Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô thị nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 158 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG

`

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM, QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

GVHD: ThS. Nguyễn Đắc Kiên
SVTH: Nguyễn Song Ái Mẫn
MSSV: 56131200

Khánh Hòa, tháng 07/2018

Trang i


QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa/viện: Viện Công nghệ Sinh học và Kĩ thuật Môi Trường
PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Dùng cho CBHD và nộp cùng báo cáo ĐA/KLTN của sinh viên)
Tên đề tài: ....................................................................................................................................


......................................................................................................................................................
Giảng viên hướng dẫn: ………...NGUYỄN ĐẮC KIÊN ..........................................................
Sinh viên được hướng dẫn: … NGUYỄN SONG ÁI MẪN ...... MSSV:……56131200 ..........
Khóa: .................Khóa 65 ..............Ngành: ..............Công nghệ kỹ thuật môi trường ...............
Lần KT

Ngày

Nội dung

Nhận xét của GVHD

1

12/03/2018

Lựa chọn đề tài.

2

25/03/2018

Xây dựng dàn bài.

3

28/03/2018

Kiểm tra dàn bài.


4

30/03/2018

Tiến hành làm báo cáo.

5

05/04/2018

Thu thập và phân tích số liệu,
tài liệu viết báo cáo.
Kiểm tra giữa tiến độ của Trưởng BM

Ngày kiểm tra:

Đánh giá công việc hoàn thành: … %

..........................................Được tiếp tục: 

Không tiếp tục: 

6

10/05/2018

Khảo sát sinh viên và hộ dân
bằng phiếu điều tra.

7


25/05/2018

Tìm hiểu thùng rác thông minh

8

28/05/2018

Làm thùng rác thông minh.

9

25/06/2018

Hoàn thành thùng rác thông minh

10

30/06/2018

Báo cáo hoàn thành

Ký tên
……………..

Nhận xét chung: (Sau khi sinh viên hoàn thành ĐA/KL):
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Điểm hình thức: ……/10

Đồng ý cho sinh viên:

Điểm nội dung: ……/10
Được bảo vệ: 

Điểm tổng kết: ……/10

Không được bảo vệ: 
Khánh Hòa, ngày … tháng 07 năm 2018
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi cam đoan số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho sự
thực hiện đồ án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong bài báo cáo đồ án
đã được chỉ rõ nguồn góc rõ ràng và được phép công bố.
Nha Trang, ngày 19 tháng 07 năm 2018.
Người cam đoan
Nguyễn Song Ái Mẫn.

Trang iv


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt khoảng thời gian học tập tại Trường Đại học Nha Trang em đã được
các thầy cô tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu để em có thể vững

bước trên con đường tương lai.
Có được điều đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo trong
viện Công nghệ sinh học và Môi trường đã dậy dỗ em trong suốt thời gian qua. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo ThS. Nguyễn Đắc Kiên đã chỉ bảo, hướng
dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn đến anh Hoàng – Công ty Môi trường đô thị Nha Trang, em xin
cảm ơn đến chị Quyên và chị Thủy – Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
Khánh Hòa đã giúp đỡ em, cho em những tài liệu và số liệu quý báu để em hoàn thành
đồ án tốt hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, an ủi và giúp đỡ
em khắc phục những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân
khách quan khác, báo cáo đồ án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai
lầm. Kính mong sự hướng dẫn và góp ý của quý thầy cô và bạn bè để đài tài được
hoàn thiện hơn.
Nha Trang, ngày 19 tháng 07 năm 2018.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Song Ái Mẫn.

Trang v


TÓM TẮT
Bài báo cáo đồ án tốt nghiệp tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến chất thải
rắn, rác thải sinh hoạt, các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại thành phố Nha Trang;
số liệu về thành phần rác thải sinh hoạt, dân số của thành phố, khối lượng rác thải phát
sinh mà Công ty Môi trường đô thị Nha Trang thu gom hằng ngày vào các năm 2016,
năm 2017 và tỉ lệ thu gom tương ứng từ đó dự báo được khối lượng phát sinh chất thải
rắn trong tương đến năm 2030; đồng thời tiến hành khảo sát sự hiểu biết về môi trường
và phân loại chất thải rắn tại nguồn của sinh viên tại Trường Đại học Nha Trang và

