Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Truyền thông về chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm trên báo chí quảng ninh (luận văn ths báo chí và truyền thông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢU THỊ THUỲ LINH

TRUYỀN THÔNG VỀ CHƢƠNG TRÌNH
“MỖI XÃ, PHƢỜNG MỘT SẢN PHẨM”
TRÊN BÁO CHÍ QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------LƢU THỊ THUỲ LINH

TRUYỀN THÔNG VỀ CHƢƠNG TRÌNH “MỖI XÃ, PHƢỜNG MỘT
SẢN PHẨM” TRÊN BÁO CHÍ QUẢNG NINH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60320101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang

Hà Nội-2017


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan, đây là công trình do tôi nghiên cứu. Thông tin, các
trích dẫn và số liệu trong luận văn rõ ràng và trung thực. Các kết luận trong
luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác.
Tác giả luận văn

Lƣu Thị Thùy Linh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, trước hết, bằng sự nỗ lực và nghiêm
túc trong nghiên cứu của tác giả, nhưng không thể không kể đến sự giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của rất nhiều người. Những sự giúp đỡ và
hướng dẫn đó giúp tác giả hoàn thành được luận văn đúng tiến độ và đóng
góp vào hoạt động nghiên cứu về truyền thông cho chương trình “Mỗi xã,
phường một sản phẩm”. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng
tới:
Các thầy, cô giáo Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH Khoa
học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã hướng dẫn, chỉ bảo và
cung cấp kiến thức để bản thân nâng cao trình độ nghiệp vụ về báo chí, nhất
là phát thanh, truyền hình trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Trường
Giang – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này!
Lãnh đạo cơ quan Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh, Báo
Quảng Ninh, Ban điều hành OCOP Quảng Ninh cùng các đồng nghiệp, bạn
bè và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý, động viên tôi trong suốt
khóa học và thời gian nghiên cứu luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinh
nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn!

Tác giả luận văn


Lƣu Thị Thùy Linh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND: Hội đồng nhân dân
NQ: Nghị quyết
NTM: Nông thôn mới
NXB: Nhà xuất bản
OCOP: Mỗi xã, phường một sản phẩm
PTTH: Phát thanh truyền hình
QĐ: Quyết định
TW: Trung ương
UBND: Uỷ ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BÁO
CHÍ TRONG TRUYỀN THÔNG VỀ CHƢƠNG TRÌNH “ MỖI XÃ ,
PHƢỜNG MỘT SẢN PHẨM” ..................................................................... 11
1.1. Khái niệm .................................................................................................. 11
1.2. Vai trò của báo chí trong tuyên truyền các chính sách, chủ trương của
Đảng và Nhà nước nói chung, trong truyền thông về chương trình “Mỗi xã,
phường một sản phẩm” .................................................................................... 16
1.3. Các yếu tố tác động đến chất lượng truyền thông của báo chí đối với xây
dựng nông thôn mới nói chung, chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm”
nói riêng............................................................................................................ 20

1.4. Thực tiễn chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” ở Quảng Ninh 23
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................... 30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO CHÍ QUẢNG NINH TRUYỀN THÔNG
VỀ CHƢƠNG TRÌNH “MỖI XÃ, PHƢỜNG MỘT SẢN PHẨM”.................. 31

2.1. Giới thiệu các cơ quan báo chí Quảng Ninh trong diện khảo sát ............. 32
2.2. Khảo sát báo chí Quảng Ninh truyền thông về chương trình “Mỗi xã,
phường một sản phẩm” ................................................................................... 35
2.3. Đánh giá chung về thành công và hạn chế của báo chí Quảng Ninh trong
truyền thông về chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” ..................... 63
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................... 72

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN
THÔNG VỀ MỘT SƢ̣ KIỆN KINH TẾ TRÊN BÁO CHÍ ĐIA
̣ PHƢƠNG
TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................ 73
3.1. Nhiệm vụ truyền thông chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”
trong giai đoạn tới...........................................................................................74


