Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sản xuất tại nhà máy chế biến thủy sản f90 và đề xuất biện pháp cải tiến hiệu quả cho hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ
CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F90
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI TIẾN HIỆU QUẢ CHO HỆ THỐNG

Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Ngô Phương Linh
Sinh viên thực hiện:

Trần Thị Liễu

Mã số sinh viên:

56131845

Khánh Hòa – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ


CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F90
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI TIẾN HIỆU QUẢ CHO HỆ THỐNG

GVHD: Th.S. Ngô Phương Linh
SVTH: Trần Thị Liễu
MSSV: 56131845

Khánh Hòa, tháng 7/2018
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đồ án mà tôi đã trực tiếp tiến hành và thực hiện, dưới sự
hướng dẫn tận tình của cô Th.S. Ngô Phương Linh. Đồ án được tiến hành dưới sự giúp
đỡ của các anh trong trạm XLNT của nhà máy F90 và F17. Các số liệu và kết quả nêu
trong đồ án là trung thực, do chính tôi thu thập và đúc kết.

Tác giả đồ án

Trần Thị Liễu

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt những năm học tập và khoảng thời gian thực hiện Đồ án tốt nghiệp, em
luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người
thân và bạn bè. Em luôn trân trọng những giây phút được sống và học tập cùng các bạn
trong lớp 56.CNMT-1, được sự chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu của các

thầy cô và luôn nhận được tình yêu thương của các bạn trong lớp.
Chính vì vậy, em xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô Viện Công nghệ
Sinh học và Môi trường, trường Đại học Nha Trang.
Xin đặc biệt cảm ơn cô Th.S Ngô Phương Linh, đã tận tình hướng dẫn em thực
hiện đồ án tốt nghiệp này. Cảm ơn cô đã dành nhiều thời gian tận tình giúp đỡ và truyền
đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em.
Xin chân thành cảm ơn các anh trong Trạm xử lý nước thải của nhà máy F90 và
F17, Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện cho em trong thời gian thực hiện đồ án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn sinh viên lớp 56.CNMT-1 đã ủng hộ,
động viên và giúp đỡ em để hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi nhiều điều thiếu sót, rất mong nhận được
sự góp ý và sửa chữa của thầy cô cùng các bạn về khóa thực hiện đồ án tốt nghiệp này.

iii


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhà máy chế biến thủy sản F90 là một doanh nghiệp chuyên chế biến xuất khẩu
thủy sản với sản phẩm chính là tôm. Nhà máy đã xây dựng một hệ thống xử lý nước thải
sản xuất, tuy nhiên nếu hệ thống xử lý hoạt động đúng với công suất thiết kế thì nước
thải sau xử lý không đảm bảo đạt Quyết định số 824/QĐ – UBND Về việc ban hành tiêu
chuẩn chất lượng nước thải xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố Nha
Trang. Với mục đích cải thiện chất lượng nước thải đầu ra, tôi tiến hành nghiên cứu
đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sản xuất của nhà máy F90 và đề xuất biện pháp cải
tiến hiệu quả cho hệ thống.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu liên quan, quan sát trực tiếp nhà
xưởng, Trạm XLNT, lấy mẫu và đánh giá.

- Phương pháp đánh giá và lựa chọn:
▪ Dựa trên cơ sở động học của các quá trình xử lý cơ bản.
▪ Tổng hợp số liệu.
▪ Sử dụng phương pháp đánh giá trọng số dựa vào 3 tiêu chí: kĩ thuật, môi trường
và kinh tế để đánh giá tính khả thi và ổn định của các phương án đề ra.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Lưu lượng nước thải: 800 m3/ngđ.
Đề xuất phương án cải tiến gồm các nội dung:
- Thiết kế chuyển đổi mục đích sử dụng bể lắng đứng bậc 2 thành bể lắng đứng
bậc 1.
- Xây dựng thêm bể trung hòa.
- Thiết kế, lắp đặt tấm chắn khí cho bể UASB.
- Thu hồi và xử lý khí thải sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí ở bể UASB bằng
phương pháp hấp thụ với dung dịch NaOH.
- 2 phương án đề xuất nhằm cải tiến hệ thống để xử lý hiệu quả Nito, Photpho:
iv


▪ Phương án 1: thiết kế xây dựng thêm bể anoxic, sử dụng công nghệ xử lý kết
hợp anaerobic/anoxic/aerobic.
▪ Phương án 2: thiết kế xây dựng bể sinh học hiếu theo mẻ SBR.
KẾT LUẬN
Với phương án cải tiến đề xuất, nước thải sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn đầu ra,
góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của công
ty, giúp công ty giành được những thị trường quan trọng trong xuất khẩu. Đây sẽ là một
sự lựa chọn hợp lý cho Công ty.

v



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT ĐỒ ÁN .........................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F90 ............3

1.1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY..........................................................................3
1.1.1.

