Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

nghiên cứu khoa học tìm hiểu truyện cổ Andecxen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.58 KB, 36 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM..................................6
1.1. Khái quát về tác giả....................................................................................6
1.2. Khái quát về tác phẩm................................................................................7
CHƯƠNG 2 NHỮNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CỔ
ANDERSEN......................................................................................................8
2.1. Cảm thông, thương yêu những con người bất hạnh...................................8
2.2. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, khả năng đấu tranh kiên trì của con người...11
2.3. Đề cao đạo đức của con người,phê phán sự bất công trong xã hội..........14
CHƯƠNG 3 NHỮNG GIÁ TRỊ VỀ NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN CỔ
ANDERXEN...................................................................................................20
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Truyện cổ Anderxen thông qua cốt truyện
ở thần thoại, cổ tích.........................................................................................20
3.1.1. Thể hiện ở hành động nhân vật.............................................................20
3.1.2. Thể hiện qua ngôn ngữ..........................................................................22
3.2. Ngôi kể chuyện.........................................................................................23
3.2.1. Kể chuyện ở ngôi thứ ba.......................................................................23
3.2.2. Kể chuyện ở ngôi thứ nhất....................................................................25
3.2.3. Kể chuyện ở ngôi thứ ba kết hợp với ngôi thứ nhất..............................26
3.3. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật Truyện cổ Anderxen......26
3.3.1. Không gian nghệ thuật Truyện cổ Anderxen.........................................26
3.3.2. Thời gian nghệ thuật Truyện cổ Anderxen............................................30
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................33





PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XIX văn học Phương Tây phát triển rực rỡ với nhiều khuynh
hướng, trào lưu và tác giả nổi tiếng. Nhìn chung, văn học nước ngoài đều có
những điểm chung và sắc thái riêng do hoàn cảnh xã hội, hệ tư tưởng và
truyền thống văn hóa của mỗi nước quy định. Có thể điểm qua một số tên tuổi
lớn như: V. Huygo, Balzac, Dickinx… và trong số những tên thông tuổi ấy
không thể không kể tới Hans Christain Anderxen.
Anderxen là một nhà văn kì diệu. Với trí tưởng tượng phong phú, tài
năng thiên bẩm, tâm hồn nhạy cảm và thánh thiện, ông đã niệm thần chú lên
ngòi bút nhiệm màu của mình đánh thức đứa trẻ thơ muôn thuở, luôn tồn tại
và yên ngủ trong lòng mỗi con người, đưa chúng ta đến với cuộc sống kì diệu
và đẹp đẽ với những ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng và thánh thiện nhất.
Anderxen đã thử sức ở rất nhiều lĩnh vực nhưng đạt đến đỉnh cao hơn cả là
hơn 160 truyện cổ bắt đầu viết từ năm 1835. Và chính những truyện thần tiên
đó đã làm cho ông trở thành bất tử. Bản thân K.Pauxtopxki đã từng gắn bó
với những câu chuyện cổ của Anderxen suốt thời thơ ấu và cho đến khi
trưởng thành vẫn luôn mang bên mình thế giới cổ tích ấy, đọc và nâng niu nó
như một thứ Kinh thánh của riêng mình. Tuổi thơ đắm chìm trong một thế
giới cổ tích lung linh, rực rỡ, huy hoàng, đầy biến ảo của Anderxen với những
dãy núi phủ đầy tuyết trắng xứ Anpơ, những tảng băng lóng lánh, những bông
tuyết trắng muốt một màu thanh sạch phủ lên đất đai cây cỏ; một thế giới
diễm ảo với màu xanh ngát của bầu trời Bantich, với lòng biển khơi sâu thẳm,
những đỉnh đồi nở đầy hoa thạch thảo, những đóa oải hương thơm ngát một
mùi hương dịu dàng, những hồ nước trong veo từng đàn thiên nga trắng muốt
bơi lội cạnh những ngôi nhà xinh xinh, cổ kính, những cánh đồng lúa mì vàng
rộm trải rộng đến cả chân trời, những gác chuông nhà thờ, những khu vườn

sum sê cây cối, những cánh rừng, những con đường mòn… Tất cả thế giới
1


thiên nhiên diễm tuyệt ấy, đã in sâu vào tâm trí suốt thời thơ ấu. Nhà văn Nga
đã từng say mê với những câu chuyện về Nàng tiên cá, cuốn mình theo những
cuộc phiêu lưu của chú lính chì dũng cảm, mải mê dõi theo bước chân của cô
bé Giecđa trong hành trình tìm bạn; và cũng đã từng rơi nước mắt khóc
thương cho số phận bất hạnh của em bé bán diêm… Mỗi lần đọc truyện cổ
Anderxen tưởng như thấy lại bóng dáng thời thơ ấu của mình trong đó. Tâm
hồn được bồi đắp không chỉ bởi sự lung linh, đẹp đẽ của thế giới cổ tích diệu
huyền mà còn bởi những triết lí nhân sinh đậm chất nhân văn sâu sắc. Mang
trong mình niềm say mê và một tình yêu trầm lắng với những câu chuyện
Anderxen, chính ông đã truyền một niềm tin bất diệt “Dù ai có nói với bạn
điều gì đi nữa thì xin bạn hãy cứ tin rằng cuộc sống này là kì diệu và đẹp đẽ”
(Pauxtopxki).
Đọc truyện của Anderxen người đọc thấy có sự khác biệt rất nhiều so
với truyện cổ của hai anh em nhà Grimm. Nếu như Grimm chỉ chủ yếu thu
thập và biên tập lại những truyện cổ trong dân gian, thì phần sáng tác của
Anderxen là rất lớn, thậm chí có những truyện là do ông hoàn toàn sáng tác
bởi vậy truyện của Anderxen mang đậm tính chất văn học, mang dấu ấn cá
nhân. Truyện của Anderxen có nhiều sắc thái đa dạng phong phú, mà thực ra
nét thi vị là một đặc trưng lớn của văn phong của Anderxen. Ông là một nhà
văn luôn đứng về phía nhân dân lao động, thành công xuất sắc về truyện viết
cho trẻ em. Thành công của ông khẳng định con đường sang tác cho trẻ em.
Đó là sử dụng bút pháp vừa lãng mạn vừa hiện thực để phản ánh cuộc sống
với tinh thần nhân đạo cao cả. Chính vì thế mà truyện của ông tuy viết ở thế
kỉ trước mà đến nay ai đã nghe kể hoặc đọc qua một lần cũng thấy rằng những
nhân vật ấy sống mãi trong tâm trí mình không thể nào quên được.Truyện cổ
Anderxen chinh phục được đông đảo bạn đọc qua nhiều thế hệ bằng những

hình ảnh lung linh, huy hoàng, huyền ảo của một thế giới cổ tích thần tiên hay
nội dung mang những triết lí sâu sắc, thâm trầm và nghệ thuật độc đáo. Khám
phá đặc sắc nội dung và nghệ thuật Truyện cổ Anderxen để thêm một lần nữa
2