3.2. Những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng chương trình “Mỗi xã,
phường một sản phẩm” trên báo chí Quảng Ninh............................................ 75
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................ 89
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài:
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo nằm ở phía Đông

Bắc của tổ quốc. Do đó tỉnh nằm trong vùng văn hoá Bắc Bộ mang đặc tính
duyên hải. Sự đa dạng về văn hóa, xã hội, sự phức tạp về địa hình là những
thách thức không nhỏ của tỉnh Quảng Ninh trong quá trình phát triển kinh tế,
xã hội. Tuy nhiên chính sự đa dạng và phong phú của điều kiện tự nhiên và xã
hội đã tạo ra sự đa dạng về sản vật và các sản phẩm truyền thống của địa
phương. Đó là những sản vật từ biển, từ rừng, các sản phẩm ẩm thực, nhiều
danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống. Vấn đề tồn tại chính với các sản
phẩm truyển thống ở Quảng Ninh là nhiều sản phẩm chưa thương mại hóa
được và nếu đã thương mại hóa thì cũng khó tiêu thụ.
Để khắc phục những yếu kém đó, ngày 22/10/2013, UBND tỉnh Quảng
Ninh phê quyệt đề án số 2870/QĐ-UBND “Tỉnh Quảng Ninh- mỗi xã,
phường một sản phẩm” giai đoạn 2013-2016 [66]
“Mỗi xã phường một sản phẩm”- OCOP là một chương trình mở, chưa
có tiền lệ về phương pháp luận, về cơ chế chính sách chưa có mô hình hiệu
quả để học tập trong nước. Là tỉnh đầu tiên triển khai chương trình, công tác
tuyên truyền về chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” trên các
phương tiện thông tin đại chúng và báo chí đóng vai trò quan trọng hàng đầu
quyết định thành công của chương trình.
Truyền thông cho Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” được báo
chí Quảng Ninh xác định là một chương trình dài hơi, rất cần đánh giá, nhìn
nhận, rút kinh nghiệm qua từng giai đoạn, đă ̣c biê ̣t là khi tin̉ h Quảng Ninh
vừa kế t thúc giai đoa ̣n 1 của chương trình “Mỗi xã, phường mô ̣t sản phẩ m”,
triể n khai giai đoa ̣n 2 của chương trình với thời gian thực hiện từ năm
2017 đến năm 2020 và khi bộ Nông nghiệ p và Phát triể n Nông thôn đã
quyế t đinh
̣ triể n khai chương triǹ h “Mỗi xã
1

, phường mô ̣t sản phẩ m ” trên



phạm vi toàn quốc. Việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về những việc đã làm
được và chưa được của báo chí Quảng Ninh trong vấn đề truyền thông về
chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” rất cần thiết hơn bao giờ hết,
nhằm đưa ra những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng các tác phẩm
báo chí về truyền thông cho chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm”.
Đây chính là lí do học viên lựa chọn đề tài: Truyền thông về chương trình
"Mỗi xã, phường một sản phẩm” trên báo chí Quảng Ninh (Khảo sát trên Đài
Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh, Báo Quảng Ninh, Báo Điện tử Quảng
Ninh từ tháng 1/2017 đến tháng 6 trong năm 2017).
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được
công bố về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Trong số các nghiên
cứu xuất bản sách, có một số tác phẩm đáng chú ý như sau:
Sách “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn” của tác giả PGS.TS Chu Hữu Quý , PGS.TS Nguyễn K ế Tuấ n, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001. Trong công trình khoa học này các nhà
nghiên cứu làm rõ một số vấ n đề như: vấ n đề lí luận về công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo những yêu c ầu rút ngắn; nghiên cứu
thực trạng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
các tác giả cũng đưa ra con đường, bước đi và các giải pháp chiến lược đẩ y
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
trong giai đoạn tiếp theo.[47]
Sách “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” của GS.TS Hoàng Ngọc Hòa, Nxb
Chính trị Quốc gia 2008. Trong cuốn sách, tác giả xem xét, đánh giá thực
trạng và trình bày những suy ngẫm của mình về phương hướng phát triển
nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta trong thời kỳ mới. Thông qua việc



