Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Phương pháp động não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.18 KB, 14 trang )

Phương pháp động não (Brainstorming)


“Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều
ý tưởng”
(The best way to get a good idea is to get a lot of ideas – Linus Carl
Pauling – Nobel hòa bình 1963).
 


Phương pháp động não


1. khái niệm:
Động não (Brainstorming) là hoạt động tập
trung vào một câu hỏi và sau đó đưa ra rất
nhiều ý tưởng hay lời giải khác nhau cho câu
hỏi đó, kể cả các câu trả lời phù hợp hay
không phù hợp.
Các ý tưởng ở phạm vi càng rộng càng tốt,
đưa ra càng nhanh càng tốt nhằm hình thành
trong não bộ người học tư duy phản ứng
nhanh và sự linh hoạt trong sáng tạo.


2. Bản chất
Huy động nhiều ý kiến, ý tưởng khác nhau
trong thời gian ngắn.
 Kích thích sự tưởng tượng, liên tưởng và sáng
tạo của người học.
 Vấn đề đưa ra được nhìn nhận, xem xét từ


nhiều góc độ, nhiều cách nhìn khác nhau.
 Mục đích của Phương pháp này không phải là
tìm được chính xác một ý tưởng hoàn thiện mà
là đưa ra được nhiều ý tưởng càng tốt.




3. Mối quan hệ giữa người dạy và người học


-

-

-

Người dạy
Đưa ra những câu hỏi (mở),
những vấn đề(có nhiều cách
giải quyết) đòi hỏi HS phải suy
nghĩ.
GV thu thập, liệt kê tất cả
những câu trả lời, những
phương án.
GV phân loại, làm sáng tỏ các
ý kiến.
Tổng hợp ý kiến.



-

-

Người học
Suy nghĩ đưa ra những
câu trả lời, những giải
pháp, lời bình luận…

Đưa ra những thắc
mắc, ý kiến bổ sung.


4. Ví dụ minh họa
Thiết kế bài giảng

Luyện từ và câu
Lớp 4

Bài: Tổng kết vốn từ


1. Mục tiêu bài học









- Kiến thức: HS biết và hiểu nghĩa các câu tục
ngữ, thành ngữ, ca dao về mối quan hệ gia đình,
thầy trò, bạn bè.
- Kĩ năng: HS tìm và phân loại được các câu tục
ngữ, ca dao, thành ngữ về mối quan hệ thầy trò,
bạn bè, gia đình
- Thái độ: HS biết yêu quý gia đình, bạn bè, thầy
cô giáo và biết tôn trọng, đối xử tốt với mọi
người.
- Rèn cho HS khả năng huy động vốn kiến thức
và kinh nghiệm về một số câu ca dao, tục ngữ,
thành ngữ về các mối quan hệ gia đình, bạn bè,
thầy cô


2. Kế hoạch chi tiết




Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống chúng ta có
rất nhiều mối quan hệ nào gia
đình, thầy cô, bạn bè, làng xóm
láng giềng…Và trong kho tàng
dân gian Việt Nam có rất nhiều
những câu ca dao, tục ngữ,
thành ngữ nói về các mối quan

hệ đó. Bài học hôm nay sẽ giúp
chúng ta hiểu thêm về các câu
tục ngữ, thành ngữ, ca dao ấy.




Hoạt động của HS
1’. HS lắng nghe








Hoạt động của GV
2. GV nêu yêu cầu bài tập:
“ Hãy tìm các câu tục ngữ,
thành ngữ, ca dao nói về
mối quan hệ gia đình, thầy
cô, bạn bè”
- YC HS suy nghĩ và làm
việc cá nhân, bạn nào đưa
ra được nhiều câu tục ngữ,
ca dao, thành ngữ thì sẽ
được thưởng.







Hoạt động của HS
2’. HS lắng nghe

- HS suy nghĩ và làm
việc cá nhân





Hoạt động của GV
3’’. GV liệt kê ý kiến của tất
cả HS lên bảng lớp:

1. Chị ngã, em nâng
2. Chim có tổ, người có tông
3. Máu chảy ruột mềm
4. Kính thầy yêu bạn
5. Bốn biển một nhà
6. Buôn có bạn, bán có phường
7. Ăn cây nào rào cây ấy
8. Con có cha như nhà có nóc
9. Có công mài sắt có ngày nên kim
10. Uống nước nhớ nguồn
11. Tay đứt ruột sót
12. Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
13. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao
14. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
15. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn




Hoạt động của HS:
3. HS lần lượt phát biểu ý
kiến


Hoạt động của GV
4. YCHS phân loại các câu tục
ngữ theo các mối quan hệ:
gia đình, bạn bè, thầy cô
- YCHS xem xét những câu tục
ngữ chưa đúng với quan hệ
của đề bài.
GV giúp HS hiểu nghĩa của
những câu chưa đúng với
yêu cầu đề bài.:
VD:+ Ăn cây nào rào cây ấy
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng
chung một giàn
+ Uống nước nhơ nguồn

+ Có công mài sắt có ngày
nên kim






Hoạt động của HS
4’. HS suy nghĩ cá nhân
và trả lời
Mối quan hệ gia đình:
1. Chị ngã, em nâng
2. Chim có tổ, người có tông
3. Máu chảy ruột mềm
11.Tay đứt ruột sót



Mối quan hệ thầy trò:

12. Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
4. Kính thầy yêu bạn…

Mối quan hệ bạn bè:
13. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao…
6. Buôn có bạn, bán có phường











Hoạt động của GV
5. GV nhận xét, đánh
giá
GV có thể bổ sung và
giải thích một số câu
thành ngữ, tục ngữ, ca
dao để giúp HS hiểu
nghĩa.
6. Tổng kết hoạt động:
GV khen thưởng một số
HS nêu câu đúng và đặt
đúng mối quan hệ




Hoạt động của HS
5’. HS lắng nghe


Bài học trên

giúp chúng ta
hiểu được điều
gì?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×