Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề cương luận văn thạc sỹ chuyên ngành sinh học thực nghiệm Ảnh hưởng của axit salicylic đến khả năng chịu mặn của giống lúa ĐV 108 trồng trong chậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.58 KB, 11 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativaL.) thuộc họ hoà thảo (Gramineae) là một trong
những cây trồng cung cấp nguồn lương thực quan trọng nhất của loài người .
Khoảng 40% dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm thức ăn chính và 25% dân
số thế giới sử dụng lúa gạo trong khẩu phần lương thực hàng ngày. Ở Việt
Nam 100% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.Trong lúa gạo có
đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như tinh bột ( 62,5% ), protein ( 7 – 10%),
lipit ( 1 – 3%), xenlulo ( 10,9%), nước (11%) Ngoài ra gạo còn chứa một số
chất khoáng và vitamin nhóm B, các axit amin thiết yếu như lizin, trytophan,
threonin Chất lượng gạo thay đổi theo thành phần axit amin, điều này phụ
thuộc vào từng giống.
Lúa là loại cây lương thực có khả năng thích nghi rộng từ 30
0
Nam đến
40
0
Bắc, nhưng rất dễ mẫn cảm với điều kiện thời tiết, dễ gây thiệt hại nghiêm
trọng đặc biệt là những vùng trồng lúa ven biển, do sự lấn chiếm vào đất liền
của nước biển. Theo Munns (2002), tình trạng đất bị nhiễm mặn đang trở nên
nghiêm trọng ở cả hai vùng trồng lúa khác nhau: Vùng trồng lúa nước tưới và
vùng trồng lúa nước trời. Nền nông nghiệp trồng lúa nước tưới cung cấp 1/3
lương thực thế giới, trong đó 20% diện tích trồng lúa nước tưới bị nhiễm mặn.
Ước tính đất nhiễm mặn lên tới 1 tỷ ha trên toàn thế giới. Chỉ riêng Châu Á
có khoảng 21,5 triệu ha đất bị nhiễm mặn. (Flower và Yeo, 1995).
Khi tính đến quá trình xâm nhiễm mặn, nhiều nghiên cứu của nhiều tác
giả trên thế giới đã nhận định: Ước tính có khoảng 45triệu trong tổng số 230
triệu ha đất canh tác bị mặn hóa. Diện tích đất bị nhiêm mặn chiếm hơn 50%
đất canh tác ở Iran, Xiri 25- 30%, Irac 30%,Trung Quốc 20% và Ấn độ 15%
( theo Scheter, 1988).


2
Xâm nhiễm mặn thực chất là 2 quá trình: xâm nhập mặn do hậu quả
của bão và hạn hán gây ra và nhiễm mặn( mặn hóa ) là quá trình xâm nhập
mặn và tích tụ các muối và các kim loại kiềm trong môi trường đất nước tạo
cho các môi trường thành phần này từ chỗ chưa bị mặn trở thành mặn.
Nhiễm mặn là quá trình tổng hợp rất phức tạp, là kết quả của quá trình
xâm nhập mặn, nước mặn chảy tràn, đến việc xâm nhập mặn của nước ngầm.
Đất bị nhiễm mặn chỉ khi các tầng đất tích lũy một lượng lớn muối, điều này
đòi hỏi thời gian để đất nhiễm mặn trở thành đất mặn.Biến đổi khí hậu toàn
cầu như hiện nay cũng là nguyên nhân gây quá trình nhiễm mặn.
Đất nhiễm mặn là một trong những yếu tố gây khó khăn trong chiến
lược phát triển sản lượng nông sản, năng suất cây trồng và là thách thức lớn
trong mục tiêu an toàn lương thực trong điều kiện khí hậu toàn cầu đang có sự
biến đổi phức tạp, băng tan ở hai cực, nước biển dâng lên đe dọa các vùng
canh tác trũng thấp ở ven biển.
Hầu hết các cây trồng sẽ không phát triển được trong điều kiện mặn,
chỉ có cây chịu mặn là phát triển được.Ở những vùng ven biển, một trong
những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất lúa là đất nhiễm mặn.
Việt Nam là nước có truyền thống canh tác lúa nước từ lâu đời với diện
tích khá lớn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị
trường lớn trên thế giới. Năm 2008 , diện tích lúa đạt 7,4 triệu ha, sản lượng
38,72 triệu tấn.Những năm gần đây, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều của
biến đổi khí hậu đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp trong đó có sự xâm
nhập mặn của nước biển .
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong hai vựa lúa lớn của cả nước,
vùng cung cấp gạo xuất khẩu chủ yếu cho đất nước. Tuy nhiên diện tích đất
trồng lúa nhiễm mặn khá lớn, ước khoảng 700.000 ha. Trong những năm gần
đây, do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu nguồn nước tưới cho cây lúa vùng
3
đồng bằng sông Cửu Long ở các sông lớn mỗi năm một giảm và tình hình