nhìn nhận những thành tựu nổi bật cũng như những điều còn hạn chế sau hơn
20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, cuốn sách nêu lên một số giải pháp thiết thực nhằm góp phần vào sự
nghiệp to lớn này.[30]
Sách “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới: Quá khứ
và hiện tại”- Nguyễn Văn Bích, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007.
Với cách nhìn khái quát, cuốn sách được coi như một bản tổng kết về lĩnh vực
nông nghiệp nước ta. Được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, phản ánh khá đầy
đủ, toàn diện, có thống kê số liệu qua các thời kỳ lịch sử xây dựng, phát triển
kinh tế nông nghiệp nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuốn sách đã làm
sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn, về
quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý. Đặc biệt, cuốn sách đã nêu lên được bối
cảnh về sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp,
nông thôn nói riêng.[6]
Công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới” của PGS,TS. Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, năm 2003. Đây là công
trình nghiên cứu dài hơi rất công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có
tính thuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm,
công trình còn cung cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn
nước ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Công trình đã
luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn
nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra
trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những gợi mở
về những vấn đề cần giải quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta
như vấn đề đầu tư, vấn đề phân hoá giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng
cạnh tranh, xuất khẩu nông sản... đã được tác giả lý giải với nhiều luận cứ có
tính thuyết phục. [13]


Các công trình nghiên cứu nói trên đã tập trung bàn luận về khái niệm,

về quan điểm, về phương pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong bối
cảnh phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, việc nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đặc biệt là xây dựng nông
thôn mới đã được thể hiện trong nhiều luận văn, luận án như:
“Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in Việt Nam”Luận văn thạc sỹ ngành báo chí của tác giả Vũ Thái Hà, năm 2010, của
trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Luận văn xác định những nội dung mà cơ quan báo chí cần nhận thức về
"Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" để tiến hành tuyên truyền trên báo in.
Luận văn cũng chỉ ra những cái được và chủa được trong công tác tuyên
truyền về nội dung nêu trên. Luận văn đề xuất những kiến nghị, giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về "Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn" trên báo in trong thời gian tới.[27]
“Vấn đề chỉ dẫn tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân
trên báo chí Việt Nam" - Luận văn thạc sỹ báo chí của tác giả Bùi Thị Hồng
Vân (2012) do PGS.TS Vũ Quang Hào hướng dẫn tại trường Đại học khoa
học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Thông qua việc phân tích và hệ thống hoá cứ
liệu từ các sản phẩm báo chí có nội dung chỉ dẫn tư vấn về khoa học kỹ thuật
nông nghiệp cho nông dân, đề tài luận văn góp phần lý giải thêm hoặc đề xuất
thêm những khía cạnh lý luận mới của xu hướng báo chí đang nói đến. [68]
Vấn đề tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên báo chí Quảng NinhLuận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học của tác giả Vũ Mạnh Cường,
năm 2013, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn hệ thống hóa những
khái niệm liên quan đến nông thôn mới, các chủ trương, quan điểm của Đảng,
Nhà nước và quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh. Luận


văn làm rõ vai trò của báo chí với việc tuyên truyền các chủ trương, quan
điểm của Đảng, Nhà nước nói chung và quá trình xây dựng nông thôn mới
nói riêng. Trên cơ sở khảo sát báo chí Quảng Ninh, đánh giá thực trạng về
cách thức, nội dung, hình thức vấn đề tuyên truyền xây dựng nông thôn mới,

từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành
công, hạn chế của việc tuyên truyền đó. Xác định phương hướng cơ bản và
những giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền và xây dựng
nông thôn mới trên báo chí Quảng Ninh. Thời gian khảo sát của công trình
nghiên cứu này là từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013. Đây là thời
điểm báo chí Quảng Ninh chưa thực hiện truyền thông cho chương trình
“Mỗi xã, phường một sản phẩm” nên luận văn của tác giả Vũ Mạnh Cường
chưa đề cập đến vấn đề này. [14]
Những nghiên cứu trên phần nào đã làm sáng tỏ những vấn đề về công
tác tuyên truyền nói chung, báo chí nói riêng trong xây dựng nông thôn mới;
vai trò của cơ quan truyền thông với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn; về xây dựng nông thôn mới; mối quan hệ giữa
công tác truyền thông và nhiện vụ xây dựng nông thôn mới; những kết quả từ
chủ trương xây dựng nông thôn mới mang lại.
Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” mới được thực hiện thí
điểm đầu tiên tại Quảng Ninh cách đây 4 năm. Cho đến nay, chưa có một
công trình nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu truyền thông về đề tài này.
Chính vì vậy công trình nghiên cứu của chúng tôi không trùng lặp với những
công trình nghiên cứu của các tác giả khác đã được công bố cho đến thời
điểm này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu:


Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận, luận văn nghiên cứu
thực trạng báo chí Quảng Ninh truyền thông chương trình “Mỗi xã, phường
một sản phẩm”, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng truyền
thông về chương trình này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài; các chủ trương,

quan điểm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Quảng Ninh và quá trình triển khai
chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh Quảng Ninh.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng báo chí Quảng Ninh truyền
thông cho chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; chỉ ra những thành
công, hạn chế và nguyên nhân của truyền thông về chương trình này.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông chương
trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” trên báo chí Quảng Ninh trong thời
gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Mố i quan hê ̣ truyề n thông giữa báo chí điạ phương với các vấ n đề phát
triể n kinh tế , văn hoá, xã hội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn khảo sát Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh, báo
Quảng Ninh, báo điện tử Quảng Ninh từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2017. Đài
Phát thanh truyền hình, báo Quảng Ninh và Báo Quảng Ninh điện tử là 3 tờ
báo lớn của Quảng Ninh, hàng năm đều nhận nhiệm vụ tuyên truyền, truyền
thông cho chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Các cơ quan báo
chí này có nhiều chuyên mục, chuyên đề, tin bài viết về chương trình “Mỗi
xã, phường một sản phẩm”.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu


5.1. Cơ sở lí luận:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm của học thuyết MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, theo quan điểm đường
lối của Đảng và Nhà nước về công tác báo chí nói chung và báo chí tuyên
truyền về nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng; đồng thời luận văn
cũng dựa trên cơ sở lý luận, nghiệp vụ báo chí, các đề tài nghiên cứu về thực
tiễn báo chí, với việc truyền thông nông thôn mới, truyền thông chương trình
“Mỗi xã phường một sản phẩm” từ nhiều nguồn khác nhau.

Lý thuyết truyền thông của báo chí địa phươn

g với các vấ n đề phát

triể n kinh tế , văn hoá, xã hội. Lý thuyết về văn hoá.
Các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Quảng
Ninh đối với vấn đề xây dựng nông thôn mới, vấn đề triển khai chương trình
“Mỗi xã phường một sản phẩm”.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn dựa trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiêu cứu tài liệu: Sử dụng các thông tin thu thập
được từ những tài liệu như các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, băn
bản của ban chỉ đạo thực hiện chương trình nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh,
ban chỉ đạo chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) tỉnh
Quảng Ninh, báo cáo công tác tuyên truyền về chương trình “Mỗi xã, phường
một sản phẩm” của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Phương pháp này nhằm phân tích nội dung văn bản các báo cáo, tài liệu, giáo
trình, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến chương trình “Mỗi xã,
phường một sản phẩm”.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Khảo sát, thống kê các tin, bài,
chương trình, chuyên mục… trên kênh truyền hình, kênh phát thanh và trang
thông tin điện tử của Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh, Báo Quảng


