Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Khảo sát nhóm từ nối thuộc phạm trù giải thích minh họa theo lí thuyết ba bình diện trong tác phẩm hồ chí minh tuyển tập (luận văn ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGHIÊM THỊ HẢI

KHẢO SÁT NHÓM TỪ NỐI
THUỘC PHẠM TRÙ “GIẢI THÍCH- MINH HỌA”
THEO LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN
(TRONG TÁC PHẨM HỒ CHÍ MINH TUYỂN TẬP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGHIÊM THỊ HẢI

KHẢO SÁT NHÓM TỪ NỐI
THUỘC PHẠM TRÙ “GIẢI THÍCH- MINH HỌA”
THEO LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN
(TRONG TÁC PHẨM HỒ CHÍ MINH TUYỂN TẬP)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Tình

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Khảo sát nhóm từ nối thuộc phạm trù “giải
thích- minh họa” theo lí thuyế t ba bình diê ̣n (trong tác phẩm Hồ Chí Minh
tuyển tập ) là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc
đƣa ra trong luận văn là trung thực. Mọi tham khảo trong luận văn đều đƣợc
trích dẫn rõ nguồn, đảm bảo tính khách quan của tƣ liệu và bản quyền tác giả.
Học viên

Nghiêm Thi Ha
̣ ̉i

3


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa
Ngôn ngữ học- Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Em đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Văn Tình đã
hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
cao học này.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nghiêm Thị Hải

4


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 8
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ..................... 8
1.1.Khái niệm văn bản ...................................................................................... 8
1.2.Liên kết văn bản ........................................................................................ 14
1.2.1. Khái niệm về tính liên kết ...................................................................... 14
1.2.2 Phương tiện liên kết và phương thức liên kết ........................................ 17
1.2.3 Phép nối.................................................................................................. 19
1.2.4. Các từ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” .............................. 22
1.3. Ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học .......................................... 23
1.3.1. Bình diện kết học ................................................................................... 24
1.3.2. Bình diện nghĩa học .............................................................................. 25
1.3.3. Bình diện dụng học................................................................................ 27
1.4. Vài nét về tác gia Hồ Chí Minh ............................................................... 27
1.5 Tiểu kết...................................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KẾT HỌC CỦA NHÓM TỪ NỐITHEO PHẠM
TRÙ “GIẢI THÍCH- MINH HỌA" TRONG TÁC PHẨM “HỒ CHÍ MINH
TUYỂN TẬP” ................................................................................................. 33
2.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 33
2.2. Đặc điểm cấu trúc của nhóm từ nối trong các phát ngôn......................... 34
2.2.1. Vị trí của nhóm từ nối trong các phát ngôn .......................................... 34
2.2.3 Miêu tả các từ và cụm từ thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” trong

Hồ Chí Minh tuyển tập .................................................................................... 36
2.3. Đặc điểm cấu tạo và chức năng ngữ pháp của nhóm từ nối trong các phát
ngôn ................................................................................................................. 43
2.3.1.Cụm từ nối “thứ nhất là…, thứ hai là…/ một là…, hai là….................. 43
2.3.2 Từ nối (có/ thế) nghĩa là........................................................................ 43
5


2.3.3 Từ nối “bởi vì” ....................................................................................... 44
2.3.4. Từ nối “chẳng hạn (như)” .................................................................... 45
2.3.5. Từ nối “như sau” .................................................................................. 46
2.3.6. Từ nối “tức là” ...................................................................................... 47
2.3.7. Từ nối “ví dụ/ thí dụ”............................................................................ 48
2.4. Tiểu kết..................................................................................................... 49
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂMNGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC CỦA NHÓM TỪ
NỐITHEO PHẠM TRÙ “GIẢI THÍCH- MINH HỌA"TRONG TÁC PHẨM
“HỒ CHÍ MINH TUYỂN TẬP” ..................................................................... 51
3.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 51
3.2. Phép nối với vấn đề liên kết ngữ nghĩa .................................................... 51
3.3. Giá trị nghĩa học và dụng học của nhóm từ nối thuộc phạm trù “giải
thích- minh họa” trong “Hồ Chí Minh tuyển tập” .......................................... 54
3.3.1. Cụm từthứ nhất là… thứ hai là…/ một là (vì)…hai là (vì)… ................ 55
3.3.2. Từ nối (có/ thế) nghĩa là....................................................................... 57
3.3.3. Từ nối “bởi vì” ...................................................................................... 59
3.3.4. Từ nối “chẳng hạn (như)” .................................................................... 61
3.3.5. Từ nối “như sau” .................................................................................. 62
3.3.6. Từ nối “tức là” ...................................................................................... 65
3.3.7. Từ nối “ví dụ/ thí dụ”............................................................................ 67
3.4. Tiểu kết..................................................................................................... 68
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, cùng với sự ra đời của Ngôn ngữ học
Văn bản, ngôn ngữ họcđã mở rộng phạm vi và có sự chuyển hƣớng lớn sang
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn bản, diễn ngôn, ngữ dụng học và
phong cách tác giả- nói chung là tất cả những vấn đề của ngôn ngữ học có ý
nghĩa đối với thực tiễn xã hội.
Cho tới nay, có thể thấy sự phát triển của ngôn ngữ học văn bản đƣợc chia
thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu đƣợc gọi là giai đoạn “các ngữ pháp văn
bản” có nội dung nghiên cứu chủ yếu là những cách thức liên kết, tính hiểu
đƣợc của văn bản, những cách chuyển đổi sự quy chiếu ngƣời và vật, sự phân
bố phần đề và phần thuyết,... Giai đoạn sau- giai đoạn hiện nay, đƣợc gọi là
giai đoạn nghiên cứu phân tích diễn ngôn. Ở đó, các nhà ngôn ngữhọc đi sâu
nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng, quan tâm đến mặt ý nghĩa, sự sử dụng
của văn bản, những mối quan hệ của nội dung câu nói với hoàn cảnh sử dụng
ngôn ngữ nhằm tạo cách diễn đạt đúng và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu chỉ là các phần tử. Ngoài các
câu- phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản
chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu
xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Giữa chúng phải có sợi
dây liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn, rõ ràng và
mạch lạc. “Tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến
một chuỗi câu trở thành văn bản- Trần Ngọc Thêm”.Chính vì vậy đối với mỗi
văn bản, phƣơng tiện liên kết là nhân tố quan trọng, đồng thời cũng là yêu cầu
bắt buộc.

