Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

XÂY DỰNG hệ THỐNG hỗ TRỢ tổ CHỨC THI TRẮC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.51 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----------    -----------

NGÔ VĂN LINH

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ TỔ
CHỨC THI TRẮC NGHIỆM

KHÓA LUẬN CAO HỌC
NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH
MÃ SỐ: 68.48.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THANH HÙNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận cao học Khoa học máy tính “Xây dựng hệ
thống hỗ trợ tổ chức thi trắc nghiệm” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong Khóa luận là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TP.HCM, ngày 26 tháng 10 năm 2017
Học viên



NGÔ VĂN LINH


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BÁNG .............................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................7
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM ..................................10
1.1 - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ....................................................10
1.1.1 - Trắc nghiệm khách quan trong giáo dục......................................10
1.1.2 - Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan ....................................12
1.1.3 - Ưu và nhược điểm của trắc nghiệm khách quan..........................17
1.1.4 - Các tham số đặc trưng cho một câu hỏi và đề trắc nghiệm .........18
1.1.5 - Quy trình thiết kế đề kiểm tra ......................................................39
1.2 - CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT THƯỜNG CỦA CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM ...............................................................................................................44
1.2.1 - Độ lệch giá trị p cao hơn giá trị trung bình ..................................46
1.2.2 - Không có phương án trả lời .........................................................47
1.2.3 - Nhầm đáp án ................................................................................47
1.2.4 - Giá trị p tương quan nghịch giữa các nhóm thi ...........................48
1.3 - MỘT SỐ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG THI TRẮC NGHIỆM ...........50
1.3.1 - Phần mềm Articulate Quizmaker .................................................50
1.3.2 - Phần mềm trắc nghiệm EMP .......................................................51
1.3.3 - Phần mềm AMtp ..........................................................................52


1


1.3.4 - Phần mềm TestPro .......................................................................54
1.3.5 - Phần mềm McMIX ......................................................................55
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG .......................57
2.1 - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG THI TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG
NGHIỆP LONG AN ..............................................................................................57
2.1.1 - Quy trình thi trắc nghiệm hiện tại ở Trường Đại học Kinh tế Công
nghiệp Long An ..................................................................................................57
2.1.2 - Hệ thống thi trắc nghiệm khách quan cải tiến trên máy vi tính ...59
2.2 - MÔ TẢ BÀI TOÁN ...........................................................................62
2.2.1 - Các chức năng chương trình ........................................................62
2.2.2 - Mô hình tổng quan của hệ thống .................................................64
2.2.3 - Thiết kế dữ liệu ............................................................................65
2.2.4 - Sơ đồ luồng dữ liệu ......................................................................78
2.2.5 - Yêu cầu hệ thống .........................................................................81
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ...................................................83
3.1 - KẾT QUẢ CÀI ĐẶT .........................................................................83
3.1.1 - Quản trị thành viên.......................................................................83
3.1.2 - Quản lý thông tin môn học ..........................................................84
3.1.3 - Quản lý ngân hàng câu hỏi ..........................................................85
3.1.4 - Tạo đề thi trắc nghiệm .................................................................87
3.1.5 - Thi trắc nghiệm trực tuyến ...........................................................90
3.1.6 - Thống kê kết quả thi ....................................................................91
3.1.7 - Đánh giá đề thi, câu hỏi thi ..........................................................92
3.2 - KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .............................................................94
3.2.1 - Mục đích của thực nghiệm...........................................................94


2


3.2.2 - Nội dung thực nghiệm .................................................................94
3.2.3 - Phương pháp thực nghiệm ...........................................................94
3.2.4 - Tổ chức thực nghiệm ...................................................................95
3.2.5 - Kết quả thực nghiệm ....................................................................95
3.2.6 - Xử lý số liệu thực nghiệm ............................................................95
3.2.7 - Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................100
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................104
1. Kết quả đạt được ...................................................................................104
2. Hạn chế .................................................................................................104
3. Hướng phát triển ...................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................106
PHỤ LỤC ....................................................................................................108

3


DANH MỤC CÁC BÁNG
Bảng 1-1: Bảng tỉ lệ phần trăm làm đúng ......................................................22
Bảng 1-2: Điểm bài làm và điểm câu trắc nghiệm.........................................23
Bảng 1-3: Kết luận từ độ phân cách ...............................................................24
Bảng 1-4: Bảng thí dụ điểm số của mỗi thí sinh ............................................27
Bảng 1-5: Điểm bài làm của một thí sinh ......................................................28
Bảng 1-6: Tính giá trị pq của câu trắc nghiệm...............................................29
Bảng 1-7: Bảng kết luận từ độ tin cậy ...........................................................30
Bảng 1-8: Mô tả về cấp độ tư duy..................................................................40
Bảng 1-9: Giá trị p của một câu hỏi trắc nghiệm ...........................................46
Bảng 1-10: Giá trị p của một câu hỏi trắc nghiệm kém chất lượng ...............47

Bảng 1-11: Giá trị p của một câu hỏi nhầm đáp án .......................................48
Bảng 1-12: Giá trị p giữa các nhóm thí sinh ..................................................48
Bảng 1-13: Tỉ lệ chọn phương án nhiễu của nhóm cao lớn hơn nhóm thấp ..49
Bảng 3-1: Bảng kết quả thi của thí sinh .........................................................95
Bảng 3-2: Bảng thống kê các câu hỏi cần cập nhật nội dung ........................98
Bảng 3-3: Bảng đánh giá thử nghiệm các tính năng chính của hệ thống ....100
Bảng 3-4: Bảng đánh giá tính năng thử nghiệm trong kiểm tra 60 phút .....102