Ninh, báo điện tử Quảng Ninh về vấn đề “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.
Phương pháp này nghiên cứu tần suất xuất hiện, nội dung tuyên truyền,
phương thức, hình thức thể hiện của các tin, bài viết, phóng sự, chuyên mục…
liên quan đến chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” trên đài Phát
thanh - Truyền hình Quảng Ninh, báo Quảng Ninh, báo điện tử Quảng Ninh.
- Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích nội dung các bài

báo, các sản phẩm báo chí trong truyền thông về chương trình “Mỗi xã,
phường một sản phẩm” trên báo chí Quảng Ninh, từ đó rút ra được nội dung,
hình thức, phương thức truyền thông.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này nhằm trao đổi, phỏng
vấn với các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp để lấy ý kiến
về quan điểm tuyên truyền chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay cũng như hiệu quả, tác động và những giải
pháp tuyên truyền chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; phỏng vấn
các phóng viên, biên tập viên phụ trách chương trình “Mỗi xã, phường một sản
phẩm” của báo Quảng Ninh và đài PT-TH Quảng Ninh nhằm hiểu hơn về hoạt
động truyền thông chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của các cơ
quan báo chí đó. Cụ thể, tác giả luận văn đã phỏng vấ n ông Đinh Bá Trinh- Uỷ
viên thường trực Ban Chỉ Đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh- Trưởng phòng nhiệp
vụ OCOP Ban xây dựng Nông thôn mới Quảng Ninh, bà Nguyễn Hương
Giang- Phóng viên phòng Biên tập Truyền hình- phụ trách các chuyên mục
khuyến nông, khuyến ngư, Bà Phạm Minh Hiền- phóng viên phòng thời sự
chuyên đưa tin về mảng nông nghiệp, nông thôn và phụ trách chương trình
“101 cách thoát nghèo”, bà Phạm Ngọc Anh- phóng viên phòng Thông Tin
Điện tử, đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh, nhà báo Tạ Thượng Quân,
Báo Quảng Ninh.’


- Phương pháp bảng hỏi angket: Bảng hỏi được tác giả luận văn phát
cho 100 dân sinh sống trên địa bàn thành phố Hạ Long để thu thập ý kiến đánh
giá của người dân về việc báo chí Quảng Ninh truyền thông cho chương trình
“Mỗi xã, phường, một sản phẩm”
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận:
- Thông qua khảo sát, phân tích các tư liệu trên báo Quảng Ninh và Đài
PT-TH Quảng Ninh, luận văn sẽ góp phần làm rõ vai trò của báo chí Quảng

Ninh trong chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, làm phong phú hơn
lý luận báo chí, đặt biệt là chức năng nhiệm vụ của báo chí trong xã hội hiện đại.
- Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, có thể khái quát mô hình truyền thông
chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” hiệu quả trên báo chí. Góp
phần cùng tỉnh Quảng Ninh thực hiện thành công chương trình “Mỗi xã,
phường một sản phẩm”.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Các phân tích, lý giải về những mặt được và chưa được của vấn đề
truyền thông chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” trên báo chí
Quảng Ninh sẽ góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn cho người làm báo,
đặc biệt là nhà báo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, luận văn
còn là tài liệu tham khảo, vận dụng để triển khai thông tin, tuyên truyền về
những vấn đề khác đạt hiệu quả.
- Quá trình thực hiện nghiên cứu cũng là dịp để tác giả luận văn bổ sung
kiến thức, qua đó góp phần đổi mới nâng cao hiệu quả công tác truyền thông cho
chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tại cơ quan mình làm việc.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy thưc trạng truyền thông về chương
trình Mỗi xã phường một sản phẩm trên báo chí Quảng Ninh. Luận văn cũng
chỉ ra những nét ưu việt của chương trình và những đóng góp của chương


trình làm thay đổi bức tranh kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, quá
trình thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Từ đó sẽ có
những các thức truyền thông cho chương trình OCOP khi chương trình này
triển khai trên phạm vi toàn quốc.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của Luận văn được bố cục làm 3 chương:
Chương1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí trong truyền
thông về chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.

