Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

đề cương luận văn DL sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.53 KB, 15 trang )

1. Lý do chọn đề tài

Du lịch sinh thái đã và đang được chú trọng phát triển trong những thập kỷ qua
tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển loại
hình du lịch sinh thái một cách bền vững không thể tách rời yếu tố cộng đồng, đó
chính là sự tham gia của người dân địa phương vào quản lý và phát triển du lịch.
Cộng đồng sẽ không thể khai thác và phát triển du lịch sinh thái khi hệ sinh thái đó
bị tổn thương, mất dần giá trị và ngược lại, hệ sinh thái cũng không thể duy trì các
giá trị sinh thái để mang lại lợi ích cho cộng đồng khi chính cộng đồng không biết
giữ gìn và khai thác hệ sinh thái đúng cách. Do vậy, du lịch sinh thái gắn với cộng
đồng rất được quan tâm ở trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam trong những
năm gần đây bởi vai trò và ý nghĩa quan trọng của nó trong chiến lược bảo vệ môi
trường và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay phát triển bền vững của quốc
gia.
Cũng theo hướng phát triển này, rừng dừa Cẩm Thanh, Hội An đã và đang
thu hút số lượng lớn khách du lịch trong nước cũng như ngoài nước và bước đầu đạt
được những kết quả tích cực. Đến Hội An, du khách không chỉ được khám phá một
di sản văn hóa thế giới với những khu phố cổ yên bình, mà còn có dịp trải nghiệm
khám phá vô cùng thú vị tại Rừng dừa Cẩm Thanh được ví như là “Nam bộ trong
lòng phố cổ”. Những năm gần đây, hoạt động du lịch tại rừng dừa nước đã bắt đầu
có những bước khởi sắc, với những tiềm năng có được cùng với sự quan tâm của
chính quyền các cấp, các nhà đầu tư các công ty kinh doanh du lịch, nơi đây đã hình
thành nên các khu sinh thái hấp dẫn, cùng nhiều dịch vụ du lịch kèm theo phong
phú, quan trọng hơn, một phần cộng đồng cư dân nơi đây đã cùng tham gia vào hoạt
động phát triển du lịch, nhờ vậy cuộc sống cư dân địa phương được cải thiện đáng
kể, theo đó, những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, những giá trị lịch sử địa
phương được bảo lưu, giữ gìn, ý thức bảo vệ môi trường cũng được nâng cao, khách
du lịch đến với Hội An không còn chỉ biết đến phố cổ, đến biển Cửa Đại mà còn


được chiêm ngưỡng, hòa mình vào cảnh sông nước tuyệt đẹp, nên thơ và hữu tình ở


một “miền Tây” đúng nghĩa.
Tuy nhiên, một điểm du lịch luôn luôn tồn tại một quy luật cố hữu, sau khi phát
triển đến một mức độ nào đó sẽ bị ngưng trệ và nếu không có giải pháp, định hướng
đổi mới kịp thời sẽ đi đến lụi tàn, quên lãng. Cách tốt nhất để kéo dài “tuổi thọ” của
một điểm đến du lịch là là thực hiện phát triển du lịch một cách bền vững, tức là
khai thác, phát triển ở hiện tại mà không làm tổn hại đến nguồn lợi tương lai. Đối
với rừng dừa nước Cẩm Thanh, để khai thác nguồn lợi từ rừng dừa nước một cách
có hiệu quả hơn nữa, đem lại nguồn lợi cao hơn nữa cho cộng đồng địa phương,
nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, bảo vệ hệ sinh thái cũng như đặc trưng văn hóa
nơi đây thì việc nghiên cứu “Du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại Rừng dừa Cẩm
Thanh, Hội An” là rất cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch ra đời tương đối sớm. Hầu như tất cả các
quốc gia trên thế giới đều nghiên cứu và phát triển loại hình du lịch này. Thực sự đã
có một thời gian dài du lịch sinh thái đã trở thành chủ đề nóng trong các hội thảo,
hội nghị của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, việc phát triển loại hình du lịch này mới
được ưu tiên phát triển trong những năm trở lại đây vì vậy những hiểu biết và kinh
nghiệm còn tương đối hạn chế. Những năm gần đây, chúng ta hay nhắc nhiều đến
du lịch cộng đồng. Bởi lẽ việc khai thác phát triển du lịch một cách đơn thuần đã để
lại nhiều hệ quả xấu, hơn nữa, để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững thì
tất yếu phải có sự tham gia của cộng đồng. Hiện nay, du lịch sinh thái và du lịch
cộng đồng là hai loại hình du lịch được sự quan tâm, chú trọng phát triển ở các quốc
gia vì nó góp phần tích cực vào việc hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển du lịch
bền vững. Tuy nhiên, các tài liệu, công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch
sinh thái gắn với cộng đồng thì còn tương đối ít. Quan điểm này thường chỉ mới
được đề cập trong các hội nghị, hội thảo, các bài nghiên cứu, bài báo,… còn trong
các sách, các công trình mang tầm vĩ mô thì chưa được nhắc đến nhiều.



