝐿𝑈 và hai
𝑀𝐴𝑋 𝑃𝑂𝑂𝐿𝐼𝑁𝐺 layer giúp rút ngắn thời gian huấn luyện mô hình lên tới 50%.
13


Chương 1. Tổng quan

▪ Đề xuất một kiến trúc với tên DeepSense-Inception (DSI), dựa trên kiến trúc
DeepSense Framework [5], để nhận diện người dùng từ đặc trưng chuyển động
trong đó sử dụng các mô-đun tương tự kiến trúc Google Inception [6] cho phép
trích rút đặc trưng cấp cao hiệu quả hơn khi so sánh với việc sử dụng kiến trúc
CNN truyền thống. Kết quả thực nghiệm trên tập dữ liệu UCI Human Activity
Recognition [7] cho thấy kiến trúc DSI đạt độ chính xác 99.9%, cao hơn so với
kết quả của DeepSense (99.7%) trong khi số lượng tham số sử dụng trong hệ
thống chỉ dùng 149 ngàn, nhỏ hơn 1/3 số lượng tham số sử dụng bởi DeepSense
(529 ngàn). Do đó, kiến trúc DSI đề xuất sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong
các hệ thống với tài nguyên giới hạn.

1.5 Cấu trúc luận văn
Quyển báo cáo này bao gồm 6 chương, nội dung chính của các chương được tóm tắt
dưới đây:

Chương 1 trình bày tổng quan về đề tài như giới thiệu chung, lý do thực hiện đề
tài, mục tiêu của luận văn, trình bày các đóng góp chính của luận văn cũng như cấu trúc
của cuốn báo cáo.
Chương 2 trình bày về chứng thực người dùng sử dụng các đặc trưng sinh trắc học,
sau đó đi sâu tìm hiểu về đặc trưng chuyển động (gait) cũng như quy trình định danh
người dùng sử dụng đặc trưng gait..
Chương 3 giới thiệu tổng quan về Neural Network, từ đó trình bày các kiến thức
chuyên sâu về Convolutional Neural Network (CNN) và Recurrent Neural Network
(RNN). Đây chính là nền tảng cho việc đề xuất các kiến trúc sử dụng CNN và RNN phục
vụ cho việc trích rút đặc trưng cấp cao tự động trong các chương kế tiếp.
Chương 4 trình bày về hướng tiếp cận nhận dạng người từ dữ liệu chuyển động sử
dụng một kiến trúc CNN đề xuất và các kết quả thử nghiệm trên dữ liệu chuyển động

14


Chương 1. Tổng quan

của 496 người từ tập dữ liệu OU-ISIR [4] của đại học Osaka (Nhật Bản), tập dữ liệu gait
với số lượng người lớn nhất.
Chương 5 trình bày kiến trúc của DeepSense Framework [5], kiến trúc đề xuất của
tác giả dựa trên kiến trúc của DeepSense, trong đó sử dụng các mô-đun tương tự Google
Inception để tăng cường hiệu quả trong việc trích rút đặc trưng cấp cao. Các thử nghiệm,
đánh giá và so sánh của kiến trúc đề xuất với DeepSense cũng được thể hiện trong
chương này.
Chương 6 trình bày các kết luận, các hạn chế cũng như các hướng nghiên mới.

15



Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH DANH NGƯỜI DÙNG
BẰNG ĐẶC TRƯNG CHUYỂN ĐỘNG
Nội dung Chương 2 giới thiệu chung về chứng thực người dùng sử
dụng các đặc trưng sinh trắc học, sau đó đi sâu tìm hiểu về đặc trưng
chuyển động (gait) cũng như quy trình định danh người dùng sử dụng đặc
trưng gait.

