Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.31 KB, 4 trang )

Câu 1. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Pháp.
C. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
D. Cách mạng tư sản Anh.
Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu mốc kết thúc của lịch sử thế giới cận đại?
A. Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Cách mạng tư sản Pháp.
C. Cách mạng tháng Hai ở Nga.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 3. Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu, cuộc cách mạng nào là triệt để
nhất?
A. Cách mạng tư sản Pháp.
B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Cách mạng tư sản Hà Lan.
D. Cuộc Nội chiến ở Mĩ.
Câu 4. Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức
A. nội chiến.
B. chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.
D. công cuộc thống nhất đất nước.
Câu 5. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới đầu tiên trên thế giới là
A. Cách mạng Nga (1905 – 1907).
B. Công xã Pa-ri (1870 – 1871)
C. Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga.
D. Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
Câu 6. Sự kiện nào được xem là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới?
A. Công xã Pa-ri.
B. Cách mạng Hà Lan.
C. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.
D. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.


Câu 7. Lãnh đạo các cuộc cải cách ở Xiêm và Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX là
A. Quý tộc tư sản hóa
B. Quý tộc mới.
C. Tư sản.
D. Tiểu tư sản.
Câu 8. Nguyên nhânphong trào công nhân từng bước đi đến thắng lợi là do
A. sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
B. sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
1


C. rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ Công xã Pa-ri.
D. thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 9. Đối tượng của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước
thuộc địa là
A. đế quốc và phong kiến tay sai.
B. chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
C. thế lực phong kiến tay sai.
D. tầng lớp tư sản mại bản
Câu 10. Thể chế chính trị của Xiêm và Nhật Bản được thành lập sau các cuộc cải
cách là
A. quân chủ lập hiến
B. Cộng hòa
C. Cộng hòa liên bang.
D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 11. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản là
do
A. mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong
kiến.
B. nhân dân chán ghét chế độ phong kiến tồn tại lâu đời, đầy trì trệ, lạc hậu.

C. giai cấp tư sản ngày càng có thế lực về kinh tế, nhưng không có quyền lực chính
trị.
D. triều đình phong kiến đã ban hành nhiều loại thuế, tang cường bóc lột nhân dân.
Câu 12. Điểm giống nhau của các cuộc cách mạng tư sản sau khi giành được thắng
lợi là
A. đều tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. đều xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế.
C. thống nhất thị trường, tiền tệ, đơn vị đo lường.
D. xác lập quyền sở hữu ruộng đất của quý tộc mới.
Câu 13. Dấu hiệu chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa là
A. mở rộng chiến tranh xâm lược thuộc địa
B. tăng cường bóc lột và đàn áp công nhân.
C. giai cấp phong kiến bị thủ tiêu hoàn toàn.
D. các công ti độc quyền xuất hiện.
Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là
do
A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
B. mâu thuẫn giữa đế quốc và thuộc địa.
C. nhu cầu lớn về nguyên liệu, nhân công và thị trường.
2


D. chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
Câu 15. Đối tượng ban đầu của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các
nước thuộc địa là
A. chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
B. đế quốc và phong kiến tay sai.
C. thế lực phong kiến tay sai.
D. tầng lớp tư sản mại bản

Câu 16. Dấu hiệu cơ bản để phân biệtsự khác nhau giữa tính “tự phát” và “tự giác”
trong phong trào công nhân là
A. sự du nhập của chủ nghĩa Mác.
B. sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
C. phong trào có thắng lợi ban đầu.
D. sự ra đời của Quốc tế thứ nhất.
Câu 17. Việc các nước đế quốc tranh giành thị trường thuộc địa vào cuối thế kỉ XIX,
đầu thế kỉ XX là nhằm đáp ứng nhu cầu
A. nguyên liệu, nhân công, thị trường.
B. xuất khẩu tư bản.
C. cho vay nặng lãi.
D. xác lập quyền thống trị thế giới.
Câu 18. Đâu không phải là nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại?
A. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc.
B. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
C. Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
D. Mâu thuẫn của các nước đế quốc về thuộc địa dẫn tới chiến tranh thế giới.
Câu 19. Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là
A. đế quốc phong kiến quân phiệt
B. đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
C. đế quốc thực dân
D. đế quốc cho vay nặng lãi
Câu 20. Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực
A. công nghiệp dệt
B. nông nghiệp
B. giao thông vận tải
D. công nghiệp khai mỏ.
Câu 21. Nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh của vô sản chống tư sản ngày càng
mạnh mẽ là do
A. mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp vô sản và tư sản

B. giai cấp tư sản tăng cường bóc lột với vô sản.
C. giai cấp vô sản phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày.
D. giai cấp vô sản chỉ được nhận đồng lương chết đói.
Câu 22. Điểm khác nhau cơ bản về hướng phát triển của cuộc cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới so với cách mạng tư sản kiểu cũ là
A. tiến lên làm cách mạng vô sản
3


B. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. thiết lập nền chuyên chính vô sản.
Câu 23. Hệ quả xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ
XVIIII đầu thế kỉ XIX là
A. xuất hiện hai giai cấp đối lập: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
B. xã hội phân hóa giàu nghèo rõ rệt.
C. chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc.
D. giai cấp tư sản hình thành và ngày càng có thế lực trong xã hội.
Câu 24. Bản chất của chủ nghĩa tư bản khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
là làm cho
A. các mâu thuẫn vốn có và mới nảy sinh thêm trầm trọng.
B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa tăng lên.
C. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản sâu sắc.
D. mâu thuẫn giữa đế quốc và thuộc địa căng thẳng.
Câu 25. Vì sao trong chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn?
A. Do sự tồn tại của chế độ tư hữu.
B. Do chế độ tư bản là bước thụt lùi của xã hội loài người.
C. Do chủ nghĩa tư bản gây chiến tranh xâm lược.
D. Do chế độ tư bản là bước đầu của chủ nghĩa đế quốc.


4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×