Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

QUY TRÌNH lấy mẫu dầu DO, FO, dầu NHỜN TRONG NMNĐ VA1 (SOẠN THEO TIÊU CHUẨN ASTM d4057 95)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 14 trang )

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM

BAN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

QUY TRÌNH
LẤY MẪU DẦU DO, FO, DẦU NHỜN TRONG NMNĐ VA1
SOẠN THEO TIÊU CHUẨN ASTM D4057-95
MÃ HIỆU:

Vũng Áng, tháng 10 năm 2012


BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
Tài liệu:

Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT…LM
Tập tin:

QUY TRÌNH AN TOÀN HỆ THỐNG HÓA
Ban hành lần thứ:

Ngày hiệu lực:

mys1545797971.doc
Trang số:

………./ 10 / 2012


1

2 / 14

NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI:

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Trưởng ban
Phó Trưởng ban
Đại diện lãnh đạo về chất lượng
Các đơn vị thuộc Ban
Phân xưởng Hóa-Nhiên liệu
Phân xưởng Vận Hành
Phân xưởng Sửa chữa

01
03
01
01
01
01
01


CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: Phòng kỹ thuật – Kế hoạch
NGƯỜI BIÊN SOẠN
NGƯỜI KIỂM TRA
Chữ ký:

Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Quang Hòe
Chức vụ: Nhân viên

Họ và tên: Vũ Hồng Giang
Chức vụ: Chuyên viên P. KT-KH

THAM GIA XEM XÉT VÀ GÓP Ý KIẾN:

1. Phòng Tổng hợp

NGƯỜI DUYỆT
Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng
Chức vụ: Phó Trưởng ban


PVPower VA1

Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE
Ban hành lần thứ:

Ngày hiệu lực:


1

………./ 10 /2012

Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT
Trang số:

3 / 14

BẢNG THEO DÕI BỔ SUNG SỬA ĐỔI

LẦN SỬA

NGÀY SỬA

TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI

MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng.......................................................................................................5
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

3


PVPower VA1

Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE

Ban hành lần thứ:

Ngày hiệu lực:

1

………./ 10 /2012

Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT
Trang số:

4 / 14

2. Thuật ngữ và định nghĩa trong quy trình...............................................................5
3. Vị trí các mẫu cục bộ trong bể chứa........................................................................6
4. Hướng dẫn lấy mẫu..................................................................................................6
5. Bình chứa và dụng cụ lấy mẫu................................................................................7
6. Yêu cầu chung khi lấy mẫu dầu...............................................................................9
7. Các quy trình lấy mẫu dầu trong nhà máy nhiệt điện.........................................10
8. Quy trình lấy mẫu..................................................................................................10
8.1 quy trình lấy mẫu cục bộ bằng core-type thief...................................................10
8.2 quy trình lấy mẫu cục bộ bằng weighted bottle/beaker.....................................10
8.3 quy trình lấy mẫu di động và mẫu toàn phần ...................................................11
8.4 quy trình lấy mẫu ở vòi - tap sampling...............................................................12
8.5 quy trình lấy mẫu đáy..........................................................................................13
8.5.1 Lấy mẫu đáy bằng dụng cụ Core-type thief (bộ hút mẫu hình côn)..............13
8.5.2 Lấy mẫu bằng ống dài – Extended Tube Sampling.........................................14


BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

4


PVPower VA1

Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE
Ban hành lần thứ:

Ngày hiệu lực:

1

………./ 10 /2012

Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT
Trang số:

5 / 14

1. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này chỉ áp dụng cho dầu nhiên liệu (FO, DO), dầu bôi trơn, và các loại mỡ
nhờn dùng trong nhà máy điện, riêng dầu cách điện xem quy trình PVPVA1QT (dầu
cách điện)
2. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA TRONG QUY TRÌNH
Mẫu (sample): Một phần được lấy từ toàn bộ thể tích có chứa hoặc không chứa các
thành phần có cùng những tỉ lệ, đại diện cho toàn bộ thể tích đó.