người dân của 4 phường: Vạn Thạnh, Vạn Thắng, Phương Sài, Lộc Thọ. Kết quả cho
thấy: khối lượng rác thải trung bình mà công ty Môi trường đô thị Nha Trang thu gom
được hằng ngày lần lượt là 378,45 tấn/ngày vào năm 2016 cùng với hiệu suất thu gom
là 90%; năm 2017 là 405,5 tấn/ngày với hiệu suất thu gom là 90% và 3 tháng đầu năm
2018 tỉ lệ thu gom tăng lên 92%. Rác thải sinh hoạt của thành phố phát sinh chủ yếu từ
các nguồn sau: khu dân cư; cơ quan, trường học; chợ; khu trung tâm thương mại, vui
chơi giải trí; nhà hàng, khách sạn, quán cafe; rác đường phố; khách du lịch; từ công
trình xây dựng. Thành phần rác thải của thành phố rất đa dạng song tập trung thành ba
nhóm, trong đó: rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học chiếm 62,24%; rác tái chế chiếm
1,34 %; rác thải nguy hại chiếm 4,25%. Hiện tại, công tác thu gom rác thải nhìn chung
đáp ứng yêu cầu thực tế nhưng trong tương lai cần phải nâng cao hơn. Công tác xử lý
rác thải của thành phố là chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi chôn lấp Lương Hòa nhưng với
tốc độ phát sinh rác hiện tại thì khả năng bãi rác quá tải là rất nhanh trong tương lai.
Phương án quản lý, xử lý rác thải được đề xuất là tiến hành thực hiện phân loại chất
thải rắn tại nguồn đến mọi tầng lớp nhân dân trong thành phố và xử lý bằng biện pháp
chôn lấp hợp vệ sinh kết hợp ủ phân compost nhằm tận dụng nguồn rác thải để làm
phân bón, đây là một trong những biện pháp thân thiện với môi trường. Qua cuộc khảo
sát sinh viên và người dân thì đa số ủng hộ và đồng ý tham gia phân loại chất thải rắn
tại nguồn nếu chương trình được đưa vào thực hiện. Đồng thời bài báo cáo đưa ra các
giải pháp nhằm duy trì phân loại chất thải rắn tại nguồn và chế tạo thùng rác thông
minh với mục đích tạo nên hứng thú, nâng cao ý thức và tạo thói quen phân loại chất
thải rắn tại nguồn cho các em học sinh (đặc biệt là các em ở mầm non, mẫu giáo, cấp 1
và cấp 2).
Trang vi


MỤC LỤC
Đề mục

Trang


Trang bìa ........................................................................................................................ I
Quyết định giao đồ án/khóa luận tốt nghiệp .............................................................. II
Phiếu theo dõi tiến độ và đánh giá đề tài/ khóa luận tốt nghiệp .............................III
Lời cam đoan ............................................................................................................... IV
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... V
Tóm tắt......................................................................................................................... VI
Mục lục ....................................................................................................................... VII
Danh mục bảng biểu .................................................................................................. XII
Danh mục hình ......................................................................................................... XIV
Danh mục các từ viết tắt ......................................................................................... XVI
Phần mở đầu ..................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ...........................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................2
3. Nội dung thực hiện ....................................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kinh tế - xã hội ......................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................3
4.2. Ý nghĩa về kinh tế - xã hội ....................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................4
1.1. Khái quát về rác thải sinh hoạt .............................................................................4
1.1.1.khái niệm .............................................................................................................4
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn .......................................................................4
1.1.3. Phân loại chất thải rắn ........................................................................................6
1.1.3.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh ............................................................6
Trang vii


1.1.3.2. Phân loại theo tính chất độc hại ..................................................................7
1.1.3.3. Phân loại theo công nghệ xử lý ...................................................................8
1.1.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn..........................................................9

1.1.4.1. Thành phần của chất thải rắn ......................................................................9
1.1.4.2. Tính chất của chất thải rắn ........................................................................10
1.1.5. Tốc độ phát sinh chất thải rắn ..........................................................................15
1.1.6. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và con người ............................16
1.1.6.1. Ảnh hưởng đến môi trường ........................................................................16
1.1.6.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe con người ..............................19
1.2. Các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn .............................20
1.2.1. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. ...................................................20
1.2.1.1. Thu gom chất thải rắn................................................................................20
1.2.1.2. Trung chuyển và vận chuyển. ....................................................................21
1.2.2. Các phương pháp xử lý ctr ...............................................................................22
1.2.4.1. Phương pháp đốt .......................................................................................22
1.2.4.2. Phương pháp chôn lấp ...............................................................................23
1.2.4.3. Phương pháp thu hồi khí sinh học .............................................................24
1.2.4.4. Phương pháp ủ phân (compost).................................................................24
1.2.4.5. Phương pháp thu hồi và tái chế .................................................................25
1.3. Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên thế giới và việt nam ..........................25
1.3.1. Tình hình quản lý và xử lý rác thải ở một số nước trên thế giới ......................25
1.3.2. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại việt nam ...........................................29
1.3.2.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam ...............................29
1.3.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam .........................30
1.4. Tổng quan về thành phố Nha Trang ..................................................................34
Trang viii