Chương 2: Thực trạng báo chí Quảng Ninh truyền thông về chương
trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về mô ̣t sự kiê ̣n
kinh tế trên báo chí điạ phương trong thời gian tới.

CHƢƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BÁO CHÍ
TRONG TRUYỀN THÔNG CHƢƠNG TRÌNH


“ MỖI XÃ , PHƢỜNG MỘT SẢN PHẨM”
1.1. Khái niệm
1.1.1. Truyền thông
Truyền thông là một hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển
cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan trực tiếp
đến mọi cá thể xã hội. Do đó, có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau,
tuỳ theo góc nhìn đối với truyền thông.
Trong sách “Truyền thông đại chúng”, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia,
2001, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng: Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa
các thành viên hay các nhóm trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau [56,
tr 8].
Trong cuốn “Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản” do PGS, TS
Nguyễn Văn Dững chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm
2012, PGS.TS Nguyễn Văn Dững cho rằng “Truyền thông là quá trình liên
tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm..., chia sẻ kĩ năng và kinh nghiệm
giữa 2 hoặc nhiều người với nhau nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay
đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát
triển của cá nhân nhóm/cộng đồng/xã hội”[24, tr 13]
Như vậy, truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin tư tưởng
tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa con người với nhau nhằm

đạt được sự hiểu biết, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu
cầu phát triển của cộng đồng xã hội.
Trong luâ ̣n văn này , tác giả xin khu biệt khái niệm “truyền thông” là
những vấ n đề về thông tin, tuyên truyề n và quảng bá cho chương triǹ h “Mỗi
xã, phường mô ̣t sản phẩ m”.
1.1.2. Nông dân, nông nghiệp, nông thôn
* Nông nghiệp


Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: “Nông nghiệp
là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực
nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản” [36].
Theo một cách khác, Nông nghiệp có thể được hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm tất cả những ngành sản xuất có đối tượng tác động là những cây
trồng, vật nuôi gắn liền tất yếu với tự nhiên; có thời gian sản xuất bằng thời
gian lao động cộng với thời gian phát triển của cây trồng, vật nuôi dưới sự tác
động của điều kiện tự nhiên.
* Nông dân
Theo “Bách khoa tri thức toàn thư Việt Nam”: Nông dân là những
người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân
sống chủ yếu bằng làm ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản
xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nông dân
có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông
dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. [31, tr 302]
* Nông thôn
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: “Nông thôn là
phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn,
được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Nông thôn

Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống”. [36]
1.1.3. Nông thôn mới
Nông thôn mới được hiểu là nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống
vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, có quy hoạch, kết cấu hạ tầng
hiện đại, môi trường sinh thái trong lành, dân trí cao, giữ gìn được bản sắc
văn hóa dân tộc, an ninh chính trị được giữ vững.


Nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống. Đó là làng xã văn minh,
sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững, theo hướng kinh tế hàng
hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng cao; bản
sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
1.1.4. Báo chí
Theo nghi ̣đinh
̣ số

51/2002/ND-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ ,

trong Chương 1, Điề u 1 đã giải thích rõ về thuâ ̣t ngữ “Báo chí” [37]
1- “Báo chí” là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình,
báo nói, báo điện tử.
2- “Báo in” là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng
phương tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn).
3- “Báo nói” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát
thanh (chương trình phát thanh).
4- “Báo hình” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền
hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự
được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau).
5- “Báo điện tử” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng
thông tin máy tính (Internet, Intranet).