Để tạo thành văn bản liên kết, các câu trong đó phải gắn bó với nhau theo
một nguyên tắc nhất định và theo những phƣơng thức nhất định. Có rất nhiều
phép liên kết thể hiện trong văn bản (phép lặp, phép thế, phép đối, phép liên
1


tƣởng,…) trong đó các từnối là những phƣơng tiện quan trọng chỉ ra một cách
tƣờng minh mối liên hệ giữa các phát ngôn trên văn bản. Theo Nguyễn Đức
Dân, việc dùng từ nối để liên kết các phát ngôn là một hiện tƣợng phổ biến và
hợp lý. Phổ biến vì ta có thể gặp hiện tƣợng này ở mọi tác giả, mọi thể loại.
Hợp lý vì nhiệm vụ của từ nối chính là thực hiện chức năng liên kết.
Nhƣ ta đã biết, có nhiều phƣơng tiện nối để tạo mối liên kết trên văn bản,
đó có thể là từ, cụm từ, đoạn văn. Tuy nhiên, trong luận văn này chúng tôi chỉ
xem xét dạng thể hiện của phép nối bằng các phƣơng tiện là từ và cụm từ.
Trong số gần 100 đơn vị từ nối tiếng Việt theo các phạm trù khác nhau, chúng
tôi chọn khảo sát nhóm từ ngữ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa”. Đây là
nhóm từ ngữ nối thuộc quan hệ logic diễn đạt đƣợc biểu thị bằng các từ ngữ nối
nhƣ: nghĩa là, tức là, nói cách khác, nói khác đi (thì), ví dụ, chẳng hạn, cụ thể
là,…
Từ trƣớc tới nay, liên kết logic nói chung chƣa đƣợc đề cập nhiều trong
các công trình nghiên cứu. Có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu nhƣ “Hệ
thống liên kết văn bản trong tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm, “Văn bản và
liên kết trong tiếng Việt” của Diệp Quang Ban… Tuy nhiên trong những
nghiên cứu này vấn đề mới chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu nét khái quát nhất
chứ chƣa đi vào nghiên cứu cụ thể, toàn diện tất cả vai trò, hoạt động của
những từ nối làm phƣơng tiện liên kết.
Nhóm từ ngữ này cũng đƣợc nghiên cứu khá sâu và kỹ trên phƣơng diện
ngữ pháp nhƣng trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng lại chƣa đƣợc dành nhiều
sự quan tâm. Chỉ mới hơn 10 năm trở lại đây khi mà dụng học có chỗ đứng và
đƣợc xem là một địa hạt hiệu quả trong việc giải thích những hiện tƣợng ngôn

ngữ trong hoạt động tƣơng tác ngôn từ thì các tác giả tiêu biểu nhƣ: Nguyễn
Đức Dân, Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Hiệp,… mới chú ý
nhiều tới nhân tố dụng ngôn của nhóm từ này.

2


Chính vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi mạnh dạn chọn góc nhìn từ lý
thuyết 3 bình diện của ngôn ngữ học để khảo sát những đặc điểm của nhóm
các từ ngữ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” trên cơ sở nguồn tƣ liệu
là các tác phẩm trong Hồ Chí Minh tuyển tập (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978).
Nhƣ chúng ta đã biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy không phải là một nhà lý
luận nhƣng các trƣớc tác của Ngƣời lại thể hiện rất rõ những ý nghĩa lập luận
sắc bén, đanh thép về các vấn đề đƣợc nói đến. Việc sử dụng linh hoạt các từ
ngữ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” đã góp một phẩn làm nên sự
phong phú trong văn phong Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định
chọn các tác phẩm của Hồ Chí Minh làm tƣ liệu khảo sát.
Với đề tài Khảo sát nhóm từ nối thuộcphạm trù “giải thích- minh họa”
theo lí thuyết 3 bình diện (trong tác phẩm Hồ Chí Minh tuyển tập) chúng
tôi hy vọng sẽ góp thêm một nghiên cứu nhỏ dƣới góc nhìn mới về tính liên kết
trong văn bản nói chung. Đồng thời, luận văn sẽ góp phần mở rộng, bổ sung về
mặt lí luận của ngôn ngữ học văn bản và lí thuyết phân tích diễn ngôn.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi là một đề tài luận văn cao học, chúng tôi lựa chọn các từ
nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” để nghiên cứu những đặc trƣng cơ
bản về mặt kết học khi chúng đóng vai trò là những liên từ trong các mệnh đề.
Từ những kết hợp đặc trƣng đó tiến tới nghiên cứu những biểu hiện quan hệ
ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ ngữ nối trong hoạt động ngôn ngữ.
Đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp là nhóm từ ngữ nối theo phạm trù “giải
thích- minh họa” gồm các từ nhƣ: nghĩa là, tức là, nói cách khác, nói khác đi

(thì), ví dụ, chẳng hạn, cụ thể là, thứ nhất là, thứ hai là,…
Nguồn ngữ liệu khảo sát mà chúng tôi lựa chọn là tác phẩm Hồ Chí Minh
tuyển tập của Nxb Sự thật. Tác phẩm gồm 2 tập với tổng số 167 bài viết (Tập
1: 88 bài, Tập 2: 79 bài) của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác từ năm 1920đến
năm 1969.
3


