Câu 1. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, nổi tiếng với bản giao hưởng số 3, số 5, số
9 là
A. Bét-tô-ven
B. Mô-da
C. Sô-panh
D. Trai-cốp-xki
Câu 2. Nhà văn là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp là
A. Coóc-nây
B. La Phông-ten
C. Mô-li-e
D. Vích-to Huy-gô
Câu 3. Nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm được Lê-nin đánh giá như “tấm gương
phản chiếu cách mạng Nga” là
A. Lép Tôn-xtôi
B. Lô-mô-nô-xốp
C. M. Gooc-ki
D. Sê-khốp
Câu 4. Các tác phẩm của Mô-li-e (1622 – 1673) tác gia nổi tiếng người Pháp thể hiện
A. khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của loài người
B. tinh thần dân chủ, cách mạng vì sự tiến bộ của loài người.
C. tác dụng giáo dục đối với mọi lứa tuổi, mọi thời đại.
D. sự phê phán sâu sắc chế độ phong kiến, ca ngợi con người tư bản.
Câu 5. Ở buổi đầu thời cận đại, thành tựu của những lĩnh vực văn hóa nào có vai trò
quan trọng trong việc tấn công vào thành trì chế độ phong kiến?
A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng.
B. Văn học, nghệ thuật, tôn giáo.
C. Văn học, nghệ thuật, chính trị.
D. Văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên.
Câu 6. Nhà họa sĩ, đồ họa Hà Lan nổi tiếng về tranh chân dung, tranh phong cảnh là
A. Rem-bran
B. Van Gốc
B. Lê-vi-tan
D. Pi-cát-xô
Câu 7. Tiểu thuyết Những người khốn khổ của nhà văn Vích-to Huy gô được đánh
giá là một tác phẩm
A. đặc biệt xuất sắc
B. điển hình của thể loại bi kịch.
C. tiêu biểu cho văn học hiện thực phê phán.
D. đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
1
Câu 8. Công trình nghệ thuật kiến trúc nào của nước Pháp hoàn thành vào năm 1708
được đánh giá là đặc sắc?
A. Cung điện Véc-xai
B. Khải hoàn môn
C. Tháp Ét-phen
D. Thành Xơ-đăng
Câu 9. Nhà văn cách mạng nổi tiếng với các tác phẩm lớn như: Nhật kí người điên,
AQ chính truyện là
A. Lỗ Tấn
B. Hô-xê Mác-ti
C. Hô-xê Ri-dan
D. Ta-go
Câu 10. Ai là tác gia nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp?
A. Mô-li-e
B. Ban-dắc
C. Cooc-nây
D. Vích-to Huy-gô
Câu 11. “Những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là
các nhà
A. Triết học khai sáng
B. chủ nghĩa xã hội không tưởng
B. chủ nghĩa xã hội khoa học
D. Văn hóa phục hưng
Câu 12. Nhà văn không đại diện cho tiếng nói của nhân dân các dân tộc bị áp bức là
A. Mác Tuên
B. Hô-xê Mác-ti
C. Hô-xê Ri-dan
D. Lỗ Tấn
Câu 13. Nhân vật nào sau đây không thuộc nhóm những nhà Khai sáng ở châu Âu
buổi đầu thời cận đại?
A. Mông-te-xki-ơ
B. Vôn-te
C. Rút-xô
D. Xanh Xi-mông
Câu 14. Tình cảm của Mác Tuên được thể hiện như thế nào qua các tác phẩm nổi
tiếng của ông?
A. Lòng yêu thương với con người, nhất là nhân dân lao động nghèo khổ.
B. Lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ.
C. Mong tìm ra những giải pháp đem lại hạnh phúc cho người nghèo.
2
D. Phê phán xã hội tư bản, bảo vệ cuộc sống của những người khốn khổ.
Câu 15. Cung điện Véc-xai của Pháp được đánh giá là công trình nghệ thuật kiến trúc
A. đặc sắc
B. độc đáo
C. tiêu biểu
D. điển hình
Câu 16. Trong thế kỉ XVII, nước nào ở phương Tây có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn
tiêu biểu của văn học thế giới?
A. Pháp
B. Anh
D. Nga
C. Mĩ
Câu 17. Các tác phẩm văn học của La Phông-ten có tác dụng giáo dục đối với
A. mọi lứa tuổi, mọi thời đại.
B. trẻ em mọi thời đại.
C. tuổi trẻ buổi đầu thời cận đại.
D. mọi người, ở đầu thế kỉ XX.
Câu 18. Các tác phẩm của nhà văn Hô-xê Mác-ti có vị trí như thế nào đối với cuộc
đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Cu-ba và khu vực Mĩ
Latinh?
A. Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh, niềm tin vào thắng lợi.
B. Tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược.
C. Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của nhân dân.
D. Thúc đẩy long yêu nước, tự hào dân tộc của nhân dân.
Câu 19. Các tác phẩm nổi tiếng của Trai-cốp-xki phản ánh về điều gì?
A. Nền âm nhạc hiện thực thế giới.
B. Tinh thần nhân đạo cao cả.
C. Tinh thần dân chủ cách mạng.
D. Lòng yêu nước, yêu hòa bình.
Câu 20. Hoàn cảnh ra đời của các thành tựu văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở đầu thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX là
A. giai cấp tư sản lên cầm quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa.
B. chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
C. giai cấp tư sản trở nên phản động, đàn áp quần chúng nhân dân.
D. chủ nghĩa tư bản khai thác bóc lột tàn bạo với thuộc địa.
Câu 21. Vai trò của văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại là
A. tấn công vào thành trì chế độ phong kiến, hình thành quan điểm, tư tưởng tư sản
B. phê phán, lên án sự thối nát của chế độ phong kiến, ca ngợi chủ nghĩa tư bản.
C. phê phán lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, ca ngợi chế độ xã hội chủ nghĩa.
3
D. lên án sự bóc lột, bất công trong xã hội tư bản, mơ ước xây dựng xã hội tương lai.
Câu 22. Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, các nhà văn, nhà thơ đã phản ánh về
điều gì trong các tác phẩm của mình?
A. Hiện thực xã hội.
B. Sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản.
C. Sự thất bại của chế độ phong kiến trên thế giới.
D. Tình cảnh bị áp bức, bóc lột và khốn khổ của người lao động.
Câu 23. Coóc-nây có vai trò như thế nào đối với văn hóa Pháp?
A. Đặt nền móng cho nền bi kịch cổ điển Pháp.
B. Mở đầu cho nền văn học mới.
C. Đặt nền móng cho thơ ca Pháp.
D. Mở đầu cho phong trào Thơ mới.
Câu 24. Hoàn cảnh ra đời của các thành tựu văn học, nghệ thuật, tư tưởng trong buổi
đầu thời cận đại khác với thời điểm đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là chủ nghĩa tư
bản
A. chưa giành thắng lợi hoàn toàn trước chế độ phong kiến.
B. đã giành thắng lợi hoàn toàn đối với chế độ phong kiến.
C. muốn tập hợp lực lượng để tấn công chế độ phong kiến.
D. muốn hình thành quan điểm và tư tưởng con người tư sản.
Câu 25. Đặc điểm của văn học ở các nước phương Đông từ đầu thế kỉ XIX đến đầu
thế kỉ XX là đã phản ánh
A. cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến.
B. sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản với nhân dân.
C. mong muốn tìm kiếm một cuộc sống hạnh phúc, tự do.
D. lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo.
4