Theo Hiệp hội du lịch sinh thái thế giới - Ecotourism society: “Du lịch sinh thái
là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo tồn môi trường và cải
thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. Chính vì vậy để đảm bảo sự phát triển lâu
dài và bền vững, hoạt động du lịch sinh thái đã được tiếp cận trên một khía cạnh
mới đó là phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Theo đó, tác giả Võ Quế
đã thể hiện quan điểm của mình trong cuốn “Du lịch cộng đồng - lý thuyết và vận
dụng” (2006). Tác giả đã giới thiệu những góc nhìn diễn giải của một số nhà nghiên
cứu như Keith W.Sproule và Ary S.Suhand, Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas,
Viện nghiên cứu miền núi, quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế về du lịch dựa vào cộng
đồng. Mỗi nhà nghiên cứu có cách nhìn nhận riêng nhưng tựu chung lại đều nhấn
mạnh tầm quan trọng của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch.
Trên trang thông tin của Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
vườn quốc gia Bidoup, Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng có bài viết đề cập đến du lịch sinh
thái dựa vào cộng đồng. Bài viết đã định nghĩa về du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng (CBET) như sau: “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch
sinh thái giúp cho du khách, người dân địa phương thấu hiểu, tận hưởng và bảo vệ
môi trường thiên nhiên và di sản văn hóa tồn tại chung quanh cộng đồng, đồng thời
tạo ra lợi ích kinh tế cho người dân địa phương”. Đồng thời, bài viết cũng nêu ra
những hoạt động phổ biến của loại hình du lịch này, bao gồm: Sự tham gia của cộng
đồng trong việc lập kế hoạch du lịch, thường xuyên ra quyết định, phát triển và hoạt
động; Quyền sở hữu và trách nhiệm của cộng đồng đối với các sản phẩm du lịch và
các hoạt động; Tạo quyền cho cộng đồng địa phương; Quy mô nhỏ, tốc độ chậm;
Xây dựng kỹ năng, kiến thức và sự tự tin của người dân địa phương; Sự công bằng
trong xã hội, tính toàn vẹn văn hóa, môi trường bền vững; Đời sống sung túc của
người dân cộng đồng và xóa đói giảm nghèo. Nói cách khác, du lịch sinh thái dựa
vào cộng đồng nhằm tăng cường tính ổn định của môi trường, xã hội, văn hoá thông
qua việc tạo quyền cho cộng đồng địa phương để họ quản lý nguồn tài nguyên của
chính mình và để họ tham gia trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạc hợp lý.
Theo đó, vườn quốc gia sẽ cố gắng áp dụng để thực hiện mô hình này với sự hợp