Giới thiệu .................................................................................................3

1.1.2.

Vị trí địa lý ............................................................................................... 3

1.1.3.

Đặc điểm địa hình ....................................................................................4

1.1.4.

Đặc điểm khí tượng .................................................................................4


1.1.5.

Hệ thống sân đường .................................................................................4

1.1.6.

Hệ thống chiếu sáng.................................................................................5

1.1.7.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy .............................................................. 5

1.1.8.

Hệ thống cấp nước ...................................................................................5

1.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT/VẬN HÀNH CỦA CƠ SỞ ...6
1.3. NGUỒN NƯỚC THẢI PHÁT SINH VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ......................9
1.3.1.

Nước thải sinh hoạt ..................................................................................9

1.3.2.

Nước thải sản xuất ...................................................................................9

1.3.3.

Nước thải nhiễm dầu nhớt .....................................................................10


1.3.4.

Nước mưa chảy tràn...............................................................................10

CHƯƠNG 2.
THỦY SẢN
2.1

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
............................................................................................................11

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XLNT THỦY SẢN ....................11

2.1.1.

Xử lý cơ học...........................................................................................11

2.1.2.

Xử lý hóa học và hóa lý .........................................................................11

2.1.3.

Xử lý sinh học ........................................................................................12

2.2. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XLNT THỦY SẢN ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG ...........16
2.2.1.

Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 01 .................16


2.2.2.

Hệ thống xử lý nước thải của công ty chế biến thủy sản 02 ..................18
vi


CHƯƠNG 3.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY F90 ...........22

3.1. NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO ................................................................................22
3.1.1.

Tính chất nước thải đầu vào...................................................................22

3.1.2.

Lưu lượng nước thải đầu vào .................................................................22

3.1.3.

Xác định hiệu quả xử lý nước thải cần đạt được ...................................23

3.2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ THÔNG SỐ THIẾT KẾ ......................................24
3.2.1.
Sơ đồ công nghệ hiện đang áp dụng của nhà máy F90 (công suất
3
800m /ngđ) ............................................................................................................24
3.2.2.


Thuyết minh sơ đồ công nghệ................................................................ 25

3.2.3.

Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải ......................................................26

3.2.4.

Các máy móc thiết bị .............................................................................34

3.2.5.

Vận hành hệ thống xử lý nước thải ........................................................35

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA HỆ THỐNG .....................................35
3.3.1.

Đánh giá hiệu quả của các công trình ....................................................35

3.3.2.

Kết quả chất lượng nước thải sau xử lý .................................................45

3.3.3.

Ưu nhược điểm của hệ thống .................................................................46

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA
NHÀ MÁY F90 ............................................................................................................47
4.1. CÁC ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN .............................................................................47

4.1.1.

Phương án 1 ...........................................................................................47

4.1.2.

Phương án 2 ...........................................................................................49

4.2. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT .........................................................51
4.2.1.

Phương án 1 ...........................................................................................51

4.2.2.

Phương án 2 ...........................................................................................60

4.3. KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH ..........................................................................70
4.4. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CẢI TIẾN ..........................................................72
4.4.1.

Ưu, nhược điểm của phương án 1..........................................................72

4.4.2.

Ưu, nhược điểm của phương án 2..........................................................73

4.4.3.