tôi khẳng định tài năng của con người xứ Odense này. Cũng như thể hiện tình
yêu mến, khâm phục nhà văn. Và những câu chuyện màu nhiệm, triết lý giúp
cho đời sống con người thêm tươi đẹp, nhẹ nhàng hơn qua những giá trị nội
dung và nghệ thuật đầy đặc sắc, ý nghĩa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyện cổ Anderxen được nghiên cứu ở một số đề tài. Cuộc đời và thân
thế của Anderxen mới được nhắc đến trong một số sách viết về cuộc đời ông
dưới dạng truyện kể như cuốn Hans Christain Anderxen - truyện kể về danh
nhân thế giới, 2005 của Song Mai (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin). Tên
tuổi của Anderxen xuất hiện khá khiêm tốn, bằng chứng là các giáo trình lớn
không đề cập đến ông như rất nhiều nhà văn phương Tây khác. Phải tìm hiểu
kĩ, tôi mới tìm được những trang viết về tiểu sử Anderxen cùng một số điểm
nội dung, nghệ thuật của ông do Lê Nguyên Cẩn viết và Lưu Đức Trung chủ
biên trong cuốn Tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường; bài
Bà Chúa Tuyết trong cuốn Văn học - Giáo trình dùng trong các trường Sư
phạm đào tạo giáo viên tiểu học năm 1995 do Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn
Đình Chú, Văn Thanh cùng một số tác giả khác viết, Nhà xuất bản Giáo
dục.Phần lớn cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và giá trị tác phẩm của ông được
đề cập nhiều trên các bài báo và tạp chí, đặc biệt là Tạp chí Văn học kể từ
năm 1955 khi lần đầu tiên báo Văn nghệ in bài Truyện Anderxen của Nguyễn
Tuân. Những năm sau này, tên tuổi Anderxen xuất hiện nhiều hơn trên các tạp
chí hơn.
Tác giả Nguyễn Trường Lịch trên Tạp chí Văn học số 1, năm 1996 đã
có bài viết Nguồn gốc văn hóa xã hội và sức mạnh tài năng của Anderxen. Bài

viết đi sâu vào tìm hiểu cội nguồn, nơi sản sỉnh ra sức mạnh tài năng, sức
sáng tạo kì diệu của Anderxen. Cội nguồn sức mạnh đó chính là mạch nguồn
văn hóa dân gian quê hương Odense - mảnh đất giàu huyền thoại với rất nhiều
lễ hội. Đó là truyền thống gia đình, là kiến thức văn hóa xã hội, là những nếm
trải trong cuộc sống và những chuyến đi đây đó của ông qua nhiều vùng đất.
3


Từ hoàn cảnh xuất thân trong nghèo khổ của mình, Anderxen đã có được một
cái nhìn cảm thông, một trái tim biết sẻ chia và tha thiết yêu thương đối với
những mảnh đời bất hạnh để rồi kể lại trực tiếp bằng nước mắt, bằng tiếng
cười châm biếm hài hước cho nhiều người nghe, cho nhân loại đồng cảm.
Cuối cùng, tác giả bài viết đã khẳng định về Anderxen. Thiên tài Anderxen
chính là thiên tài của nhân dân, của đất nước Đan Mạch, của ngôn ngữ Đan
Mạch không tách rời sức lao động sáng tạo của con người kì diệu ấy.
Như vậy, có thể thấy từ trước đến nay, các bài viết, các bài nghiên cứu
về Anderxen chủ yếu xuất hiện trên các Tạp chí Văn học. Song cũng cần phải
thấy rằng việc nghiên cứu Anderxen ngày càng được quan tâm nhiều hơn với
rất nhiều bài viết nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở tiếp thu những bài viết,
những đề tài nghiên cứu của những người đi trước. Một lần nữa tôi lựa chọn
đề tài những nét đặc sắc về giá trị nội dung và giá nghệ thuật của Truyện cổ
Anderxen để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tôi mong muốn sẽ chỉ ra được những nét đặc sắc
về nội dung và nghệ thuật trong truyện cổ của Anderxen. Qua đó, hi vọng
giúp người đọc có thể hiểu biết về nội dung và nghệ thuật trong truyện cổ của
Anderxen một cách rõ ràng và hiểu được truyện một cách ý nghĩa hơn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những nét đặc sắc về giá trị nội dung cũng như giá trị

nghệ thuật trong Truyện cổ của Anderxen.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Truyện cổ Anderxen là truyện được yêu thích trên toàn thế giới trong
đó có Việt Nam. Bạn đọc Việt Nam biết đến truyện của Anderxen từ rất sớm,
đã có rất nhiều bản dịch chân thực và giữ lại được những nét đặc sắc của
truyện. Nhưng tôi lựa chọn bản dịch: Truyện cổ Anderxen (2004) - Nguyễn
Minh Toàn dịch, NXB Văn hóa - Thông tin để tìm hiểu và nghiên cứu. Đây là
4


bản dịch được sử dụng nhiều trong nhà trường và cũng dịch thành công, đầy
đủ nhất những câu chuyện cổ của Anderxen. Phạm vi nội dung đề tài là đặc
sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Truyện cổ Anderxen.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ chỉ ra, phân tích, tổng hợp, so sánh, và rồi đối chiếu
để từ đó chỉ ra những nét đặc sắc về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ
thuật của truyện cổ của Anderxen. Từ đó, có thể thấy rõ được những thành
công của Anderxen cả về cả giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật,để
người đọc thì có thêm hiểu biết sâu sắc về truyện cổ của Anderxen.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp khảo sát, thống kê tài liệu
Dựa vào những khảo sát cụ thể để chứng minh cho nhận định, đánh giá
đề tài. Từ đó thống kê những chi tiết làm sáng tỏ các giá trị nội dung, giá trị
nghệ thuật đặc sắc trong truyện cổ.
6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa trên kết quả khảo sát thống kê từ đó tiến hành phân tích tổng hợp
để đi đến những nhận định khái quát cụ thể và dễ hiểu dễ nhận thấy nhất.
6.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Từ những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật trong sáng tác của
Andersen. Sau đó tôi sẽ so sánh, đối chiếu với các tác phẩm văn học khác trên

thế giới để tìm ra những giá trị nội dung đặc sắc,giá trị nghệ thuật riêng trong
Truyện cổ của Anderxen với một số tác phẩm nổi tiếng trên thế giới.

5


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1. Khái quát về tác giả
Nói đến các nhà văn nổi tiếng trên thế giới không thể không nhắc tới
nhà văn Đan Mạch thiên tài Hans Christain Anderxen. Anderxen sinh ra
ở Odense, Đan Mạch vào ngày 2 tháng 4 năm 1805. Cha của ông là một thợ
đóng giày và mẹ ông là một người chăm chỉ làm lụng để nuôi gia đình của
mình, mẹ là thợ giặt. Anderxen đã biểu lộ trí thông minh và óc tưởng tượng
tuyệt vời của mình khi còn là một cậu bé, tính cách đó được nuôi dưỡng bởi
sự nuông chiều của cha mẹ và sự mê tín của mẹ ông. Ông thường tự làm cho
mình các món đồ chơi, may áo cho các con rối và đọc tất cả các vở kịch.
Trong suốt thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối với văn học.
Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống. Ông làm thợ học
dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá.Năm 14 tuổi,
Anderxen chuyển tới Copenhagen tìm việc làm diễn viên trong các nhà hát.
Sự nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng,một người bạn đã
khuyên ông làm thơ. Từ đó, Anderxen chuyển hẳn sang viết văn. May mắn
ông đã vô tình gặp được vua Frederik VI của Đan Mạch. Nhà vua rất thích
cậu bé kỳ lạ này và đã gửi ông vào một trường học La tinh ở Slagelse. Trước
khi được nhận vào trường học, Anderxen đã thành công trong việc xuất bản
câu chuyện đầu tiên của ông - The Ghost at Palnatoke's Grave (Bóng ma ở
ngôi mộ Palnatoke) vào năm 1822. Mặc dù là một học sinh chậm tiến (có lẽ là
không học được) và không thích thú với việc học, Anderxen học ở cả Slagelse
và ở một trường ở Helsingor cho tới năm 1827. Anderxen sau này đã tả những

năm tại Slagelse và Helsingor là những năm đen tối nhất trong cuộc đời vì bị
hành hạ khi sống trọ tại nhà người thầy và vì ở cùng các bạn cùng lớp lớn tuổi
hơn.