tác của cộng đồng địa phương sống trong vùng đệm của vườn quốc gia đảm bảo sự
phát triển bền vững nơi đây.
Trong tạp chí Xưa và Nay số 247 (2005), Đào Thế Tuấn cũng nêu lên quan
điểm của mình trong bài viết “Từ du lịch sinh thái, văn hóa đến du lịch cộng đồng”.
Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh mối liên kết trong quan hệ du lịch sinh thái, văn hóa
đối với cộng đồng nơi tồn tại hoạt động du lịch, đồng thời nhấn mạnh vai trò gìn giữ
văn hóa bản sắc dân tộc.
Phan Viết Dũng, nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, Nguyên UV
Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình cũng đã có những
nghiên cứu của mình về loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong bài viết
“Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Phong Nha - Kẽ Bàng”. Trong đó, tác giả
tập trung làm rõ hai vấn đề chính, đó là: Vai trò của cộng đồng đối với việc phát
triển du lịch sinh thái và những vấn đề cần quan tâm khi phát triển du lịch sinh thái
cộng đồng tại Phong Nha với hi vọng tỉnh Quảng Bình sẽ tận dụng được thế mạnh
vốn có của mình để phát triển du lịch mộ cách hiệu quả nhất, bền vững nhất.
Thấy được xu hướng cũng như tầm quan trọng của phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng đối với mục tiêu phát triển du lịch bền vững, Quỹ Châu Á và Viện
nghiên cứu, phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012) đã công bố tài liệu
hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng sau gần hai năm thực hiện dự án nhằm chia
sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình du lịch cộng đồng nâng cao đời sống người dân ở
các vùng miền của đất nước. Tài liệu đã nêu ra rất chi tiết, cụ thể các vấn đề chung
về du lịch cộng đồng, các bước cần thiết để triển khai mô hình du lịch cộng đồng,
đồng thời, tài liệu cũng đã đưa ra phân tích mô hình phát triển du lịch cộng đồng
tiêu biểu ở Bắc Ninh. Tiếp đó, năm 2013 “Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường” được phát hành. Sổ tay này được thực
hiện dựa trên chương trình phát triển năng lực có trách nhiệm với môi trường, xã
hội và quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF) với mục đích: “Sổ tay
du lịch cộng đồng Việt Nam được thiết kế như một tài liệu hướng dẫn tham khảo



thực tế. Góc độ nhìn nhận đơn giản nhưng khái quát, bao trùm tất cả các giai đoạn
chu kỳ dự án, bao gồm các công cụ thực hành và hướng dẫn sử dụng trong suốt chu
kỳ đã khiến cho cuốn sổ trở thành mối quan tâm của các cơ quan du lịch của tỉnh,
huyện và địa phương, các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trong lĩnh vực du
lịch cộng đồng ở Việt Nam, các tổ chức thuộc khu vực tư nhân mong muốn xây
dựng đối tác với các cộng đồng để phát triển các sản phẩm du lịch hay các cộng
đồng đang mong muốn thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương mình”.
Và gần đây nhất, vào tháng 8 năm 2016, Tổng cục Du lịch đã đưa lên trang
thông tin của mình giới thiệu tài liệu “Tiêu chuẩn ASEAN về du lịch dựa vào cộng
đồng” (ASEAN Community Based Tourism Standard) do cộng đồng du lịch các
nước ASEAN thực hiện với gần 300 trang. Đây thực sự là các nguồn tài liệu quý
giá, là kim chỉ nam để khai thác, phát triển hiệu quả loại hình du lịch dựa vào cộng
đồng ở các vùng miền của đất nước.
Tại rừng dừa nước Cẩm Thanh, Hội An, du lịch sinh thái mới bắt đầu phát triển
trong khoảng những năm gần đây và chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về
việc phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng nơi đây. Các công trình chỉ mới
dừng lại ở mức độ nghiên cứu khôi phục rừng dừa để phục vụ đời sống người dân,
về việc nuôi trồng thủy sản, thống kê hệ sinh vật tại khu sinh thái Cẩm Thanh hay
phát triển du lịch sinh thái tại đây.
Trong công trình nghiên cứu của Trần Xuân Hiệp “Trồng dừa nước - giải pháp
kĩ thuật sinh thái bảo vệ nền đường ven kênh rạch và môi trường bền vững” (2007)
và Nguyễn Thị Gia Thạnh với đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số
định hướng khai thác, sử dụng hợp lí nguồn lợi dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành
phố Hội An” (2011) có đề cập tới việc phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa nước
Hội An, tuy nhiên mới ở mức độ sơ lược, ở dạng định hướng chung và chưa đi sâu
vào việc nghiên cứu phát triển.
Chương trình Liên minh đất ngập nước 2009 - 2011 (Sở Tài nguyên và Môi
trường Quảng Nam - WAP) đã xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá trong vùng