xâm nhập mặn mỗi năm một gia tăng.
Bên cạnh các tỉnh trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long thì các
tỉnh duyên hải chịu ảnh hưởng rất lớn của vấn đề xâm nhập mặn. Phước Sơn,
Tuy Phước, Bình Định là xã thường xuyên bị tình trạng ngập úng xâm nhập
mặn đe dọa nên việc sản xuất lúa chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
nông dân .
Để góp phần giảm thiểu rủi ro và ổn định sản xuất cho người trồng lúa
ở vùng bị xâm nhiễm mặn, chúng ta cần đề ra những biện pháp kỹ thuật canh
tác thích hợp nhằm hạn chế tác hại của mặn đến năng suất cây lúa.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên ở Phước Sơn- Tuy Phước – Bình
Định, với mong muốn vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn sản xuất,
góp phần giải quyết những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả cho người trồng
lúa, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của axit salicylic đến khả năng
chịu mặn của giống lúa ĐV 108 trồng trong chậu.”
2. Mục đích của đề tài:
- Đánh giá khả năng chịu mặn của giống lúa ĐV108 trồng ở đất nhiễm
mặn xã Phước Sơn dưới ảnh hưởng của axit salicylic.
- Xây dựng kỹ thuật canh tác cho các giống lúa chịu mặn nhằm hạn chế
tác hại của mặn trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm của người dân , khảo sát đặc
tính đất , nước và kết quả thí nghiệm .
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thêm dữ liệu về một số chỉ tiêu sinh lý,
sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa ĐV 108 trồng trên
đất nhiễm mặn dưới ảnh hưởng của axit salixilic.
- Ý nghĩa thực tiễn: xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho các
giống lúa chịu mặn đạt năng suất cao. Đồng thời, phổ biến quy trình kỹ thuật
4
vào thực tiễn sản xuất, góp phần làm tăng thu nhập cho người trồng lúa ở
vùng nhiễm mặn.
4. Bố cục của luận văn

Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và bàn luận
Kết luận và đề nghị
Tài liệu tham khảo
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Giới thiệu chung về cây lúa.
1.1.1. Hệ thống phân loại thực vật của cây lúa.
1.1.2. Giá trị kinh tế của cây lúa.
1.2. Tình hình nghiên cứu lúa chịu mặn trên thế giới và trong nước.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa chịu mặn trên thế giới.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa chịu mặn ở Việt Nam.
1.2.2.1 Tình hình sản xuất lúa chịu mặn ở Việt Nam.
1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu lúa chịu mặn ở Việt Nam.
1.2.2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở Bình Định.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Giống lúa chịu mặn ĐV 108 của hợp tác xã nông nghiệp II Phước Sơn.
- Ảnh hưởng của nồng độ axit salicylic khác nhau đến giống lúa ĐV108.
5
2.2. Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa liên quan đến khả năng chịu mặn của
giống lúa ĐV 108 trồng trong chậu trên nền đất nhiễm mặn Phước Sơn dưới
ảnh hưởng của axit salixylic.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Đông Xuân 2013 – 2014.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại phòng thí nghiệm của khoa Sinh – KTNN-
Trường Đại học Quy Nhơn và Trung tâm phân tích – kiểm nghiệm thuộc Sở

Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Định và viện nghiên cứu khoa học và kỹ thuật
nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ tỉnh Bình Định.
- Địa điểm đặt chậu thí nghiệm: 75 Võ Trứ - Thị Trấn Tuy Phước, BĐ
2.4. Phương pháp xác định:
2.4.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm:
2.4.1. Các công thức và sơ đồ bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm 6 công thức, với 3 lần nhắc lại .Diện tích chậu thí
nghiệm là 1m2.Xung quanh có lưới bảo vệ.
- Công thức thí nghiệm:
CT1: Đất không nhiễm mặn + không xử lý axit salixilic.
CT2: Đất không nhiễm mặn + xử lý axit salixilic nồng độ 0,5%.
CT3: Đất không nhiễm mặn + xử lý axit salixilic nồng độ 1%.
CT4: Đất nhiễm mặn + không xử lý axit salixilic.
CT5: Đất nhiễm mặn + xử lý axit salixilic nồng độ 0,5%.
CT6: Đất nhiễm mặn + xử lý axit salixilic nồng độ 1%.
6
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 1 m
2
. Diện tích dải bảo vệ : 4 m
2
Tổng diện tích thí nghiệm:10 m
2
2.4.1.2.Quy trình kỹ thuật canh tác:
- Làm đất: lấy đất nhiễm mặn ở ruộng Phước Sơn trộn với phân chuồng
sau đó xới đất, trang đảm bảo đất tơi nhuyễn, bằng phẳng, sạch cỏ dại.
- Ngâm giống: Hạt giống trước khi gieo cần loại bỏ hạt xấu, ngâm
trong nước ấm 18h, sau đó vớt ra ủ ấm cho hạt nảy mầm.
- Gieo mạ vào chậu thí nghiệm.
- Lượng phân bón và cách bón phân:

+ Lượng phân bón ( tính cho 1ha).
Phân hữu cơ : 5tấn.
Phân đạm: 100kg N; Phân lân: 60kg P
2
O
5
; Phân kali: 60kg K
2
O
Cách bón phân:
Bón lót : 100% phân hữu cơ và 100% phân lân + 10% N.
Bón thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh: Bón 30%N + 30% K
2
O
Dải bảo vệ
KHỐI I KHỐI II KHỐI III
CT 1 CT 2 CT 4
CT 6 CT 4 CT 3
CT 3 CT 6 CT 1
CT 2 CT 5 CT 6
CT5 CT1 CT2
CT4 CT3 CT5
Dải bảo vệ
7
Bón thúc lần 2 từ sau lần 1 từ 10- 12 ngày: Bón 30%N + 40% K
2
O
Bón lần 3 khi lúa có đòng khoảng 0,5cm: Bón 30%N + 30% K
2
O

- Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp với các
đối tượng sâu, bệnh hại lúa.
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp xác định
2.4.2.1.Một số chỉ tiêu về mạ:
- Sức sống mạ
- Tuổi mạ.
- Chiều cao cây và số lá.
2.4.2.2. Một số đặc điểm hình thái đặc trưng của giống.
- Chiều cao cây.
- Chiều dài và chiều rộng lá đòng.
- Dạng lá đòng.
- Chiều dài bông.
- Dạng trổ bông
- Hình dạng hạt.
- Màu sắc vỏ trấu.
2.4.2.3.Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm.
- Khả năng đẻ nhánh.
- Độ cứng cây
- Độ tàn lá.
-Độ dài giai đoạn trổ.
- Độ thoát cổ bông.
- Độ rụng hạt.
- Độ thuần đồng ruộng.
- Thời gian sinh trưởng.
8
2.4.2.4.Một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển.
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây.
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây.
- Động thái đẻ nhánh.
- Tốc độ đẻ nhánh.