Lấy mẫu (sampling): Tất cả các bước cần thiết để lấy được một mẫu đại diện cho chất
chứa trong bất kỳ đường ống, bể chứa hoặc các loại bình khác và đưa mẫu này vào
bình chứa mẫu, các mẫu thử đại diện có thể lấy từ đây để phân tích.
Mẫu cục bộ (spot sample): Một mẫu được lấy ở một vị trí xác định trong một bể
chứa hoặc từ một đường ống tại một thời gian xác định.
Mẫu toàn phần (all-level sample): Mẫu lấy bằng cách nhúng chìm chai hay bình đã
nút kín đến gần miệng xả, sau đó mở nút và kéo lên với tốc độ đều sao cho chất lỏng
vào được xấp xỉ ¾ bình khi kéo lên khỏi bề mặt chất lỏng.
Mẫu di động (running sample): Mẫu lấy được bằng cách thả cốc hoặc chai xuống tới
mức ngang mép dưới ống nối đầu xuất hoặc đường rẽ và được kéo lên đến bề mặt dầu
với một tốc độ đều sao cho cốc hoặc chai lấy mẫu chứa khoảng ¾ dung tích khi lên
khỏi bề mặt dầu.
Mẫu bề mặt (surface sample) : Mẫu cục bộ lấy ở bề mặt bồn chứa
Mẫu đỉnh (top samlple): Mẫu cục bộ lấy ở độ sâu 15cm (6 in) so với mặt thoáng chất
lỏng
Mẫu trên (upper sample): Mẫu cục bộ được lấy ở giữa của 1/3 cột chất lỏng phía trên
(ở khoảng cách 1/6 chiều sâu cột chất lỏng tính từ bề mặt chất lỏng).
Mẫu giữa (middle sample): Mẫu cục bộ được lấy ở 1/2 cột chất lỏng trong bể (ở
khoảng cách 1/2 chiều sâu cột chất lỏng tính từ bề mặt chất lỏng).
Mẫu dưới (lower sample): Mẫu cục bộ được lấy ở giữa của 1/3 cột chất lỏng phía
dưới trong bể (ở khoảng cách 5/6 chiều sâu cột chất lỏng tính từ bề mặt chất lỏng).
Mẫu xuất (outlet sample): Mẫu cục bộ được lấy ở độ sâu ngang với cửa đường ống
xuất
Mẫu đáy (bottom sample): Mẫu cục bộ được lấy ở đáy của bể chứa, thùng chứa hoặc
lấy ở điểm thấp nhất của đường ống.
Giải thích: Trên thực tế, thuật ngữ mẫu đáy có nhiều nghĩa khác nhau, vì vậy khi
dùng thuật ngữ này phải qui định cụ thể vị trí lấy mẫu (ví dụ: cách đáy 15cm(6 in.)).
Mẫu hỗn hợp (composite sample): Mẫu được trộn theo tỷ lệ thể tích mẫu dầu thuộc lô
hàng chứa trong các phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,...) khác nhau, từ các mẫu lấy
đơn lẻ theo cách lấy mẫu di động hoặc lấy mẫu cục bộ. Mẫu hỗn hợp được coi là mẫu

đại diện khi người lấy mẫu đảm bảo tuân thủ đúng qui trình và cách thức lấy mẫu đơn
lẻ.
Mẫu đại diện (representative sample): Một phần được lấy từ toàn bộ thể tích, chứa
các thành phần có cùng tỷ lệ đại diện cho toàn bộ thể tích đó.
Mẫu hỗn hợp đơn bể (single tank composite sample): là hỗn hợp được hình thành từ
mẫu trên, mẫu giữa và mẫu dưới của cùng trong một bể

BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

5


PVPower VA1

Mã hiệu tài liệu:

Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE
Ban hành lần thứ:

PVPVA1QT

Ngày hiệu lực:

1

Trang số:

6 / 14

………./ 10 /2012


Mẫu hỗn hợp nhiều bể (multiple tank composite sample): là hỗn hợp của các mẫu
đơn hay các mẫu hỗn hợp lấy từ vài bể chứa hay nhiều khoang khác nhau của tàu hay
xà lan (mà các khoang này được chế tạo cùng một loại vật liệu)
3. VỊ TRÍ CÁC MẪU CỤC BỘ TRONG BỂ CHỨA

Hình 1- Vị trí các mẫu cục bộ trong bể chứa
4. HƯỚNG DẪN LẤY MẪU
4.1 Hướng dẫn lấy mẫu hỗn hợp cho bể trụ ngang
Độ sâu của
Độ sâu lấy mẫu
Mẫu hỗn hợp
chất lỏng
(bằng % đường kính tính từ đáy)
(tương ứng các phần của)
(% đường
Trên
Giữa
Dưới
Trên
Giữa
Dưới
kính)
100
90
80
70
60
50
40