So sánh lựa chọn công nghệ cải tiến ......................................................73


CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 76

5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................76
5.2. KIẾN NGHỊ .....................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 78

vii


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày (Biochemical Oxygen Demand)

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CBTS

: Chế biến thủy sản

CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CTNH

: Chất thải nguy hại


DO

: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

IC50

: Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm (Inhibitory concentration at 50%)

MLSS

: Hỗn hợp chất rắn lơ lửng và nước thải (Mixed liquor suspended solids)

MLVSS

: Hỗn hợp chất rắn lơ lửng dễ bay hơi và nước thải (Mixed liquor volatile
suspended solids)

N

: Nito

P

: Photpho

PA


: Phương án

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

SBR

: Bể xử lý sinh học theo mẻ (Sequencing Batch Reactor)

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solids)

UASB

: Bể xử lý kỵ khí qua lớp cặn lơ lửng (Upflow anaerobic slugde blanket)

UBND

: Ủy ban nhân dân

XLNT

: Xử lý nước thải

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả mẫu nước thải đầu vào của nhà máy F90 ......................................... 22
Bảng 3.2 Tiêu chuẩn chất lượng nước xả thải theo Quyết định 824/QĐ-UBND ......... 23
Bảng 3.3 Thông số thiết kế của bể điều hòa .................................................................. 27
Bảng 3.4 Thông số thiết kế bể lắng kỵ khí .................................................................... 29
Bảng 3.5 Thông số thiết kế của bể UASB ..................................................................... 30
Bảng 3.6 Thông số thiết kế của bể Aerotank................................................................. 30
Bảng 3.7 Thông số thiết kế của bể lắng đứng ............................................................... 32
Bảng 3.8 Thông số thiết kế bể lắng ngang .................................................................... 33
Bảng 3.9 Thông số thiết kế bể khử trùng ...................................................................... 34
Bảng 3.10 Thông số thiết kế bể chứa bùn cặn ............................................................... 34
Bảng 3.11 So sánh thông số bể đã xây dựng và thông số tính toán bể UASB .............. 37
Bảng 3.12 So sánh thông số bể đã xây dựng và thông số tính toán bể aerotank........... 44
Bảng 3.13 So sánh thông số thiết kế của bể lắng đứng bậc 2 ....................................... 44
Bảng 3.14 So sánh thông số bể đã xây dựng và yêu cầu thiết kế bể lắng ngang .......... 45
Bảng 3.15 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý ....................................... 45
Bảng 4.1 Bảng khai toán chi phí xây dựng và thiết bị cải tiến của phương án 1 .......... 70
Bảng 4.2 Bảng khai toán chi phí xây dựng và thiết bị cải tiến của phương án 2 .......... 71
Bảng 4.3 So sánh tổng điện năng tiêu thụ/ngày của 2 phương án cải tiến .................... 71
Bảng 4.4 Chi phí nhân công .......................................................................................... 72
Bảng 4.5 Đánh giá tính phù hợp của hai phương án cải tiến ........................................ 74

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí khu vực Nhà máy chế biến thủy sản F90 ................................................ 3
Hình 1.2 Quy trình sản xuất tôm đông Block .................................................................. 7
Hình 1.3 Quy trình sản xuất tôm thẻ luộc đông lạnh dạng IQF ...................................... 8
Hình 2.1 Sơ đồ xử lý nước thải của công ty chế biến thủy sản 01 ................................ 16

Hình 2.2 Sơ đồ xử lý nước thải của công ty chế biến thủy sản 02 ................................ 19
Hình 3.1 Sơ đồ mặt bằng hệ thống xử lý nước thải nhà máy F90 ................................. 26
Hình 3.2 Bể lắng kỵ khí ................................................................................................. 28
Hình 3.3 Bể UASB ........................................................................................................ 29
Hình 3.4 Bể Aerotank .................................................................................................... 31
Hình 3.5 Bể lắng đứng ................................................................................................... 32
Hình 3.6 Bể lắng ngang ................................................................................................. 33
Hình 3.7 Thể tích bùn lắng được xác định bằng ống đong 1L ...................................... 39
Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống hấp thụ khí thải sinh ra từ bể UASB ..................................... 48
Hình 4.2 Tấm chắn khí và tấm hướng dòng .................................................................. 56

x


MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với vị trí tiếp giáp biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.200 km, có vùng đặc
quyền kinh tế trên biển hơn 1 triệu km2 và vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu
ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng
và lợi thế về phát triển ngành thủy sản so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Với lợi thế này, ngành Chế biến thủy sản đang là một ngành kinh tế mũi nhọn trong hội
nhập kinh tế quốc tế. Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 7,28 triệu tấn tăng
5,6% so với năm 2016, giá trị sản xuất đạt gần 213 tỷ đồng (năm 2016 là 200 tỷ đồng),
kim ngạch xuất khẩu đạt 8,4 triệu USD (năm 2016 là 7,16 triệu USD) [8].
Mặt khác, ngành chế biến thủy sản gây tác động trực tiếp đến môi trường như ô
nhiễm nước, chất thải rắn và ô nhiễm không khí. Trong đó, nước thải là nguồn gây ô
nhiễm nghiêm trọng đến môi trường bởi lượng nước phát sinh từ hoạt động sản xuất lớn
với nồng độ ô nhiễm cao nếu không được xử lý thích hợp.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các nhà máy Chế biến thủy sản đến môi trường
cũng có sự khác nhau đáng kể, tùy thuộc vào loại hình chế biến, quy mô sản xuất, mùa