4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1-1: Sơ đồ quá trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm ...........................11
Hình 1-2: Miền giá trị vật lý thể hiện độ khó của đề thi ................................32
Hình 1-3: Đường cong ứng đáp câu hỏi.........................................................36
Hình 1-4: Giao diện phần mềm Articulate Quizmaker ..................................50
Hình 1-5: Giao diện phần mềm trắc nghiệm EMP ........................................51
Hình 1-6: Giao diện phần mềm trắc nghiệm TestPro ....................................54
Hình 1-7: Giao diện phần mềm trắc nghiệm McMIX ...................................55
Hình 2-1: Hệ thống học trực tuyến tại Trường ..............................................58
Hình 2-2: Sơ đồ sử dụng chức năng với từng người dùng.............................63
Hình 2-3: Mô hình tổng quan của hệ thống ...................................................64
Hình 2-4: Sơ đồ logic dữ liệu quản lý Câu hỏi ..............................................65
Hình 2-5: Sơ đồ logic dữ liệu quản lý đề thi ..................................................66
Hình 3-1: Giao diện trang chủ hệ thống trắc nghiệm ....................................83
Hình 3-2: Giao diện trang Đăng ký thành viên ..............................................84
Hình 3-3: Giao diện quản lý thông tin môn học ............................................84
Hình 3-4: Giao diện quản lý danh sách câu hỏi .............................................85
Hình 3-5: Giao diện thêm câu hỏi từ tệp tin Microsoft Word .......................86
Hình 3-6: Giao diện thông tin cấu hình của một đề thi trắc nghiệm..............88

Hình 3-7: Giao diện hiển thị câu hỏi trong một đề thi ...................................88
Hình 3-8: Giao diện thêm câu hỏi thủ công vào đề thi ..................................89
Hình 3-9: Giao diện thêm câu hỏi tự động vào đề thi ....................................89
Hình 3-10: Một thể hiện của một đề thi trắc nghiệm .....................................90
Hình 3-11: Giao diện chức năng quản lý bài thi của thí sinh ........................91
Hình 3-12: Giao diện hiển thị kết quả thi của thí sinh ...................................91
Hình 3-13: Giao diện cho phép thí sinh xem lại phương án trả lời ...............92
Hình 3-14: Giao diện thống kê đánh giá câu hỏi, đề thi trắc nghiệm ............93
Hình 3-15: Giao diện đưa ra các cảnh báo hỗ trợ cập nhật câu hỏi ...............93
Hình 3-16: Giao diện suy diễn độ khó của đề thi ..........................................99

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hình thức thi trắc nghiệm khách quan được sử dụng ngày càng nhiều hơn
trong các kỳ thi kiểm tra đánh giá kiến thức, hình thức này cho thấy mang lại nhiều
hiệu quả, việc áp dụng hình thức này cho phép kiểm tra được nhiều kiến thức hơn.
Tăng cường tính chính xác, khách quan, công bằng khi đánh giá kiến thức thí sinh
bên cạnh đó tiết kiệm chi phí và thời gian của thí sinh cũng như thời gian tổ chức
hoạt động chấm điểm và kiểm tra hậu chấm điểm. Hình thức trắc nghiệm thích hợp
với: những kỳ thi mang tính đại trà, có số lượng thí sinh tham gia đông. Ngoài ra,
khi có mong muốn sử dụng các bài khảo sát đã cho vào những thời điểm khác nhau,
hoặc cải thiện độ tin cậy điểm số trên các bài chấm giảm sự tác động đến kết quả do
sự chủ quan và thiếu sót của người chấm bài. Do đó, khi có nhiều câu trắc nghiệm
được chọn lựa và sàng lọc kỹ càng qua các lần tổ chức thi ta có thể xây dựng nên
các bộ đề thi đạt chuẩn đề ra, giúp việc đánh giá và phân loại thí sinh trở nên xác
thực và khách quan hơn.
Có thể thấy việc đánh giá chất lượng câu hỏi dựa trên khai thác dữ liệu tổ

chức và đánh giá của các kì thi là một tư vấn tốt giúp người ra đề cải thiện lại các
câu hỏi chưa tốt, qua đó góp phần giảm thiểu các hạn chế của việc đánh giá kiến
thức bằng hình thức trắc nghiệm. Bên cạnh đó, hệ thống trắc nghiệm giúp thống kê
tổng hợp số liệu là tiền đề hỗ trợ cho các nhà quản lý giáo dục nắm bắt phương
hướng và xu thế trong việc tiếp nhận kiến thức của thí sinh, qua đó điều chỉnh
phương pháp, kỹ thuật trong việc dạy và học.
Đối với đánh giá dựa trên phương pháp thực nghiệm mang tính khách quan
cao hơn và phù hợp hơn với trình độ chung thực tế của thí sinh, tiết kiệm nhiều chi
phí và thời gian trong công tác đánh giá. Căn cứ trên các phương án chọn của thí
sinh và các trường hợp bất thường trong bài thi trắc nghiệm để từ đó hỗ trợ người
dùng xem xét nội dung, câu từ trong cách diễn đạt, phương án chọn đúng của câu
hỏi,… cập nhật lại để nâng cao chất lượng câu hỏi trắc nghiệm.