1.4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................34
1.4.1.1. Vị trí địa lí: ................................................................................................34
1.4.1.2. Đặc điểm địa hình: ....................................................................................34
1.4.1.3. Khí hậu: .....................................................................................................35
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................36

1.4.2.1. Thương mại- dịch vụ- du lịch ....................................................................36
1.4.2.2. Công nghiệp ...............................................................................................36
1.4.2.3. Nông – lâm – ngư nghiệp...........................................................................37
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................38
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu:....................................................38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. .....................................................................................38
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................38
2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................38
2.3. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................38
2.3.1. Thu thập số liệu: ...............................................................................................38
2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn: ....................................................................39
2.3.3. Phương pháp dự báo: .......................................................................................39
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................40
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................41
3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại thành phố Nha Trang ..........................41
3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn tại thành phố Nha Trang ...............................41
3.1.2. Thành phần chất thải rắn sinh họat tại thành phố Nha Trang .......................41
3.1.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Nha Trang .......................42
3.2. Hiện trạng quản lý, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Nha Trang
.......................................................................................................................................45
Trang ix


3.2.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố nha trang ....................45
3.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển ......................................................................45
3.2.3. Đánh giá hiện trang thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt .....51
3.2.3.1. Đánh giá về thiết bị thu gom......................................................................51
3.2.3.2. Đánh giá về công tác thu gom, vận chuyển ...............................................54
3.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Nha Trang ................58
3.4.1. Chôn lấp hợp vệ sinh........................................................................................58

3.4.1.1. Bãi chôn lấp Lương Hòa ...........................................................................59
3.4.1.2. Xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp Lương Hòa ..........................................63
3.4.1.3. Đánh giá hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi chôn lấp Lương Hòa
của thành phố Nha Trang .......................................................................................67
3.4.2. Một số cơ sở tái chế trong thành phố nha trang ...............................................69
3.4.2.1. Một số cơ sở tái chế ...................................................................................69
3.4.2.2. Đánh giá hiện trạng tái chế tại thành phố nha trang ................................72
3.5. Hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn ....................................................75
3.6. Công tác thu phí thu gom trên địa bàn thành phố Nha Trang và thái độ của
người dân ......................................................................................................................76
3.7. Nhận thức của người dân liên quan đến môi trường, chất thải rắn và phân
loại chất thải rắn tại nguồn: .......................................................................................78
3.8. Dự đoán mức độ dân số và khối lượng rác phát sinh đến năm 2030 ...............86
3.8.1. Dự báo về dân số ..............................................................................................86
3.8.2. Dự báo về lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ...........................................86
3.8.3. Dự đoán lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khách du lịch...................88
3.9. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt đến
năm 2030 .......................................................................................................................90
3.9.1. Về cơ chế - chính sách: ....................................................................................90
Trang x


3.9.2. Giải pháp kinh tế ..............................................................................................90
3.9.3. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................91
3.8.3.2. Mô hình thu gom và plctrsh áp dụng cho từng đối tượng: ........................92
3.8.3.3. Cách thức và thời gian thu gom.................................................................97
3.8.3.4. Đề xuất đối với bãi chôn lấp......................................................................99
3.8.3.5. Các biện pháp hỗ trợ giúp duy trì chương trình phân loại chất thải rắn tại
nguồn ....................................................................................................................101
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................107