vụ và trình độ công nghệ sản xuất… Trong đó, yếu tố kỹ thuật, công nghệ và trình độ tổ
chức sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi trường của từng doanh
nghiệp. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý
nước thải sản xuất tại nhà máy chế biến thủy sản F90 và đề xuất biện pháp cải tiến
hiệu quả cho hệ thống” với mong muốn góp phần vào việc phát triển bền vững ngành
chế biến thủy sản của tỉnh Khánh Hòa.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại nhà máy chế
biến thủy sản F90, công suất 800 m3/ngđ và đề xuất biện pháp cải tiến hiệu quả cho hệ
thống, đạt tiêu chuẩn chất lượng nước thải 824/QĐ – UBND tỉnh Khánh Hòa.

III. NỘI DUNG ĐỒ ÁN
- Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất của nhà máy
chế biến thủy sản F90, khả năng gây ô nhiễm môi trường và biện pháp xử lý.

1


- Khảo sát công nghệ xử lý nước thải của nhà máy F90.
- Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy F90.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý
của hệ thống xử lý nước thải nhà máy F90.

IV.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN

Hệ thống xử lý nước thải hiện nay của nhà máy F90 đang hoạt động với công suất
bằng ¼ công suất thiết kế. Chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu (theo Báo cáo

quan trắc năm 2018 của nhà máy F90).
Tuy nhiên, với công nghệ xử lý nước thải hiện tại, nếu nhà máy tăng công suất sản
xuất thì không thể cho ra chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn 824/QĐ – UBND
khi hệ thống hoạt động đúng công suất thiết kế 800 m3/ngđ. Muốn khắc phục được điều
này, cần phải nhận định, đánh giá và cải tiến lại hệ thống xử lý nước thải.

2


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F90
1.1.

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

1.1.1. Giới thiệu
Nhà máy chế biến thủy sản F90 thuộc Đơn vị chủ quản là Công ty Cổ phần
Nha Trang Seafoods – F17.
Địa chỉ: Số 1 đường Phước Long, phường Phước Long, TP.Nha Trang, Tỉnh
Khánh Hòa.
Nhà máy chế biến thủy sản với sản phẩm chính là tôm. Công suất sản xuất trung bình
đạt 10 tấn tôm/ngày.
Tổng số nhân viên và công nhân: 251 người/ca. Thời gian làm việc được phân làm 2
ca/ngày.
1.1.2. Vị trí địa lý
Nhà máy chế biến thủy sản F90 nằm trên khu vực có địa hình bằng phẳng, phía
đông giáp Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Anh Đào, phía tây, phía nam và phía bắc
được bao bọc bởi các trục đường chính Lê Hồng Phong, Phước Long và đại lộ Nguyễn
Tất Thành.


Hình 1.1 Vị trí khu vực Nhà máy chế biến thủy sản F90

3


1.1.3. Đặc điểm địa hình
Khu vực nhà máy chế biến thủy sản F90 nằm trên địa hình đồng bằng nhỏ hẹp ven
biển. Độ cao địa hình từ 10 – 260m. Bề mặt địa hình có xu hướng nghiêng dần ra biển.
Phía Nam và Đông Nam là hai khối núi lớn độ cao từ 140 – 260m. Thành tạo nên địa
hình này là các vật chất trầm tích bở rời Đệ tứ và các đá phun trào tuổi Creata thuộc hệ
tầng Nha Trang.
1.1.4. Đặc điểm khí tượng
Khu vực dự án nằm trên địa bàn thành phố Nha Trang nên mang những đặc điểm
chung về mặt khí hậu trong khu vực nhiệt đới gió mùa với hai mùa khô và mưa rõ rệt.
Khí hậu nhìn chung ôn hòa trong cả năm. Theo số liệu đo đạc nhiều năm của trạm khí
tượng, khí hậu Nha Trang có các đặc điểm sau:
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm (từ năm 2001 - 2005) tại trạm Nha Trang là 270C. Tháng có
nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6 (29,20C). Nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (240C).
Như vậy, biên độ thay đổi nhiệt độ trung bình theo các tháng tại khu vực thành phố Nha
Trang không lớn và tương đối ổn định.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm (từ 2001 – 2005) là 78,3%; độ ẩm tương
đối, trung bình thấp nhất là 75,2% (tháng 6); cao nhất là 81,8% (tháng 10).
Lượng mưa và bốc hơi
Số liệu thống kê (của trạm Nha Trang) từ 2001 – 2005 cho thấy:
-