3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1 Ngoài nƣớc
Năm 1976, M.A.K Halliday và R. Hassan đã công bố cuốn “Cohesion in
English”- “Phép liên kết trong tiếng Anh”,đây có thể xem là công trình đầu
tiên đánh dấu lịch sử nghiên cứu về phép nối.
Đến năm 1998, ấn bản lần 2 của của M.A.K Halliday về “An introduction
to Funtional Grammar” - Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân
dịch). Trên cơ sở công trình thứ nhất năm 1976, Halliday tiến hành bổ sung
và sửa chữa những vấn đề có liên quan, đặc biệt là về liên kết. Công trình này
trình bày và phân tích khá kĩ về khái niệm Cú (Clause) và xem Cú là khái
niệm cơ sở để soi sáng các góc độ khác của văn bản. Đây là công trình đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao và đƣợc xem là nền tảng khi nghiên cứu
văn bản nói chung và phép nối nói riêng.
Năm 2008, công trình bằng tiếng Anh của David Nunan “Introducing
Discourse Analysis” - “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn” đƣợc hai dịch giả Hồ
Mỹ Huyền và Trúc Thanh dịch. Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến
vấn đề liên kết, trong đó có phép nối. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra bốn loại quan
hệ ngữ nghĩa chủ yếu trong phép nối, đó là: nghịch đối, bổ sung, thời gian và
nguyên nhân. Những lí thuyết của công trình này có thể đƣợc xem là cơ sở lí
thuyết nghiên cứu ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng Việt.
3.2. Trong nƣớc
Năm 1980, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội đã

ra mắt cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Hoàng Trọng Phiến [54]. Đây đƣợc
xem là cơ sở để xem xét các quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối sau này.
Năm 1985, công trình của Trần Ngọc Thêm “Hệ thống liên kết văn bản
tiếng Việt” [60] đã đƣợc công bố đánh dấu bƣớc phát triển mới của việc
nghiên cứu văn bản nói chung và phép nối nói riêng. Công trình đã đề cập đến
khái niệm “liên kết văn bản” và bƣớc đầu phân tích “các phương thức liên kết
4


giữa các phát ngôn”. Trong đó, dựa trên các loại phát ngôn, tác giả đã chia
phép liên kết thành hai loại cơ bản: phép nối lỏng và phép nối chặt.
Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục ra mắt công trình “Hệ thống liên kết lời
nói tiếng Việt” của Nguyễn Thị Việt Thanh [55].Trong đó, tác giả đã chia liên
kết lời nói thành hai phƣơng thức: ngữ kết học và ngữ dụng học. Phƣơng thức
ngữ kết học lại đƣợc chia thành ba tiểu loại: liên kết duy trì chủ đề, liên kết
phát triển chủ đề và liên kết logic. Trong đó, phép nối thuộc phƣơng thức liên
kết logic.
Năm 2006, quyển “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt: Văn bản, mạch
lạc, liên kết, đoạn văn” của Diệp Quang Ban đƣợc tái bản lần thứ 3 [5]. Trong
công trình này, tác giả đã đề cập đến phép liên kết, trong đó có phép nối. Tác
giả Diệp Quang Ban đã chia phép nối thành hai loại cơ bản: phép nối lỏng và
phép nối chặt.
Năm 2007, Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Dụng học Việt Ngữ”
[32] đã chia phép nối thành bốn loại theo quan hệ ngữ nghĩa của chúng: đồng
hƣớng, ngƣợc hƣớng, nhân quả và thời gian - trình tự. Ngoài ra, tác giả còn đề
cập đến liên kết hồi chỉ và liên kết khứ chỉ.
Một số luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về vấn đề liên kết trong luận
văn của mình: Phan Thu Trang (2001), Dƣơng Thị Bích Hạnh (2003), Phan
Thị Thu Hà (2004), Vũ Thị Thu Hƣơng ( 2012), Thái Thị Nhƣ Quỳnh (2013),
Nguyễn Thị Thu (2014), Lê Thị Thùy Linh (2015)… Các luận văn này đề cập

tới phép nối hoặc phép liên kết từ vựng trên những nguồn tƣ liệu khác nhau.
Có thể thấy việc nghiên cứu về các phép liên kết trong văn bản là mối
quan tâm của khá nhiều tác giả tuy nhiên các nghiên cứu này chƣa hệ thống
và chƣa chi tiết, nhất là trong việc đi sâu vào nghiên cứu các từ và cụm từ làm
phƣơng tiện nối kết trong văn bản chƣa đƣợc các tác giả quan tâm đúng mức.
4. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài này sẽ mô tả và rút ra những đặc điểm của các từ
ngữ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” thể hiện trong văn bản dựa trên
5


lý thuyết 3 bình diện. Điều này sẽ đóp góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện
việc nghiên cứu hệ thống các phƣơng thức liên kết trong văn bản.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu các từ ngữ nối thuộc phạm trù “giải
thích- minh họa” trên cả ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng sẽ
giúp cho công tác giảng dạy văn bản và liên kết văn bản trong nhà trƣờng
hiệu quả hơn. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho việc phân tích
văn bản trong các tình huống có từ nối. Nhờ đó mà học sinh, sinh viên, ngƣời
giảng dạy, thậm chí các nhà nghiên cứu có thể sử dụng từ, ngữ, câu một cách
chính xác về nghĩa trong quá trình tạo lập văn bản (cả nói và viết); phục vụ
công tác soạn thảo văn bản, biên soạn sách giáo khoa, giảng dạy và học tập
trong trƣờng phổ thông.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng những phƣơng
pháp sau:
- Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn, sử dụng để tiến hành phân tích các
chiết đoạn văn bản, mệnh đề, đoạn văn từ đó đƣa ra những kết luận về phạm
vi hoạt động và chức năng của các từ nối này trong vai trò là các tác tử logic.
- Phƣơng pháp phân tích cú pháp- ngữ nghĩa: nghiên cứu các từ ngữ nối
thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” thông qua các biểu thức logic của

chúng. Từ những biểu thức logic này, chúng tôi sẽ phân tích phạm vi hoạt
động và chức năng của các từ nối này khi đi vào thực tiễn của hoạt động ngôn
ngữ.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các thủ pháp thống kê, phân loại, so sánh
nhằm làm rõ vai trò chức năng nhiệm vụ mà các từ nối thuộc phạm trù khảo
sát đảm nhận trong văn bản.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn có bố cục gồm
3 chƣơng:
6


Chƣơng 1: Một số vấn đề lí thuyết có liên quan.
Chƣơng 2: Đặc điểm kết học của nhóm từ nối thuộc phạm trù “giải thíchminh họa” trong tác phẩm Hồ Chí Minh tuyển tập
Chƣơng 3: Đặc điểm nghĩa học và dụng học của nhóm từ nối thuộc phạm
trù “giải thích- minh họa” trong tác phẩm Hồ Chí Minh tuyển tập