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................110
PHỤ LỤC

Trang xi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn. ........................................................ 5
Bảng 1.2. Phân loại chất thải rắn theo công nghệ xử lý. ..................................................... 8
Bảng 1.3. Thành phần rác thải đô thị của một số thành phố ở Việt Nam. .......................... 9
Bảng 1.4. Thành phần chất thải rắn đối với các nước có thu nhập khác nhau. ................. 10
Bảng 1.5. Khối lượng riêng các thành phần chất thải rắn đô thị. ...................................... 11
Bảng 1.6. Độ ẩm của các thành phần trong rác thải đô thị. ............................................... 12
Bảng 1.7. Thành phần hóa học của các hợp phần cháy được trong chất thải rắn. ............ 14
Bảng 1.8. Mẫu xét nghiệm đất tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn. ................................... 18
Bảng 1.9. Thành phần một số chất khí cơ bản có trong bãi rác. ....................................... 18
Bảng 1.10. Quy mô bãi chôm lấp. ..................................................................................... 23
Bảng 1.11. Lượng chất thải rắn đô thị của nước ta qua các năm. ..................................... 30
Bảng 1.12. Khối lượnghất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm
2007 .................................................................................................................................. .31
Bảng 2.1. Hệ số phát sinh rác thải theo WHO. ................................................................. 39
Bảng 3.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Nha Trang. .......................... 41
Bảng 3.2. Khối lượng rác thải sinh hoạt tại thành phố Nha Trang do công ty vận
chuyển hằng ngày vào cuối tháng 1/2018. ........................................................................ 43
Bảng 3.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt tại thành phố Nha Trang do công ty vận
chuyển vào dịp tết Mậu Tuất năm 2018. ........................................................................... 44
Bảng 3.4. Xe ép rác của Công ty Môi trường đô thị Nha Trang sử dụng. ........................ 46
Bảng 3.5. Khối lượng rác thải sinh hoạt xe ép rác thu gom mỗi ngày vào năm 2017 ...... 52
Bảng 3.6. Thành phần và khối lượng chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng năm 2010. ...
........................................................................................................................................... 74

Bảng 3.7. Thành phần và khối lượng chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng dự báo
đến năm 2020..................................................................................................................... 74
Trang xii


Bảng 3.8. Đánh giá của người dân về mức phí thu gom rác. ............................................ 77
Bảng 3.9. Dự đoán dân số của thành phố Nha Trang đến năm 2025, năm 2030. ............. 86
Bản 3.10. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại thành phố Nha Trang đến
năm 2025, năm 2030. ........................................................................................................ 87
Bảng 3.11. Lượng rác thải sinh hoạt từ khách du lịch đến năm 2025, năm 2030. ............ 89

Trang xiii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Xe bị tràn nước rỉ rác ra ngoài trong quá trình ép. ............................................ 51
Hình 3.2. Xe bị hư hỏng (hư máng hứng rác, lam đẩy) được sửa chữa tại đội Cơ khí. .... 51
Hình 3.3. Thùng rác bị lấy mất nắp ở đường Lý Tự Trọng. .............................................. 56
Hình 3.4. Đối diện số 21 Lý Tự Trọng, phường Lộc Thọ. ................................................ 56
Hình 3.5. Đối diện 12 Lý Tự Trọng, phường Lộc Thọ. .................................................... 57
Hình 3.6. Điểm số 8 Pastuer. ............................................................................................. 57
Hình 3.7. Số 1 Nguyễn Chánh, phường Lộc Thọ. ............................................................. 57
Hình 3.8. Ngã 4 Trường Sa – Võ Thị Sáu, phường Phước Long. ..................................... 58
Hình 3.9. Ngã 3 Tô Hiệu – Võ Thị Sáu, phường Phước Long. ......................................... 58
Hình 3.10. Bãi chôn lấp ở bãi rác Lương Hòa................................................................... 59
Hình 3.11. Lớp ô geocell ở bãi chôn lấp Lương Hòa. ....................................................... 60
Hình 3.12. Quy trình tiếp nhận và vận hành BCL Lương Hòa. ........................................ 61
Hình 3.13. Sơ đồ xử lý nước rỉ rác ở bãi rác Lương Hòa. ................................................. 63
Hình 3.14. Quy trình thu gom, tát chế và sử dụng chất thải rắn. ...................................... 70
Hình 3.15. Dây chuyền sản xuất của công ty Cổ phần giấy Rạng Đông. ......................... 71

Hình 3.16. Dây chuyền sản xuất nhựa của DNTN Ngọc Hồng. ....................................... 72
Hình 3.17. Gia đình được công nhân đến nhà thu gom rác. .............................................. 76
Hình 3.18. Đánh giá của sinh viên về số lượng thùng rác được phân bố trên địa bài
thành phố Nha Trang. ........................................................................................................ 79
Hình 3.19. Tỉ lệ sinh viên nhận biết được các loại rác có thể tái sử dụng......................... 80
Hình 3.20. Tỉ lệ sinh viên nhận biết các loại rác có tính nguy hại. ................................... 80
Hình 3.21. Các nguồn phương tiện giúp người dân tiếp cận thông tin về MT. ................ 82
Hình 3.22. Ý kiến của người dân về công tác thu gom hiện nay của địa phương............. 83
Hình 3.23. Ý kiến của người dân về giải phap giúp cho việc quản lý chất thải rắn tốt
hơn. ........................................................................................................................................
Trang xiv