Lượng mưa trung bình năm


: 1411,6 mm/năm

-

Lượng mưa thấp nhất năm

: 802,7 mm/năm

-

Lượng mưa cao nhất năm

: 1801,3 mm/năm

-

Tháng có lượng mưa cao nhất

: tháng 10 (330,76 mm)

-

Tháng có lượng mưa thấp nhất

: tháng 8 (4,36 mm).

1.1.5. Hệ thống sân đường
Nhà máy đã xây dựng các tuyến đường nội bộ rộng 10m, 8m và 6m để đảm
bảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, thành
4



phẩm cũng như việc di chuyển của công nhân và hoạt động sản xuất của nhà máy.
Nền đường có cấu trúc bằng bê tông, tạo được vẻ mỹ quan và hài hòa chung
cho công trình.
1.1.6. Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống điện được thiết kế trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.
Nguồn cấp điện cho nhà máy được lấy từ 02 nguồn:
- Lấy điện trung áp 22KV từ khu vực hiện có, trạm biến áp phân phối
22/0,4KV công suất 750KV, đường dây hạ áp thiết kế cấp điện áp 220/380V.
- 02 máy phát điện dự phòng có công suất 250KV và 750KV.
Lưới điện chiếu sáng được thiết kế theo quy mô cố định và lâu dài, sử dụng
các loại bóng đèn huỳnh quang 40W, 70W và các loại đèn trang trí.
1.1.7. Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Theo tính năng sử dụng của từng phòng và từng khu làm việc mà hệ thống
đầu báo khói và báo cháy được bố trí hợp lý, đồng thời trang bị đầy đủ các phương
tiện chữa cháy chuyên dụng như bình bột, bình CO2 .
Kết hợp với hệ thống cảnh báo cháy là hệ thống chuông báo động, nút ấn khẩn
cấp khi có sự cố. Tại mỗi khu vực kho, nhà xưởng, văn phòng đều bố trí hộp cứu hỏa
đặt tại nơi thoáng rộng, dễ thao tác lấy nước khi có sự cố.
Nguồn điện cho hệ thống cảnh báo cháy và máy bơm PCCC là hệ thống
nguồn chuyên biệt dành riêng cho công tác chữa cháy.
1.1.8. Hệ thống cấp nước
Nguồn cung cấp nước cho nhà máy CBTS F90 gồm:
- Nguồn nước cấp từ 4 giếng khoan với tổng lưu lượng khai thác hiện tại là 300 –
600m3/ngđ. Nhà máy đã có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất theo công văn
số 1458/GP-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 8/6/2010.
- Nguồn nước máy từ Công ty cấp thoát nước thành phố theo Hợp đồng cung cấp
nước số 82491/HĐ-CTN với Công ty cấp thoát nước Khánh Hòa ngày 31/3/2010.


5


1.2.

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT/VẬN HÀNH CỦA CƠ SỞ
Công nghệ sản xuất của Nhà máy chế biến thủy sản F90 - Công ty cổ phần Nha