2.1 Chứng thực người dùng sử dụng đặc trưng sinh trắc học
2.1.1 Giới thiệu chung về Sinh trắc học
Sinh trắc học hay Công nghệ sinh trắc học (tiếng Anh: Biometric) là công nghệ
sử dụng giúp đo lường và phân tích những đặc điểm sinh học riêng biệt của mỗi cá nhân
như DNA, vân tay... nhằm giúp nhận diện được các cá nhân khác nhau [8]. Đặc điểm
sinh học của mỗi người là duy nhất, do đó những đặc trưng sinh trắc học được dùng vào
việc nhận dạng và chứng thực người dùng.
Các đặc trưng sinh trắc học đã được sử dụng từ lâu để nhận dạng con người. Trong
đó phổ biến nhất phải kể đến đặc trưng dấu vân tay. Từ thế kỉ 14, người Ấn Độ đã sử
dụng dấu vân tay và vân chân để phân biệt các cá nhân với nhau. Năm 1858, William
Herschel (người Anh) sử dụng dấu vân tay được in trên bản hợp đồng. Sau đó khoa học
về vân tay ngày càng được phát triển vào cuối thế kỉ 19. Số lượng vân tay (Ridge Count
- RC) được Henry Faulds đề xuất dùng làm tiêu chí đánh giá sự phục thuộc của vân tay
vào gen di truyền vào năm 1880. Nghiên cứu của Holt vào năm 1968 cho thấy tổng lượng
vân tay (Total Ridge Count- TRC) và mức độ phụ thuộc của TRC vào gen di truyền của
mỗi các nhân là các thông số có thể dự đoán được một cách tương đối chính xác. Phương
pháp nhận dạng người thông qua dấu vân tay được Edward Henry phát triển vào nửa sau
thế kỷ 19. Năm 1903, nhà tù liên bang New York sử dụng hệ thống vân tay để xác danh
tính tội phạm. Bác sĩ nhãn khoa Frank Burch đề xuất sử dụng mống mắt như một phương
pháp để nhận dạng cá nhân vào năm 1936. Vào những năm 1960, các hệ thống nhận diện
khuôn mặt bán tự động (semi-auto face recognition system) bắt đầu được phát triển và
đạt được kết quả khả quan với công trình nghiên cứu của Goldstein, Harmon, and Lesk
16



Chương 2. Cơ sở lý thuyết về định danh người dùng bằng đặc trưng chuyển động

sử dụng 21 đặc điểm khuôn mặt của chủ thể như màu tóc, độ dày môi để tự động nhận
diện khuôn mặt vào những năm 1970. Sự phát triển của công nghệ sinh trắc học dẫn tới
sự ra đời của Hiệp hội sinh trắc học (Biometric Consortium) trong năm 1992. Khoảng
thời gian sau đó, công nghệ sinh trắc học ngày càng phát triển mạnh mẽ, không chỉ ứng
dụng trong các lĩnh vực đặc thù như điều tra tội phạm mà còn vươn ra, ứng dụng rộng
rãi trong các lĩnh vực khác như ngân hàng, các sản phẩm tiêu dùng… Một ví dụ tiêu biểu
đó là công nghệ TouchID nhận diện người dùng sử dụng đặc trưng dấu vân tay của hãng
Apple trên các dòng sản phẩm iPhone 5S trở lên. Công nghệ TouchID cho phép người
dùng mở khóa thiết bị hoặc thực hiện các thao tác mua sắm thông qua việc xác thực bằng
đặc trưng vân tay khi người dùng cho ngón tay lên trên nút có gắn phần cứng hỗ trợ việc
quét vân tay.
2.1.2 Chứng thực sử dụng các đặc trưng sinh trắc học
Các đặc trưng sinh trắc học mang tính duy nhất nên có thể dùng để nhận diện [9] .
Dùng trong quá trình nhận dạng, các đặc trưng sinh trắc học dùng được chia làm 2 dạng
[10]: (a) các đặc trưng sinh lý và (b) các đặc trưng hành vi, được mô tả cụ thể dưới đây:
▪ Các đặc trưng sinh lý liên quan đến cấu tạo cơ thể con người như khuôn mặt, vân
tay, DNA, mống mắt… Các đặc trưng này mang tính tự nhiên và thường có tính chất
bền vững theo thời gian.
▪ Các đặc trưng hành vi liên quan đến các hành động đặc trưng của mỗi người như
cách di chuyển (gait), chữ ký, giọng nói, … Các đặc trưng này dễ bị thay đổi hơn so
với các đặc trưng sinh lý. Ví dụ cách đi lại của một người có thể bị thay đổi theo tuổi
tác.
Việc nhận diện cá nhân thông qua đặc trưng sinh trắc học mang tính tin cậy cao hơn so
với các phương pháp truyền thống như sử dụng mật khẩu hoặc giấy tờ định danh [9] do
tính duy nhất của các đặc trưng này.