đất ngập nước, các hoạt động khai thác du lịch sinh thái và trồng phục hồi dừa
nước. Chương trình trồng phục hồi dừa nước chưa thành công do chọn thời gian và
địa điểm không thích hợp.
Khóa luận tốt nghiệp của Lê Thi Ánh Trinh, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
đã đề cập đến “Phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa Cẩm Thanh, Hội An”
(2013). Công trình đã nêu ra được các thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
cũng như đưa ra các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa. Việc tham
gia của cộng đồng vào phát triển du lịch nơi đây cũng đã được tác giả đề cập nhưng
chưa được chú trọng nhiều.
Hiện tại, mặc dù du lịch tại rừng dừa nước Cẩm Thanh đang thu hút đông đảo
số lượng khách du lịch trong và ngoài nước, tuy nhiên vấn đề khai thác phát triển và
quản lý du lịch nơi đây vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, bất cập. Việc khuyến
khích, kêu gọi cộng đồng địa phương tham gia vào việc phát triển du lịch nơi đây là
cần thiết để hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Những tài liệu trên đây
sẽ là nền tảng, là bước đệm, là cơ sở khoa học quan trọng để việc nghiên cứu phát
triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại rừng dừa nước Cẩm Thanh, Hội An đạt
được kết quả tốt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là góp phần khai thác các giá trị sinh thái phục vụ việc
nâng cao đời sống cũng như ý thức giữ gìn văn hóa, bảo vệ môi trường của cộng
đồng và ngược lại, nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng vào việc khai thác hiệu
quả tài nguyên du lịch sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại
rừng dừa Cẩm Thanh, Hội An.
Để đạt được các mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng: khái niệm, nguyên tắc, các điều kiện hình thành và phát triển,…
- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại rừng dừa.



- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng tại rừng dừa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
cũng như đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch sinh
thái tại rừng dừa nước Cẩm Thanh, Hội An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi rừng dừa
nước tại xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam.
- Phạm vi về thời gian: đề tài được nghiên cứu từ tháng 1/2017 đến 2018. Các
thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được giới hạn từ năm 2010 đến
năm 2016.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chủ yếu của đề tài là thông qua các công trình nghiên cứu về du
lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái cộng đồng trên thế giới và tại Việt
Nam. Ngoài ra còn thông qua sách, báo, những bài viết có liên quan đến đề tài, cũng
như trên các phương tiện truyền thông như: Iternet, truyền hình,… Tư liệu thông
qua các chuyến đi thực tế đến các địa điểm thuộc phạm vi nghiên cứu. Đặc biệt là
nguồn tư liệu, thông tin từ Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Quảng Nam; phòng
tài nguyên, môi trường; phòng thương mại du lịch; phòng văn hóa - thông tin thành
phố Hội An và Ủy ban nhân dân xã Cẩm Thanh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp


Nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách, báo trong và ngoài
nước, tạp chí, trang website điện tử, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý du
lịch thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và chính quyền địa phương xã Cẩm Thanh,


-

Phương pháp tổng hợp, phân tích các thông tin
Phương pháp này được thực hiện trong luận văn thông qua việc tổng hợp các

nguồn tư liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, điều tra xã hội học cũng như các khảo
sát thực tế. Phân tích để thấy được mức độ, chiều sâu của vấn đề được đề cập. Một
số công cụ hỗ trợ cho việc tổng hợp, phân tích dữ liệu là phần mềm Excel, SPSS.
-

Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc làm rõ các vấn đề nghiên cứu

liên quan đến Rừng dừa Cẩm Thanh. Kết hợp với việc nghiên cứu thông qua các
biểu đồ, bản đồ, tài liệu liên quan, phương pháp thực địa được coi là phương pháp
chủ đạo của đề tài. Thông qua khảo sát thực tế sẽ nắm được tình hình, hiểu rõ về
cách thức hoạt động, thực trạng hiện tại phát triển du lịch tại Rừng dừa. Do đó,
thông tin thu được từ phương pháp này khá phong phú và cho kết quả nghiên cứu
chân thực.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được
thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Việc xây dựng,
thiết kế bảng hỏi rất quan trọng, quyết định lớn đến kết quả điều tra. Để đạt kết quả
tốt, điều tra thử là một bước rất quan trọng. Trên cơ sở đó điều chỉnh lại bảng hỏi
cho phù hợp và thời gian điều tra sẽ được tiến hành vào hai đợt khác nhau nhằm thu
thập kết quả điều tra đa dạng, khách quan nhất. Số phiếu điều tra sẽ là ……phiếu.
Có hai mẫu phiếu giành riêng cho hai đối tượng là người dân và khách du lịch tại
Rừng dừa.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn



Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời có tính đến
mục đích đặt ra. Đối tượng thực hiện phỏng vấn: cư dân địa phương tại xã Cẩm
Thanh, khách du lịch, đại diện các doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương.
Kết quả phỏng vấn sẽ là cái nhìn đa dạng, nhiều chiều về phát triển du lịch tại đây
góp phần tạo nên những thông tin, dữ liệu đa dạng phục vụ cho việc viết luận văn.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương. Cụ thể:
Chương 1. Cơ sở lí luận về du lịch sinh thái gắn với cộng đồng
Chương 2. Thực trạng khai thác phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng
tại rừng dừa Cẩm Thanh, Hội An
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc khai thác phát triển du lịch
sinh thái gắn với cộng đồng tại rừng dừa Cẩm Thanh, Hội An


MỤC LỤC
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục của luận văn
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI GẮN VỚI
CỘNG ĐỒNG
1.1. Khái niệm
1.1.1. Du lịch sinh thái
1.1.2. Du lịch cộng đồng
1.1.3. Du lịch sinh thái gắn với cộng đồng

1.2.Điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
1.3. Tiêu chí của du lịch sinh thái gắn với cộng đồng
1.4. Nguyên tắc của du lịch sinh thái cộng đồng
1.5. Mục tiêu của du lịch sinh thái gắn với cộng đồng
1.6. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trên thế
giới và Việt Nam
1.6.1. Trên thế giới
1.6.2. Ở Việt Nam
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG TẠI RỪNG DỪA CẨM THANH, HỘI
AN
2.1. Khái quát về Rừng dừa Cẩm Thanh, Hội An
2.1.1. Vị trí
2.1.2. Lịch sử hình thành
2.1.3. Cộng đồng cư dân tại rừng dừa
2.1.4. Tài nguyên du lịch
2.1.4.1. Tài nguyên du lịch sinh thái
2.1.4.2. Tài nguyên du lịch cộng đồng
2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại Rừng dừa
Cẩm Thanh, Hội An
2.2.1. Các chính sách, quy định về việc kinh doanh du lịch tại Rừng dừa
2.2.2. Sản phẩm du lịch
2.2.3. Tuyến du lịch
2.2.4. Các dịch vụ du lịch
2.2.5. Nguồn nhân lực du lịch
2.2.6. Doanh thu, lượt khách
2.2.7. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch sinh thái

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC KHAI
THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG TẠI
RỪNG DỪA CẨM THANH, HỘI AN
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.1. Các chính sách
3.1.2. Thực tiễn
3.2. Định hướng giải pháp
3.3. Các giải pháp cụ thể
3.3.1. Xây dựng ban quản lý tại rừng dừa
3.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ du lịch cộng đồng
3.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động du lịch địa phương
3.3.4. Thu hút sự tham gia hơn nữa của cộng đồng địa phương
3.3.5. Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá
3.3.6. Các giải pháp khác
3.4. Đề xuất
3.4.1. Đối với Uỷ ban nhân dân xã Cẩm Thanh
3.4.2. Đối với Sở văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Nam
3.4.3. Đối với các công ty kinh doanh du lịch
3.4.4. Đối với cộng đồng cư dân địa phương
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tài liệu sách, báo:
1. Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã Hội An. 1996. Lịch sử Đảng bộ Thị xã Hội

An (1935 - 1975). Tỉnh ủy Quảng Nam.
2. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hội An. 2016. Lịch sử Đảng bộ thành
phố Hội An (1975 - 2010). NXB Đà Nẵng.
3. Lê Huy Bá (chủ biên), Thái Lê Nguyên. 2006. Du Lịch Sinh Thái. NXB
Khoa Học Kỹ Thuật.
4. Phan Viết Dũng. Bài viết: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Phong