Trang Seafoods F17 được mô tả như sau:
Tiếp nhận và phân loại nguyên liệu
Nguyên liệu tôm sau khi loại bỏ đá bảo quản được cân để xác định trọng lượng và
rửa sạch, phân loại theo kích cỡ trước khi đưa vào chế biến.
Chế biến
- Rửa sơ bộ: nguyên liệu sau khi phân loại xong được rửa sạch bằng nước nhằm
mục đích loại bỏ đất, tạp chất bám trên bề mặt, các chất nhờn hình thành sau khi nguyên
liệu bị chết.
- Sơ chế: Nguyên liệu được đưa vào bỏ đầu, bóc vỏ và rửa sạch thêm một lần nữa.
Sau đó các phần không thích hợp được loại bỏ (tùy theo chủng loại sản phẩm), phần
còn lại được phân loại theo kích cỡ (theo yêu cầu chất lượng sản phẩm).
- Trước khi xếp khuôn để làm lạnh bảo quản, sản phẩm được rửa sạch một lần nữa
rồi đóng gói. Quá trình sơ chế các loại nguyên liệu khác nhau đều thực hiện trong cùng
một phân xưởng.
- Tinh chế: Tùy theo yêu cầu của khách hàng đối với các loại sản phẩm khác nhau
mà nguyên liệu sau khi sơ chế được tiếp tục luộc, cắt, xẻ hoặc trộn với các loại phụ gia
thích hợp và được định hình theo các kích cỡ khác nhau. Sản phẩm sau khi được định
hình sẽ đóng gói đưa đi làm lạnh.
Làm lạnh và đóng gói bảo quản: sản phẩm được đóng gói và làm lạnh ở các
dạng khác nhau (BLOCK và IQF).
Sơ đồ quy trình sản xuất


6


-

Quy trình chế biến tôm sú, tôm thẻ đông lạnh dạng BLOCK, IQF:

Hình 1.2 Quy trình sản xuất tôm đông Block

7


-

Quy trình chế biến tôm thẻ luộc đông lạnh:

Hình 1.3 Quy trình sản xuất tôm thẻ luộc đông lạnh dạng IQF

8


1.3.

NGUỒN NƯỚC THẢI PHÁT SINH VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1.3.1. Nước thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt chủ yếu từ khu nhà vệ sinh. Thành phần
chủ yếu của các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt bao gồm: các chất cặn bã,
chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh. Nước thải sinh hoạt
nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nước trong khu vực.

Nước thải sinh hoạt: Lượng nước thải phát sinh khoảng 36,2 m3/ngày. Trong đó:
+ Nước từ nhà vệ sinh: Được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại.
+ Nước vệ sinh tay chân: thu gom và xử lý chung với nước thải sản xuất.
Biện pháp xử lý:
Nước thải sinh hoạt của công nhân viên nhà máy được xử lý bằng bể tự hoại trước
khi thoát về trạm xử lý nước thải của nhà máy để xử lý chung với nước thải sản xuất.
1.3.2. Nước thải sản xuất
Nguồn phát sinh nước thải sản xuất từ các công đoạn rửa nguyên liệu, ngâm
hóa chất, nước thải vệ sinh công nghiệp (nước rửa máy móc, thiết bị, dụng cụ chế biến;
nước thải vệ sinh nhà xưởng và nước rửa tay chân công nhân khi vào ca sản xuất…).
Thành phần chủ yếu của nước thải sản xuất là chất hữu cơ, TSS, BOD5 , COD,
Coliforms… Nếu lượng nước thải này không được xử lý thì sẽ có khả năng lan truyền
dịch bệnh từ các thủy sản bị chết, thối rữa gây ô nhiễm môi trường nước, không khí,
đất xung quanh nhà máy.
Hiện nay lưu lượng nước thải sản xuất mỗi ngày trung bình khoảng: 150 m3/ngày.
Biện pháp xử lý:
Từ khi nhà máy đi vào hoạt động: Nhà máy CBTS F90 đã có hệ thống thu gom
và xử lý nước thải với công suất 800 m3/ngày đêm, kết hợp cả quá trình xử lý yếm khí
và xử lý hiếu khí trong quy trình công nghệ. Nước thải sau khi xử lý tại trạm xử lý của
nhà máy sẽ được dẫn về nhà máy xử lý nước thải phía nam Nha Trang. Chất lượng nước
thải sau xử lý đạt quyết định 824/QĐ-UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành tiêu chuẩn
chất lượng nước thải xả vào hệ thống nước thải tập trung của thành phố Nha Trang.

9


1.3.3. Nước thải nhiễm dầu nhớt
Hiện tại, lượng nước thải nhiễm dầu, nhớt tại nhà máy là rất ít. Tuy nhiên để chủ
động trong vấn đề bảo vệ môi trường, nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý dầu mỡ lẫn
trong nước thải bằng hố tách dầu cặn.

1.3.4. Nước mưa chảy tràn
Nước mưa theo từ mái của các công trình và nước mưa chảy tràn từ sân, đường…
trong nhà máy được thu gom riêng dẫn ra cống thoát trên đường Phước Long.