17


Chương 2. Cơ sở lý thuyết về định danh người dùng bằng đặc trưng chuyển động

Rõ ràng, đặc trưng sinh trắc học mang tính đa dạng. Do đó, để một đặc trưng có thể
dùng trong việc nhận diện người dùng cần thỏa mãn một số tiêu chí. Bảng 2.1 dưới đây
liệt kê một số các đặc trưng sinh trắc học phổ biến nhất cũng như đánh giá các tiêu chí
theo mức độ Thấp, Trung bình và Cao (trích từ công trình [8]).
Bảng 2.1 Đánh giá một số các đặc trưng sinh trắc học dựa trên các tiêu chí [8]

Đặc trưng sinh
trắc học

Tính
phổ
biến

Tính
phân
biệt

Tính
lâu dài

Tính dễ
thu
thập

Tính

hiệu
quả

Tính
chấp
nhận

DNA
Khuôn mặt
(Face)
Vân tay
(Fingerprint)

Cao
Cao

Cao
Thấp

Thấp
Cao

Cao
Thấp

Thấp
Cao

Trung
bình


Cao

Cao
Trung
bình
Cao

Trung
bình

Cao

Trung
bình

Cao

Cao

Cao

Trung
bình
Trung
bình

Thấp

Thấp


Trung
bình
Cao

Trung
bình
Thấp

Trung
bình
Cao

Thấp

Thấp

Trung
bình

Thấp

Cao

Mống mắt
(Iris)
Chuyển động
(Gait)
Giọng nói
(Voice)


Khả
năng
gian
lận
Thấp
Trung
bình
Trung
bình
Thấp
Trung
bình
Cao

Các tiêu chí đánh giá một đặc trưng sinh trắc học được A.K. Jain và cộng sự đề xuất
trong nghiên cứu [8] cụ thể như sau:
▪ Tính phổ biến (Universality): đặc trưng phải có ở mỗi cá nhân; không thể là
đặc trưng ở một người hoặc một nhóm người cụ thể nào đó.
▪ Tính phân biệt (Distinctiveness): đặc trưng phải giúp phân biệt được 2 cá nhân
khác nhau.
▪ Tính lâu dài (Permanence): đặc trưng phải không thay đổi hoặc ít thay đổi
theo thời gian.