7


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
1.1. Khái niệm văn bản
Thuật ngữ „văn bản‟ trong các ngôn ngữ Ấn-Âu đều bắt nguồn từ chữ Latinh „textus‟ có nghĩa là „dây bện, vải‟. Ngƣời hiểu “văn bản” trực tiếp trong
nghĩa “tấm vải” là Barthes 1973 trong bài “Phân tích văn bản (đối với) một
thần thoại của Edgar Poe” trong Kí hiệu học truyện kể vàvăn bản (Sémiotique
narrative et textuelle, Larousse, 1973, tr 52-53). Tác giả viết: “Phân tích văn
bản đòi hỏi … khai thác văn bản nhƣ là một mảnh vải… nhƣ là một dải bện
của những giọng khác nhau, của những mạng phức hợp cùng một lúc đan
quyện vào nhau và cũng chƣa hoàn tất”.

Hiện nay liên quan đến thuật ngữ này còn có các thuật ngữ nhƣ discourse
đƣợc dịch là diễn ngôn (Đỗ Hữu Châu, 1993) và có khi cũng là ngôn bản
(Hoàng Vân Vân, 2001).
Trƣớc khi ngôn ngữ học ra đời thì phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học
chƣa bao giờ vƣợt qua giới hạn của câu. Có nhà ngôn ngữ học còn cho rằng:
Câu luôn luôn đƣợc coi là đơn vị hoàn chỉnh. Đơn vị cao nhất đƣợc nghiên
cứu trong phạm vi ngôn ngữ học.
Năm 1953, nhà ngôn ngữ học Đan Mạch L. Hjelmeslev là ngƣời đầu tiên
đề cập đến ngôn ngữ học văn bản đã viết: Cái duy nhất đến với ngành nghiên
cứu ngôn ngữ với tƣ cách khởi đầu […] đó là văn bản trong tính hoàn chỉnh
tuyệt đối không tách rời của nó”.[A.A. Reformatskij]
Những năm 70 của thế kỷ trƣớc, ngôn ngữ học văn bản đã nhanh chóng
đạt tới thời kỳ phát triển nhất, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Cũng từ đây, văn bản đƣợc coi
là đối tƣợng nghiên cứu và trở thành đơn vị cao nhất của ngôn ngữ học.
Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy ở giai đoạn
đầu của ngôn ngữ học văn bản, các nhà nghiên cứu thƣờng dùng thuật ngữ
8


“text” để chỉ đối tƣợng nghiên cứu là các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn câu. Khi
đó, tên gọi văn bản, ngôn bản đƣợc dùng để chỉ chung những sản phẩm giao
tiếp bằng lời âm và chữ viết mà có thuộc tính liên kết và mạch lạc; khi định
nghĩa thì chƣa có sự đối lập với thuật ngữ diễn ngôn. Sở dĩ nhƣ vậy là vì ở
thời kỳ đầu, trọng tâm chú ý của việc nghiên cứu tập trung hơn ở các sự kiện
giao tiếp bằng chữ viết, ngôn liệu cũng lấy từ các văn bản viết, do đó tên gọi
văn bản đƣợc dùng một cách phổ biến. Chẳng hạn, năm 1976 Halliday &
Hasan đặt văn bản ở một mặt bằng khác hẳn câu: “Một văn bản là một đơn vị
ngôn ngữ trong sử dụng. Nó không phải là một đơn vị ngữ pháp loại nhƣ một
mệnh đề hay một câu; mà nó cũng không đƣợc xác định bằng kích cỡ của nó

[...], nó là một cái khác với câu về chủng loại. Tốt hơn nên xem xét một văn
bản nhƣ một đơn vị nghĩa: một đơn vị không phải của hình thức mà là của ý
nghĩa.” [6, tr. 196]
Năm 1980, nhà nghiên cứu Loseva (thuộc Liên Xô cũ) cũng ghi nhận:
“Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo viết có đặc trƣng là tính hoàn
chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của tác giả đối với điều đƣợc thông
báo [ ... ]. Về phƣơng diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (ít khi là
một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phƣơng tiện từ vựng- ngữ pháp.”
[6, tr. 197]. Tác giả này đã thừa nhận thái độ của ngƣời tạo văn bản nhƣ một
phần tất yếu của văn bản; thái độ đó có phần trùng hợp với “mục đích giao
tiếp” mà các nhà nghiên cứu diễn ngôn sau này thƣờng nhắc đến.
Ở nƣớc ta, Trần Ngọc Thêm là ngƣời đầu tiên nghiên cứu văn bản với
công trình “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt”. Ông xác định: “... Văn bản
là một hệ thống mà các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu phần tử,
trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của
mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói
riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lƣới của những quan
hệ và liên hệ ấy.” [60, tr. 22]. Định nghĩa này đã nêu đƣợc các yếu tố tạo
9


thành văn bản là các câu- phần tử và cấu trúc của văn bản với mạng lƣới liên
kết đƣợc hiểu rộng theo hai chiều quan hệ và liên hệ.
Ở giai đoạn thứ hai và tiếp cho đến hiện nay, ngôn ngữ nói đƣợc quan tâm
nhiều hơn trƣớc, tạo nên thế cân bằng với ngôn ngữ viết trong sự nghiên cứu.
Ngƣời ta cố gắng phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết nên có xu hƣớng
dùng văn bảnđể chỉ sản phẩm và phƣơng tiện giao tiếp chữ viết (lời chữ),
dùng diễn ngôn để gọi tên sản phẩm và phƣơng tiện giao tiếp nói miệng (lời
âm). Do vậy các định nghĩa về văn bản đƣợc đƣa ra thƣờng có sự đối lập với
định nghĩa về diễn ngôn. Trƣớc tiên có thể kể đến một vài nhà nghiên cứu đã