10


CHƯƠNG 2.
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN
2.1

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XLNT THỦY SẢN

2.1.1. Xử lý cơ học
Xử lý cơ học gồm những quá trình mà khi nước thải đi qua quá trình đó sẽ không
thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nó. Xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo. Ví dụ: lưới chắn rác ngăn chặn các vật cứng,
vật nổi có kích thước lớn đi vào máy bơm; bể lắng cát, bể lắng cặn đợt 1 giúp loại bỏ
cặn nặng gây cản trở cho quá trình oxy hóa và khử màu; các loại bể lọc giúp loại bỏ cặn
lơ lửng làm cho nước trong trước khi xả ra nguồn tiếp nhận…Trên mạng cống thu gom
đôi khi có một vài nhà máy công nghiệp có lượng nước thải nhỏ chứa các chất có hại
cho quá trình xử lý sinh học cần phải xử lý trước hoặc đặt các bể khuấy trộn với nước
thải chung để pha loãng các chất này xuống dưới nồng độ cho phép trước khi đi vào nhà
máy XLNT [10].
2.1.2. Xử lý hóa học và hóa lý
a. Trung hòa
Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH khoảng 6,5 ÷
8,5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận bằng cách:
-


Trộn lẫn nước thải acid với nước thải kiềm.

-

Bổ sung tác nhân hóa học.

-

Lọc nước thải có tính acid qua các vật liệu lọc có tác dụng trung hòa.

-

Trung hòa nước thải kiềm bằng các khí acid.
Việc lựa chọn phương pháp trung hòa tùy thuộc vào thể tích và nồng độ nước thải,

chế độ nước thải và điều kiện kinh tế [2].
b. Keo tụ
Phương pháp keo tụ dùng để làm trong và khử nước thải bằng cách dùng các chất
keo tụ để liên kết các chất rắn lơ lửng và keo có trong nước thải hình thành những bông
cặn có kích thước lớn hơn để dễ dàng lắng xuống [2].

11


c. Hấp phụ
Phương pháp hấp phụ được dùng để loại hết các chất bẩn hòa tan vào nước mà
phương pháp xử lý sinh học và các phương pháp khác không loại bỏ được với hàm lượng
rất nhỏ. Thông thường, đây là các hợp chất hòa tan với độc tính cao hoặc các chất có
mùi, vị và màu rất khó chịu.

Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo
nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất [2].
d. Tuyển nổi
Tuyển nổi là quá trình dính bám của các hạt chất bẩn lên bề mặt phân chia của hai
pha khí – nước và hình thành hỗn hợp hạt rắn – bọt khí nổi lên trên mặt nước và được
loại bỏ. Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn
hoặc lỏng) không tan trong nước thải, phân tán, tự lắng kém. Ưu điểm cơ bản của phương
pháp này so với phương pháp lắng là có thể khử được hoàn toàn các hạt cặn nhỏ nhẹ,
lắng chậm trong một thời gian ngắn. Khi các hạt đã nổi lên bề mặt, chúng có thể được
thu gom bằng bộ phận vớt bọt [2].
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là không
khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt, khi lực nổi của tập hợp các
bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo hạt nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp với nhau thành
các lớp bọt có hàm lượng hạt cao lớn hơn trong chất lỏng ban đầu [2].
e. Trao đổi ion
Trao đổi ion là quá trình trong đó các ion trên bề mặt chất rắn trao đổi với các ion
có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau.
Phương pháp này được dùng làm sạch nước nói chung, trong đó có nước thải. Loại
bỏ khỏi nước các ion kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn… cũng như các hợp
chất chứa asen, phospho, xianua và các chất phóng xạ. Phương pháp này dùng phổ biến
khi làm mềm nước [2].
2.1.3. Xử lý sinh học
Xử lý sinh học gồm các bước:
- Chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc cacbon ở dạng keo và dạng hòa
tan thành thể khí và thành các vỏ tế bào vi sinh.
12


- Tạo ra các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơ
trong nước thải.