6


Thực tế hiện nay việc xây dựng các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan được
giao cho các nhóm giảng viên phụ trách môn học thực hiện. Các giảng viên xây
dựng bộ đề hầu hết đều theo kinh nghiệm chủ quan của mình, chưa được
trang bị đầy đủ về kiến thức và kỹ năng thiết kế đề thi trắc nghiệm. Các đề
thi do giảng viên soạn thảo được đưa vào ứng dụng trực tiếp, không qua quá
trình thử nghiệm và đánh giá. Chính vì vậy phân bố điểm thi không thể hiện tính
chuẩn, do còn có nhiều câu hỏi kém chất lượng. Như chúng ta biết, hiện nay
chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Vì vậy chưa có một kết
luận chính xác về độ tin cậy, độ giá trị của các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan
cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bộ đề trắc nghiệm.
Đề tài này được sự đồng thuận của Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế
Công nghiệp Long An đồng ý cho học viên tham chiếu về chương trình đào tạo, kết
quả học tập các môn đại cương tin học, khảo sát thí sinh bằng hình thức tổ chức thi
trắc nghiệm trực tuyến. Đây là đề tài rất quan trọng đối với sinh viên và nhà trường

để tạo điều kiện tốt cho các hoạt động giảng dạy và học tập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là xây dựng một hệ thống hỗ trợ một số công tác trong
thi trắc nghiệm trực tuyến. Cụ thể hệ thống sẽ hỗ trợ nhập câu hỏi vào ngân hàng
câu hỏi; hỗ trợ tạo bộ đề thi; hỗ trợ công tác thi trực tuyến; và hỗ trợ đánh giá chất
lượng câu hỏi bằng phương pháp thực nghiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Các kỹ thuật nhập liệu và lưu trữ các dạng câu hỏi phổ biến: câu hỏi một
lựa chọn, câu hỏi nhiều lựa chọn, dạng câu đúng sai
- Các kỹ thuật hỗ trợ tạo bộ đề thi tự động
- Các kỹ thuật tổ chức thi trắc nghiệm trực tuyến
- Các phương pháp đánh giá chất lượng câu hỏi và đề thi trắc nghiệm.

7


Phạm vi nghiên cứu
- Xây dựng chương trình hỗ trợ quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tổ
chức thi trực tuyến và đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm các môn Đại cương
về Tin học ở bậc đại học, áp dụng thực tế tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp
Long An.
- Sử dụng nền tảng .NET mô hình MVC, cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài tập trung vào một số vấn đề sau đây của bài toán xây dựng hệ hỗ trợ
kiểm tra đánh giá kiến thức:
Xây dựng ngân hàng câu hỏi. Đề tài thực hiện tổ chức lưu trữ câu hỏi trắc
nghiệm theo cấu trúc phân cấp (theo lĩnh vực, độ khó, tình trạng, thể loại,…) thuận
lợi cho việc tìm kiếm và quản lý. Cung cấp đầy đủ hình thức (form) nhập liệu cho
từng loại câu hỏi khác nhau. Bên cạnh đó, thông thường giảng viên soạn thảo câu

hỏi trắc nghiệm trên chương trình Microsoft Word quen thuộc trong công tác giảng
dạy, chương trình Microsoft Word hỗ trợ tốt cho việc chèn các đối tượng đồ họa,
đồng thời là nơi lưu trữ ngoại tuyến để giảng viên có thể soạn thảo khi không có
điều kiện về kết nối mạng Internet. Đề tài thực hiện nghiên cứu và cài đặt giải pháp
hỗ trợ việc nhập các câu hỏi trắc nghiệm từ tập tin Microsoft Word và lưu trữ
chúng vào ngân hàng câu hỏi.
Tạo bộ đề thi trắc nghiệm. Các hệ thống hỗ trợ tổ chức thi trắc nghiệm cho
phép lựa chọn theo nhiều tiêu chí ra đề thi trắc nghiệm. Việc giảng viên ra đề thi và
đánh giá đề thi theo từng mức độ (dễ, trung bình, khó) thật sự không đơn giản. Đề
tài thực hiện nghiên cứu và cài đặt giải pháp hỗ trợ đánh giá mức độ của đề thi căn
cứ vào mức độ của câu hỏi trắc nghiệm.
Đánh giá chất lượng câu hỏi. Đề tài nghiên cứu cài đặt một số kỹ thuật
đánh giá chất lượng câu hỏi bằng phương pháp thực nghiệm. Bên cạnh đó, đề tài
còn thực hiện nghiên cứu phân tích về các trường hợp bất thường của câu hỏi trắc

8


nghiệm hỗ trợ giảng viên đánh giá lại nội dung của câu hỏi để điều chỉnh lại thang
đo cho phù hợp.
Được sự đồng thuận của Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Công
nghiệp Long An về việc phát triển hệ thống thi trắc nghiệm lộ trình ban đầu áp dụng
cho các môn tin học cơ bản (được đào tạo ở tất cả các khoa trong trường, số lượng
sinh viên tham gia khá đông tạo điều kiện cho việc đánh giá chất lượng câu hỏi
được tốt hơn).
Phần mềm trắc nghiệm được lãnh đạo khoa Công nghệ thông tin xem xét cho
phép thực hiện thử nghiệm trong các giờ thực hành cho sinh viên khoa Kế toán Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, thi thử trong thời gian 60 phút tại
phòng thực hành của Trường. Sau khi có kết quả đánh giá và cho phép triển khai,
kết quả phần mềm trắc nghiệm Trường yêu cầu tiếp tục hoàn thiện sẽ xem xét đưa
thực hiện bước hai sau đó cho thi giữa kỳ môn Tin học đại cương trong năm học tới.