6


1.2. Khái quát về tác phẩm
Năm 1835, Anderxen bước vào thời kì sáng tác thành đạt, tác phẩm
khiến cho Anderxen nổi tiếng khắp thế giới là “Truyện kể cho trẻ em” bao
gồm trên 150 truyện (gồm 3 tập viết 1835 - 1837).
Ngoài ra ông còn có một số tác phẩm khác như:
- Angonet và thủy thần (1834)
- Người ngẫu hứng (1835)
- Người kéo chuông tầm thường (1837)
- Cái bóng (1847)
- Bà mẹ (1848)
- Chuyện đời tôi (Tiểu thuyết tự sự 1846- 1850)
- Hai bà bá tước (1849)
Truyện của ông không chỉ được độc giả trên cả thế giới biết đến mà cho
đến tận bây giớ nó vẫn còn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu
sắc cho dù rất nhiều thế hệ đã đi qua.

7


CHƯƠNG 2
NHỮNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CỔ ANDERSEN
2.1. Cảm thông, thương yêu những con người bất hạnh
Đọc truyện của Anderxen ta thấy một điều rất đặc biệt. Đó là lòng cảm

thông, yêu thương và sẻ chia của tác giả với những em bé mồ côi bất hạnh.
Câu chuyện Em bé bán diêm là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của
nhà văn Anderxen. Truyện kể về số phận bi thương, nỗi bất hạnh và những
ước mơ của cô bé bán diêm. Em sống với bố trong một căn gác tồi tàn sát mái
nhà, mẹ và bà những người yêu thương em đều đã qua đời. Ngôi nhà xinh xắn
có dây thường xuân bao quanh chỉ còn là kỉ niệm đẹp, em chuyển đến ở một
nơi tối tăm luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.Em phải đi bán
diêm để tự kiếm sống. Đêm giao thừa trong cái lạnh thấu xương, cô bé đầu
trần đi chân đất, dò dẫm trong đêm tối. Em không thể về nhà vì suốt ngày
không bán được bao diêm nào, cũng không ai bố thí cho một đồng xu nhỏ và
nhất định em sẽ bị bố đánh. Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi, cha con em ở trên
gác, sát mái nhà mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn
thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ, em ước có thể quẹt
một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét. Cuối cùng em đánh liều quẹt một que.
Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng, tỏa ra ánh sáng kì diệu,
hiện ra trong em những mộng tưởng. Trong giá lạnh, em tưởng như đang ngồi
trước một lò sưởi bằng sắt. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi
nóng dịu dàng. Trong cơn đói, em mơ về một bữa ăn ngon lành.Bàn ăn đã
dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bầy toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả
một con ngỗng quay. Thực tế đã thay thế cho mộng mị, chẳng có bàn ăn thịnh
soạn nào cả, mà chỉ có phố sá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió
bắc thì vi vu, mấy người khách qua đường họ hoàn toàn lãnh đạm với hoàn
cảnh nghèo khổ của em. Lúc này em mơ về một cây thông Nôen với hàng
trăm ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh
8


màu sắc rực rỡ. Giữa cảnh cô đơn, em mơ được gặp bà em bé nhìn thấy rõ
ràng bà em đang mỉm cười với em, được bà đưa đến nơi chẳng còn đói rét,
đau buồn nào đe dọa nữa. Em liên tục quẹt diêm để được sống trong những

mộng tưởng, em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao, em muốn níu
bà lại. Bà cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, họ đã về chầu
Thượng đế. Sáng hôm sau tuyết phủ trắng mặt đất, mặt trời đã lên. Vào buổi
sáng lạnh lẽo, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng, đôi
môi đang mỉm cười em đã chết vì rét trong đêm giao thừa. Anderxen đã để cô
bé bán diêm chết trong một đêm đông như thế, mà đó không phải là một đêm
đông bình thường. Đó còn là phút giao thừa thiêng liêng và vào đêm đó, cô bé
bán diêm khốn khổ đã chết. Em đã ra đi cùng với những giấc mơ giản dị mà
đối với em là những giấc mơ bất tận không thể thành sự thật. Đó là giấc mơ
được no đủ, đó là giấc mơ được có quần áo ấm để mặc và giấc mơ được gặp
người bà mà em hằng kính yêu. Cuộc đời này có lẽ sẽ chẳng bao giờ những số
phận nghèo khổ như em có thể biến những giấc mơ của mình trở thành hiện
thực được. Bởi vậy Anderxen đã đưa họ đến thế giới khác. Nơi đó có thể che
chở đùm bọc và bảo vệ những linh hồn khốn khổ. Cái chết của em bé tuy
thương tâm nhưng lại như thiên sứ về trời. Chính bởi tình thương yêu sâu sắc
đối với em bé bất hạnh đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em như không
có gì là bi thảm, dường như em đã mãn nguyện lắm lúc từ giã cõi đời này.
Cuộc sống thiếu thốn các em không có vẻ hồn nhiên, vui tươi được đến
trường như các bạn cùng trang lứa mà phải sớm tự lập, vất vả kiếm sống. Bên
cạnh đó các em còn thiếu vắng tình thương của gia đình và mọi người xung
quanh. Dù cuộc sống có nhiều khó khăn, vất vả nhưng các em vẫn có những
ước mơ, khát vọng rất đáng trân trọng. Thông qua việc miêu tả một số thân
phận bất hạnh của những em bé mồ côi chịu nhiều thiệt thòi và những mơ ước
của các em. Thấy được lòng cảm thông, yêu thương, sẻ chia của tác giả với
những mảnh đời nhỏ bé, bất hạnh đó.