xác định khái niệm văn bản nhƣ một sự quy ƣớc dùng khi cần xác định đối
tƣợng để làm việc mà không đi vào bản thể của đối tƣợng nghiên cứu, nhƣ:
“Tôi sẽ sửdụng thuật ngữ văn bản để chỉ bất kỳ cái nào ghi bằng chữ viết của
một sự kiện giao tiếp. Sự kiện đó tự nó có thể liên quan đến ngôn ngữ nói (ví
dụ: một bài thuyết giáo, một cuộc thoại tình cờ, một cuộc giao dịch mua bán)
hoặc ngôn ngữ viết (ví dụ: một bài thơ, một quảng cáo trên báo, một áp phích
dán tƣờng, một bảng kê các thứ mua sắm, một tiểu thuyết). Tôi sẽ để thuật
ngữ diễn ngôn lại để chỉ việc giải thuyết sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh.”
[24, tr. 21].
“Chúng ta sẽ dùng từ văn bản nhƣ là một thuật ngữ khoa học để chỉ dữ liệu
ngôn từ của một hành vi giao tiếp” và “việc thu băng một hành vi giao tiếp sẽ
lƣu giữ lại văn bản.” [33;tr. 5,tr. 27].Khi xác định khái niệm, các nhà nghiên
cứu thƣờng đặt văn bảnvà diễn ngônở trên cùng một bình diện nhƣng có
những đặc trƣng nhất định phân biệt với nhau. Chẳng hạn, năm 1989 Guy
Cook định nghĩa: “Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ giải thuyết đƣợc ở mặt
hình thức, bên ngoài ngữ cảnh” còn “Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ
đƣợc nhận biết là có nghĩa, thống nhất và có mục đích.” [24, tr. 20]. Chúng tôi
có thể hiểu định nghĩa này là: Giả sử có một tài liệu ngôn ngữ (bằng chữ hoặc
bằng âm), nếu chỉ xét ở bề mặt từ ngữ (với những nội dung mà chúng diễn đạt
10


là chúng ta đã phân tích tài liệu đó nhƣ một văn bản (còn gọi là phân tích văn
bản đối với nó); còn nếu xét tài liệu đó trong quan hệ với ngữ cảnh tình huống
và ý định, mục đích của ngƣời phát là chúng ta đã phân tích nó nhƣ một diễn
ngôn (gọi là phân tích diễn ngôn đối với tài liệu đó). Nhƣ vậy, phân tích văn
bản cũng là một bộ phận trong phân tích diễn ngôn. Hiện nay ý tƣởng của
Guy Cook đƣợc nhiều ngƣời sử dụng trong phân tích diễn ngôn.
Trong Bách khoa thƣ ngôn ngữ và ngôn ngữ học (1994) do R. E. Asher chủ
biên, văn bảnđƣợc định nghĩa bằng ba nghĩa ứng với ba lĩnh vực nghiên cứu:

“Văn bản:
1. Một quãng đƣợc viết hay đƣợc phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc,
đề tài- chủ đề v.v. của nó, hình thành nên một đơn vị, nhƣ một truyện kể, một
bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đƣờng v.v.
2. Văn học trƣớc hết đƣợc coi nhƣ một tài liệu viết, thƣờng đồng nghĩa với
sách, [...].
3. Trong phân tích diễn ngôn, đôi khi đƣợc đánh đồng với ngôn ngữ viết
còn diễn ngôn thì đƣợc dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn đƣợc dùng
bao gồm cả văn bản.” [6, tr. 200].
Theo chúng tôi, đây là một sự định nghĩa bao quát đƣợc các cách hiểu về
văn bản, không chỉ trong nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung mà còn cả cách
hiểu văn bản trong văn học và trong bộ môn phân tích diễn ngôn vốn đang
thịnh hành trong ngôn ngữ học hiện nay. Không nói đến nghĩa 2, chúng
tôi cho rằng nghĩa 1 và nghĩa 3 thể hiện hai quan niệm rộng và hẹp về khái
niệm văn bản. Nghĩa 1 là quan niệm rộng về văn bản, đƣợc dùng trong nghiên
cứu ngôn ngữ học nói chung. Theo đó, văn bản bao gồm cả dạng nói và dạng
viết của sản phẩm và phƣơng tiện giao tiếp ngôn ngữ. Đây cũng là một quan
niệm tƣơng đối phổ biến mà chúng ta có thể thấy trong các công trình của
M.A.K Halliday & R.Hasan cũng nhƣ của Diệp Quang Ban, chẳng hạn:“Một
văn bản có thể là đƣợc nói ra hay là đƣợc viết ra, là văn xuôi hay là thơ, là
11


một đối thoại hay là một đơn thoại. Nó có thể là một cái gì đó từ một câu tục
ngữ đơn lẻ cho đến cả một vở kịch trọn vẹn, từ một tiếng kêu cứu nhất thời
cho đến một cuộc thảo luận suốt ngày tại một uỷ ban” [4,tr. 31]
Năm 1989, Halliday & Hasan tiếp tục khẳng định văn bản là ngôn ngữ
trong giao tiếp, có tính mục đích đƣợc tạo ra trong ngữ cảnh giao tiếp và có
thể đƣợc diễn đạt bằng các phƣơng tiện khác nhau: “Văn bản là ngôn ngữ
thực hiện một chức năng giao tiếp cụ thể, trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.

Văn bản đối lập với các từ, các câu bị tách khỏi ngữ cảnh giao tiếp. Văn bản
có thể ở hình thức ngôn ngữ nói, viết hay bất kỳ phƣơng tiện diễn đạt nào”.
Trong một công trình gần đây nhất, tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa:
“Văn bản là một loại đơn vị đƣợc làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời
viết, hoặc lớn, hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài... nhƣ một truyện kể, bài thơ,
một đơn thuốc, một biển chỉ đƣờng”. [4, tr. 193]. Theo tác giả, định nghĩa trên có
thể dùng chung cho cả thuật ngữ diễn ngôn khi chƣa cần phân biệt hai thuật ngữ
này. Diệp Quang Ban cho rằng, đặc trƣng của văn bản gồm 5 yếu tố:
1. Yếu tố chức năng: Văn bản có đích hay chủ định của chủ thể tạo ra
văn bản, cụ thể là ngƣời tạo văn bản dùng lời nói hay chữ viết của mình để thể
hiện một hành động nào đó nhằm tác động ngƣời nghe (nhƣ hỏi, sai khiến,
trình bày, cảm ơn, mời chào,…) Cũng chính chức năng này của văn bản gắn
trực tiếp với chức năng cơ bản của ngôn ngữ: chức năng giao tiếp.
2. Yếu tố nội dung: Văn bản có một hoặc vài ba đề tài- chủ đề xác địnhgiúp phân biệt văn bản với chuỗi câu nối tiếp lạc đề, hoặc xa hơn nữa, phân
biệt với chuỗi câu không mạch lạc, tình cờ đứng cạnh nhau, tạo ra "chuỗi bất
thƣờng về nghĩa" hay "phi văn bản".
3. Mạc lạc và liên kết: Là yếu tố quyết định việc tạo thành văn bản, trong
đó nổi rõ lên việc tạo thành tính thống nhất đề tài- chủ đề là mạch lạc đây là
yếu tố giúp phân biệt văn bản với "phi văn bản" ở mặt tổ chức nội dung.