Trong thời gian tới, tiếp tục khảo sát số lượng mẫu sinh viên nhiều hơn để các chỉ
số đánh giá mang lại hiệu quả cao, phần mềm thi trắc nghiệm được lãnh đạo Trung
tâm Ngoại ngữ - Tin học của Trường xem xét ứng dụng trong kỳ thi sát hạch chuẩn
kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản, các thí sinh vượt qua kỳ thi sát hạch
này sẽ được cấp chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin truyền thông
quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21 tháng 6
năm 2016.

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM
Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu tổng quan về lý thuyết trắc
nghiệm: thế nào là trắc nghiệm khách quan; các hình thức về trắc nghiệm; các
nguyên tắc ràng buộc khi ra đề thi trắc nghiệm,… Trên cơ sở lý thuyết đó, chúng ta
khảo sát và đưa ra một số nhận xét đánh giá cho các phần mềm thi trắc nghiệm trực
tuyến đã có hiện nay tại Việt Nam.
1.1 - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1.1.1 - Trắc nghiệm khách quan trong giáo dục
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng
thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó.
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc nghiệm
viết, kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực của con
người trong nhận thức, hoạt động và cảm xúc. Phương pháp trắc nghiệm khách
quan đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực như y học, tâm lý, giáo dục … ở
nhiều nước.
Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng rất phổ
biến tại nhiều nước trên thế giới trong các kỳ thi để đánh giá năng lực nhận thức của
người học, tại nước ta trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong các kỳ thi tuyển
sinh cao đẳng, đại học và kỳ thi kết thúc học phần tại nhiều trường, hoặc để tuyển

chọn một số người có năng lực nhất vào học một khóa học.
Để ứng dụng trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực nhận thức của người
học một việc vô cùng quan trọng là cần phải xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm có chất
lượng, có thể mô tả qua lưu đồ (Flowchart) sau:

10


Hình 1-1: Sơ đồ quá trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm
Trong đó:
:Dựa vào mục tiêu đào tạo, yêu cầu của học phần để hình thành ý tưởng về
tính cấp thiết và quyết tâm phải sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá.
:Căn cứ vào nội dung học phần, cá nhân hoặc nhóm xây dựng ngân hàng
câu hỏi và bộ đề thi, kiểm tra theo các cấp độ nhận thức.
:Tiến hành kiểm tra, thi với số lượng đủ lớn.
:Căn cứ vào bài làm của người học, thu thập số liệu cho từng câu hỏi từng
đề thi.
: Sử dụng máy tính và các phần mềm: Excel, SPSS, Eview, …. Để phân
tích đánh giá chất lượng từng câu hỏi, từng đề thi theo các tiêu chuẩn như độ khó,
độ phân biệt, độ tin cậy….

11


:Loại bỏ những câu không đạt yêu cầu.
: Đối với những câu, đề đạt yêu cầu, tiến hành hoàn thiện để trở về bước 
tiếp tục kiểm tra, đánh giá.
Qua lưu đồ trên ta thấy, chất lượng bộ đề thi ngày càng được nâng cao thông
qua việc đánh giá dựa trên kết quả bài làm của một tập hợp thí sinh qua các kỳ thi,
chất lượng câu hỏi trắc nghiệm ngày càng được hoàn thiện và đánh giá đúng năng

lực của thí sinh.
1.1.2 - Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Theo chuẩn IMSQTI (IMS Question and Test Interoperability – Các định
dạng để xây dựng và trao đổi thông tin về đánh giá kết quả học tập) các câu hỏi trắc
nghiệm có thể được đặt dưới nhiều hình thức khác nhau. Bất cứ hình thức trắc
nghiệm nào cũng có những ưu khuyết điểm của nó và vấn đề quan trọng đối với
người soạn thảo là biết công dụng của mỗi loại để lựa chọn hình thức câu trắc
nghiệm nào thích hợp nhất cho việc khảo sát khả năng hay kiến thức mà ta định đo
lường. Sau đây là một số hình thức câu trắc nghiệm thông dụng nhất đang được
nhiều người quan tâm sử dụng [1] [2] [3] [4].
a) Trắc nghiệm Đúng – Sai
Loại câu trắc nghiệm này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và
người học phải trả lời bằng cách lựa chọn Đúng (Đ) hay Sai (S).
Đối với câu Đúng, mọi chi tiết của nội dung trong câu trắc nghiệm phải phù
hợp với tri thức khoa học. Còn đối với câu Sai thì chỉ cần một chi tiết không phù
hợp với tri thức khoa học thì toàn bộ câu trắc nghiệm được đánh giá là sai.
Loại câu hỏi này rất thông dụng vì nó có vẻ như dễ sử dụng. Sau đây là
những nhận xét về ưu điểm và hạn chế của hình thức trắc nghiệm này.
- Ưu điểm: Trắc nghiệm Đúng - Sai có vẻ đơn giản vì người soạn không cần
phải tìm thêm ra nhiều phát biểu khác để người học so sánh và lựa chọn, có thể soạn
được nhiều câu trắc nghiệm khảo sát bất kỳ nội dung nào của từng bài học.