9


Trong truyện của mình nhà văn Anderxen xây dựng nhiều nhân vật có

số phận bi kịch, bất hạnh trong tình yêu cũng như trong cuộc sống đời
thường. Họ phải đứng giữa nhiều sự lựa chọn, trải qua nhiều khó khăn thử
thách nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. Nhà văn không né tránh những
điều đáng tiếc đau đớn mà từ đó thể hiện sự cảm thông sâu sắc của mình về
những thân phận bất hạnh đó để rồi những kết quả họ đi tới là sự bình yên,
nơi mà một cuộc sống êm đềm hạnh phúc đúng với mong đợi của họ để bản
thân mỗi con người có kiếp sống khổ cực đau đớn này thoát khỏi hiện thực
đầy khắc nghiệt để chạm tới những ước mơ bình yên đến giản dị. Có thể nói,
những mong ước trong truyện cổ Anderxen đều thiết tha và hệ trọng. Nhưng
các nhân vật khi đạt được lại hiếm khi trọn vẹn niềm vui. Truyện của ông
thường không kết thúc trong khúc khải hoàn hoặc sự viên mãn, rằng từ đó trở
đi những nhân vật ấy sẽ được hạnh phúc mãi mãi. Anderxen đã làm ngược lại,
cái đạt được không phải là phần thưởng tuyệt đối cho đức hạnh hoặc tài năng,
hoặc sự khốn khó. Cái đạt được vẫn nằm trong chiếc bóng khổng lồ của định
mệnh. Và nỗi buồn vẫn tràn ngập, cho dù mơ ước đã thành. Là bi kịch, bởi vì
nhân vật của Anderxen đã phải chọn lựa quá nhiều trước khát vọng hoàn thiện
và sự bất lực tất yếu. Là hồn nhiên, bởi vì mỗi mẩu chuyện của Anderxen đều
kể về một thế giới quá xa chúng ta, thế giới cổ tích mà những được mất đều
chỉ là hồi quang của một cuộc chơi nào đó. Là bi kịch, bởi vì không có nhân
vật nào của Anderxen mà không có một nỗi mất mát riêng bị giấu đi trong
quên lãng. Là hồn nhiên, bởi vì, nước mắt và nụ cười trong truyện cổ
Anderxen luôn đồng hành, luôn soi bóng trong những câu chuyện dù kết cục
chọn lựa là sống hay chết, tốt hay xấu.Trong thế giới tưởng tượng ngộ nghĩnh
và trắc ẩn ấy, có bao mảnh đời trôi nổi giữa rủi may, bao nhân cách bị biến
dạng, bao tình yêu bị tan nát, bao cái chết oan uổng. Thế giới nhân sinh thật
sự luôn có mặt trong mỗi trò chơi nho nhỏ của Anderxen, trò chơi mà ông đã
phải cặm cụi suốt đời, một cách chậm chạp và khó nhọc để sáng tạo ra nó. Và

10



mỗi mẩu chuyện cổ tích trong sáng của Anderxen vẫn ánh lên sâu kín bi kịch
hồn nhiên của mọi kiếp người.
2.2. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, khả năng đấu tranh kiên trì của
con người
Một trong những điểm đặc sắc đáng quan tâm trong truyện của
Anderxen là trí tưởng tượng, tình yêu cuộc sống và niềm tim mãnh liệt vào
cuộc sống của ông được truyền qua nhân vật - những đứa con tinh thần của
mình. Ngay từ thuở nhỏ chú bé Anderxen đã sớm được nghe những câu
chuyện cổ tích nên ông đã có một trí tưởng tượng rất phong phú và đặc biệt.
Truyện Nữ Chúa Tuyết chỉ từ hình ảnh chiếc gương thần của quỷ độc
ác bị vỡ mà ông sáng tạo được biết bao tình tiết thú vị đặc sắc cuốn hút không
không biết bao độc giả nhỏ tuổi dõi theo hành trình của cô béGiecda dũng
cảm đi tìm bạn là cậu bé Kay, do bị mảnh gương vỡ của quỷ rơi vào mắt và
tim đã thay đổi tính tình đi theo bà Chúa Tuyết. Giecda đến mọi nơi, ở đâu có
thông tin về Kay em đều tìm đến. Em đến hỏi dòng sông, đóa hoa trên đường,
tìm đến gặp hoàng tử, công chúa, đàn bồ câu. Trên đường đi em đã gặp muôn
vàn thử thách. Em từng bị một bọn cướp bắt đưa đến nơi có quạ khoang và
quạ đen từ các lỗ bay ra tứ tung, lũ chó ngao to tướng nhảy cẫng lên. Mỗi con
đủ sức nuốt chửng một người, nhờ sự quyết tâm của em mà con gái quân
cướp đường đã giúp đỡ cho nai đưa em đến vùng Bắc cực Laponi. Đây mới
chỉ là khó khăn đầu tiên mà em phải qua bởi em còn phải đi một trăm dặm
nữa mới đến đất Phần Lan nơi bà Chúa Tuyết ở. Giữa đất Phần Lan phủ đầy
băng tuyết, Giecda tiếp tục đi một mình, chân không giày, tay không găng. Cô
bé vượt qua được khó khăn bởi vì cái sức mạnh mà cô ta đã có sẵn trong trái
tim, trong tấm lòng trung hậu và trong sáng của cô. Em ra sức chạy, gặp một
đám bông tuyết lớn, tuyết không rơi từ trên trời xuống mà bay là là mặt đất,
càng tới gần lại càng lớn dần nom to lớn và đáng sợ như động vật chúng có
những hình thù rất kỳ quặc… trông giống lợn lòi hoặc như những con nhím…
trông giống như rắn rết đang ngỏng đầu lên… hay như một bầy gấu lớn, gấu

11


con lông dựng ngược tất cả đều trắng toát, đều như là những bông tuyết sống.
Rét đến nỗi em trông thấy cả hơi thở ra rồi bốc lên như đám khói. Giecda vừa
đi vừa đọc bài kinh cầu nguyện, nhờ thế mà Giecđa có thể ung dung tiến về
phía trước và cuối cùng sự cố gắng, lòng dũng cảm, cùng tình bạn chân thành
của em đã được đền đáp một cách xứng đáng. Kay đã nhớ ra và trở về cùng
Giecda. Không chỉ thấy được trí tưởng tượng phong phú của Andersen, qua
câu chuyện còn đưa đến cho độc giả những bài học vô cùng ý nghĩa về tình
bạn, tình người qua những hành động cử chỉ và thái độ của cô bé Giecda.
Hình ảnh về những mảnh vỡ chiếc gương của bọn quỷ chính là lời cảnh tỉnh
của nhà văn về những điều xấu xa còn tồn tại trong xã hội này của chúng ta và
nếu như chúng ta không cẩn thận thì những điều xấu xa đó có thể nhiễm vào
người chúng ta lúc nào mà chúng ta không thể ngờ được. Giống như những
mảnh gương chẳng may vào mắt của Kay và biến em từ một người tốt thành
kẻ lạnh lùng.
Trong truyện của mình nhà văn Đan Mạch ca ngợi những con người
nhỏ bé, tuy không có sức mạnh về thể chất nhưng có lòng dũng cảm, kiên trì
giúp họ vượt qua bao khó khăn thử thách, cái ác cái xấu trong cuộc sống. Bên
cạnh cô bé Giecda nhỏ bé còn có chú lính chì một chân trong truyện Chú lính
chì dũng cảm. Truyện kể về chú lính vì thiếu chì chú chỉ có một chân, nhưng
chú đứng oai vệ chẳng kém gì chú lính chì khác có đủ cả hai chân. Khó khăn
đầu tiên chú gặp phải là bị con quỷ lùn to tướng hất xuống đất, nhưng chú lại
rơi chân xuống trước nên lại đứng vững. Sáng hôm sau chị giúp việc đặt chú
lính chì lên bậc cửa sổ, lúc ấy có một luồng gió mạnh hất chú từ trên gác ba.
Cậu bé và chị giúp việc xuống tìm nhưng không thấy. Chú bị hai đứa trẻ đưa
lên thuyền làm bằng báo cũ, rồi thả thuyền xuống rãnh nước. Rãnh mỗi lúc
càng rộng ra, nước chảy xiết. Chiếc thuyền giấy chòng chành dữ dội, thỉnh
thoảng lại chao đi, trông thuyền có thể bị lật úp đến nơi. Làm chú lính chì lo