12


4. Yếu tố chỉ lƣợng: Văn bản đƣợc thể hiện bằng sự nối tiếp tuyến tính của
nhiều câu- phát ngôn, đây chính là cơ sở hiện thực cho mạch lạc và liên kết.
5. Yếu tố định biên: Văn bản có biên giới bên trái (đầu vào) và biên giới
bên phải (đầu ra) và nhờ đó có tính kết thúc tƣơng đối- yếu tố này giúp phân
biệt những văn bản khác nhau khi nhiều văn bản đƣợc tập hợp lại nhƣ một bài
tập nghiên cứu, một tờ báo...
Mỗi đặc trƣng giống nhƣ một dấu hiệu có tác dụng khác nhau nhƣng

chúng đều có một điểm chung đó là giúp cho văn bản mạch lạc hơn, tƣờng
minh hơn.
Nhƣ vậy, các nhà nghiên cứu nói trên có quan niệm rộng về khái niệm văn
bản. Theo đó có thể nhận ra các yếu tố quan trọng trong văn bản, nhƣ:
- Văn bản có thể ở dạng nói miệng hoặc ở dạng viết.
- Văn bản có thể dài, cũng có thể ngắn.
- Cấu trúc của văn bản bao gồm cả cấu trúc hình thức lẫn cấu trúc nghĩa.
- Văn bản có đề tài (hoặc chủ đề).
Quan niệm hẹp về khái niệm văn bản đƣợc thể hiện trong nghĩa 3 nêu ở
phía trên. Theo quan niệm này, văn bản là một dạng thể hiện (bằng chữ viết)
của diễn ngôn và diễn ngôn bao gồm văn bản. Đây là một cách hiểu đƣợc
dùng phổ biến hiện nay ở các nhà nghiên cứu ngữ dụng học và phân tích diễn
ngôn. Họ thƣờng ƣa dùng thuật ngữ diễn ngôn để gọi tên chuỗi những đơn vị
ngôn ngữ vừa là sản phẩm vừa là phƣơng tiện của giao tiếp, bao gộp các kiểu
loại diễn ngôn: nói và viết (tƣơng tự nhƣ cách dùng tên gọi văn bản ở thời kỳ
đầu) khi cần thì dùng thuật ngữ văn bản dành cho diễn ngôn viết.
Chẳng hạn, Đỗ Hữu Châu xác định:“Tuỳ theo đƣờng kênh, hay tuỳ theo
dạng ngôn ngữ đƣợc sử dụng mà chúng ta có diễn ngôn nói hay diễn ngôn
viết. Chúng tôi sẽ gọi các diễn ngôn viết là các văn bản. Văn bản là những
diễn ngôn liên tục do một ngƣời tạo nên”. [8, tr. 35]Trong một công trình
khác, ông nói rõ hơn về quan niệm của mình: “Ngôn bản hay diễn ngôn bao
13


gồm cả ngôn bản dạng nói và ngôn bản dạng viết. Văn bản là thuật ngữ
chuyên dùng cho các ngôn bản dạng viết”. [10, tr. 18]
Tóm lại, qua nghiên cứu, chúng tôi thấy khái niệm văn bản (và diễn ngôn)
đã đƣợc sử dụng trong tiến trình phát triển của ngôn ngữ học, theo thời gian
đã có các xu hƣớng nhƣ sau:
- Đầu tiên tên gọi văn bản đƣợc dùng để chỉ chung loại đơn vị ngôn ngữ

vừa là sản phẩm vừa là phƣơng tiện của giao tiếp, có liên kết và mạch lạc,
thƣờng đƣợc lấy là đối tƣợng khảo sát, phân tích.
- Xu hƣớng thứ hai dùng tên gọi văn bản để chỉ sản phẩm- phƣơng tiện
giao tiếp bằng chữ viết, dùng tên gọi diễn ngôn để chỉ sản phẩm- phƣơng tiện
giao tiếp bằng âm thanh (lời âm).
- Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phân tích diễn ngôn nhƣ
một xu hƣớng nghiên cứu trong ngôn ngữ học, ngƣời ta thƣờng sử dụng diễn
ngôn giống nhƣ việc dùng văn bản ở giai đoạn đầu, tức là dùng tên gọi diễn
ngôn để chỉ chung chuỗi đơn vị ngôn ngữ là đối tƣợng nghiên cứu bất kể nó ở
dạng thức nói miệng hay viết ra (hoặc đƣợc ghi âm lại).
Việc nghiên cứu khái niệm văn bản của chúng tôi không nhằm tìm hiểu
lịch sử vấn đề mà nhằm xác định, lựa chọn một cách hiểu về văn bản với tƣ
cách là đối tƣợng nghiên cứu để có thể phân tích, miêu tả một thuộc tính nhỏ
trong bản thể của đối tƣợng đó: một phép liên kết câu trong văn bản tiếng
Việt. Và chúng tôi nhận thấy khái niệm văn bản (cùng các vấn đề lý thuyết
liên quan) của Halliday & Hasan qua sự giới thiệu, áp dụng vào tiếng Việt của
Diệp Quang Ban là chỗ dựa chắc chắn, thuận tiện cho bƣớc đầu khảo sát,
nghiên cứu của chúng tôi.
1.2. Liên kết văn bản
1.2.1. Khái niệm về tính liên kết
Trừ một số ít văn bản chỉ có một từ, một ngữ hay một câu ra, phần lớn các
loại văn bản là tập hợp của nhiều câu. Tuy nhiên, văn bản không đơn giản là
14


phép cộng của nhiều câu. Halliday& Hasan có quan điểm cho rằng yếu
tố quan trọng quyết định một tập hợp câu có tạo nên hay không tạo nên văn
bản tuỳ thuộc vào quan hệ liên kết bên trong mỗi câu và giữa các câu với
nhau, điều này tạo ra “tính văn bản” (text ture). Và tính văn bản đƣợc tạo ra
chủ yếu nhờ quan hệ liên kết giữa các câu.