Nha - Kẽ Bàng. Tỉnh ủy Quảng Bình.
5. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu. 2001. Du lịch bền vững. NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Hòe. 2002. Vai trò của địa phương trong chiến lược phát triển
bền vững. Tạp chí Dân số và Phát triển (số 05).
7. Phạm Thị Phương Loan. 2014. Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng

đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Phạm Trung Lương (Chủ biên) và cộng sự. 2002. Du lịch sinh thái, những

vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nxb Giáo dục.
9. Phạm Thành Nghị. 2005. Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu
phát triển bền vững. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Phòng Thương mại - Dịch vụ Tp.Hội An. 2013. Báo cáo hiện trạng du lịch
thành phố Hội An. Phòng Thương mại - Dịch vụ Tp.Hội An.
11. Võ Quế. 2006. Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng (Tập 1). NXB

Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
12. Võ Quế. 2008. Nghiên cứu xây dựng phát triển mô hình du lịch dựa vào

cộng đồng tại chùa Hương.
13. Quỹ phát triển châu Á. 2012. Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng
đồng. Hà Nội.
14. Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF). 2013. Sổ tay du lịch

cộng đồng Việt Nam - phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường.
15. Đào Thế Tuấn. 2005. Từ du lịch sinh thái, văn hóa đến du lịch cộng đồng.
Tạp chí Xưa và Nay (số 247), tr.11-13.
16. Nguyễn Phước Tương. 2004. Hội An di sản thế giới. NXB Văn nghệ thành
phố Hồ Chí Minh.


17. Nguyễn Thị Gia Thạnh. 2011. Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số định

hướng khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi dừa nước tại xã Cẩm Thanh,
thành phố Hội An. luận văn thạc sĩ khoa học.
18. Nguyễn Quyết Thắng. 2004. Quy hoạch du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

Du lịch Việt Nam (số 11), tr.20.
19. Nguyễn Quyết Thắng. 2004. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ
môi trường. Du lịch Việt Nam (số 9), tr.26.
20. Nguyễn Quyết Thắng. 2005. Giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh
thái. Du lịch Việt Nam (số 2), tr.43-63.
21. Phạm Ngọc Thắng. 2009. Vai trò du lịch cộng đồng trong xóa đói giảm

nghèo. Du lịch Việt Nam (số 6), tr.18-19.
22. Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An. 2007. Lý lịch di tích rừng dừa Bảy
Mẫu. Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An.
23. Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam. 2012. Tài
liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng.

24. Bùi Thị Hải Yến. 2012. Du lịch cộng đồng. NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long. 2007. Tài nguyên du lịch. NXB Giáo

dục, Hà Nội.
26. Bùi Thị Hải Yến. 2005. Tuyến điểm du lịch Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà

Nội.
27. Bùi Thị Hải Yến. 2011. Du lịch sinh thái. NXB Giáo Dục, Hà Nội.
Tài liệu Website:
28. Du

lịch cộng đồng: Xu hướng phát triển du lịch bền vững

Truy cập ngày 1 tháng
2 năm 2017.
29. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng - kế sinh nhai cho người dân địa
phương cải thiện đời sống thoát nghèo một cách công bằng và bền vững.
Truy cập ngày
1 tháng 2 năm 2017.


30. Kinh

nghiệm tự du lịch rừng dừa nước Cẩm Thanh Hội An

Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.
phá
rừng
dừa


31. Khám

Bảy

Mẫu.

Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.
32. Không thể bỏ lỡ rừng dừa bảy mẫu bạt ngàn xanh mát ở Hội An.

Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.
33. Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng: Gia đình địa phương tăng thu nhập từ
việc

chăm

sóc,

bảo

vệ

môi

trường.

/>
242010/community-based-ecotourism-MCMNP. Truy cập ngày 1 tháng 2
năm 2017.
34. Rừng dừa Bảy mẫu Hội An - góc Nam Bộ giữa lòng miền Trung.
ay/paper/rung-dua-bay-mau-hoi-an-goc-nam-bo-giua-longmien-trung-1017215. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.

35. Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường vườn quốc gia Bidoup,
Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
Truy cập ngày 1
tháng 2 năm 2017.



×