12


Hình thức câu trắc nghiệm này gọn gàng, ít tốn giấy. Một trang giấy khổ A4
có thể ghi được 20 câu trắc nghiệm.
- Hạn chế: Xác suất may rủi của từng câu trắc nghiệm Đúng- Sai là 50%.
Sinh viên có cơ may đúng 50% hoàn toàn bằng lối đoán mò.
Câu trắc nghiệm Đúng - Sai được trích ra từ sách giáo khoa có thể khuyến

khích và tưởng thưởng những học sinh học thuộc lòng như vẹt mà chưa hiểu thấu
đáo hay chỉ nhận ra một số câu chữ quen thuộc cũng đủ biết câu nào đúng hay sai.
Những câu trắc nghiệm loại này thường bị tách ra khỏi văn bản và không có
căn bản để so sánh và thẩm định tính đúng - sai tương đối của chúng.
- Một số lưu ý:
Nên sử dụng loại trắc nghiệm này một cách thận trọng. Trong nhiều trường
hợp, ta có thể cải biến những câu Đúng- Sai thành những câu trắc nghiệm nhiều lựa
chọn mà không làm giảm đi tính chính xác của việc đo lường.
Những câu phát biểu cần phải dựa trên những ý niệm căn bản mà tính đúngsai phải chắc chắn, không tùy thuộc vào quan niệm riêng của từng người, từng tác
giả hay dựa trên một giả định đặc biệt hay bất thường nào đó.
Nên lựa chọn những câu phát biểu mà người có khả năng trung bình không
thể nhận ra ngay là đúng hay sai nếu không suy nghĩ, phán đoán.
Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý tưởng duy nhất, tránh những câu
phức tạp, bao gồm nhiều chi tiết.
Không nên chép nguyên văn những câu trích trong sách giáo khoa, vì như
vậy chỉ khuyến khích học thuộc lòng một cách máy móc.
Tránh dùng những từ như "tất cả", "không bao giờ", "không thể nào" vì đây
thường là những câu sai. Tương tự, những từ "thường", "đôi khi", "một số"...
thường được dùng cho câu đúng. Sinh viên có nhiều kinh nghiệm có thể khám phá
ra điều này một cách dễ dàng.

13


b) Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi
Đây là dạng câu trắc nghiệm gồm có 2 cột, cột bên trái là danh sách các câu
hỏi khái niệm, cột bên phải là danh sách các phương án lựa chọn cho câu hỏi bên
trái. Người làm bài phải chọn trong cùng một tập hợp các lựa chọn câu nào hay từ
nào phù hợp nhất với mỗi câu trắc nghiệm đã cho.
- Ưu điểm:

+ Thích hợp sử dụng nhất cho đo lường tri thức mang tính sự kiện và tính
tương quan giữa các sự kiện
+ Hiệu suất trắc nghiệm khá cao, diện kiến thức phủ khắp tương đối rộng
trong thời gian trắc nghiệm
+ Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các
mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận
biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.
- Nhược điểm
+ Vẫn tồn tại những nhân tố đoán mò
+ Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các
khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đo
mức trí năng cao đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài ra nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn
nhiều thời gian cho thí sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
Hai lỗi thông thường trong việc soạn các câu trắc nghiệm loại này là:
- Đặt số lựa chọn ở cột bên phải bằng số lựa chọn ở cột bên trái. Nếu số câu
ở hai cột bằng nhau, người học sau khi biết được hầu hết các câu có thể đoán đúng
được một, hai câu còn lại. Vì vậy, ta nên dành số lựa chọn ở cột bên phải nhiều hơn
ở cột bên trái.

14


- Câu hỏi cũng như cột lựa chọn quá dài, người học mất nhiều thì giờ để
chọn câu tương ứng trong số các lựa chọn đã cho, trong đó có nhiều câu thừa và
không thích hợp.
c) Trắc nghiệm điền khuyết
Các câu điền khuyết có thể là các câu hỏi với những giải đáp ngắn hay là các
câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống mà sinh viên phải điền vào một từ hay
một nhóm từ. Tuy nhiên, dù ở dạng nào, chúng cũng thiếu hai lợi điểm quan trọng
của trắc nghiệm khách quan là cách chấm điểm không dễ dàng và điểm số không

mang tính khách quan.
Chúng ta có thể sử dụng loại câu điền khuyết trong một bài trắc nghiệm
khách quan thuộc các trường hợp:
- Các câu trả lời rất ngắn và tiêu chuẩn đúng- sai rõ ràng
- Khi không tìm ra được mồi nhử tối thiểu cần thiết cho loại câu nhiều lựa
chọn, thay vì cố tìm thêm những mồi nhử vô nghĩa cho đủ số, ta có thể dùng loại
câu điền khuyết.
d) Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu nhiều lựa chọn là loại câu hỏi trắc nghiệm gồm một phát biểu căn bản
gọi là câu dẫn (phần gốc) đi kèm với nhiều câu trả lời cho sẵn gọi là câu chọn (phần
lựa chọn). Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (câu chưa hoàn tất). Phần
lựa chọn thường gồm 4 hay 5 câu trả lời hay câu bổ túc cho sinh viên lựa chọn,
Phần này có một câu đúng hoặc đúng nhất, phần còn lại là những "mồi nhử". So với
các câu hỏi trắc nghiệm đã được đề cập đến ở trên, câu hỏi nhiều lựa chọn ngoài
một vài điểm yếu như khó tìm mồi nhử hay khó đo được những trình độ ở mức độ
tinh vi, còn có các điểm mạnh sau đây:
+ Do có nhiều phương án lựa chọn và phải chọn phương án đúng nhất, người
học phải so sánh, suy luận và cân nhắc trước khi chọn nên có thể sử dụng loại câu
hỏi này để đánh giá nhiều loại mục tiêu dạy học ở nhiều trình độ nhận thức khác
nhau.
15