Liên kết là một hiện tƣợng rất dễ nhận biết, đó là thứ quan hệ nghĩa giữa
hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau.
Nói chi tiết hơn, liên kết là thứ quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn
hiểu nghĩa cụ thể của yếu tốt này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia và
trên cơ sở đó hai câu chứa chúng mới liên kết đƣợc với nhau.
Halliday& Hasan đã đƣa ra một hệ thống các loại hình quan hệ liên
kết đƣợc thiết lập một cách hình thức trong văn bản, cung cấp các “sợi
dây”nối kết, ràng buộc các câu lại với nhau. Đó là các quan hệ tiếp nối, thay
thế, qui chiếu, tỉnh lƣợc và quan hệ từ vựng; tƣơng ứng với các quan hệ đó là
các
phƣơng thức liên kết.
Phép liên kết

Lĩnh vực

1. Phép nối (conjunctinon; chỉ ra tính liên tục)

Ngữ pháp và

2. Phép quychiếu (reference; tạo nối kết giữa các yếu tố)

ngữ pháp-

3. Phép tỉnh lƣợc và phép thế (ellipsis & substitution; chỉ ra từ vựng
tínhliên tục)
4. Phépliên kết từ vựng (lexical; lựa chọn các từ ngữ) gồm
baphép nhỏ:
-Lặp từ ngữ (repetition)
-Dùng từ ngữ đồng nghĩa (synonymy), gần nghĩa (nhƣ từ ngữ
thƣợng danh-superordinates, từ ngữ trong quan hệ cấp loạihyponymy) và từ ngữ trái nghĩa (antonymy)


15

Từ vựng


- Phối hợp từ ngữ
(Nguồn: [4, tr. 352])
Tiếp thu quan niệm về liên kết của Halliday & Hasan vào nghiên cứu liên
kết trong tiếng Việt, tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa: “Liên kết, xét tổng
thể, là một bộ (tập hợp) các hệ thống ngữ pháp từ vựng phát triển một cách
chuyên biệt thành một nguồn lực có thể vƣợt qua các biên giới của câu, giúp
cho các câu trở thành một chỉnh thể. Liên kết, xét cụ thể, là kiểu quan hệ
nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ thể
của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai
câu (mệnh đề) chứa chúng liên kết đƣợc với nhau. Các kiểu quan hệ nghĩa
này làm thành những cấu hình nghĩa của liên kết, hay những khuôn hình tạo
sinh diễn ngôn”. [4, tr. 347]
Hai định nghĩa nêu trên đƣợc xây dựng dựa vào khảnăng vƣợt qua
biên giới câu của sự liên kết, để giúp cho một chuỗi câu trở thành một thể
toàn vẹn, và cụ thể là bằng cách giải thích nghĩa cho nhau giữa hai yếu tố
nằm trong hai câu khác nhau, thƣờng là xét hai câu kề cận nhau.
Ví dụ: Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta.
(Hồ Chí Minh)
Từ đótrong câu thứ hai trên đây là từ có nghĩa chƣa cụ thể, muốn
hiểu nghĩa của nó thì phải tìm ở câu trƣớc. Nghĩa của toàn bộ câu trƣớc có
tác dụng giải thích nghĩa cho từđó ở câu sau. Mối quan hệ giải thích nghĩa
này giúp cho câu sau liên kết với câu trƣớc.
Hiện tƣợng liên kết nêu trên không chỉ là quan niệm của Halliday và Diệp

Quang Ban mà hầu hết các nhà phân tích văn bản đều có chung quan niệm
nhƣ vậy. Họ thƣờng chú trọng vào sự nối kết liền mạch của hai câu kế cận
nhau bằng cách chú ý đi tìm những yếu tố ngôn ngữ (dấu hiệu hình thức) diễn
đạt sự liên kết.
16


Nhƣ vậy, tính liên kết chính là yếu tố quan trọng có tác dụng nối các câu
thành một văn bản. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học tuy
cócách nhìn nhận khác nhau về liên kết nhƣng đây vẫn là đối tƣợng đƣợc
quan tâm nghiên cứu nhiều trong văn bản bởi đó chính là hình thức góp phần
tƣờng minh hóa các kiểu quan hệ giữa các phát ngôn. Có thể định nghĩa một
cách đơn giản: liên kết văn bản là những dấu hiệu hình thức chỉ ra các kiểu
quan hệ nghĩa giữa các câu trong văn bản.
Hiện tƣợng liên kết này cũng gặp trong những khúc đoạn lời nói lớn hơn
câu nhƣ đoạn văn, chƣơng, phần trong văn bản. Tuy nhiên, cả trong những
khúc đoạn đó, về thực chất, đó vẫn là hiện tƣợng liên kết giữa những câu có
quan hệ nghĩa với nhau thông qua các phƣơng tiện liên kết, chỉ có điều là
những câu này không nằm trong cùng một đoạn văn. Cho nên, trên thực tế,
ngƣời ta ít bàn đến sự liên kết đoạn văn và sự liên kết trên đoạn văn.
1.2.2 Phương tiện liên kết và phương thức liên kết
1.2.2.1. Phương tiện liên kết
Phƣơng tiện liên kết là các yếu tố hình thức cụ thể của ngôn ngữ tham gia
vào việc tạo ra sự nối kết câu với câu. Các phƣơng tiện này là những hệ thống
con trong hệ thống từ vựng hay ngữ pháp của một ngôn ngữ.Cho nên liên kết
là bộ phận trong hệ thống của một ngôn ngữ xác định.
Chẳng hạn các từ đây, đấy, đó, thế, vậy, nó, hắn, chúng, họ, chúng nó,...
làm thành một hệ thống con do chúng có chức năng hồi chỉ, khứ chỉ có tác
dụng tạo tính liên kết trong văn bản; các từ vì, nếu, tuy, để, mà, nhƣng,... là hệ
thống con các quan hệ từ có chức năng nối kết các từ ngữ, các câu; cả các từ

đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa, bao nghĩa, v.v cũng là những hệ thống con
trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ và cũng có tác dụng liên kết văn
bản theo phép liên kết từ vựng.
Liên kết trong văn bản là hiện tƣợng chung cho nhiều ngôn ngữ nhƣng các
phƣơng tiệnngôn ngữ cụ thể dùng cho liên kết có thể khác nhau trong những
17


ngôn ngữ khác nhau. Trong tiếng Việt, tham gia vào hệ thống các phƣơng tiện
liên kết văn bản trƣớc hết là các quan hệ từ; các từ ngữ cố định có chức năng
nối kết (quán ngữ); các loại “đại từ”: đại từ nhân xƣng, các từ xƣng hô, đại từ
thay thế, đại từ chỉ định, xác định (chỉ từ); và nhiều đơn vị từ vựng khác.
Sự liên kết có thể diễn ra giữa câu với câu hoặc giữa đoạn văn này với
đoạn văn khác trong cùng một văn bản. Tuy nhiên, về thực chất, sự liên kết
chỉ diễn ra giữa: các câu có liên quan với nhau về nghĩa, và những câu này có
thể đứng gần nhau,hoặc đứng trong những đoạn văn khác nhau hay trong
những phần văn bản cụ thể lớn hơn. Cho nên chúng tôi chỉ xem xét sự liên kết
giữa câu với câu, mà không bàn đến sự liên kết giữa những cấu tạo ngôn ngữ
lớn hơn câu. Còn sự liên kết giữa các dạng câu đơn (mệnh đề) trong một câu
ghép thực ra cũng là sự liên kết câu với câu, nhƣng nó đã đƣợc xem xét từ
phƣơng diện ngữ pháp trong nội bộ câu ghép, nên không cần lặp lại ở đây.
1.2.2.2.Phương thức liên kết
Phƣơng thức liên kết (phép liên kết) là cách thức sử dụng các phƣơng tiện
liên kết có đặc tính chung vào việc liên kết câu với câu.Các phƣơng tiện liên
kết thƣờng khác nhau, những phƣơng tiện thuộc cùng một lớp từ thì có những
đặc tính chung của cả lớp nhƣ đặc tính thay thế, hồichỉ của các đại từ: hắn, y,
nó,chúng, đây, đó, thế, vậy; đặc tính nối kết của các quan hệ từ: và, còn,
nhƣng, vì, nên, nếu.
Hoạt động cụ thể một cách có quy luật của từng lớp phƣơng tiện liên kết
làm thành phƣơng thức liên kết, chẳng hạn việc dùng các quan hệ từ và các từ

ngữ có chức năng tƣơng tự với chúng để liên kết câu đƣợc gọi là phép nối;
dùng các đại từ để thay thế,hoặc hồi chỉ các yếu tố ngôn ngữkhác trong văn
bản, có tác dụng liên kết câu đƣợc gọi là phép quychiếu.Trong hoạt động cụ
thể nói trên, đặc tính của các phƣơng tiện đồng loại trong mỗi phép liên kết
thể hiện thành những cấu hình nghĩa xác định. Chẳng hạn phép liên kết bằng
các đại từ thay thế có cấu hình nghĩa “thay thế” giữa từ ngữ đƣợc thay thế với
18


từ ngữ thay thế, trên cơ sở đó quan hệ hồi chiếu, khứ chiếu phát huy tác dụng.
Phép liên kết nối có các cấu hình nghĩa kiểu bổ trợ, nguyên nhân, điều kiện,
v.v.. chỉ ra tính “tiếp nối” liên tục từ mệnh đề này sang mệnh đề khác, từ câu
này sang câu kia.
1.2.3 Phép nối
1.2.3.1. Khái niệm phép nối
Khác với các phép liên kết quy chiếu, thế, tỉnh lƣợc, phép nối không phải là
cách để nhắc ngƣời đọc phải liên hệ với những sự vật, sự việc, hành động đã đƣợc
đề cập ở trƣớc đó mà phép nối là nhằm để báo hiệu các mối quan hệ.Những mối
quan hệ này chỉ có thể hiểu đƣợc qua việc tham khảo các phần khác của văn bản.
Có thể hiểu phép nối nhƣ sau: "Phép nối (conjunction) là việc sử dụng tại vị trí
đầu câu, hoặc trƣớc vị tố (trƣớc động từ ở vị ngữ) những từ ngữ có khả năng chỉ
quan hệ để làm bộc lộ kiểu quan hệ giữa hai câu có quan hệ với nhau, và bằng
cách đó liên kết hai câu này với nhau." [3, tr. 375]
Một số trƣờng hợp các câu trong một văn bản có thể quan hệ với nhau mà
không cần đến mối quan hệ đƣợc báo hiệu tƣờng minh của phép nối.
Ví dụ: 1. Nga mở cửa. Anh ta bước vào nhà.
2. Nga mở cửa. Rồi anh ta bước vào nhà.
Việc đứng cạnh nhau của hai câu trong (1) cũng cho ta hiểu mối quan hệ
thuận logic (mở cửa-vào nhà). Quan hệ từ rồitrong (2) không tạo ra quan hệ
thuận logic mà chính mối quan hệ thuận logic đã tự nó giúp ta hiểu đƣợc quan

hệ nghĩa của hai câu. Từ rồiở đây chỉ làm rõ thêm việc một hành động đã xảy
ra sau một hành động khác.
Phép nối là một trong 5 phƣơng thức liên kết văn bản tiếng Việt và đƣợc
sử dụng nhiều trong quá trình tạo lập văn bản. Cùng với sự phát triển của
ngôn ngữ học văn bản hƣớng vào nghiên cứu các mặt nghĩa, coi liên kết thuộc
về hệ thống ngôn ngữ, phép nối cũng đƣợc nghiên cứu theo hƣớng đi sâu vào

19


×