Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chiến lược thương hiệu GOVIET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.26 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------- ***----------

BÁO CÁO
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU
Tình huống: Xây dựng thương hiệu cho Công ty TNHH Thương mại
Công nghệ GO-VIET tại thị trường Hà Nội

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018


BÁO CÁO
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU
Tình huống: Xây dựng thương hiệu cho Công ty TNHH Thương mại
Công nghệ GO-VIET tại thị trường Hà Nội

Nhóm 4:

1.

Nguyễn Khánh Huyền

MSV 11162430

2.

Lê Thị Dung

MSV 11160959

3.



Lê Thị Loan

MSV 11163133

4.

Lê Thị Huyền

MSV 11162406

5.

Lê Ngọc Ánh

MSV 11160502

6.

Lương Nhật Mai

MSV 11166264

7.

Nguyễn Thị Ngọc Lan

MSV 11162698

8.


Đào Thị Thùy

MSV 11165112


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I/ TỔNG QUAN VỀ GO-JEK
II/ GO-VIET TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
PHẦN 2: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU
I/ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
1.Xác định nhận diện lòng cốt
2. Xác định đối thủ cạnh tranh
3. Xác định lợi thế cạnh tranh
4. Xác định kế hoạch hành động
II/ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
1.Khách hàng trung thành
2. Nhận biết thương hiệu
3. Liên kết thương hiệu
4. Chất lượng được cảm nhận
5. Tài sản thương hiệu
III/ HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU
PHẦN 3: BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
TRONG BỐI CẢNH 4.0


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh thị trường công nghệ như hiện này, các ứng dụng tiện ích
đang ngày càng phát triển. Và cụ thể hơn là ứng dụng tiện ích về mảng xe ôm công

nghệ đang là một trong những ứng dụng của công nghệ 4.0 vào kinh doanh dịch vụ
đáng được chú ý nhất. Kể từ thời điểm Uber – đối thủ lớn nhất của Grab quyết định
trao thị trường Việt Nam cho đối thủ của mình tạo ra thế độc quyền chiếm lĩnh thị
trường của công ty đến từ Malaysia này. Người tiêu dùng Việt đang rất trông đợi
vào một công ty lớn khác xuất hiện để cạnh tranh cùng Grab phá bỏ tình thế hiện
tại. Vào thời điểm này Go – Việt đã nhanh chóng xuất hiện gia nhập vào thị trường
với tư cách là một công ty của người Việt. Chỉ sau 6 tuần gia nhập thị trường Việt
Nam, Go – Việt ước tính đã chiếm được khoảng 35% thị phần tại thị trường TP. Hồ
Chí Minh và sắp tới sẽ tiến ra Hà Nội giành bớt thị phần với Grab tại thị trường
này. Và để thực hiện được điều đó với một thị trường đã quá quen với Grab như Hà
Nội, Go – Việt thực sự cần cho mình một chiến lược thương hiệu cụ thể để mang
thương hiệu của mình đi trinh phục những khách hàng khó tính này.
I/ TỔNG QUAN VỀ GO-JEK
GO-JEK được thành lập vào năm 2010 bởi Nadiem Makarim, Michaelangelo
Moran và Kevin Aluwi. Giám đốc điều hành hiện nay là Nadiem Makarim với trụ
sở chính đặt tại Jakarta, Inonesia. GO-JEK là một công ty khởi nghiệp công nghệ
do người Indonesia sở hữu và hoạt động chuyên về thanh toán xe đạp, hậu cần và
kỹ thuật số. Theo Deal Street Asia, định giá gần nhất của GO-JEK vào tháng
7/2018 là khoảng hơn 5 tỷ USD. Đứng sau GO-JEK còn là Google và Tencent, hai
gã khổng lồ công nghệ đến từ Mỹ và Trung Quốc. GO-JEK hiện đã có mặt tại hơn
50 thành phố trên khắp thế giới.
Không như Grab chỉ cung cấp dịch vụ vận tải di chuyển, GO-JEK còn tích
hợp hàng loạt tiện ích trên ứng dụng của họ. Dưới đây là các loại hình dịch vụ đó:
Go-Ride; Go-Car; Go-Food; Go-Send; Go-Mark; Go-Box; Go-Tix; Go-Med; GoLife; Go-Pay…etc. Go-Jek đã rót hơn 500 triệu USD vào thị trường Đông Nam Á
bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines
Ý định bành trướng về cả phạm vi thị trường lẫn quy mô dịch vụ. công ty
cho hay họ thực hiện điều này thông qua chiến lược địa phương hóa. GO-JEK có kế
hoạch làm việc với các đối tác địa phương phù hợp nhất với từng thị trường.
GO-VIET tự hào là đối tác chiến lược của GO-JEK với nền tảng công nghệ
tiên tiến thế giới từ GO-JEK. GO-JEK sẽ hỗ trợ để GO-VIET có thể triển khai toàn