Ở Quảng Ninh, Báo chí điạ phương sử dụng cả 4 loại hình báo chí: Đài
Phát thanh- Truyề n hình Quảng Ninh có các loại hình báo chí là “ báo nói”,
“báo hình”, “báo điê ̣n tử”; Báo Quảng Ninh có 2 loại hình báo chí là “Báo in”
và “báo điê ̣n tử”
1.1.5. Chương trình
Thuâ ̣t ngữ “chương trình” đươ ̣c tác giả luâ ̣n văn sử dụng dùng để chỉ
mô ̣t sự kiê ̣n kinh tế xã hô ̣i ở địa phương. Tỉnh Quảng Ninh có mô ̣t sự kiê ̣n
kinh tế - xã hô ̣i là thực hiê ̣n đề án “Tỉnh Quảng Ninh- Mỗi xã, phường mô ̣t sản
phẩ m”, giai đoa ̣n 2013-2016.
Không gian văn hoá của chương trình là tại tỉnh Quảng Ninh
Thời gian văn hoá của chương trình là từ năm 2013 đến năm 2016.
Đây là mô ̣t sự kiê ̣n kinh tế của mô ̣t điạ phương (Tỉnh Quảng Ninh) nằ m
trong vùng văn hoá Bắ c Bô ̣ mang dấ u vế t kinh tế biể n.


1.1.6. OCOP - “Mỗi xã phường một sản phẩm”
Mỗi xã, phường một sản phẩm là gì? “Mỗi xã, phường một sản phẩm”
(tiếng Anh là One commune, one product - viết tắt là OCOP) là mô hình
được học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của của Nhật Bản”
(tiếng Anh là One village, one product- viết tắt là OVOP).
“Mỗi xã một sản phẩm”, bao gồm xã, phường và thị trấn. Một xã có ít
nhất một sản phẩm, hoặc nhiều xã có chung một sản phẩm.
“Sản phẩm”: Các sản phẩm sản xuất tại địa phương (bao gồm cả sản
phẩm dịch vụ du lịch), sử dụng nguyên liệu địa phương (phạm vi trong tỉnh),
do người địa phương làm chủ.
Nằ m trong chương trình Nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh

, “Mỗi

xã, phường một sản phẩm” thực chất là giải pháp để phát triển kinh tế từ các

sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hóa, danh
thắng các địa phương vốn dĩ là những tiềm năng lợi thế của các vùng miền
chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho
người dân vùng nông thôn.
1.1.7. Điạ văn hoá Quảng Ninh.
Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng
một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây
tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu
vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có biên giới
quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, có
đường bờ biển dài 250 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính
đến ngày 1-10-1998 là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha,
đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.


Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi.
Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo,
với hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779). Trên
vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa
hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong
lòng là những hang động kỳ thú.
Dân tộc
Dân tộc, Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc
có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ,
có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu,
Sán Chỉ, Hoa.
Người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân. Họ có gốc bản địa và

nguồn gốc từ các tỉnh, đông nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Họ sống đông
đảo nhất ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven
biển. Người Dao (4, 45%) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán,
thường cư trú ở vùng núi cao. Người Hoa (0, 43%), người Sán Dìu (1,80%),
Sán chỉ (1,11%) ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề
trồng cấy lúa nước.
Tôn giáo
Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long
đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các
địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín
ngưỡng để tôn thờ.


Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông
(1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu
nối tiếp tu hành ở đó. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi
xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ 14, khu
Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam,
đào tạo tăng ni cho cả nước.
Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như
tín đồ Ðạo Phật. Hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo
nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố. Số giáo dân khoảng hơn một vạn người. Tín
đồ đạo Cao Ðài hiện có khoảng vài chục người.
Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ
cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân với nước, các vị
Thành Hoàng, các vị thần, thờ các mẫu ...[12]
1.2. Vai trò của báo chí trong tuyên truyền các chính sách, chủ
trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc nói chung, trong truyền thông về chƣơng
trình “Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm”
1.2.1. Vai trò của báo chí đối với tuyên truyền các chính sách, chủ

trương của Đảng và Nhà nước
Trước hết phải khẳng định, hoạt động báo chí là hoạt động chính trị.
Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, báo chí đóng vai trò quan trọng, không
chỉ là vũ khí sắc bén của những người cộng sản trong tuyên truyền, thức tỉnh,
giác ngộ quần chúng, giúp họ lựa chọn con đường, đi theo tiếng gọi thiêng
liêng của Đảng, đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước mà còn
là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân trong công cuộc xây dựng
CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.