30
20
10

80
75
70

50
50
50
50
50
40

20
20
20
20
20
20
20
15
10
5

3
3
2


4
4
5
6
5
4

Bảng 1- Cách lấy mẫu hỗn hợp bể trụ ngang
4.2 Hướng dẫn lấy mẫu cục bộ
Mẫu yêu cầu
Thể tích/mức bể
Trên
Giữa
3
Thể tích bể ≤ 159m
x
3
Thể tích bể  159m
x
x
Mức bể ≤ 3m
x
3m ≤ Mức bể  4,5m

x

Mức bể  4,5m
x
Bảng 2 – yêu cầu lấy mẫu cục bộ
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1


3
3
3
4
5
6
10
10
10
10

Dưới
x
x

x

x

6


PVPower VA1

Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE
Ban hành lần thứ:

Ngày hiệu lực:


1

………./ 10 /2012

Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT
Trang số:

7 / 14

5. BÌNH CHỨA VÀ DỤNG CỤ LẤY MẪU
5.1 Bình chứa mẫu
5.1.1 Bình chứa mẫu (container sample) - trong thực tế rất phong phú về hình dạng,
kích thước và vật liệu, do đó để có thể lựa chọn được loại bình chứa thích hợp cho
từng loại mẫu, yêu cầu người lấy mẫu phải có kiến thức về mẫu và vật liệu làm bình
chứa để tránh sự tương tác không mong muốn giữa mẫu và bình chứa làm sai lệch kết
quả phân tích. Ngoài ra khi chọn bình chứa cần cân nhắc đến phương pháp trộn mẫu,
gia công mẫu (xem quy trình PVPVA1…) và phép phân tích trong phòng thí nghiệm.
Bình chứa mẫu được chọn phải đủ lớn để chứa đủ lượng mẫu cần lấy mà không vượt
quá 80% thể tích của nó, phần thể tích còn lại dùng để bù giãn nở nhiệt và tăng cường
cho sự hòa trộn mẫu trong bình.
5.1.2 Bình thủy tinh (bottles glass) – Bình thủy tinh trong suốt cho phép kiểm tra bằng
mắt độ sạch của bình hay đánh giá sơ bộ về độ lẫn nước hay các tạp chất rắn trong
mẫu. Bình thủy tinh xám màu dùng để chứa các mẫu dễ tương tác với ánh sáng làm sai
lệch kết quả phân tích (các sản phẩm nhẹ như xăng, condensate, nhiên liệu hàng
không, KO).
5.1.3 Bình nhựa (bottles plastic) – Bình nhựa thích hợp cho việc lấy và gia công mẫu
DO, FO, dầu nhờn. Loại bình này không thích hợp lấy các mẫu xăng, nhiên liệu hàng
không, kerosen, dầu thô. Bình nhựa có ưu điểm không vỡ như bình thủy tinh và không

bị ăn mòn như bình kim loại.
5.1.4 Bình thiếc (cans) – dùng bảo quản hoặc lưu trữ mẫu dầu...loại 1 lít , 2 lít , 5 lít ...
dạng tròn hay vuông...có quay xách...Bình thiếc có ưu điểm an toàn, chống hóa chất
dùng để chứa hay bản quản mẫu dầu trong phòng thí nghiệm. Bên trong có nút nhựa
làm kín, bên ngoài có nắp vặn bằng thiếc giúp bảo quản mẫu tốt hơn.
5.2 Dụng cụ lấy mẫu
5.2.1 Chai lấy mẫu Weighted beaker - là một chai kim loại bằng đồng hoặc thép
không gỉ có đế bọc chì để tăng trọng lượng của chai, sao cho chai có thể chìm trong
bồn chứa mẫu khi chai rỗng. Chuyên dùng để lấy các loại mẫu cục bộ, mẫu toàn phần,
mẫu di động từ bể chứa, xe bồn, xà lan, tàu thuyền. Có thể dùng chai thép để lấy các
loại dầu trong nhà máy điện, cần lưu ý không nên sử dụng chai đồng để lấy mẫu dầu vì
các loại dầu sử dụng trong nhà máy điện có hàm lượng S cao, dễ xảy ra tương tác với
chai.
Cách sử dụng: với cấu tạo thiết kế cho phép chai luôn chìm trong mẫu và theo phương
thẳng đứng (đế bọc chì, dung tích chai khoảng 1 lít và trọng lượng chai khoảng 2,7 kg
(trung bình, tùy từng loại chai)). Người lấy mẫu cột dây vào tay cầm sau đó luồn qua
nút bần đậy chay, khi đưa chai tới độ sâu cần cần lấy thì giật sợi dây cho nút bần mở ra
để lấy mẫu vào chai

Hình 2-Chai lấy mẫu weighted beaker
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

7


PVPower VA1

Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE
Ban hành lần thứ:


Ngày hiệu lực:

1

………./ 10 /2012

Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT
Trang số:

8 / 14

Cách chọn đường kính miệng chai phù hợp cho lấy mẫu dầu:
Dương kính miệng chai
Loại dầu
cm
in
DO
2
3/4
Dầu nhờn, dầu cách điện, FO
4
11/2
Bảng 3- Cách chọn đường kính miệng chai phù hợp
5.2.2 Bộ lấy mẫu Bacon bomb thief – là một dụng cụ dùng để lấy mẫu, nó có thể lấy
các loại mẫu tương tự như chai lấy mẫu Weighted beaker. Dụng cụ gồm một khoang
chứa mẫu, tay cầm ở trên, van hút mẫu và một lỗ xả mẫu ở dưới, trọng lượng dụng cụ
đủ lớn để bảo đảm nó luôn chìm trong chất lỏng cần lấy mẫu. Bộ lấy mẫu Bacon bomb
thief có nhiều kích cỡ khác nhau cho phép lấy mẫu có dung tích khoảng từ 1001000ml, do đó ưu điểm của nó là cho phép tiết kiệm mẫu, thời gian lấy mẫu nhanh hơn

và có thể lấy mẫu thông qua đường ống hay những bể chứa có cửa nhỏ.
Cách thao tác với dụng cụ: dùng dây thả dụng cụ xuống tới độ sâu lấy mẫu sau đó kéo
cho van hút mẫu mở ra để mẫu tự động chảy vào, dụng cụ sau đó được kéo lên và xả
mẫu vào bình chứa theo lỗ xả ở dưới

Hình 3- Bacon bomb
5.2.3 Bộ lấy mẫu Core-type thief - là một dụng cụ lấy mẫu hình ống chuyên dùng để
lấy mẫu đáy trong bồn chứa. Nó được đưa xuống đáy bể chứa bằng dây, khoảng cách
tư đáy dụng cụ đến đáy bể có thể được điều chỉnh cố định trước thông qua một cần
điều chỉnh, khi chạm đáy gật giây (nâng lên rồi thả xuống) để mở cửa lấy mẫu hoặc
van lấy mẫu ở đáy dụng cụ, đến khi đầy thì kéo lên. Cửa lấy mẫu có cấu tạo rất đa
dạng mà điển hình là cấu tạo kiểu van bướm hoặc cửa trượt. Có nhiều kích thước, tùy
vào thể tích mẫu cần lấy mà chọn cho phù hợp

BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

8


PVPower VA1

Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE
Ban hành lần thứ:

Ngày hiệu lực:

1

Mã hiệu tài liệu:


PVPVA1QT
Trang số:

………./ 10 /2012

9 / 14

Hình 4- Cấu tạo của bộ lấy mẫu Core-type thief sampler
5.2.4 Bộ lấy mẫu Weighted bottle - Cấu tạo gồm một chai thủy tinh được đặt trong
một vỏ chứa bằng kim loại, loại mẫu và cách sử dụng giống như chai Weighted
beaker.

Hình 5- Bộ lấy mẫu Weighted bottle
6. YÊU CẦU CHUNG KHI LẤY MẪU DẦU
Khi lấy mẫu dầu theo tiêu chuẩn ASTM D4057 phải tuân thủ nhưng yêu cầu sau:
(a) Đảm bảo dụng cụ thiết bị lấy mẫu khô ráo và sạch sẽ.
(b) Tráng rửa dụng cụ lấy mẫu bằng một phần sản phẩm được lấy để đảm bảo không bị
ô nhiễm bởi sản phẩm được lấy trước đó.
(c) Rửa sạch dung cụ ngay sau khi lấy mẫu và cất vào một nơi quy định cho lần sử
dụng sau.
(d) Không lấy mẫu ở các điểm không đại diện cho lô hàng như mương xả, van thoát.
(e) Không chứa mẫu vượt quá 80% thể tích của bình chứa.
(f) Đóng chặt nắp bình chứa ngay khi nạp mẫu; không sử dụng sáp niêm phong,
parafin, các miếng đệm cao su, hoặc vật liệu tương tự để niêm phong bình mẫu.

BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

9



PVPower VA1

Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE
Ban hành lần thứ:

Ngày hiệu lực:

1

………./ 10 /2012

Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT
Trang số:

10 / 14

(g) Nếu là các mẫu dầu nhẹ ( xăng, KO..) thì bảo quản trong môi trường tránh ánh
sáng hoặc chai lọ màu nâu.
(h) Nên lưu trữ mẫu trong môi trường mát mẻ (32-42 0F) để bảo tồn các đặc tính của
sản phẩm.
7. CÁC QUY TRÌNH LẤY MẪU DẦU TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
STT
Áp dụng lấy mẫu
1
Mẫu cục bộ()
2
3
Mẫu di động, mẫu toàn phần

4
Mẫu cục bộ
5
Mẫu đáy
6
((*) là những mẫu chỉ ra trong hình 1)
8. QUY TRÌNH LẤY MẪU

Quy trình
Core-type thief spot sampling
Bottle/Beaker spot sampling
Running or all-level sampling
Tap sampling
Core-type thief sampling
Extended Tube Sampling

8.1 Quy trình lấy mẫu cục bộ bằng Core-type thief (tạm dịch:bộ hút mẫu hình côn)
8.1.1 Phạm vi ứng dụng – phương pháp này ứng dụng trong lấy mẫu cục bộ của dầu
(FO, DO, Lube Oil), có áp suất hơi reid (RPV) từ 101 kPa (14,7psia) trở xuống, chứa
trong bể chứa, xe bồn, tàu thuyền, xà lan
8.1.2 Dụng cụ lấy mẫu- Dụng cụ lấy mẫu được chỉ ra như hình vẽ 4.
8.1.3 Quy trình lấy mẫu
(a) Kiểm kỹ mức độ sạch sẽ của dụng cụ, ống chia độ, bình chứa mẫu. Chỉ được sử
dụng dụng cụ sạch sẽ và khô ráo để lấy mẫu.
(b) Ước lượng mực dầu trong bồn, sử dụng dụng cụ đo tự động hay dụng cụ đo thủ
công nếu cần.
(c) Kiểm tra cơ cấu của dụng cụ bảo đảm cho việc lấy mẫu an toàn và suôn sẻ.
(d) Mở cửa hút mẫu ở đáy dụng cụ sau đó móc dây kéo vào cơ cấu tay cầm khớp nhả.
(e) Hạ dụng cụ lấy mẫu xuống độ sâu yêu cầu.
(f) Tại vị trí đó đóng cửa hút bằng cách giật mạnh sợ dây kéo.

(g) Thu hồi dụng cụ.
(h) Nếu chỉ cần lấy một mẫu đại diện thì đổ tất cả mẫu vào bình chứa, nếu phải lấy ở
.nhiều vị trí thì cần có thể giới hạn lượng thu hồi bằng ống chia vạch trên dụng cụ cho
mỗi mẫu ở mỗi vị trí.
(i) Thải bỏ lượng mẫu thừa trong dụng cụ theo quy định.
(j) Lặp lại bước (d) tới (i) để lấy mẫu ở các vị trí khác như yêu cầu để thêm vào trong
thể tích mẫu cần lấy.
(k) Đậy nắp bình chứa mẫu.
(l) Dán nhãn bình mẫu.
(m) Đưa bình mẫu đến phòng thí nghiệm hoặc bộ phận chịu trách nhiệm gia công và
phân tích mẫu.
8.2 Quy trình lấy mẫu cục bộ bằng Weighted Bottle/Beaker
8.2.1 Phạm vi ứng dụng - phương pháp này ứng dụng trong lấy các mẫu cục bộ (mẫu
đỉnh, mẫu trên, mẫu giữa, mẫu dưới) của dầu (FO, DO, Lube Oil), có áp suất hơi reid
(RPV) từ 101 kPa (14,7psia) trở xuống, chứa trong bể chứa, xe bồn, tàu thuyền, xà lan.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

10


PVPower VA1

Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE
Ban hành lần thứ:

Ngày hiệu lực:

1

………./ 10 /2012


Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT
Trang số:

11 / 14

Phương pháp này có thể ứng dụng cho việc lấy các chất rắn và bán rắn, chỉ cần đảm
bảo trong điều kiện lấy mẫu nó ở thể lỏng.
8.2.2 Dụng cụ- chai weighted beaker (hình2) hay weighted bottle (hình 5)
8.2.3 Quy trình lấy mẫu
(a) Kiểm tra kỹ mức độ sạch sẽ của dụng cụ, ống chia độ, bình chứa mẫu. Chỉ được
sử dụng dụng cụ sạch sẽ và khô ráo để lấy mẫu.
(b) Ước lượng mực dầu trong bồn, sử dụng dụng cụ đo tự động hay dụng cụ đo thủ
công nếu cần.
(c) Gắn dây kéo dụng cụ, đối với weighted beaker chỉ cần buộc dây kéo, nếu lấy mẫu
bằng chai thủy tinh thì phải cột thêm đối trọng để thắng lực đẩy acsimet hay phải đặt
nó vào trong lồng kim loại. Cách buộc dây như hình vẽ.
(d) Đậy nút bần .
(e) Hạ dụng cụ lấy mẫu xuống độ sâu yêu cầu.
(f) Tại vị trí đó, kéo nút bần ra bằng cách giật mạnh sợ dây kéo.
(g) Để yên một thời gian cần thiết để lấy đủ lượng mẫu yêu cầu.
(h) Thu hồi dụng cụ lấy mẫu.
(i) Kiểm tra xem mẫu đã điền đầy dụng cụ lấy mẫu chưa, nếu chư đầy hoặc rỗng thì
phải lặp lại quy trình lấy mẫu.
(j)Nếu chỉ cần lấy một mẫu đại diện thì đổ tất cả mẫu vào bình chứa, nếu phải lấy ở
nhiều vị trí thì cần có thể giới hạn lượng thu hồi bằng ống chia vạch trên dụng cụ cho
mỗi mẫu ở mỗi vị trí.
(k) Thải bỏ lượng mẫu thừa trong dụng cụ theo quy định.

(l) Lặp lại bước (c) tới (k) để lấy mẫu ở các vị trí khác như yêu cầu để thêm vào trong
thể tích mẫu cần lấy.
(m) Đậy nắp bình chứa mẫu.
(n) Tháo dây kéo khỏi chai lấy mẫu, loại bỏ dầu lọt vào trong hộp bọc kim loại.
(o) Dán nhãn bình mẫu.
(p) Đưa bình mẫu đến phòng thí nghiệm hoặc bộ phận chịu trách nhiệm gia công và
phân tích mẫu.
8.3 Quy trình lấy mẫu di động và mẫu toàn phần (running or all-level sampling)
8.3.1 Phạm vi ứng dụng – quy trình lấy mẫu di động và toàn phần áp dụng cho mẫu
dầu có áp suất hơi reid (RPV) từ 101 kPa (14,7psia) trở xuống, chứa trong bể chứa, xe
bồn, tàu thuyền, xà lan. Một mẫu di động hay mẫu toàn phần có thể không phải là mẫu
đại diện bởi lẽ mực chất lỏng trong bể có thể không tỷ lệ với thể tích bể hoặc tốc độ
kéo dụng cụ lấy mẫu chưa đúng với yêu cầu cho việc nạp mẫu.
8.3.2 Dụng cụ - weighted beaker (hình2) hay weighted bottle (hình 5)
8.3.3 Quy trình lấy mẫu
(a) Kiểm tra kỹ mức độ sạch sẽ của dụng cụ, ống chia độ, bình chứa mẫu. Chỉ được
sử dụng dụng cụ sạch sẽ và khô ráo để lấy mẫu.
(b) Gắn dây kéo dụng cụ, đối với weighted beaker chỉ cần buộc dây kéo, hoặc đặt chai
vào lồng mẫu kim loại.
(c) Nếu cần giới hạn lưu lượng dòng lấy mẫu, thì chèn một nút bần có khắc rãnh vào
miệng chai.
(d) Với dòng lấy mẫu phù hợp, hạ chai lấy mẫu xuống tới mức ngang mép dưới ống
nối đầu xuất, không ngập ngừng, kéo chai lên đến bề mặt dầu với một tốc độ đều sao
cho cốc hoặc chai lấy mẫu chứa khoảng ¾ dung tích khi lên khỏi bề mặt dầu.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

11


PVPower VA1


Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE
Ban hành lần thứ:

Ngày hiệu lực:

1

………./ 10 /2012

Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT
Trang số:

12 / 14

(e) Kiểm tra xem lượng mẫu thu được trong chai đã thích hợp chưa. Nếu vượt quá 3/4
chai thì loại bỏ mẫu và lặp lại các bước (c) và (d), nhưng điều chỉnh tốc độ hạ xuống
và nâng lên. Ngoài ra còn có thể lặp lại các bước (c) và (d) bằng cách sử dụng một nút
bần có kích thước khắc rãnh khắc khác.
(f) Đổ mẫu vào bình chứa mẫu.
(g) Nếu cần lấy thêm mẫu thì lặp lại các bước từ (c) đến (f).
(h) Đậy chặt nắp bình chứa mẫu.
(i) Dán nhãn trên bình chứa mẫu.
(j) Tháo dây kéo ra khỏi chai lấy mẫu, hay loại bỏ dầu lọt vào trong lồng mẫu.
(k) Đưa bình mẫu đến phòng thí nghiệm hoặc bộ phận chịu trách nhiệm gia công và
phân tích mẫu.
8.4 Quy trình lấy mẫu ở vòi - Tap sampling
8.4.1 Phạm vi ứng dụng – Quy trình lấy mẫu vòi áp dụng để lấy mẫu chất lỏng có áp