- Khả năng đẻ nhánh.
- Tỷ lệ nhánh hữu hiệu.
- Động thái ra lá.
- Tốc độ ra lá.
2.4.2.5. Đánh giá khả năng chống chịu sâu , bệnh hại.
Đánh giá các đối tượng sâu, bệnh hại xuất hiện và gây hại trên các
giống trong quá trình tiến hành thí nghiệm như: Bệnh khô vằn ( Rhizoctonia
solani) ; sâu đục thân , sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu , đạo ôn….
2.4.2.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
+ Theo dõi số bông/ m
2
.
+ Số hoa /bông.
+ Đếm tổng số hạt chắc /bông.
+ Tỉ lệ lép / bông.
+ Khối lượng 1000 hạt.
+ Năng suất lý thuyết( kg/ha).
Năng suất lý thuyết (NSLT) (kg/ha) = số bông/ m
2
x số hạt chắc/ bông x P
1ooo
hạt
/ 10.000
Năng suất thực thu (NSTT) : Thu riêng từng ô của 3 lần nhắc lại và
phơi đến khi độ ẩm đạt 14% , quạt sạch đem cân lấy trung bình, đơn vị kg/ô.
- Một số chỉ tiêu sinh lý của giống lúa ĐV 108.
+ Hàm lượng diệp lục trong lá.
+ Hàm lượng nước tổng số trong lá.
9
+ Hàm lượng chất khô trong lá.

2.4.2.7 Phân tích một số chỉ tiêu phẩm chất và sinh hóa của hạt gạo.
- Một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo.
+ Tỉ lệ gạo xay (%)
+ Tỉ lệ gạo trắng ( %)
+ Tỉ lệ gạo nguyên( %)
+ Chiều dài hạt gạo.
+ Độ bạc bụng.
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh hóa của gạo: Hàm lượng amylose(%);
hàm lượng protein ( %) . Độ hóa hồ; Độ bền thể gel.
2.4.3. Phương pháp xử lý các số liệu
Số liệu được tính toán và xử lý bằng các công thức toán học thông
thường, phần mềm Excel 2003, phần mềm IRRISTAT, phần mềm LSD
0,05
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1.Diễn biến thời tiết trong vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014.
3.2. Một số chỉ tiêu về mạ ki cấy.
3.3. Một số đặc điểm hình thái đặc trưng của giống.
3.4. Một số chỉ tiêu nông học của các giống lúa thí nghiệm.
3.4.1. Thời gian từ cấy đến hồi xanh.
3.4.2. Thời gian từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh.
3.4.3. Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh.
3.4.4.Thời gian từ làm đòng đến bắt đầu trổ bông.
3.4.5. Thời gian từ bắt đầu trổ bông đến kết thúc trổ bông .
3.4.6. Thời gian từ kết thúc trổ bông đến chín hoàn toàn.
3.4.7. Tổng thời gian sinh trưởng.
3.5. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây.
3.5.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây.
10
3.5.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây.
3.6. Động thái và tốc độ đẻ nhánh của giống lúa ĐV 108 .

3.6.1. Động thái đẻ nhánh.
3.6.2. Tốc độ đẻ nhánh.
3.6.3. Khả năng đẻ nhánh
3.7. Động thái và tốc độ ra lá của giống lúa thí nghiệm
3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giông lúa.
3.9. Một số chỉ tiêu sinh lý của các giống lúa thí nghiệm.
3.10. Một số chỉ tiêu thương phẩm về gạo của giống lúa ĐV 108
3.11. Một số chỉ tiêu sinh hóa của gạo
3.12. Một số chỉ tiêu về phẩm chất cơm của lúa ĐV 108.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Quy Nhơn, Ngày 20 tháng 08 năm 2013
Người hướng dẫn khoa học Học viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
TS. Võ Minh Thứ NGUYỄN BÙI HOÀI BỬU

Phòng sau đại học Chủ tịch Hội đồng bảo vệ
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
11

×