bộ 17 dịch vụ mà GO-JEK đang cung ứng tại thị trường Indonesia. Với kế hoạch


trở thành một liên doanh, GO-JEK khẳng định sẽ đơn thuần hỗ trợ GO-VIET về
công nghệ và nguồn lực tài chính.
II/ GO-VIET TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
GO-VIET tự hào là khẳng định là một công ty Việt Nam, cung cấp ứng dụng
đa dịch vụ với các giải pháp kết nối vận chuyển đặt xe bốn bánh và hai bánh, gọi đồ
ăn, giao hàng và nhiều dịch vụ khác nhằm phục vụ các nhu cầu thường nhật của
người dùng Việt. Với nền tảng công nghệ tiên tiến thế giới từ GO-JEK, GO-VIET
mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dùng, tạo dựng nhiều giá trị
hữu ích cho các đối tác và cộng đồng. GO-VIET hướng tới là sự lựa chọn tối ưu:
• Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt một cách tiện lợi
GO-VIET với hai sản phẩm tiên phong là GO-BIKE và GO-SEND, các nhu
cầu về di chuyển và vận chuyển nay đã được giải quyết chỉ với vài lần chạm.
• Công nghệ tiên tiến
GO-VIET được xây dựng và phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến thế
giới; đã và đang nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng chục triệu người tại
Đông Nam Á.
• Mọi lúc, mọi nơi
GO-VIET với đội ngũ đối tác tận tâm với số lượng đông đảo luôn mang đến
cho bạn những dịch vụ với chất lượng tốt nhất bất kể thời tiết hay thời gian.
• Không lo về giá
GO-VIET luôn đảm bảo khách hàng luôn biết trước giá với mức giá thành
hợp lý, giúp bạn an tâm và tận hưởng dịch vụ.
Tiến vào thị trường Việt Nam, GO-VIET bắt đầu từ việc cung ứng hai dịch
vụ chủ yếu là GO-BIKE và GO-SEND.
• GO-BIKE: Tài Xế Riêng Của Bạn
Xoá tan mọi sự lo lắng khi di chuyển giao thông hằng ngày như kẹt xe, nơi
đỗ xe, không thông thuộc đường phố, GO-BIKE với đội ngũ tài xế tận tâm

được tạo ra để mang đến dịch vụ tối ưu cho mọi nhu cầu về di chuyển của
bạn.
• GO-SEND: Giao Hàng Ngay, Nhận Liền Tay
Việc giao nhận hàng hoá chưa bao giờ dễ dàng đến thế với GO-SEND, một
trong những dịch vụ được tích hợp ngay trên ứng dụng GO-VIET; giải pháp


tối ưu giúp bạn: giao thư, giao – nhận hàng hóa, giao quà tặng, sản phẩm một
cách an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm.
Ứng dụng GO-VIET đã ra mắt vào ngày 18/07/2018 với phiên bản trải
nghiệm cho khách hàng, những ai đăng ký trải nghiệm sẽ được tải ứng dụng và sử
dụng miễn phí tại Quận 1, Quận 3 Hồ Chí Minh với hơn 500 khách hàng tham gia
trải nghiệm. Và dự tính sẽ ra mắt thi trường Hà Nội vào ngày 12/9/2018.
PHẦN 2: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU
I/ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
1. Xác định nhận diện lòng cốt
1.1.

Khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu mà GO-VIET hướng đến là những người trẻ có độ tuổi
từ 15 đến 35 tuổi. Đây là nhóm khách hàng chiếm phần lớn thị trường người tiêu
dùng có nhiều đặc điểm phù hợp với đối tượng khách hàng mà GO-VIET hướng
đến, đó là những người trẻ năng động, nhanh nhạy với sự biến đổi liên tục của công
nghệ, thường xuyên cập nhật những cái mới và thích ứng nhanh với những sản
phẩm mới suốt hiện trên thị trường, đó là một lợi thế giúp cho GO-VIET thâm nhập
thị trường nhanh và thuận lợi hơn. Khách hàng trong độ tuổi này bao gồm học sinh,
sinh viên hoặc nhân viên mới đi làm chưa có kinh tế ổn định là đối tượng khách
hàng trẻ có thể chưa có phương tiện di chuyển cá nhân mà nhu cầu di chuyển để đi
học lại cao dẫn đến họ sẽ có xu hướng lựa chọn các hình thức di chuyển như xe ôm

vì nó cung cấp sự tiện lợi, nhanh chóng, họ không cần phải chen chúc trên xe buýt
hay di chuyển một quãng đường xa đến bến xe buýt và mất thời gian chờ đợi. Hành
vi phổ biến của khách hàng trong độ tuổi này là ưa thích lên mạng internet hay sử
dụng các ứng dụng thông minh thông qua điện thoại, vì vậy nó phù hợp với một
ứng dụng xe ôm công nghệ như GO-VIET. Ngoài ra vì có kinh tế chưa ổn định nên
khách hàng thuộc nhóm này thường ưa thích các sản phẩm có giá hợp lí, thay vì lựa
chọn xe ôm truyền thống sẽ dễ bị trả giá, họ sẽ ưa thích xe ôm công nghệ vì giá mỗi
chuyến xe được niêm yết rõ ràng, phù hợp với túi tiền của họ. GO-VIET cung cấp
những sự di chuyển nhanh chóng hơn taxi lại vừa an toàn hơn xe ôm truyền thống,
phù hợp với nhu cầu tìm kiếm phương tiện di chuyển của nhóm khách hàng này.
1.2.

Phân tích đặc tính thương hiệu

GO-VIET là ứng dụng vận chuyển đặt trên điện thoại di động, người gọi xe
có thể dùng ứng dụng này để đặt xe máy. Người dùng nhập điểm đón và điểm đến,
ứng dụng sẽ hiện cước phí. Tiếp đó là đặt xe và đợi tài xế đến đón. Ứng dụng GO-


VIET sẽ giúp kết nối khách hàng có nhu cầu di chuyển với tài xế, giúp cho chuyến
đi được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.
Nếu muốn chọn một chuyến GO-VIET để đi lại, trước hết điện thoại của
khách hàng cần được cài đặt ứng dụng GO-VIET. Khách hàng có thể tải về từ
Appstore nếu dùng iPhone hoặc từ Google Play nếu dùng điện thoại chạy hệ điều
hành Androids.
Khi mở ứng dụng sẽ ngay lập tức định vị vị trí của họ. Khách hàng chỉ cần
chọn điểm đến, sau đó lựa chọn phương tiện di chuyển trên ứng dụng GO-VIET.
Tiếp theo, ứng dụng sẽ tính toán tiền cước phí cho khách hàng và liên hệ tới các tài
xế ở gần. Khi kết nối được khách hàng với một tài xế xe ôm, khách hàng có thể
theo dõi màn hình điện thoại để quan sát được tài xế đã đi đến đâu rồi và hoàn toàn

không cần phải sốt ruột khi đứng chờ.Ứng dụng còn tiện dụng ở chỗ trong quá trình
tài xế đưa khách hàng di chuyển, chúng vẫn chỉ ra lộ trình và vị trí của họ. Khách
hàng không chỉ chủ động được về chi phí mà còn nắm bắt được lộ trình của mình
nữa. Và đặc biệt, việc hiển thị rõ ràng lộ trình, cước phí là ưu điểm lớn bởi sẽ
không xuất hiện tình trạng gian lận lộ trình để tăng thêm cước phí như xe ôm
truyền thống, đây được coi như là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của GO-VIET so
với các hình thức di chuyển truyền thống khác.
1.3.