suất hơi Reid nhỏ hơn hoặc bằng 101 kPa (14,7 psia), trong các bồn chứa hoặc đường
ống được trang bị vòi lấy mẫu.
Quy trình này được khuyến nghị đối với chất lỏng dễ bay hơi chứa trong bể mái vòm,
bể hình cầu...vv. (Mẫu có thể được lấy từ vòi xả của ống thủy đo mức, nếu bể không
được trang bị với vòi lấy mẫu)
8.4.2 Dụng cụ - Dụng cụ được chỉ ra như hình 6, đường kính tối thiểu của miệng chai
1,25 cm (1/2 in), đối với dầu nặng (FO) và có độ nhớt cao (dầu nhờn) thì nên dùng
chai có đường kính miệng chai là 2,0 cm (3/4 in)
Đối với bể không được trang bị mái nổi, mỗi vòi mẫu nên được kéo dài ra 10cm bên
trong bể. Thông thường mỗi vòi mẫu được trang bị một ống phân phối cho phép làm
đầy chai lấy mẫu từ đáy chai (tránh xáo trộn không khí vào trong chai mẫu)

Hình 8. Chai lấy mẫu cho lấy mẫu vòi (tap sampling)
8.4.3 Quy trình lấy mẫu ở vòi
(a) Kiểm tra bảo đảm chai hoặc xilanh chia vạch lấy mẫu luôn sạch sẽ, nếu cần rửa
dụng cụ bằng dung môi thích hợp, tráng rửa dụng cụ bằng chất lỏng cần lấy mẫu trước
khi lấy
(b) Ước lượng mức lỏng trong bể
(c) Nếu lỏng cần lấy mẫu có áp suất hơi Reid nhỏ hơn hoặc bằng 101 kPa (14,7 psia),
nối ống phân phối thẳng đến vòi lấy mẫu (là ống trong chai)
(d) Rửa sạch vòi và ống phân phối cho bằng chất lỏng cần lấy mẫu

BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

12


PVPower VA1

Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE

Ban hành lần thứ:

Ngày hiệu lực:

1

………./ 10 /2012

Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT
Trang số:

13 / 14

(e) Thu thập mẫu bằng bình mẫu hoặc xi lanh chia vạch phù hợp với
các yêu cầu được quy định trong Bảng 7. Nếu mẫu được lấy từ các
vòi khác nhau, sử dụng một xi lanh chia vạch để lấy lượng mẫu thích
hợp. Nếu không có xilanh chia vạch có thể thu thập các mẫu trực
tiếp trong bình mẫu bằng cách ước lượng. Nếu sử dụng một ống
phân phối, đảm bảo đầu cuối của ống được duy trì dưới mức chất
lỏng trong xi lanh chia vạch hoặc bình mẫu trong suốt quá trình lấy
mẫu.
Thể tích/mức bể
Yêu cầu lấy mẫu
Thể tích bể ≤ 1590 m3
Mức bể ở dưới vòi giữa
Mức bể ở trên vòi giữa-gần
vòi giữa nhất
Mức bể ở trên vòi giữa-gần

vòi trên nhất
Mức bể ở trên vòi trên

Lấy toàn bộ mẫu ở vòi dưới
Lấy lượng bằng nhau từ vòi
giữa và vòi dưới
2/3 lượng mẫu lấy ở vòi giữa,
1/3 lấy ở vòi dưới
Lấy lượng bàng nhau ở vòi trên,
vòi giữa,vòi dưới
3
Thể tích bể > 1590 m
Lấy lượng bằng nhau ở tất cả
các vòi ngập trong chất lỏng cần
lấy mẫu. Ít nhất là lấy tại 3 vòi
đại diện cho thể tích bể
Bảng 4- Yêu cầu lấy mẫu ở vòi (tap sampling)
(f) Nếu mẫu được thu thập bằng xilanh chia vạch thì đổ mẫu vào trong bình chứa mẫu.
(g) Tháo ống phân phối, thiết bị làm mát.
(h) Nếu yêu cầu lấy mẫu phù hợp với yêu cầu trong bảng 7, thì lặp lại các bước từ (c)
tới (g) để lấy thêm mẫu từ các vòi phụ.
(i) Đậy nắp bình mẫu.
(j) Dán nhãn.
(k) Đưa bình mẫu đến phòng thí nghiệm hoặc bộ phận chịu trách nhiệm gia công và
phân tích mẫu
8.5 Quy trình lấy mẫu đáy
8.5.1 Lấy mẫu đáy bằng dụng cụ Core-type thief (bộ hút mẫu hình côn)
8.5.1.1 Phạm vi ứng dụng- quy trình này áp dụng cho việc lấy mẫu đáy ở xe bồn hoặc
bể chứa. Dụng cụ này có thể lấy mẫu ở nhiều mức bể cũng như lấy mẫu dầu không sử
dụng được hoặc nước ở đáy bồn chứa. Trong vài trường hợp dụng cụ này dùng để