lắng nhưng chú vẫn điềm nhiên vốn dũng cảm, chú vẫn bồng súng với một vẻ
kiên cường. Vừa chui qua một đoạn ống ngầm, nước rãnh đổ ngay vào một
12


con sông, tạo thành một cái thác, thế là thuyền lao xuống nhưng trong giây
phút khủng khiếp ấy chú lính chì vẫn bình tĩnh. Lao xuống thác chiếc thuyền
chòng chành, giấy bục ra, cả thuyền và chú lính chì đều chìm xuống đáy sông
đào. Cuối cùng chú được trở về căn phòng nơi có các anh em chú, nàng vũ nữ
xinh đẹp sau khó khăn thử thách mà quỷ lùn phù phép chú đều bình tĩnh,
dũng cảm vượt qua. Trong cuộc sống có bao điều khó khăn, cái ác, cái xấu
như những khó khăn mà cô bé Giecda phải trải qua trên đường tìm bạn,
những cuộc phiêu lưu kì thú của chú lính chì một chân dũng cảm. Những khó
khăn trong cuộc sống không ai biết trước được để vượt qua con người cần có
lòng dũng cảm, kiên trì đấu tranh đẩy lùi cái xấu, cái ác. Qua đây, thấy rằng
tác giả ca ngợi những con người nhỏ bé nhưng vô cùng dũng cảm, kiên trì
chống lại cái xấu, cái ác trong cuộc sống.
Anderxen viết cho mọi lứa tuổi, dù là trẻ em, người lớn đọc vẫn thích
thú. Bởi tầng ý nghĩa, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm của
mình. Trong các truyện cổ của nhà văn bạn đọc đặc biệt chú ý đến nhân vật là
những con người nhỏ bé, lao động bình thường, tuy nghèo khổ. Nhưng lại
giàu lòng yêu thương và sẵn sàng hi sinh vì tình yêu cao cả đó là những phẩm
chất tốt đẹp, khả năng tuyệt vời của người lao động.Trước tiên, phải kể đến sự
hi sinh thầm lặng của người mẹ nghèo trong sáng tác của Anderxen.Tình yêu
thương, sự hi sinh bản thân vì con của người mẹ còn thấy rõ ở câu truyện
“Một bà mẹ”. Đứa con bé bỏng của người mẹ khổ khổ này bị thần Chết bắt đi.
Bà đã tìm mọi cách, trải qua khó khăn thử thách để cứu con. Tình mẫu tử vô
cùng thiêng liêng, đáng quý của người mẹ dành cho con, mẹ sẵn sàng hi sinh
tất cả vì con. Dù cho người mẹ có chịu đói rét, khổ sở, không tiếc thân mình
thì tất cả là vì con. Điều này được nhà văn Anderxen trân trọng thể hiện qua

các tác phẩm của mình một cách chân thực nhất. Hi sinh vì tình yêu cao cả
cũng được nói đến trong truyện của Anderxen qua “Nàng tiên cá”. Nàng tiên
cá với sự hi sinh cao cả của nàng dành cho người mình yêu. Khác với nàng
tiên cá hi sinh vì tình yêu nàng Lido trong “Bầy thiên nga” lại hi sinh tất cả vì
13


những người anh yêu quý của nàng... Người lao động trong truyện của
Anderxen không chỉ có nghị lực, đức hi sinh mà còn là những người lao động
cần cù, chịu thương chịu khó, tài hoa trong lao động. Như truyện “Bác làm
vườnvà chủ nhà” thì chúng ta sẽ thấy rằng người lao động là những người bé
nhỏ, yếu đuối hiền lành nhưng trong những hoàn cảnh khó khăn thì họ lại bộc
lộ những phẩm chất vô cùng đáng quý, khả năng tuyệt vời mà nhà văn
Anderxen đã phát hiện ra trong sáng tác của mình.
Với cách nhìn nhân đạo của Anderxen, người lao động không chỉ là
những người khổ đau, không phải là những số phận dành sẵn cho sự khinh
miệt mà trái lại người lao động nói riêng hay tất cả các nhân vật trong truyện
của ông có phẩm chất tốt đẹp và tài năng tuyệt vời. Họ là những người yêu
đời và yêu đến mức sẵn sàng hi sinh vì tình yêu thương cao cả.
2.3. Đề cao đạo đức của con người,phê phán sự bất công trong xã
hội
Trong truyện cổ của mình nhà văn Anderxen đã phát hiện ca ngợi
những phẩm chất tuyệt vời của con người. Nhưng bên cạnh đó ông cũng
thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu kém, thói hư tật xấu của con người. Ngòi
bút của Anderxen không ngại phê phán tầng lớp được cho là cao quý nhất
trong xã hội đó là vua chúa, vương công quý tộc. Đặc biệt là bọn vua quan bất
tài, ngu dốt và bọn hợm hĩnh. Chim họa mi với giọng hót êm đềm, thấm thía
kỳ diệu nhất trên đời “họa mi cất tiếng hót hay đến nỗi vị Hoàng đế vô cùng
cảm động, nước mắt trào ra” họa mi hót làm người nghe xúc động đến tâm
can, hoàng đế rất đẹp lòng truyền cho đeo chiếc ngự bài bằng vàng vào cổ

chim nhưng họa mi khước từ cho rằng mình vinh dự lắm rồi. Tiếng hót chim
họa mi thổi vào tâm hồn vua một sức sống bền vững. Nhưng bọn nịnh thần
đem thay vào đó một con chim họa mi giả được mang từ Nhật Bản tới. Chim
họa mi thật bị đuổi khỏi cung điện, bọn nịnh thần cất lời sàm tấu quần thần
tức giận xúm xít nhau vào kết tội chim vong ân bội nghĩa. Thời gian trôi đi
khi hoàng đế bị bệnh tái ngắt, giá lạnh nằm trong long sàng văn võ bá quan
14


không chăm sóc mà rối rít xun xoa vị tân thiên tử. Trong khi đó họa mi bé nhỏ
biết tin nhà vua ốm nặng trở về và mang cho nhà vua một tia hi vọng, tiếng
hót vang lên bóng ma tan dần, máu lại chảy đều trong mạch ốm yếu của nhà
vua. Trong câu chuyện này thấy được sự đối nghịch giữa họa mi nhỏ bé với
bọn nịnh thần chúng không chỉ nịnh hót, chuyên nói lời sàm tấu mà còn tham
lam, vong ân bội nghĩa. Rõ ràng là không còn dừng lại cho trẻ em nữa, mà
câu chuyện đậm đà hơn, chủ yếu dành cho các vua quan chốn cung đình từ
Đông sang Tây vốn thường hay xảy ra các vụ tranh giành chức quyền, nhằm
bóc trần cái thật cái giả, cái thiện cái ác luôn diễn ra quyết liệt giữa các triều
đại vua chúa.
Đọc Truyện cổ Anderxen, bất ai cũng không thể quên được truyện Bộ
quần áo mới của hoàng đế. Mới nghe qua cứ ngỡ là chuyện tiếu lâm, không
phải chuyện chốn vua chúa quyền chức trọng. Truyện kể về một ông vua chỉ
thích quần áo mới đến nỗi có bao nhiêu tiền của đều tiêu pha vào việc may
mặc hết ngài không thiết gì đến binh sĩ, xem hát, vào rừng mà chỉ thích khoe
quần áo mới thôi. Một hôm, có hai tên vô lại đến hoàng cung tự xưng là thợ
dệt và khoe rằng có thể dệt những thứ vải đẹp không thể tưởng tượng được
vua ban cho chúng một món tiền lớn để chúng bắt tay ngay vào việc. Vua rất
muốn biết chúng dệt được bao nhiêu vải rồi nhưng nghĩ đến lời chúng tâu là
những kẻ ngu độn và những người không làm tròn phận sự chẳng thể nhìn
thấy gì thì ngài lại ngần ngại cử quan lão thừa tướng đến. Lão thừa tướng đến