18


Chương 2. Cơ sở lý thuyết về định danh người dùng bằng đặc trưng chuyển động

▪ Tính dễ thu thập (Collectability): đặc trưng phải dễ thu thập cũng như đo

lường được.
▪ Tính hiệu quả (Performance): hiệu quả (độ chính xác cũng như tốc độ) nhận
diện dựa trên đặc trưng.
▪ Tính chấp nhận (Acceptability): mức độ chấp nhận của người sử dụng khi sử
dụng đặc trưng để định danh.
▪ Khả năng gian lận (Circumvention): mức độ dễ gian lận khi hệ thống chứng
thực sử dụng đặc trưng.
Trong tất cả các đặc trưng được trình bày trong Bảng 2.1, một số các đặc trưng sinh trắc
học phổ biến, được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm:
▪ Đặc trưng khuôn mặt (Face): nhận diện các nhân thông qua các đặc trưng khuôn
mặt thể hiện trong ảnh hoặc video. Việc chứng thực dựa trên đặc trưng này có
một số lợi điểm như thân thiện, có thể thiết lập việc nhận dạng số lượng lớn thông
qua việc thiết lập các hệ thống camera tại các khu vực công cộng, sân bay… Tuy
nhiên, hiệu quả của việc nhận dạng tùy thuộc vào nhiều yếu tố [8] như góc nhìn
của khuôn mặt hay các điều kiện ánh sáng, vùng che khuôn mặt …
▪ Đặc trưng vân tay (Fingerprint): đây là một đặc trưng phổ biến, được sử dụng
từ xưa tới nay. Các hệ thống xác thực vân tây được phát triển mạnh mẽ với độ
chính xác cao [11] và có nhiều ứng dụng trong thực tế như hệ thống chấm công
bằng quét vân tay, mở khóa trên điện thoại sử dụng vân tay… Tuy nhiên để có
thể thu thập dữ liệu vân tay cần cài đặt hoặc tích hợp các thiết bị quét vân tay.
▪ Đặc trưng mống mắt (Iris): đặc trưng này mang lại mức độ an toàn cao trong
các hệ thống chứng thực tuy nhiên giá thành các thiết bị quét mống mắt tương đối
cao, quá trình quét mống mắt có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện ánh sáng của môi
trường xung quanh [12].
Như thể hiện trên Bảng 2.1, tính hiệu quả của việc nhận diện người dựa trên đặc
trưng chuyển động (gait) là thấp khi so sánh với các đặc trưng sinh trắc học truyền thống
19


Chương 2. Cơ sở lý thuyết về định danh người dùng bằng đặc trưng chuyển động


khác như vân tay, mống mắt, … do đây là một đặc trưng hành vi, có thể bị biến đổi theo
thời gian (như biến đổi về trọng lượng cơ thể, các thương tích,…) cũng như ảnh hưởng
từ các yếu tố ngoại cảnh như loại địa hình, độ dốc,.. Tuy nhiên, các giải pháp chứng
thực dựa đặc trưng sinh trắc học chuyển động (gait) hiện nay đang được quan tâm
nghiên cứu do tính dễ thu thập cũng như tính dễ chấp nhận bởi người dùng của đặc
trưng này (như thể hiện trong Bảng 2.1), đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự phát
triển và phổ biến của điện thoại thông minh cũng như các thiết bị đeo thông minh. Đặc
trưng gait có thể được ứng dụng trong các hệ thống không yêu cầu độ bảo mật quá cao.
2.1.3 Tổng quan về đặc trưng chuyển động (gait)
Các giải pháp chứng thực dựa trên sử dụng các đặc trưng sinh trắc học truyền
thống như khuôn mặt, vân tay, mống mắt… đòi hỏi thiết bị cần phải tích hợp thêm các
thành phần bổ sung như camera, thiết bị chụp ảnh mống mắt hay thiết bị quét vân tay.
Điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được đối với các thiết bị đi dộng (mobile
device), đặc biệt là các thiết bị đeo (wearable device). Chứng thực dựa trên đặc trưng
sinh trắc học chuyển động (gait) là một hướng tiếp cận mới để giải quyết bài toán chứng
thực đặt ra trên các loại thiết bị này.
Đặc trưng chuyển động (gait) là một đặc trưng sinh trắc học chứa thông tin về
chuyển động của cơ thể người có thể được dùng để nhận biết và phân biệt người dùng
qua các đặc điểm riêng khi di chuyển. Cảm biến chuyển động (Inertial sensor) - gia tốc
kế (accelerometer) hoặc con quay hồi chuyển (gyroscope) – được tích hợp sẵn ngày càng
nhiều trong các thiết bị di động cũng như thiết bị đeo thông minh tạo cơ hội cho việc thu
thập các thông tin từ các cảm biến dạng này để xây dựng đặc trưng gait phục vụ cho bài
toán định danh người dùng.
Tính chất gait là đặc trưng cho cách thức đi lại/di chuyển của mỗi người trong
một khoảng thời gian. Loại đặc trưng này được đánh giá là khả thi dùng để định
danh giữa những người khác nhau và phù hợp hơn các phương thức khác trên