Báo chí luôn là “người” đi tiên phong, chủ động, tích cực tuyên truyền
đường lối, chủ trương của Đảng, sự điều hành của Chính phủ về phát triển
kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, đối ngoại;
củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh kiên quyết chống các tư tưởng
thù địch, phản động, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân lao
động. Báo chí đã, đang góp phần kiến tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội,
ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò vừa hướng dẫn dư luận xã hội, tham gia có
hiệu quả phản biện xã hội vừa góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Để báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, những năm qua, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm, lãnh đạo báo chí, do đó, báo chí đã phát triển khá
nhanh về số lượng. Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương, cả nước
có hơn 700 cơ quan báo in; 528 tạp chí; trên 500 đài truyền thanh, truyền
hình cấp huyện, 05 báo điện tử lớn, hàng chục trang báo điện tử là cánh tay
nối dài của báo in, hàng trăm trang thông tin điện tử, hàng ngàn website, với
hơn 17.000 người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo. Phần lớn các
cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và định hướng chính trị,
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, báo chí có bước phát triển
về số lượng, trình độ, tham gia ngày càng tích cực vào quá trình truyền thông.

Các cơ quan báo chí từng bước nâng cao về chất lượng; đã thực hiện tốt chức
năng là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân
dân, có những đóng góp tích cực, quan trọng vào những thành quả quan trọng,
có ý nghĩa lịch sử của quá trình đổi mới ở nước ta. Những thành công cũng
như hạn chế trong hoạt động của mỗi cơ quan báo chí gắn liền với những ưu
khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của từng tổ chức đảng.


1.2.2. Vai trò của báo chí trong truyền thông chương trình “Mỗi xã,
phường một sản phẩm”
Nhiệm vụ trước tiên của báo chí là phản ánh trung thực đời sống và
góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Cùng với các vấn đề khác, đề tài
OCOP- Mỗi xã phường một sản phẩm luôn chiếm một tý lệ lớn trong hệ
thống báo chí Quảng Ninh. Từ 4 năm trở lại đây, đề tài OCOP luôn được các
báo trong tỉnh Quảng Ninh khai thác mạnh mẽ. Báo chí Quảng Ninh tuyên
truyền, phản ánh về đời sống nông thôn, những thuận lợi khó khăn của người
dân, doanh nghiệp và chính quyền khi triển khai chương trình mỗi xã phường
một sản phẩm. Báo chí kịp thời tổng kết những bài học kinh nghiệm trong quá
trình triển khai chương trình để nhân rộng và phát huy.
Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo
khoa học về vai trò của báo chí trong việc truyền thông cho chương trình
“Mỗi xã, phường một sản phẩ m. Tại hội thảo, các nhà báo và các nhà quản lý
đều nêu bật tầm quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền, động viên và
nâng cao nhận thức của người dân, chủ thể của chương trình “Mỗi xã phường
một sản phẩm”.
Tỉnh Quảng Ninh từ lâu đã nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa thiết thực trong
việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Sản phẩm vật chất, tinh thần của
Quảng Ninh được giới báo chí, truyền thông phân tích, đánh giá và khẳng
định tính thực tế, tích cực đã là động lực thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đến với Quảng Ninh, bên cạnh đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng

cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, báo chí cần tiếp tục phải tuyên truyền những điểm mới
và khác của chương trình mỗi xã phường một sản phẩm hiện nay so với trước đây.
Vì sao có những điểm mới đó? Những điểm mới đó là gì ? Sẽ được triển khai như
thế nào và hiệu quả như thế nào ? Để tuyên truyền những điểm mới đó, báo chí


×