cố giương đôi mắt to mà không thấy gì nhưng vẫn phán rằng “thật phi thường,
tuyệt, tuyệt đẹp” và ngài còn vểnh tai chăm chú nghe cho thuộc để khi tâu với
hoàng đế có thể lặp lại. Không bao lâu hoàng đế lại cử một viên quan tài giỏi
khác đến xem nhìn mãi cũng chỉ thấy hai chiếc khung cửi rỗng tuếch ngài vẫn
ngắm nghía và quả quyết màu sắc những vân hoa tuyệt mỹ trên tấm vải. Mọi
người trong kinh thành đều bàn tán về thứ vải kì lạ ấy, thế là ngài cũng muốn
đến xem. Ngài thấy hai tên thợ dệt không có một mẩu sợi nhỏ trong tay ngài
cũng đành trả lời đẹp, đẹp lắm. Ngài làm ra vẻ hài lòng ngắm nghía hai chiếc
15


khung cửi, không dám thú nhận là chẳng nhìn thấy gì, cả bè lũ theo hầu cũng
nhìn và chẳng thấy gì hơn. Bọn nịnh thần còn khuyên hoàng đế nên mặc thứ
vải vô song trong lễ rước thần. Chẳng ai dám thú nhận mình không trông thấy
gì vì chẳng ai muốn mang tiếng bất tài, ngu độn. Và duy nhất chỉ có một đứa
bé vô tư, thật thà dám nói thật, nói thẳng qua cái nhìn của chính mình: Kìa,
Hoàng đế cởi truồng kìa! Nhà vua vẫn đường hoàng theo đám rước cho đến
tan cuộc các quan thị vệ vẫn đi đằng sau đỡ cái đuôi áo tưởng tượng. Ý nghĩa
sâu xa là ở chỗ nhà văn muốn phơi bày một sự thật rằng, chốn thâm cung
cũng không ít kẻ lòng tham vô đáy, khoe quyền, khoe tài, khoe sắc và dùng
mọi thủ đoạn nịnh hót, tìm đủ mọi mánh lới để kiếm chức quyền và tiền bạc
dù phải cúi đầu quay lưng trước sự thật. Từ đấy họ bất chấp mọi lẽ phải trái
trên đời, thậm chí cả những điều điên rồ phi lí nhất. Nhà văn không chỉ phê
phán tầng lớp quan lại mà bản chất thối nát của vua cũng bị nhà văn phơi bày
trên trang sách của mình. Với cốt truyện có vẻ đơn giản, nhưng thực chất lại
mang sức nặng xã hội rất lớn. Phía sau lời kể là tiếng cười phê phán mãnh liệt
đối với chế độ phong kiến vua quan đang ngự trị khắp châu Âu thời bấy giờ.
Và cho đến tận ngày nay, câu chuyện nhà vua mặc quần áo mới vẫn vang lên
tiếng cười châm biếm sâu cay mỗi lần có ai đó nhắc lại.
Hay thói kiêu căng ngạo mạn, tự phụ là một tính xấu được nhà văn nói

trong tác phẩm của mình từ các nàng công chúa xinh đẹp, đến cô bé cậu bé
con vương công. Truyện Anh chàng chăn lợn kể về nàng công chúa từ chối
hoàng tử nghèo khi đem đến lễ vật là một đóa hồng thơm, một con chim họa
mi hót hay tuyệt vời nàng kiên quyết không cho hoàng tử vào cung. Người
chăn lợn làm ra một cái nồi xinh xắn, phát ra nhạc. Nàng nghĩ cái nồi ấy khác
xa một bông hồng vì vậy đã hôn người chăn lợn mười cái để đổi lấy cái nồi.
Các cung nữ quây tròn lại và căng váy ra chàng chăn lợn được mười cái hôn,
còn công chúa được cái nồi. Anh chàng chăn lợn tức là hoàng tử còn chế tạo
ra một cái Corexen phát ra điệu vanxo lần này anh đòi một trăm cái hôn của
công chúa chàng chăn lợn đang hôn đến cái thứ tám mươi sáu thì hoàng đế
16


phát hiện ra và đuổi nàng ra khỏi cung. Lúc này anh chàng chăn lợn trở về
đúng thân phận thật của mình là hoàng tử chàng quay lại nói với nàng ta rất
khinh công chúa vì nàng không muốn yêu một hoàng tử thật thà phúc hậu,
không hiểu giá trị của hoa hồng chim họa mi, nhưng vì vật nhỏ mọn mà công
chúa hôn một tên chăn lợn. Công chúa không chỉ kiêu căng mà còn ngu dối
không hiểu giá trị, tấm lòng của hoàng tử thật thà, tài năng. Thói kiêu ngạo
này còn có ở cô bé, cậu bé con nhà nội thần Chuyện con nít. Cô bé luôn tự
hào mình là con cận thần, luôn nhắc cho các bạn biết mình là con ông cháu
cha nếu sinh ra không phải con ông cháu cha thì thật là vận rủi không thay đổi
được. Con gái ông lái buôn đứng đó cũng cố hết sức lấy giọng kiêu kì và bảo
rằng “bố tao giàu có đủ một trăm đồng tiền vàng mua kẹo tung cho trẻ con
ngoài phố”. Em bé con nhà báo nói”tất cả mọi người đều sợ bố tao và tờ báo
của bố tao”. Thế rồi cả đám lau nhau ấy đua nhau ưỡn ngực, lấy điệu bộ hách
dịch, ngắm nghía nhau khinh bỉ và làm dáng điệu như con vua cháu chúa.
Nhà văn phê phán những cô bé, cậu bé có thói kiêu căng, ngạo mạn và chỉ ra
nguyên nhân thói xấu đó là do dòng dõi, tiền của, quyền thế của bố mẹ đã làm
cho chúng trở nên kiêu căng.

