Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bai 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.38 KB, 3 trang )

Câu 1. Cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á không bị trở thành thuộc địa
của thực dân phương Tây?
A. Xiêm.
B. Mã lai.
C. Bru nây.
D. Xin ga po.
Câu 2. Sự kiện nào đã đánh dấu Căm-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp ?
A. Vua Nô-rô-đôm kí với thực dân pháp bản Hiệp ước.
B. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ.
C. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm ra khỏi Cămpuchia.
D. Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Căm-pu-chia.
Câu 3. Cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã giữ được nền độc lập của
mình?
A. Xiêm.
B. Campuchia.
C. Lào.
D. Việt Nam.
Câu 4. Năm 1893, đánh dấu sự kiện tiêu biểu nào ở Lào?
A. Lào thực sự trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
B. Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Lào.
C. Lào buộc phải công nhận nền thống trị của Pháp.
D. Pháp bắt đầu gây sức ép buộc Lào công nhận nền thống trị của Pháp.
Câu 5. Cuối thế kỷ XIX, ba nước Đông Dương đã trở thành thuộc địa của thực dân
nào?
A. Pháp.
B. Hà Lan.
C. Anh.
D. Tây Ban Nha.
Câu 6. Các nước Đông Nam Á bị thực dân Âu- Mĩ xâm lược không phải do nguyên
nhân nào dưới đây?
A. Có nền văn minh lâu đời.


B. Chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng.
C. Có nguồn tài nguyên phong phú.
D. Có nguồn lao động dồi dào.
Câu 7. Hoàn thiện tư liệu sau:
Năm ...., Ra-ma V đã tiến hành .... theo khuôn mẫu .... về hành chính, tài chính, quân
sự, giáo dục....tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới,phát triển theo hướng tư bản chủ
nghĩa.
A. 1892, hàng loạt cải cách, các nước Phương Tây.
B. 1868, cải cách, Phương Tây.
C. 1893, cải cách, Nhật Bản.
D. 1892, hàng loạt cải cách, Nhật Bản.
1


Câu 8. Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Căm-pu-chia ở thế
kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa
A. hoàng thân Si-vô-tha.
B. A- cha- xoa.
C. Pu-côm-bô.
D. Com-ma-đam.
Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai
đoạn
A. khủng hoảng triền miên.
B. bước đầu phát triển.
C. phát triển thịnh đạt.
D. hình thành.
Câu 10. Chính sách nào không nằm trong nội dung cải cách của vua Ra-ma V?
A. Củng cố quyền lực cho giai cấp thống trị.
B. Cải cách hành chính, giáo dục, tài chính.
C. Ngoại giao mềm dẻo.

D. Nhân nhượng để giữ vững độc lập
Câu 11. Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất về tình hình Xiêm cuối thế kỉ XIX- đầu
thế kỉ XX?
A. Giữ được độc lập tương đối về chính trị.
B. Giữ được độc lập hoàn toàn.
C. Bị lệ thuộc vào Anh và Pháp về nhiều mặt.
D. Là “vùng đệm” của các thế lực đế quốc.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là điểm chung của phong trào đấu tranh
chống Pháp của nhân dân Lào và Căm-pu-chia?
A. Diễn ra từ cuối thế kỉ XIX.
B. Chủ yếu là các cuộc khởi nghĩa vũ trang.
C. Mang tính tự phát.
D. Thể hiện tình đoàn kết chống Pháp của nhân dân Đông Dương.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của các nước Châu Phi?
A. Có sự liên kết với nhau chặt chẽ.
B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Nền văn hóa lâu đời.
D. Là một lục địa lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.
Câu 14. Mục đích của Mĩ khi thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa
châu Mĩ” là gì?
A. Khống chế khu vực Mĩ la-tinh.
B. Đoàn kết các nước Mĩ la-tinh.
C. Tạo điều kiện cho các nước Mĩ la-tinh cùng phát triển.
D. Tránh sự ảnh hưởng, chi phối của các đế quốc phương Tây.
Câu 15. Mục đích của Mĩ khi đưa ra học thuyết Mơn-rô “Châu Mĩ của người châu
Mĩ” là gì?
2


A. Biến Mĩ latinh trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.

B. Đoàn kết các dân tộc Châu Mĩ.
C. Hạn chế sự ảnh hưởng từ bên ngoài.
D. Tạo đà phát triển cho khu vực châu Mĩ.
Câu 16. Vào cuối thế kỉ XIX, Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành
thuộc địa là do
A. đã tiến hành cải cách duy tân.
B. tăng cường khả năng quốc phòng.
C. Xiêm tiến hành cách mạng tư sản.
D. đã đổi mới hoàn toàn đất nước.
Câu 17. Cuộc khởi nghĩa nào thể hiện rõ nét tinh thần đoàn kết của hai nước Việt
Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX?
A. Khởi nghĩa A cha xoa.
B. Khởi nghĩa Si vô tha.
C. Khởi nghĩa Pu côm pô.
D. Khởi nghĩa Ong kẹo.
Câu 18. Nguyên nhân cơ bản nhất thực dân Âu- Mĩ tiến hành xâm lược Đông Nam Á

A. Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, có nguồn tài nguyên phong phú.
B. chế độ phong kiến khủng hoảng,có vị trí chiến lược quan trọng.
C. Đông Nam Á chậm cải cách, duy tân đất nước.
D. Đông Nam Á là nước có nền kinh tế chậm phát triển.
Câu 19. Nguyên nhân cơ bản giúp Thái Lan giữ được độc lập tươn đối ở cuối thế kỉ
XIX là
A. đã thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo và mềm dẻo.
B. được Mĩ giúp đỡ về kinh tế và bảo hộ về chính trị.
C. nhân dân Thái Lan đoàn kết bảo vệ đất nước .
D. đã cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc cho các nước tư bản.
Câu 20. Biện pháp cải cách có tác dụng tích cực nhất đối với sản xuất nông nghiệp
của Ra-ma V là
A. xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ và chế độ lao dịch đối với nông dân.

B. khuyến khích tư nhân xây dựng nhà máy xay xát gạo.
C. đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo.
D. cải cách bộ máy nhà nước.

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×