8


Hình 3.24. Những loại phế liệu người dân thường bán ve chai. ....................................... 84
Hình 3.25. Tỉ lệ số người dân nhận biết các loại chất thải rắn có thể tái sử dụng. ........... 84
Hình 3.26. Tỉ lệ người dân nhận biết các loại rác nguy hại. ............................................. 84
Hình 3.27. Tỉ lệ người dân trong thành phố Nha Trang đồng tình thực hiện phân loại
chất thải rắn tại nguồn. ...................................................................................................... 85
Hình 3.28. Mô hình thu gom rác và phân loại chất thải rắn tại nguồn áp dụng cho thành
phố Nha Trang ................................................................................................................... 92
Hình 3.29. Mô hình thu gom rác thải sinh hoạt đã được phân loại chất thải rắn tại
nguồn ở hộ gia đình. .......................................................................................................... 93
Hình 3.30. Mô hình thu gom rác ở chợ đã được phân loại. ............................................... 95
Hình 3.31. Mô hình thu gom rác và phân loại chất thải rắn tại nguồn ở cơ quan, trường
học, nhà hàng khách sạn, quán café. ................................................................................. 95
Hình 3.32. Mô hình thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn ở đường phố, khu vui
chơi, trung tâm thương mại. .............................................................................................. 96
Hình 3.33. Thùng rác thông minh tự chế......................................................................... 104


Trang xv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MTĐT:

Môi trường đô thị.

CTR:

Chất thải rắn.

CTRĐT:

Chất thải rắn đô thị.

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt.

RTSH:

Rác thải sinh hoạt.

TN&MT:

Tài nguyên và Môi trường.

TP:


Thành phố.

CTNH:

Chất thải nguy hại.

CTNN:

Chất thải nông nghiệp.

CTCN:

Chất thải công nghiệp.

CTXD:

Chất thải xây dựng.

PLCTRTN:

Phân loại chất thải rắn tại nguồn.

ÔNMT:

Ô nhiễm môi trường.

NT:

Nước thải.


TTC:

Trạm Trung chuyển

Trang xvi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong cuộc sống hằng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một
lượng lớn nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên để tồn tại và phát triển mà đồng thời
cũng thải ra môi trường khối lượng rác thải lớn. Đặc biệt, với sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa hiện nay đã làm cho nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển hơn
kéo theo đó là các trung tâm công nghiệp, dân số ở các vùng đô thị và nhu cầu tiêu thụ
hàng hóa của người dân cũng ngày càng tăng nhanh vì thế rác thải phát sinh cũng ngày
càng nhiều. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nếu không
có biện pháp xử lý phù hợp như: gây ô nhiễm môi trường, phát sinh bệnh tật nguy
hiểm, làm mất cảnh quan khu dân cư, đô thị,… Theo tình hình hiện tại, ô nhiễm môi
trường đã trở thành một vấn đề bức xúc tại nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam và
tại TP. Nha Trang (thuộc tỉnh Khánh Hòa) cũng không ngoại lệ.
TP. Nha Trang đang trong xu thế kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ và diễn ra
với nhịp độ cao, hoạt động chính của thành phố là du lịch, nghỉ dưỡng. Hằng năm,
lượng khách du lịch đến thành phố ngày càng tăng theo đó lượng rác thải phát sinh
cũng ngày càng nhiều nhưng vấn đề thu gom, xử lý, quản lý thực sự chưa đáp ứng
được hết yêu cầu của một thành phố du lịch, vẫn còn hiện tượng rác thải bị thải bỏ một
cách bừa bãi, ném vứt dưới lòng đường không đúng nơi quy định thiếu kiểm soát do ý
thức kém của một bộ phận người dân và khách du lịch. Điều này gây nhiều ảnh hưởng
đến đời sống người dân cũng như mĩ quan của thành phố. Ngoài ra, nó còn gây khó
khăn cho việc phân loại để xử lý, tái chế, tái sử dụng dẫn đến lãng phí tài nguyên,