Trong ca dao Việt Nam có câu “lá lành đùm lá rách” với ý nghĩa con
người sống phải có tình thương, đùm bọc lẫn nhau, cần phải biết chia sẻ với
những người không gặp may trong cuộc sống. Nhà văn Anderxen trong truyện
Em bé bán diêm đã cho người đọc thấy một sự thật đáng buồn về sự vô cảm,
thờ ơ của mọi người trước số phận bất hạnh của em bé ngay trong đêm giao
thừa. Em đã đến một nơi có nhiều người qua lại, nhưng trời rét quá khách qua
đường đều rảo bước rất nhanh chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.
Suốt ngày em chẳng bán được gì và cũng chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh.
Những lần quẹt diêm của em thể hiện ước muốn, khát vọng trong em. Trong
cơn đói em mơ về một bữa ăn ngon lành. Trong giá lạnh em mơ về lò sưởi.
Giữa cảnh cô đơn, trước sự lãnh đạm của mọi người em mơ được gặp bà, cầu
xin bà cho em đi cùng “cho cháu đi với… xin bà đừng bỏ cháu nơi này…
17


cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà”. Em sống đã
đói khổ, thiếu vắng tình thương, lúc chết cũng thật thảm thương. Thiếu vắng
tình thân của người cha và sự hờ hững, ghẻ lạnh của người qua đường. Sáng
hôm sau khi tuyết phủ kín mặt đất, mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi
sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy em bé đã chết vì rét. Cuộc đời
bất hạnh của em bé đối lập với mọi người trong thành phố sống lo đủ, hạnh
phúc. Tác giả phê phán xã hội vô tình, thiếu vắng tình người. Bấp chấp những
khó khăn, bất hạnh và sự đối xử không công bằng của cuộc đời, Anderxen đã
mang đến thế giới này hàng trăm câu chuyện kể, những câu chuyện được viết
nên từ bộ óc thông minh, một trái tim nhân hậu và một cái nhìn hồn nhiên
trong trẻo về cuộc sống. Những câu chuyện được viết nên với lòng yêu
thương và kính trọng trẻ em, những câu chuyện mang niềm tin bất diệt về sức
mạnh của điều thiện và sự chiến thắng của lòng nhân ái… Không những vậy
ông còn có tài khám phá những sự việc bất ngờ của cuộc sống. Ông đã khéo
léo đưa chúng vào trong các câu chuyện của mình khiến cho người đọc thực

sự cảm thấy bất ngờ nhưng cũng không kém phần thích thú trước những hình
ảnh, những đồ vật bình thường mà ông đã tìm ra. Bạn đọc có thể tìm thấy đâu
đó trong các truyện của ông đâu đó bóng dáng của những đồ dùng quen thuộc
hàng ngày như những chiếc đinh rỉ, hay lá khoai,… Chúng thật sự là những
vật vô cùng giản dị và nếu như chúng ta không để ý thì sẽ không bao giờ quan
tâm đến sự có mặt của chúng trong cuộc sống. Bằng sự tài hoa và bằng sự
quan sát tài tình của mình, Anderxen đã khéo léo đưa những đồ vật tầm
thường ấy vào thế giới lung linh huyền ảo đầy chất thơ của mình. Điều đó
càng khiến truyện của ông thêm đậm đà tính nhân loại. Thông qua những câu
chuyện tưởng chừng như giản dị tác giả viết cho trẻ em ẩn đằng sau đó là
những câu chuyện đáng để người lớn suy ngẫm. Những triết lí sâu sắc, giá trị
mà tác phẩm của ông mang lại đến nay vẫn còn hấp dẫn bạn đọc ở mọi lứa
tuổi, dân tộc. Nhìn chung, truyện của ông dù là hiện thực hay hư cấu thì cũng
đều bám rễ từ hiện thực cuộc sống. Andersen đã từng nói: “Không có truyện
18


kể nào hay hơn được những điều do chính cuộc sống tạo nên”. Các nhân vật
trong tác phẩm của ông, từ thần tiên cho đến con người đều có một cuộc sống
riêng và một tâm hồn phong phú, bộc lộ bản chất tốt đẹp của người lao động.
Truyện cổ Anderxen mang đến một giá trị nhân đạo sâu sắc. Chính vì thế
những tác phẩm này tuy được viết từ thế kỉ XIX, mà đến nay đọc lại, người
đọc vẫn thấy những câu chuyện ấy, những nhân vật ấy sống mãi với tâm trí
mình không thể nào quên.
Như vậy, nội dung Truyện cổ Anderxen khá phong phú, sinh động. Nó
thể hiện một cách chân thực về đời sống văn hóa, sinh hoạt của con người. Nó
chứa đựng những bài học về luân lí đạo dức, về bài học tình người, về cách
sống. Nó thể hiện niềm tin bất diệt vào chiến thắng của cái thiện, cái nhân hậu
với cái xấu, cái ác. Đây là cơ sở bồi dưỡng tình yêu thương, lòng nhân đạo.


19


CHƯƠNG 3
NHỮNG GIÁ TRỊ VỀ NGHỆ THUẬT
CỦA TRUYỆN CỔ ANDERXEN
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Truyện cổ Anderxen thông qua
cốt truyện ở thần thoại, cổ tích
Thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà
văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan
niệm về các cá nhân đó, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số
phận con người và quan niệm Văn học không thể thiếu nhân vật. Trong bất cứ
một tác phẩm văn học nào cũng phải có nhân vật văn học. Bởi đó là hình thức
cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất văn
học là một quan hệ với đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua
những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương cuộc đời. Nhân
vật văn học là một hình tượng văn học ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra.
Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau. Những con
người được miêu tả đầy đặn về ngoại hình, nội tâm, tính cách. Cũng có con
người thiết nét đó nhưng có tiếng nói, giọng điệu, cảm xúc, nỗi niềm. Hay
khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con
người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Chức năng
của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, về chúng.
Tính cách đó được thể hiện trong toàn bộ sự miêu tả nhân vật, là một hiện
tượng xã hội, lịch sử, xuất hiện trong hiện thực khách quan. Do đó, chức năng
của nhân vật cũng mang tính chất lịch sử.
3.1.1. Thể hiện ở hành động nhân vật
Hành động của nhân vật chính thường bị động. Một là làm theo chỉ dẫn
của nhân vật phù trợ; Hai là vượt qua thử thách do nhân vật cản trở tạo ra.
Nhân vật trong truyện của Andersen có những số phận, cuộc đời khác nhau, bi