+ Do tính chất nhiều phương án nên yếu tố may rủi giảm, vì vậy độ giá trị và
độ tin cậy cao hơn.
+ Có thể áp dụng các kỹ thuật phân tích câu hỏi để đánh giá và hiệu chỉnh
các câu hỏi để sử dụng lại các câu hỏi tốt.
- Quy tắc soạn thảo: khi soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn,
cần chú ý các quy tắc sau đây:
+ Sự thỏa đáng về nội dung: Câu hỏi chỉ hỏi về một vấn đề và hỏi đúng vấn

đề cần hỏi; Phù hợp với trình độ của người học; Đủ thời gian trả lời câu hỏi; Độ khó
của câu hỏi ở khoảng vừa phải.
+ Sự trong sáng về hình thức: Câu văn đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn; Lời văn
trong sáng, dễ hiểu; Từ ngữ chọn lọc, chính xác.
+ Sự kín đáo: Câu hỏi không có manh mối để người học có thể đoán câu
đúng; Câu nhiễu hay mồi nhử phải thật sự gây nhiễu; Lựa chọn đúng nên sắp ngẫu
nhiên trong toàn bài.
+ Sự thận trọng và chính xác: Lựa chọn đúng phải hoàn toàn đúng; Không có
hai lựa chọn đúng giống nhau; Kiểm tra nhiều lần cả về nội dung và hình thức các
câu hỏi.
+ Số lượng các câu chọn vừa phải: Các câu chọn nếu quá ít thì xác suất may
mắn sẽ cao; Các câu chọn nếu quá nhiều sẽ khó biên soạn và độ nhiễu cao, không
cần thiết.
- Quy trình soạn thảo:
Những câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn thường được biên soạn theo những
trình tự và nguyên tắc sau:
+ Lựa chọn những ý tưởng quan trọng và viết ra những ý tưởng ấy một cách
rõ ràng để làm căn cứ cho việc soạn thảo các câu trắc nghiệm. Ta chọn những ý
tưởng quan trọng làm căn bản cho việc soạn thảo vì các ý tưởng này chính là nền
tảng cho việc giảng dạy các môn học.
16


- Chọn các ý tưởng và viết các câu trắc nghiệm sao cho có thể phân biệt tối
đa sinh viên giỏi và sinh viên yếu kém. Mỗi câu trắc nghiệm phải được soạn thảo
sao cho có độ phân cách tốt, nghĩa là đa số sinh viên giỏi sẽ trả lời đúng, đa số sinh
viên kém sẽ trả lời sai câu hỏi ấy.
- Khi bắt đầu viết câu trắc nghiệm, ta bắt đầu viết câu dẫn (phần gốc) của
câu trước, dưới dạng một câu hỏi hay một câu bỏ lửng. Tiếp theo, ta soạn ngay câu
trả lời được dự định cho là đúng vì đây là câu quan trọng nhất. Ta sắp xếp các câu

đúng theo lối ngẫu nhiên từ một đến bốn nếu câu có bốn lựa chọn.
- Phần gốc của câu trắc nghiệm cần phải đặt vấn đề một cách ngắn gọn, sáng
sủa và phải hàm chứa vấn đề mà ta muốn hỏi.
1.1.3 - Ưu và nhược điểm của trắc nghiệm khách quan
a) Ưu điểm
- Thí sinh dành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời đúng
nhất trong số những câu trả lời gợi ý.
- Số lượng câu hỏi nhiều, bao quát được kiến thức của chương trình, thí sinh
trả lời ngắn gọn.
- Người soạn có điều kiện tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình
thông qua việc đặt câu hỏi.
- Người chấm ít tốn công và kết quả chấm là khách quan vì không bị ảnh
hưởng tâm lý khi chấm.
b) Nhược điểm
- Chất lượng của bài trắc nghiệm được xác định phần lớn dựa vào kỹ năng
của người soạn thảo.
- Người ra đề tốn nhiều công sức và thời gian.
- Cho phép và đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán của thí sinh.