- Loại các bông cặn sinh học ra khỏi nước bằng quá trình lắng trọng lực [2].
a. Xử lý trong điều kiện nhân tạo
Xử lý hiếu khí
Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu
cơ trong nước thải có đầy đủ oxy hòa tan ở nhiệt độ, pH thích hợp. Quá trình phân hủy
chất hữu cơ của VSV hiếu khí được mô tả như sau:
(CHO)nNS + O2  CO2 + H2O + CH4 + NH4+ + H2S + tế bào vi sinh + … + ΔH
Trong điều kiện hiếu khí NH4+ và H2S cũng bị phân hủy nhờ quá trình Nitrat hóa,
sunfat hóa bởi vi sinh vật tự dưỡng:
NH4+ + 2O2  NO3- + 2H+ + H2O + ΔH
H2S + 2O2  SO42- + 2H+ + ΔH
Thực chất quá trình phân hủy chất hữu cơ bằng phương pháp hiếu khí là quá trình
lên men bằng vi sinh vật trong điều kiện có oxy để cho sản phẩm là CO2, H2O, NO3-,
SO42-. Cũng như xử lý kỵ khí, khi xử lý hiếu khí các chất bẩn phức tạp như protein, tinh
bột, chất béo… sẽ bị lên men ngoại bào cho các chất đơn giản là axit amin, các axit béo,
các đường đơn… Các chất đơn giản này sẽ thấm qua màng tế bào mới bởi quá trình hô
hấp nội bào cho sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O [2].
Xử lý thiếu khí
Tại bể thiếu khí (anoxic) diễn ra quá trình nitrat hóa và photphorit để xử lý N, P.
• Quá trình nitrat hóa
Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là nitrosonas và
nitrobacter. Trong môi trường thiếu khí oxy, các loại vi khuẩn này sẽ khử nitrat (NO3-)
và nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa: NO3-  NO2-  N2O  N2. Khí nito tạo thành
sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài [2].
• Quá trình photphorit hóa
Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là acinetobacter. Các hợp chất hữu
cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn acinebacter chuyển hóa thành các hợp chất có
chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với vi khuẩn hiếu khí [2].
13



Để quá trình nitrat hóa và photphorit hóa diễn ra thuận lợi, tại bể anoxic bố trí máy
khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khuấy có chức năng khuấy trộn dòng nước
tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển.
Xử lý kị khí
Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật tùy
nghi để phân hủy các hợp chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải, ở điều kiện không có
oxy hòa tan với nhiệt độ, pH… thích hợp để cho các sản phẩm dạng khí (chủ yếu CO2,
CH4). Quá trình phân hủy kỵ khí chất bẩn có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
(CHO)nNS  CO2 + H2O + CH4 + NH4 + H2 + H2S + tế bào vi sinh
Quá trình xử lý kỵ khí xử lý được nước thải có hàm lượng chất bẩn hữu cơ cao:
BOD ≥ 10 ÷ 30. Các công trình có thiết kế đơn giản, chi phí vận hành về năng lượng
thấp, khả năng thu hồi năng lượng cao, không đòi hỏi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng,
lượng bùn sinh ra ít hơn 10 ÷ 20 lần so với phương pháp hiếu khí, có tính ổn định cao,
tải trọng phân hủy chất bẩn hữu cơ cao, chịu được sự thay đổi đột ngột về lưu lượng [2].
Tuy nhiên quá trình này nhạy cảm với chất độc hại, những hiểu biết về vi sinh vật
kỵ khí còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm về vận hành hệ thống.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý kị khí [2]:
- Nhiệt độ: nhiệt độ là yếu tố điều tiết cường độ của quá trình, cần duy trì trong
khoảng từ 27 ÷ 380C. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình này là 350C.
- pH tối ưu cho quá trình dao động trong phạm vi rất hẹp, từ 6,6 đến 7,6. Sự sai
lệch khỏi khoảng này đều không tốt cho pha metan hóa.
- Chất dinh dưỡng: cần đủ chất dinh dưỡng theo tỷ lệ COD:N:P = 350:5:1 để vi
sinh vật phát triển tốt, nếu thiếu thì bổ sung thêm. Trong nước thải sinh hoạt thường có
chứa các chất dinh dưỡng này nên khi kết hợp xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh
hoạt thì không cần bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng.
- Độ kiềm: độ kiềm tối ưu cần duy trì trong bể là 1000 ÷ 1500mg CaCO3/L để tạo
khả năng đệm tốt cho dung dịch, ngăn cản sự giảm pH dưới mức trung tính.
- Muối (Na+, K+, Ca2+): pha metan hóa và acid hóa lipid đều bị ức chế khi độ mặn
vượt quá 0,2M NaCl. Sự thủy phân protein trong cá cũng bị ức chế ở mức 20g/L NaCl.


14


×