kịch của họ cũng ở nhiều mức khác nhau. Bên cạnh những nhân vật chính còn
20


có sự giúp đỡ, phù trợ của những nhân vật có phép màu đó nhân vật thần kì.
Nhân vật thần kì xuất hiện cũng khá nhiều họ có phép màu luôn giúp đỡ
những người tốt, người nghèo thực hiện ước mơ, mong muốn.Việc sáng tạo
lực lượng thần kì trong truyện cổ tích của Andersen là đưa nhân vật đến với
hạnh phúc chính là biểu hiện của sự cảm thông, che chở, bênh vực kẻ yếu một phản ứng rất đỗi nhân hậu của những tấm lòng giàu tình thương. Qua
những truyện cổ tích thần kì dễ dàng nhận ra trong ánh hào quang lấp lánh
của những giấc mơ công lí luôn có sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa
trung thực và giả dối, giữa vị tha và ích kỉ. Với sự can thiệp của yếu tố thần kì
cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác, nhân vật chính diện thắng nhân vật phản
diện. Điều này mang tính chất lí tưởng, thể hiện ước mơ của con người về sự
hoàn thiện, hoàn mỹ của mình.
Dù các nhân vật trong truyện của Anderxen gặp nhiều bất hạnh, khó
khăn thử thách thì bên cạnh các nhân vật. Luôn có lực lượng siêu nhiên có
phép màu chống lại cái xấu, cái ác làm cho cuộc sống trở lại trong sạch hơn.
Đồng thời, đây cũng thể hiện niềm tin của tác giả và cuộc sống. Điều này
cũng giúp cho những câu truyện trở nên hấp dẫn hơn, mang màu sắc thần kì
gợi trí tưởng tượng bạn đọc. Độc giả nhỏ tuổi tin rằng ngoài cuộc sống đời
thực bên cạnh đó còn có thế giới thần tiên có Thượng đế, các bà tiên xinh đẹp,
thiên thần nhỏ luôn bên cạnh giúp đỡ những người tốt. Xung quanh nhân vật
chính cùng các nhân vật phù trợ cho nhân vật vượt qua khó khăn, thử thách.
Thì không thể không nhắc đến nhân vật tạo ra khó khăn, gây cản trở cho nhân
vật chính như trong truyện “Cái bóng”. Lực lượng nhân vật này cũng đông
đảo, có phép thuật biến hóa, tạo nhiều tình huống bất ngờ. Tuy đậm nét bí
hiểm, ly kỳ, thật giả lẫn lộn, nhưng tình huống và diễn biến tâm lý bề ngoài
vẫn hợp lôgic. Nếu mới xem qua, người đọc có thể ngạc nhiên đến buồn cười,
song khi ngẫm lại sẽ thấy trên đời này thiếu gì cảnh dối trá 36 lừa đảo đến

khủng khiếp thường vẫn xuất hiện hàng ngày trước mắt mọi người khắp bốn
phương.Truyện Nữ chúa tuyết nhân vật có phép màu làm hại đến con người
21


đại diện là lũ quỷ, bà Chúa tuyết. Quỷ ta rất vui sướng vì đã làm ra một tấm
gương kì lạ. Những vật tốt đẹp soi vào đấy đều nom chẳng ra cái gì cả, trái lại
những vật xấu xí lại càng rõ nét và nổi bật hẳn lên, trông lại càng xấu xí hơn.
Khi một người có một ý tốt thì ý nghĩ đó sẽ phản ánh trong gương thành
những vết nhăn nhó và quỷ ta cười khoái trá về sự phát minh xảo quyệt của
hắn. Con người bị mảnh gương bắn vào tim thì thật là khủng khiếp vì tim họ
trở thành lạnh như nước đá. Qua câu chuyện, ông còn đưa đến cho độc giả
những bài học vô cùng ý nghĩa về tình người, tình bạn qua những hành động
cử chỉ và thái độ của cô bé Giecda. Hình ảnh về những mảnh vỡ của chiếc
gương của bọn quỷ chính là lời cảnh tỉnh của nhà văn về những điều xấu xa
còn tồn tại trong xã hội này của chúng ta và nếu như chúng ta không cẩn thẩn
thì những điều xấu đó có thể nhiễm vào chúng ta lúc nào mà ta không thể ngờ
được. Giống như manh gương đã chẳng may vào mắt của Kay và biến em từ
một người tốt thành kẻ lạnh lùng xấu xa. Đó chính là khao khát của nhân dân
về lý tưởng của một cuộc sống tốt đẹp, lý tưởng, công bằng.
3.1.2. Thể hiện qua ngôn ngữ
Trong những câu chuyện của Anderxen bạn đọc thấy rằng không chỉ là
nơi nhà văn thỏa sức sáng tạo ra những câu của trí tưởng tượng, có trong đó
một phần cuộc sông của tác giả. Mà qua những câu chuyện của ông còn thấy
được chiều sâu tâm hồn, chất triết lí, tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn. Hầu
hết nhà văn đều xây dựng hình tượng nhân vật là đồ vật, con vật nhỏ bé có
tiếng nói riêng, có suy nghĩ như con người. Ngôn ngữ vừa gần gũi, quen
thuộc, vừa mang tính triết lý.
Truyện Chim họa mi không chỉ nhằm phê phán tầng lớp vua, quan. Mà
đằng sau đó như một lời tuyên ngôn nghệ thuật của văn hào Anderxen.Đọc

truyện Đồng silinh bạc người đọc không chỉ hứng thú với những thử thách,
phiêu lưu của đồng tiền. Mà còn thấy được những phát hiện, chiêm nghiệm
của đồng tiền về cuộc sống hay của chính tác giả. Mỗi người có cách sử dụng
đồng tiền khác nhau và qua đó cũng biết được tính cách của từng người sử
22


dụng nó. Không ai tin nó và cuối cùng nó đâm ra nghi ngờ cả giá trị của bản
thân. Sau nhiều khó khăn phải trải qua thử thách cuối cùng nó cũng được trở
về Tổ quốc và nó tự rút ra rằng có kiên tâm chờ đợi thì cuối cùng bao giờ vẫn
được người ta đánh giá đúng với giá trị thực tế của mình. Ở thời nhà văn còn
sống, giá trị những tác phẩm của ông chưa được người đời đánh giá cao. Chỉ
có sau này thế hệ độc giả, nhà nghiên cứu hiện đại mới phát hiện được những
giá trị to lớn tác phẩm của ông để lại. Nhưng cũng có thể nói tác phẩm này
như một lời dự báo tương lai của nhà văn xứ Đan Mạch.
Anderxen có nhiều câu chuyện cổ mà nhân vật là những đồ vật, động
vật. Cách sử dụng nhân vật như thế rất gần với loại truyện ngụ ngôn như
truyện kể của Edôp hoặc ngụ ngôn La phông ten. Nhưng tính chất ngụ ngôn
của Andersen lại có thêm màu sắc của tiểu thuyết, thể hiện ở chất đời thường
tỏa khắp mọi chi tiết, kể cả những chi tiết kỳ lạ. Người đọc thấy trong truyện
Anderxen lời khuyên chí tình của các con vật, nghe lời kể của đồng silinh bạc,
chiêm nghiệm đời của bù nhìn tuyết, con quay và cái bóng, chiếc kim thô, gã
cổ cồn, con bọ chét, con châu chấu, con nhảy, rồi xúc động với anh lính chì,
con chim và hoa cúc trắng… Nhân vật đồ vật và động vật trong truyện
Anderxen như một kiểu mặt nạ. Ở đó, nhà văn tha hồ cho nhân vật của mình
bị hành hạ, bị bóc trần, bị thua cuộc… mà vẫn cứ là những chiếc mặt nạ.
những trò chơi của tuổi thơ.
3.2. Ngôi kể chuyện
Người kể chuyện được nhận diện qua các tiêu chí điểm nhìn ngôn ngữ,
giọng điệu vì xét cho cùng thì trên bình diện ngôn ngữ, phạm trù điểm nhìn

gắn với phạm trù “ngôi”. Từ điểm nhìn, ngôn ngữ hay giọng điệu mà người
đọc có thể nhận ra hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm.
3.2.1. Kể chuyện ở ngôi thứ ba
Ở góc kể này người kể giọng kể bình tĩnh, khách quan hoặc giọng kể
thể hiện rõ cảm xúc, trực tiếp bình luận sự kiện, nhân vật. Xuất hiện ở ngôi
thứ ba là hình thức phổ biến của người kể chuyện trong truyện cổ tích.
23


×