ÔNMT,…Thời gian qua, việc quản lý RTSH đã nhận được sự quan tâm đầu tư nhiều
hơn của các cấp chính quyền nên môi trường sống của TP cũng ngày càng có bước cải
thiện hơn.
Tuy nhiên trong thời gian tới với tốc độ phát triển như hiện nay của TP. Nha
Trang và cả việc gia tăng dân số thì việc phát sinh một khối lượng lớn CTRSH gây áp
lực lên môi trường khu vực và đời sống con người là không thể tránh khỏi. Song song
với đó khi mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì đòi hỏi về chất lượng môi
trường sống cũng ngày càng cao lên, lúc này buộc công tác quản lý môi trường phải
đặt ra các yêu cầu cao hơn.
Trang 1


Xuất phát từ các yêu cầu cầu thực tế của TP, việc đánh giá lại hiện trạng để đưa
ra kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao quản lý CTRSH trong tương là là một điều
cần thiết và vô cùng quan trọng. Việc đưa ra và áp dụng các giải pháp phù hợp với tình
hình quản lý CTRSH thực tế của địa phương là việc cần làm ngay nhằm phục vụ các
nhu cầu trên và đưa công tác quản lý đi vào nề nếp hơn. Vì vậy tôi quyết đinh chọn đề
tài “Đánh giá hiện trạng thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất giải pháp
quản lý tại thành phố Nha Trang – Khánh Hòa” nhằm đưa ra một hướng đi phù hợp
đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay trong công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là công
tác quản lý CTR. Với mong muốn, khi hoàn thành đề tài sẽ có những đóng góp mang
lại hiệu quả tích cực cho công tác thu gom và xử lý CTRSH tại TP. Nha Trang và tìm
ra giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra trên địa bàn TP.
2. Mục tiêu của đề tài
Bài báo cáo được thực hiện với mục tiêu là đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp quản lý CTRSH trên địa bàn TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhằm nâng cao
chất lượng môi trường sống thông qua việc nâng cao hiệu quả khâu quản lý rác thải
trên địa bàn TP.
3. Nội dung thực hiện
Đồ án tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Nha Trang – Khánh
Hòa.
- Hiện trạng thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên dịa bàn thành phố Nha
Trang.
- Dự báo mức độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025, năm 2030.
- Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phos Nha Trang –
Khánh Hòa.
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH, làm giảm thiểu
ÔNMT do CTRSH gây ra tại địa bàn TP. Nha Trang.

Trang 2


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kinh tế - xã hội
4.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Cung cấp dữ liệu về tình hình phát thải và quản lý RTSH tại TP. Nha Trang.
- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rác trên toàn địa bàn TP.
4.2. Ý nghĩa về kinh tế - xã hội
Xã hội
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm lượng rác phải chôn lấp, đồng nghĩa với
việc cải thiện được chất lượng sống và tạo mỹ quan xanh sạch đẹp cho TP. Nha Trang.
- Tăng khả năng thu gom RTSH trên toàn địa bàn TP. Nha Trang.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ở các tầng lớp nhân dân.
Kinh tế
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên từ việc tái sử dụng rác thải có khả năng tái
sinh, tái sử dụng; bảo vệ tài nguyên nước do hạn chế việc vứt rác xuống sông; bảo vệ
nguồn nước ngầm do hạn chế được khối lượng rác chôn lấp.
- Thực hiện PLCTRTN giải quyết được nhiều vấn đề về mặt quản lý và tạo ra
được nguồn lợi kinh tế và xã hội.


Trang 3


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về rác thải sinh hoạt
1.1.1.Khái niệm
Chất thải:
Chất thải rắn (CTR) được hiểu là bao gồm tất cả các chất thải tồn tại ở dạng rắn
phát sinh do các hoạt động của con người và động vật, được thải bỏ khi không còn hữu
dụng hay khi không muốn dùng nữa.
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định
nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không được
đòi hỏi bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô
thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu
gom và tiêu hủy.
Tuy nhiên, thực tế theo thói quen, người ta thường gọi là rác thải hoặc phế thải
mà ít gọi là chất thải rắn.[9]
Rác thải sinh hoạt (RTSH):
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là những chất thải liên quan đến các hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học,
các trung tâm dịch vụ, thương mại.
CTRSH có thành phần bao gồm: thực phẩm thừa hoặc quá hạn sử dụng, vỏ rau
quả, giấy, xác động vật, rơm, rạ, xương động vật, gỗ, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ,
đất đá, cao su, chất dẻo,… nhưng không bao gồm những chất thải nguy hại, bùn cặn,
rác thải y tế, chất thải rắn công nghiệp và nông nghiệp.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Việc xác định nguồn gốc phát sinh CTR là một trong các cơ sở quan trọng trong
việc thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý cũng như việc đề xuất các chương trình QLCTR
phù hợp. Thông thường chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:


Trang 4


Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh các loại CTR.
Nơi phát sinh

Nguồn phát sinh

Các dạng CTR
Thực phẩm thừa, giấy, can,

a) Khu dân cư

Hộ gia đình, biệt thự, chung

nhựa, thủy tinh, can thiếc,

cư.

nhôm,…còn có một số chất
thải nguy hại

Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
b) Khu thương mại

c) Cơ quan, công sở

d) Khu công cộng

sạn, nhà trọ, cá trạm sữa chữa


thủy tinh, kim loại,…chất thải

và dịch vụ.

nguy hại.

Trường học, bệnh viện, văn
phòng, công sở nhà nước.

Đường phố, công viên, khu
vui chơi giải trí, bãi tắm.

e) Khu xây dựng và

Khu nhà xây dựng mới, sửa

phá hủy công tình xây

chữa nâng câp mở rộng đường

dựng

phó, cao ốc, san nền xây dựng.

f) Nhà máy xử lý chất
thải đô thị

g) Nông nghiệp


h) Công nghiệp

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
thủy tinh, kim loại,… chất
thải nguy hại.
Rác vườn, cành cây cắt
tỉa,chất thải chung tại các khu
vui chơi giải trí.
Gạch, betong thép, gỗ, thạch
cao, bụi,…

Nhà máy xử ý nước thải, nước
cấp và các quá tình xử lý chất

Bùn, tro.

thải công nghiệp khác
Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn
cây ăn quả, nông trại.

Thực phẩm bị thối rửa, sản
phẩm nông nghiệp thừa, rác,
chất thải độc hại.

Công ghiệp xây dựng, chế tạo,

Chất thải do quá trình chế

công nghiệp nặng, nhẹ, lọc


biến công nghiệp, phế liệu,

dầu, hóa chất, nhiệt điện.

các loại rác thải sinh hoạt.

Nguồn: Ths. Võ Đình Long, Ths. Nguyễn Văn Sơn (9/2008), Giáo trình quản lý CTR và
CTNH, Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại Học Công nghiệp TP.HCM.
Trang 5


1.1.3. Phân loại chất thải rắn
1.1.3.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
 Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH):
Theo phương diện khoa học, có thể chia CTRSH thành các nhóm sau:
 Chất thải thực phẩm: gồm các thức ăn thừa hoặc quá hạn sử dụng, rau,
quả,…từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khách sạn, chợ, bếp ăn tập thể, ký túc xa,… có
bản chất dễ phân hủy sinh học. Qúa trình phân hủy tạo ra các mùi hôi thối gây khó
chịu nhất là trong điều kiện tời tiết nóng ẩm.
 Chất thải trực tiếp của đông vật: chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân
động vật khác.
 Chất thải lỏng: chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực
sinh hoạt của dân cư.
 Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác: bao gồm các loại vật liệu sau đốt cháy,
các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia
đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
 Các CTR đường phố: thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, bao nilon, vỏ
bao gói,…
 Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN):
CTRCN là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất ông nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp. các nguồn phát sinh chát thải công nghiệp gồm:
 Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong cac
nhà máy nhiệt điện.
 Bao bì đóng gói sản phẩm.
 Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ trong quá trình sản xuất.
 Các phế thải trong quá trình công nghệ.
 Chất thải rắn nông nghiệp (CTRNN):
CTRNN phát sinh do thu hoạch trên đồng ruộng, trang trại và các vườn cây ăn
quả, sản xuất sữa và lò giết mổ súc vật,… Chất thải này bao gồm các loại sản phẩm
Trang 6


phụ của quá trình nuôi trồng và thu hoạch hoặc chế biến như rơm, rạ, rau quả, sản
phẩm thải của các lò giết mổ heo, bò,… Hiện tại việc quản lý và xử lý các loại chất
thải nông nghiệp không thuộc về tách nhiệm củ các công ty MTĐT của các địa
phương.
 Chất thải rắn xây dựng (CTRXD):
CTRXD là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê-tông vỡ do các hoạt động phá
vỡ, xây dựng công trình v.v… chất thải xây dựng gồm:
 Đất đá do việc đào móng, phá vỡ trong xây dựng.
 Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
 Các vật liệu như kim loại, chất dẻo,…
 Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên
nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các ống thoát nước thành phố.
1.1.3.2. Phân loại theo tính chất độc hại
 Chất thải không nguy hại:
Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc
tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.
 Chất thải nguy hại (CTNH):
Bao gồm các hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rửa,

