Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.89 KB, 4 trang )

Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị ở
đâu
A. Vécxai và Oa –Sinh – Tơn.
B. Ianta và Oa –Sinh – Tơn.
C. Oa –Sinh – Tơn và Giơ-Ne-Vơ.
D. Nui- Oóc và Oa –Sinh – Tơn.
Câu 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị ở
Vécxai và Oa –Sinh –Tơn để
A. kí kết hiệp ước và các hòa ước phân chia quyền lợi.
B. phân chia lại thị trường thế giới.
C. phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
D. tăng cường hợp tác giữa các nước Tư bản chủ nghĩa.
Câu 3. Một trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất được
gọi là
A. Hệ thống Vécxai và Oa –Sinh – Tơn.
B. Trật tự hai cực Ianta.
C. Trật tự thế giới đa cực.
D. Trật tự thế giới đơn cực.
Câu 4. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên, duy trì trật tự thế giới sau chiến
tranh thế giới thứ nhất có tên là
A. Hội Quốc Liên.
B. Liên Hiệp Quốc.
C. Liên minh Châu Âu.
D. Khối liên Minh.
Câu 5. Hai khối đế quốc đối lập ra đời sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933

A. Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật Bản.
B. Anh, Pháp, Nga và Đức, Áo- Hung, Italia.
C. Anh, Pháp, Nga và Đức, Italia, Nhật Bản.
D. Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Áo- Hung, Italia.
Câu 6. Tổ chức Hội Quốc Liên ra đời nhằm


A. duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. tăng cường quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
C. cải thiện mối quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa.
D. tăng cường hợp tác hữu nghị giữa các nước thành viên.
Câu 7. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, một tổ chức quốc tế được thành lập với
sự tham gia của 44 nước là
A. Hội Quốc Liên.
B. Liên Hiệp Quốc.
C. Liên minh Châu Âu.
D. Khối liên Minh.
Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bùng nổ đầu tiên ở nước
A. Mĩ.
B. Nhật.
1


C. Đức.
D. Anh.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây phản ảnh đầy đủ nhất hậu quả của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới 1929 – 1933?
A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế, hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.
B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế, xã hội các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất.
D. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp diễn ra.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ảnh hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới 1929 – 1933?
A. Thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì trật tự của thế giới.
B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế, xã hội các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất.
D. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp diễn ra.

Câu 11. Các nước tiến hành thiết lập chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang
sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
A. Đức, Italia, Nhật Bản.
B. Anh, Pháp , Mĩ.
C. Anh, Pháp, Nga.
D. Đức, Mĩ, Nhật Bản.
Câu 12. Các nước Tư bản không dùng biện pháp này để khắc phục hậu quả khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
A. Phát huy vai trò của Hội Quốc liên.
B. Đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
C. Thay đổi hình thức thống trị mới.
D. Cải cách kinh tế - xã hội.
Câu 13. Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, các nước
Anh, Pháp , Mĩ đã tiến hành
A. cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
B. tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới.
C. thiết lập các chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang.
D. không ngùng mở rộng quan hệ với các nước đăc biệt là kinh tế đối ngoại.
Câu 14. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là một cuộc khủng hoảng
A. thừa.
B. thiếu.
C. năng lượng.
D. tài chính.
Câu 15. Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, các nước
Đức, Italia, Nhật bản đã tiến hành
A. thiết lập các chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang.
B. ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, tập trung phát triển kinh tế.
D. không ngùng mở rộng quan hệ với các nước để phát triển kinh tế.
C. cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
2



Câu 16. Các nước tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ
chức sản xuất để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
A. Anh, Pháp , Mĩ.
B. Đức, Italia, Nhật Bản.
C. Anh, Pháp, Đức.
D. Anh, Mĩ, Nhật Bản.
Câu 17. “Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất,
hiếu chiến nhất”, nội dung trên phản ánh không đúng về
A. chủ nghĩa thực dân Anh.
B. chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
C. chủ nghĩa phát xít Italia.
D. chủ nghĩa Phát xít Đức.
Câu 18. Sự hình thành hai khối đế quốc, Phát xít báo hiệu điều gì?
A. Cuộc chạy đua vũ trang và nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Các nước sẽ tăng cường hợp tác, cạnh tranh để phát triển.
C. Các nước sẽ điều chỉnh , cải cách kinh tế - xã hội mạnh mẽ.
D. Tạo ra nhiều thời cơ và thách thức cho các nước ổn định và phát triển.
Câu 19. Âm mưu cơ bản nhất của các nước đế quốc khi Phát xít hóa bộ máy chính
quyền là
A. cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình.
B. khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu của mình.
C. khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường.
D. chống lại các nước áp đặt mình sau chiến tranh.
Câu 20. Mục tiêu chung nhất của các nước tư bản thắng trận khi tổ chức hội nghị
Vécxai và Oa –Sinh – Tơn là
A. phân chia quyền lợi.
B. thiết lập quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản.
C. tăng cường hợp tác giữa các nước tư bản.

D. chia lại thị trường thế giới.
Câu 21.Đâu không là mục tiêu của các nước tư bản thắng trận khi tổ chức Hội nghị
Vécxai và Oa –Sinh – Tơn?
A. Xây dựng quan hệ hòa bình lâu dài trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
B. Xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc.
C. Giải quyết mâu thuẩn quyền lợi giữa các nước thắng trận.
D. Xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận.
Câu 22. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Hệ thống Vecsxai – Oasinhtown được xác lập.
2. Chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức.
3. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) nổ ra ở Mĩ.
A. 1, 3, 2.
B. 1, 2, 3.
C. 3, 2, 1.
D. 2, 1, 3.
3


Câu 23. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là
A. Biến động to lớn.
B. Hòa bình ổn định.
D. Ổn định và phát triển.
C. Hợp tác hữu nghị.
Câu 24. Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam đến
A. Hội nghị các nước đế quốc thắng trận ở Vécxai, Oa- sinh- Tơn.
B. Hội nghị các nước đế quốc thắng trận ở Oa- sinh- Tơn.
C. Tổ chức Hội Quốc liên.
D. Hội nghị Tam cường ở Ianta.
Câu 25. Sự kiện nào không đánh dấu sự lan tràn của chủ nghĩa Phát xít?
A. Tổng thống Ru- dơ- ven đề ra chính sách mới.

B. Đảng Quốc xã ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù.
C. Phổ Nghi lên ngôi hoàng đế ở Trung Quốc, thành lập “ Mãn Châu quốc”.
D. Nhật Bản tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×