Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.14 KB, 2 trang )
Câu 1: Nêu các tính chất của vật dẫn ở trạng thái cân bằng tĩnh điện. Hãy nêu một biện
pháp để bảo vệ các vật dẫn không bị ảnh hưởng bởi điện trường do các vật khác gây ra.
Gợi ý: Tính chất của vật dẫn ở trạng thái cân bằng tĩnh điện: cần nêu các ý về điện thế, sự
phân bố điện tích, vec tơ cường độ điện trường ở bề mặt vật dẫn.
Biện pháp bảo vệ vật dẫn: ứng dụng hiện tượng điện hưởng
Câu 2: Phát biểu định lý Gauss đối với điện trường. Một mặt cầu bao quanh 3 điện tích q 1 =
2.106C, q2 = 2.106C và q3 = 3.106C, hãy tính thông lượng điện trường gởi qua mặt cầu
đó.
Gợi ý: Dùng định lý Gauss, tính tổng đại số điện tích trong mặt cầu rồi chia cho hằng số
điện
Câu 3: Phát biểu luận điểm Maxwell 2 và viết phương trình Maxwell – Ampère dạng vi
phân. Hãy chỉ ra các nguyên nhân làm phát sinh từ trường.
Gợi ý: Xem phần điện từ trường ở chương 3.
Câu 4: Hãy chứng tỏ vectơ cường độ điện trường vuông góc và hướng theo chiều giảm điện
thế.
Gợi ý: Dựa vào tính chất của mặt đẳng thế, công thức liên hệ giữa điện trường và điện thế.
Câu 5: Hãy nêu sự khác nhau giữa điện trường tĩnh và điện trường xoáy về: nguyên nhân
xuất hiện, tính chất, đường sức.
Gợi ý: Xem lại kiến thức về trường tĩnh điện, điện từ trường.
Điện trường tĩnh: do điện tích đứng yên sinh ra, có tính chất thế, đường sức là những đường
có khởi đầu và kết thúc.
Điện trường xoáy: do từ trường biến thiên sinh ra, không có tính chất thế, đường sức là
những đường cong kín.
Câu 6: Hãy chứng tỏ quỹ đạo của electron chuyển động với vận tốc v trong từ trường đều
B v là một đường tròn.
Nếu thay từ trường B bởi một điện trường đều E có cùng phương chiều thì quỹ đạo của
electron thay đổi như thế nào?