17


1.1.4 - Các tham số đặc trưng cho một câu hỏi và đề trắc nghiệm
Trong đo lường giáo dục, hai hệ lý thuyết đánh giá cơ bản dưới đây đang
được sử dụng:
+ Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển (Classical Test Theory)
+ Lý thuyết trắc nghiệm hiện đại (Modern Test Theory)
Mục đích của việc phân tích câu hoặc đề trắc nghiệm là nhằm:
+ Biết được mức độ khó dễ của từng câu/đề.
+ Chọn được các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được sinh viên

giỏi với sinh viên kém
+ Biết được lý do tại sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong
muốn và cần phải sửa đổi như thế nào để có được câu/đề trắc nghiệm tốt hơn.
Để phân tích một câu/đề trắc nghiệm ta sẽ dựa trên các phương diện sau:
+ Độ khó
+ Độ phân cách
+ Độ tin cậy (mức độ chính xác của phép đo)
+ Độ giá trị (mức độ đạt mục tiêu của phép đo: đo được cái cần đo)
a) Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển (Classical Test Theory – CTT)
Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển được bắt đầu xây dựng từ đầu thế kỷ 20 và
hoàn thiện dần cho đến thập niên 1970. [5] [6] [2] [3] [7] [8] [9]
Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm (Difficulty Index)
Khi thực hiện một bài trắc nghiệm, ta thường thấy rằng bài trắc nghiệm đó dễ
dàng thực hiện khi ta biết giải đáp hầu hết các câu hỏi, ngược lại bài trắc nghiệm đó
khó nếu ta không biết giải đáp cho phần lớn các câu hỏi. Nhưng chắc chắn ta sẽ
thấy khó có thể giải thích được tại sao một số câu hỏi lại khó hơn một số câu hỏi

18


khác. Các nhà đo lường giáo dục và tâm lý cũng gặp phải vấn đề khó khăn như vậy
trong việc giải thích và định nghĩa tính chất khó hay dễ của các câu trắc nghiệm căn
cứ vào đặc tính nội tại của chúng. Vì vậy, họ áp dụng lối định nghĩa độ khó của câu
trắc nghiệm căn cứ vào số người trả lời đúng câu trắc nghiệm. Nếu tất cả mọi người
đều lựa chọn câu giải đáp đúng, câu trắc nghiệm ấy được xem như là dễ. Nếu chỉ có
một người trong rất nhiều người trả lời đúng câu trắc nghiệm thì câu trắc nghiệm ấy
chắc chắn là quá khó.
Độ khó của câu trắc nghiệm được tính theo công thức:
𝑃𝑖 =


𝑛𝑖
𝑁

Trong đó, Pi là độ khó của câu trắc nghiệm thứ i
ni là số người trả lời đúng câu thứ i
N là tổng số người làm bài trắc nghiệm
Thí dụ: Một bài trắc nghiệm có 100.000 thí sinh làm bài, câu trắc nghiệm thứ
nhất có 75.000 thí sinh làm đúng thì độ khó của câu trắc nghiệm đó là:
75000/100000 = 0.75
Như vậy, độ khó 𝑃𝑖 ∈ [0,1], từ đó cho thấy nếu Pi càng tiến về giá trị 0 thì
câu hỏi trắc nghiệm i này rất khó, và ngược lại.
Như vậy, nếu hai câu hỏi có độ khó giống nhau (p = 0.5 chẳng hạn), ta kết
luận hai câu hỏi này có mức độ khó như nhau thì chưa chuẩn xác, ta cần xét đến
thuộc tính loại của câu trắc nghiệm. Mỗi loại câu hỏi trắc nghiệm (đa lựa chọn, điền
khuyết, ghép đôi,…) có độ khó riêng, thí sinh chọn đáp án trả lời cũng có độ may
rủi. Như vậy để đưa ra mức độ (khó, trung bình, dễ) của câu hỏi thì cần so sánh độ
khó của câu hỏi với độ khó trung bình của loại câu hỏi:
𝑃𝑡𝑏 =

100% + 𝑡
2

Trong đó: Ptb là độ khó trung bình của loại câu hỏi

19


t là tỉ lệ phần trăm may rủi của loại câu hỏi
Mỗi loại câu trắc nghiệm có tỉ lệ phần trăm may rủi khác nhau: Đối với câu
trắc nghiệm đúng/sai tỉ lệ may rủi là 50%, câu có 4 lựa chọn tỉ lệ may rủi là 25%,

câu có 5 lựa chọn tỉ lệ may rủi là 20%.
Sau khi biết được câu trắc nghiệm là dễ hay khó so với trình độ của sinh
viên, căn cứ vào mục tiêu của bài trắc nghiệm mà chọn câu trắc nghiệm cho phù
hợp:
+ Nếu mục tiêu của bài trắc nghiệm là nhằm chọn những sinh viên có năng
khiếu xuất sắc thì người soạn trắc nghiệm có thể lựa chọn các câu khó hoặc rất khó,
mà độ khó thì được tính từ cuộc khảo sát một lớp sinh viên có cùng trình độ trước
đó.
+ Khi cần khảo sát năng lực của sinh viên ở một cuộc thi cử thông thường thì
nên chọn các câu có độ khó vừa phải, hoặc có sự phân phối các câu có độ khó khác
nhau như sau: Hoặc toàn bộ các câu đều có độ khó xấp xỉ độ khó vừa phải; hoặc đa
số các câu có độ khó vừa phải, còn từ khó đến rất khó hay câu dễ thì ít.
Độ phân cách của câu trắc nghiệm (Discrimination Index)
Kết quả thực hiện câu trắc nghiệm phải cho phép phân biệt được sinh viên
giỏi với sinh viên kém, nghĩa là phải làm sao cho một câu trắc nghiệm có khả năng
phân cách cao.
Độ phân cách của một câu trắc nghiệm là một chỉ số giúp phân biệt được
sinh viên giỏi với sinh viên kém. Vì vậy, một bài trắc nghiệm gồm toàn những câu
trắc nghiệm có độ phân cách tốt sẽ là một công cụ đo lường có tính tin cậy cao
 Phương pháp tính độ phân cách theo lối thủ công
+ Sắp xếp các bài làm của sinh viên (đã chấm, cộng điểm) theo thứ tự tổng
điểm từ cao đến thấp.