các chất dễ cháy nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn lây lan,…
có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh
CTNH chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
 Chất thải y tế nguy hại:
Là chất thải có chứa các chất hoặc các hợp chất có một trong các đặc tính gây
nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến môi trường và
sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế
nuy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và
trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra rác thải bệnh viện bao gồm:
 Các loại kim tiêm, ống tiêm.
Trang 7


 Các chi thể cắt bỏ, các tổ chức mô cắt bỏ.
 Các loại bông, băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật.
 Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau: chì, thủy ngân, Cadimi,
Arsen, Xianua,…
 Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.[9]
 Chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân.
1.1.3.3. Phân loại theo công nghệ xử lý
Bảng 1.2. Phân loại CTR theo công nghệ xử lý.
Định nghĩa

Thành phần

Ví dụ

1. Các chất cháy được

- Giấy


- Các vật liệu làm từ giấy

- Các túi giấy, các mảnh
bìa, giấy vệ sinh,…

- Hàng dệt

- Có nguồn gốc từ các sợi

- Vải len, bì nilon,…

- Rác thải

- Các chất thải từ đồ ăn, thực

- Các cọng rau, vỏ quả,..

phẩm.
- Cỏ, gỗ củi, rơm
rạ…

- Chất dẻo

- Các vật liệu và sản phẩm

- Đồ dùng bằng gỗ như

được chế tạo từ gỗ tre và


bàn, ghế, đồ chơi, vỏ

rơm,…

dừa,…

- Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ chất dẻo

- Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ chất dẻo,
nilon,…

- Da và cao su

- Các vật liệu và sản phẩm

- Giấy, bì, cao su,..

được chế tạo từ da và cao su
2. Các chất không
cháy được
- Các kim loại sắt

- Các loại vật liệu và sản phẩm - Vỏ hộp, dây điện, hàng
được chế tạo từ sắt

- Các kim loại không
phải là sắt


- Các vật liệu không bị nam

rào, dao, nắp lọ,…
- Vỏ hộp nhôm, giấy bao,
đồ đựng.

châm hút.
Trang 8


- Thủy tinh
- Đá và sành sứ

- Các vật liệu và sản phẩm

- Chai, lọ, đồ đựng bằng

được chế tạo từ thủy tinh

thủy tinh, bóng đèn,…

- Các loại vật liệu không cháy
khác ngoài kim loại và thủy

- Vỏ chai, ốc, xươn, gạch,
đá, gốm,…

tinh.
3. Các chất hỗn hợp


- Tất cả các loại vật liệu khác

- Đá cuội, cát, đất, tóc,..

không phân loại, đều thuộc
loại này.
Nguồn: GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái (2001),
Quản lý chất thải rắn – tập 1: Chất Thải rắn đô thị, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
1.1.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn
1.1.4.1. Thành phần của chất thải rắn
CTRĐT có thành phần khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào khí hậu,
vào điện kiện kinh tế, vào tính chất tiêu dùng và nhiều yếu tố khác.
Để xác định thành phần và tính chất của chất thải rắn, người ta thường sử dụng
phương pháp:
 Phân tích, kiểm tra trực tiếp (nghiên cứu phân loại cổ điển).
 Phân tích sản phẩm thị trường (từ cân bằng vật chất của khu vực).
 Phân tích sản phẩm của chất thải (từ các quá trình xử lý).
Bảng 1.3. Thành phần RTĐT của một số thành phố Việt Nam (% trọng lượng).

STT

Thành phần %

Hà Nội

Hải
Phòng

Hạ Long


Đà

Hồ Chí

Nẵng

Minh

1

Các chất hữu cơ

50,10

50,58

40,1 – 44,7

31,50

41,25

2

Nhựa, cao su, da

5,50

4,25


2,7 – 4,5

22,50

8,78

3

Giấy vụn, cotton

4,20

7,52

5,5 – 5,7

6,81

24,83

6

Kim loại

2,5

0,22

0,3 – 0,5


1,40

1,55

7

Sành sứ

1,8

0,63

3,9 – 8,5

1,80

5,59

Trang 9


×