thăm dò lượng nước lẫn trong dầu và lắng dưới đáy bồn chứa.
8.5.1.2 Dụng cụ - dụng cụ được chỉ ra như hình 4, nó là dụng cụ được đưa vào trong
lòng bể với van bướm hoặc cửa trượt mở ra ở dưới đáy để cho phép mẫu chảy vào
trong khoang chứa, khi đầy thì đóng lại bằng cách nâng hạ sợi dây kéo.
8.5.1.3 Quy trình lấy mẫu- hạ Core-type thief sampler từ từ thông qua mái của bể
chứa hay xe bồn cho đến khi nó nhẹ nhàng chạm đáy. Để yên một thời gian cần thiết
để mẫu điền đầy dụng cụ, từ từ nâng lên 5-10cm rồi hạ xuống để van đóng lại. Kéo
dụng cụ ra khỏi bồn sao đó đổ mẫu vào bình chứa. Ngay sau đó đậy nắp, dán nhãn và
mang mẫu tới phòng thí nghiệm.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

13


PVPower VA1

Quy trình Lấy mẫu FO, DO, LUBE
Ban hành lần thứ:

Ngày hiệu lực:

1

………./ 10 /2012

Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT
Trang số:


14 / 14

8.5.2 Lấy mẫu bằng ống dài – Extended Tube Sampling
8.5.2.1 Phạm vi ứng dụng- Quy trình này chỉ được sử dụng cho việc thu thập mẫu
nước đáy trên tàu hay xà lan.
8.5.2.2 Dụng cụ - Dụng cụ được miêu tả như hình 7. Bao gồm một ống mềm nối với
đầu hút của bơm vận hành bằng tay. Đầu cuối của ống gắn vào một quả nặng, quả
nặng treo vào một dây dọi, dây này có tác dụng đưa quả nặng vào trong lòng bể và
giúp người lấy mẫu ước chừng vị trí lấy mẫu. Đầu cuối của ống gắn trên quả nặng và
cách đỉnh quả nặng là 1,25cm lên phía trên. Ống và dây phải đủ dài để đến được đáy
của bồn bể (nơi cần lấy mẫu). Ngoài ra cần một cáp nối đất, bình đựng mẫu khô và
sạch.

Hình 7 – Bộ lấy mẫu ống dài (Extended Tube Sampling)
8.5.2.3 Quy trình lấy mẫu
(a) Lắp ráp bộ lấy mẫu
(b) Sau khi lắp ráp, mồi nước cho ống và bơm, sau đó làm kín (đảm bảo nó không
thông hơi với khí quyển) hệ thống lấy mẫu để ngăn ngừa mất nước mồi khi hạ ống lấy
mẫu xuống. Kết nối cáp nối đất với tàu, xà lan hoặc bể chứa và hạ thấp quả nặng
xuống đáy bể.
(c) Bắt đầu lấy mẫu bằng cách vận hành từ từ và đều đặn bơm tay. Để giảm thiểu ô
nhiễm mẫu, ban đầu thải bỏ một lượng mẫu lớn hơn ít nhất là hai lần lượng mẫu cần
lấy. Thu thập mẫu trực tiếp trong một chai sạch và khô, hoặc bình chứa thích hợp.
(d) Nếu yêu cầu lấy mẫu ở một mức khác trong lớp nước đáy, nâng dây dọi lên sau đó
lại thực hiện thao tác xả bỏ như (c) để tránh ô nhiễm mẫu rồi tiến hành lấy mẫu
(e) Sau khi thu thập mẫu thì tiến hành đậy nắp và ghi nhãn rồi giao mẫu chp phòn thí
nghiệm
(f) Khi hoạt động lấy mẫu hoàn tất, làm sạch và tháo rời bộ dụng cụ lấy mẫu

BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1


14



×