Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HOT TÓM TẮT CÁC VĂN BẢN TRUYỆN LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.86 KB, 6 trang )

TÓM TẮT CÁC VĂN BẢN TRUYỆN LỚP 9
Chuyện người con gái Nam Xương
Xưa có chàng Trương Sinh đã đem 100 lạng vàng để cưới nàng
Vũ Nương về làm vợ. Không bao lâu Trương Sinh ra lính để lại
con thơ, mẹ già cho vợ chăm sóc. Giặc tan, Trương Sinh trở về,
mẹ đã mất, chàng nghe lời con thơ, nghi vợ không chung thủy,
đánh mắng đuổi đi khiến Vũ Nương phải tự vẫn. Ít lâu sau
Trương Sinh mới biết vợ bị oan thì đã muộn. Sau này Trương
Sinh đã gặp lại Phan Lang, nhận lại chiếc hoa vàng và lời nhắn
của Vũ Nương, chàng đã lập đàn giải oan nhưng Vũ Nương chỉ
trở về trong giây lát rồi lại biến mất.
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là bức tranh tự họa kể
về cuộc sống gian khổ của của Rô-bin-xơn khi một mình lạc ở
đảo hoang, thông qua đó thể hiện tinh thần lạc quan của nhân
vật trước hoàn cảnh khó khăn.
Bố của Xi-mông
Bố của Xi-mông là câu chuyện về cậu bé Xi-mông mồ côi bố bị
các bạn bắt nạt và xa lánh. Xi-mông tuyệt vọng và đau khổ đến
mức đã từng muốn nhảy xuống sông cho chết đuối. Xi-mông
gặp được bác Phi-lip người đã bắt chuyện với em và đưa em về


nhà. Xi-mông gọi bác Phi-lip là bố và em vẫn luôn mang trong
mình niềm tin rằng em đã có một người bố kể từ lúc ấy.
Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi 14
Hay tin quân Thanh vào Thăng Long, ngày 24/11/1788 (Mậu
Thân), Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay nhưng
nghe lời khuyên, ông đã rút lui lại một tháng. Ngày 25 tháng
Chạp, ông lên ngôi hoàng đế xuất quân ra Bắc trực tiếp chỉ đạo
hai đạo quân tiến ra Bắc. Ngày 29 tháng Chạp, quân Tây Sơn ra


đến Nghệ An, Quang Trung làm 3 việc lớn là: gặp Nguyễn
Thiếp, tuyển thêm một vạn quân tinh nhuệ, duyệt binh đọc lại
phủ dụ. Ngày 30, quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp.
Quang Trung hỏi tội Sở và Lân ghi công cho Ngô Thì Nhậm,
bàn về phương được tiền đánh. Cũng như ngày 30, ông còn mở
tiệc khao quân hẹn mùng 7 sẽ ăn Tết lại tại Thăng Long. Ngay
đêm hôm đó, nghĩa quân bắt đầu tấn công giặc. Quân Tây Sơn
đi đến đâu thắng đến đó, từ trận sông Giản đến trận sông Thanh
Quyết. Rạng sáng ngày mùng 3 Tết, tức ngày mùng 3 tháng 1
năm 1789 (Kỷ Dậu) hạ đồn Hà Hồi. Rạng sáng ngày mùng 5
Tết, với lối đánh sáng tạo, nghĩa quân hạ đồi Ngọc Hồi. Cuối
cùng, quân Thanh phải đầu hàng, Thái Thú sầm Nghi đống thắt
cổ tự tử. Trưa ngày mùng 5 Tết, Quang Trung đã dẫn đầu đoàn
quân thắng trận tiến vào Thăng Long. Đám tàn quân của giặc
tìm về phía đê Quyên Duyên gặp phục binh ta, trốn theo đường
Vĩnh Kiều lại bị Quân voi ở Đại Áng dồn xuống đầm, chết


hàng vạn tên. Một số chạy lên cầu phao, cầu phao đứt, xác
người chết làm tắc cả dòng sông Nhị Hà. Tôn Sĩ Nghị người
không kịp mặc giáp ngựa, không kịp đóng yên nhằm phương
Bắc chuồn thoát. Lê Chiêu Thống cũng vội chạy theo và bỏ
nắm xương tàn nơi đất Bắc
Truyện Kiều
Sinh ra trong một gia đình họ Vương trung lưu, Kiều có vẻ đẹp
hoàn hảo tài sắc vẹn toàn thông minh sắc sảo. Kiều gặp và đem
lòng yêu Kim Trọng. Tình đầu vừa chớm nở qua gia đình Kiều
bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em trai Kiều bị nhốt giam vào
ngục. Tài sản bị cướp bóc. Kiều đành phải hi sinh tình yêu để
bán mình cho Mã Giám Sinh, lấy bốn trăm lạng vàng chuộc cha