20


+ Căn cứ trên tổng số bài trắc nghiệm, lấy 27% của tổng số bài làm có điểm
số từ bài cao nhất trở xuống xếp vào nhóm CAO và 27% tổng số bài làm có điểm số
từ bài thấp nhất trở lên xếp vào nhóm THẤP.
+ Tính tỉ lệ phần trăm sinh viên làm đúng câu trắc nghiệm riêng cho từng

nhóm bằng cách đếm số người làm đúng cho mỗi nhóm và chia cho số người của
nhóm.
+ Tính độ phân cách theo công thức:
𝐷𝑖 = 𝑃𝐶𝑖 − 𝑃𝑡𝑖
Trong đó, Di là độ phân cách của câu trắc nghiệm thứ i
Pci là độ khó của câu trắc nghiệm thứ i đối với nhóm CAO
Pti là độ khó của câu trắc nghiệm thứ i đối với nhóm THẤP
Thí dụ: Bài trắc nghiệm môn Cầu lông có 28 câu do các bạn sinh viên năm
thứ III Khoa Giáo dục thể chất, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh năm học 2003 –
2004 soạn, được đem khảo sát ở một lớp sinh viên Giáo dục thể chất ở một địa
phương khác, thu được kết quả sau:
 Số bài trắc nghiệm thu được: 42 bài
 Điểm cao nhất: 22
 Điểm thấp nhất: 08
Tính số người trong mỗi nhóm là 42 * 27% = 11. Nhóm CAO được chọn từ
bài có điểm là 22 trở xuống cho đến khi đủ 11 bài. Nhóm Thấp được chọn từ bài có
điểm thấp nhất là 08 điểm trở lên cho đến khi đủ 11 bài.
Tiếp theo lập bảng tỉ lệ % làm đúng cho các câu 1, 13, 17, 27, 28 của nhóm
cao và nhóm thấp.

21


Bảng 1-1: Bảng tỉ lệ phần trăm làm đúng
Câu
1

Nhóm cao

Độ phân cách D


Nhóm thấp

10 người

7 người

D = 90.9% - 63.6%

(90.9%)

(63.6%)

= 27.3%
= 0.27

13

5 người

5 người

(45.4%)

(45.4%)

D = 45.4% - 45.4%
= 0%
= 0.00


17

3 người

4 người

(27.2%)

(36.3%)

D = 27.2% - 36.3%
= -9.1%
= -0.09

27

11 người

9 người

(100%)

(81.8%)

D = 100% - 81.8%
= 18.2%
= 0.18

28


5 người

2 người

(45.4%)

(18.1%)

D = 45.4% - 18.1%
= 27.3%
= 0.27

 Phương pháp tính theo tương quan điểm nhị phân (Point Biserial
Correlation)
Tính độ phân cách câu trắc nghiệm theo công thức tương quan điểm nhị
phân:
𝐷=

𝑁 ∑ 𝑋𝑌 − ∑ 𝑋 ∑ 𝑌
√[𝑁 ∑ 𝑋 2 − (∑ 𝑋 )2 ][𝑁 ∑ 𝑌 2 − (∑ 𝑌)2 ]

Trong đó, D là độ phân cách của câu trắc nghiệm
N là số bài làm (số thí sinh dự thi)
X là điểm số câu trắc nghiệm của mỗi thí sinh (X = 0 hoặc X = 1)
Y là tổng điểm bài làm của mỗi thí sinh

22


Thí dụ: Ta có tổng điểm (Y) và điểm số (X) về một câu trắc nghiệm của 16

thí sinh trong bảng tính sau đây
Bảng 1-2: Điểm bài làm và điểm câu trắc nghiệm
Thí sinh

Tổng điểm (Y)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Tổng

101
102
95
120
113
91

117
105
117
105
118
100
98
122
97
111
1712

Điểm (X)
0
0
0
0
0
0
0
0
1
1
1
1
1
1
1
1
8


X2
0
0
0
0
0
0
0
0
1
1
1
1
1
1
1
1
8

Y2
10201
12544
9025
14400
12769
8281
13689
11025
13689

11025
13924
10000
9604
14884
9409
12321
184630

XY
0
0
0
0
0
0
0
0
117
105
118
100
98
122
97
111
868

Với các dữ kiện trong bảng trên, ta có công thức tương quan điểm nhị phân:
𝐷=


=

𝑁 ∑ 𝑋𝑌 − ∑ 𝑋 ∑ 𝑌
√[𝑁 ∑ 𝑋 2 − (∑ 𝑋 )2 ][𝑁 ∑ 𝑌 2 − (∑ 𝑌)2 ]
16 ∗ 868 − 8 ∗ 1712

√[16 ∗ 8 − 82 ][16 ∗ 184630 − 17122 ]
= 𝟎. 𝟏𝟔

Theo công thức tính độ phân cách của câu trắc nghiệm thì độ phân cách của
một câu trắc nghiệm nằm trong giới hạn từ -1.00 đến +1.00. Để có thể đưa ra kết
luận sau khi tính được độ phân cách của một câu trắc nghiệm, ta căn cứ vào quy
định sau:

23


×