20



Chương 2. Cơ sở lý thuyết về định danh người dùng bằng đặc trưng chuyển động

điện thoại [13] [14]. Đặc trưng chuyển động phụ thuộc nhiều yếu tố như thói quen di
chuyển, đặc điểm cơ thể (cấu tạo cơ xương, cân nặng, chiều cao, yếu tố tâm lý,…),…
Việc nhận diện người từ đặc trưng gait có thể được thực hiện theo ba hướng tiếp
cận chính [3], cụ thể như sau:
▪ Dựa trên thông tin thị giác (vision-based gait recognition) [15]: đặc trưng gait
được thu nhận bằng các camera từ khoảng cách xa chủ thể. Sau đó video và các
hình ảnh trải qua quá trình xử lý để trích rút đặc trưng phục vụ cho việc nhận
dạng người dùng.
▪ Dựa trên cảm biến gắn trên sàn (floor-based gait recognition) [16]: một tập
các cảm biến được cài đặt trên sàn. Khi một người di chuyển trên sàn, các cảm
biến ghi lại các thông số liên quan đến chuyển động của người đó phục vụ cho
việc định danh.
▪ Dựa trên cảm biến được đeo trên người (wearable sensor-based gait
recognition) [17]: các cảm biến chuyển động được gắn trên người chủ thể để
ghi nhận lại các thông số khi chuyển động. Các thông số này sau đó sẽ được
biến đổi để tạo ra đặc trưng gait phục vụ cho mục đính nhận dạng. Rõ ràng, đây
là một phương pháp mang tính khả thi cao trong điều kiện các thiết bị di động
cũng như các thiết bị đeo hầu hết đều được tích hợp các cảm biến chuyển động
(inertial sensor). Các nghiên cứu về việc nhận dạng sử dụng đặc trưng gait dựa
trên hướng tiếp cận này đang được phát triển mạnh mẽ.
Phần kế tiếp trình bày về quy trình nhận dạng dựa trên đặc trưng gait sử dụng dữ liệu
thu được từ các cảm biến chuyển động.
2.1.4 Quy trình định danh bằng đặc trưng gait từ dữ liệu chuyển động
Ý tưởng định danh người dùng sử dụng dữ liệu từ các cảm biến được đeo trên
người đã có từ hơn 30 năm trước. Hướng nghiên cứu này bắt đầu được quan tâm từ đầu
thế kỷ 21 và đặc biệt phát triển mạnh trong những năm gần đây.


21


Chương 2. Cơ sở lý thuyết về định danh người dùng bằng đặc trưng chuyển động

Quy trình tổng quát cho việc nhận biết đặc trưng chuyển động (gait) [3] thể hiện
trong Hình 2.1 gồm các giai đoạn: thiết lập cảm biến và thu thập dữ liệu, tiền xử lý dữ
liệu, phân vùng tín hiệu, xây dựng mẫu chuyển động và thủ tục nhận dạng. Lưu ý rằng
đây là quy trình chung trong việc định danh người dùng sử dụng đặc trưng chuyển động
gait được trình bày ở các Chương 4 và Chương 5. Nội dung trong từ giai đoạn của quy
trình lần lượt được mô tả cụ thể bên dưới.
Thiết lập cảm biến
và thu thập dữ
liệu

Tiền xử lý dữ
liệu

Phân vùng tín
hiệu

Xây dựng mẫu
chuyển động

Thủ tục nhận
dạng

Hình 2.1 Quy trình nhận dạng dựa trên đặc trưng gait từ cảm biển chuyển động [3].

2.1.4.1 Thiết lập cảm biến và thu thập dữ liệu

Dữ liệu chuyển động có thể được thu thập bằng các sử dụng các loại cảm biến
chuyển động khác nhau: (a) cảm biến độc lập và (b) cảm biến được tích hợp trong các
thiết bị thương mại như điện thoại thông minh, các thiết bị đeo thông minh.
Các cảm biến độc lập là các thiết bị phần cứng có thể hoạt động độc lập, không bị
phụ thuộc hoặc tích hợp với các thiết bị khác; sử dụng chủ yếu cho mục đích nghiên cứu
22


×