và em, rồi nhờ Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng. Mã
Giám Sinh và Tú Bà bắt Kiều tiếp khách làng chơi, Kiều kiên
quyết không chịu, định tự tử thì bị Tú Bà phát hiện. Tú Bà và
Mã Giám Sinh và Sở Khanh bày mưu đưa Kiều vào lầu xanh
lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh đem lòng cảm mến yêu
thương nhưng rồi bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh đánh ghen hành
hạ. Kiều được Sử Bà Giác Duyên cưu mang nhưng rồi lại bị
Bạc Bà Bạc Hạnh lừa đưa vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều may
mắn gặp được Từ Hải báo ân báo oán. Nhưng vì nhẹ dạ cả tin,
Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến gây ra cái chết của Từ Hải. Kiều bị
ép gả cho một thổ quan, Kiều buồn bã nhảy xuống sông Tiền
Đường tự tử và một lần nữa được Sư Giác Duyên cứu. Kim


Trọng từ quê lên nối duyên với Thúy Vân nhưng vẫn ngày đêm
đi tìm Kiều. Sau 15 năm, hai người gặp lại đoàn tụ duyên vợ
chồng cũng là nghĩa bạn bè.
Làng
Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nghĩ về làng, nhớ về làng, thường ra
phòng thông tin để nghe đọc báo, đột nhiên ông nghe tin làng
ông theo giặc. Mới đầu ông không tin đó là sự thực nhưng khi
tin ấy được khẳng định, ông tủi hổ, đau đớn. Suốt mấy ngày
liền ông chẳng dám đi đâu, mang nỗi ám ảnh nặng nề luôn chột
dạ đau đớn, tủi hổ, luôn lo sợ người ta nói đến “chuyện ấy”.
Khi bà chủ nhà đánh tiếng không cho gia đình ông ở nữa, ông
vẫn quyết không quay về làng vì làng theo Tây thì phải thù.
Ông đã giãi bày tâm sự với đứa con út cho vơi đi tâm trạng
nặng nề. Khi nghe tin cải chính, ông sung sướng khoe tin làng
ông bị Tây đốt nhãn.
Lặng lẽ Sa Pa

Lặng lẽ Sa Pa kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa 4 nhân vật: ông
họa sĩ già, cô kỹ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên
làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, trong không đầy
nửa tiếng khi xe của họ dừng lại nghỉ. Qua lời giới thiệu của
bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã lên thăm nơi ở và làm việc
của anh thanh niên trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Anh bộc
bạch với họ về công việc và cuộc sống của mình. Ông họa sĩ đã


ghi lại ký họa chân dung về anh nhưng anh đã từ chối và giới
thiệu với ông những người khác ở Sa Pa xứng đáng hơn mình.
Họ chia tay trong tình cảm lưu luyến xúc động.
Chiếc lược ngà
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, đến ngày hòa bình vừa lặp lại,
ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra
cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người
trong bức ảnh chụp chung với mà em mà biết em biết. Em đối
xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha
con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông sau phải ra
đi. Ở khu căn cứ người ta dùng hết tình cảm yêu quý nhờ
thương con vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng con nhưng
ông đã hy sinh trong một trận càn. Trước lúc nhắm mắt, ông chỉ
còn kịp trao cây lược cho người bạn.
Những ngôi sao xa xôi
Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên
xung phong ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn
những năm tháng chống Mỹ ác liệt nhất. Họ là Thao, Định,
Nho làm thành tổ trinh sát mặt đường, có nhiệm vụ phá bom,
đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra. Công
việc của họ vô cùng nguy hiểm, luôn phải đối diện với cái chết,

nhưng cuộc sống của họ vẫn không mất đi niềm vui, hồn nhiên
của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, mơ mộng. Họ rất yêu


thương gắn bó với nhau dù mỗi người một cá tính trong một lần
phá bom. Nho bị thương, hai người đồng đội hết mực lo lắng,
chăm sóc cho cô. Một cơn mưa đá vụt đến và vụt đi đã gợi
trong lòng Phương Định hoài niệm và những khát khao.



×