Sức mạnh nội lực của thương hiệu

- Sự am hiểu về văn hóa địa phương
Trong cuộc chiến với Uber tại Việt Nam, Grab luôn được đánh giá là am hiểu
thị trường địa phương hơn nhờ việc xuất thân từ Malaysia – một quốc gia Đông
Nam Á.
Tuy vậy, lợi thế ấy không còn rõ ràng với Grab khi GO-VIET cũng chứng
minh mình là một đối thủ không kém cạnh về việc thấu hiểu văn hóa địa phương,
nhất là khi bản thân GO-VIET luôn tự khẳng định mình là một công ty Việt Nam,
với ban điều hành là người Việt Nam.
- Chiến lược mua thị phần
Chiến lược kéo trong tiếp thị thường được hiểu là chiến lược lôi kéo khách
hàng hay người tiêu dùng, mua hàng của mình bằng cách dùng các công cụ tiếp thị
tác động trực tiếp tạo ra nhu cầu. Trong chiến lược kéo, việc tung ra các gói khuyến
mại hấp dẫn, "giá hủy diệt" là chiêu thức quen thuộc.
Việc là thương hiệu được hậu thuẫn từ GO-JEK ở Indonesia GO-VIET có lợi
thế về mặt tài chính, tạo thành lợi thế cạnh tranh của thương hiệu khi thâm nhập
một thị trường mới như ở Hà Nội bằng việc tung ra các chương trình khuyến mại


sốc nhằm thu hút khách hàng, khuyến khích họ chuyển từ việc sử dụng một ứng

dụng khác sang sử dụng GO-VIET như một thói quen mới. Thực tế đã chứng minh
chiến lược giá rẻ luôn chứng tỏ được sức công phá của mình trong việc “giành
giật” khách hàng
- Điểm chạm khách hàng: Đặt nhiều chuyến một lúc
Trong trường hợp này, "điểm chạm" của GO-VIET so với Grab chính là khả
năng đặt nhiều chuyến xe một lúc so với việc chỉ đặt được một chuyến trong một
thời điểm của Grab. Với chiến lược này, GO-VIET sẽ có được các các khách hàng
từ Grab có nhu cầu đặt nhiều chuyến cùng một lúc.
1.4.

Sức mạnh của sự khác biệt

Thuộc tính cốt lõi khác biệt của GO-VIET so với các ứng dụng đặt xe thông
minh khác đó là bản sắc Việt đằng sau một ứng dụng đặt nghe công nghệ hiện đại
phù hợp với xu thế phát triển hiện nay đó là thời đại công nghệ 4.0. GO-VIET
mang những bản sắc đậm chất Việt Nam từ hệ thống nhận diện thương hiệu đến đội
nhũ tài xế hay ban điều hành công ty. Từ đó đánh vào tâm lý ưa chuộng và lòng tự
tôn dân tộc của người Việt. Sự đổ bộ của GO-VIET “điểm thêm những màu đỏ xen
lẫn màu xanh của Grab trên phố phường” màu sắc là một phần quan trọng tạo lợi
thế của GO-VIET vì nó khiến cho người dùng liên tưởng đến hình ảnh lá cờ Tổ
Quốc, khơi gợi lòng yêu nước trong mỗi con người Việt Nam. Bộ nhận diện thương
hiệu màu đỏ vừa đủ nổi bật, vừa gần gũi và hợp với người Việt. GO-VIET có một
sự đầu tư chỉn chu cho hình ảnh và content trên fanpage của mình. Hình ảnh tài xế
được xây dựng hình ảnh khá gần gũi như “ông chú GO-VIET” “bác GO-VIET” “cô
GO-VIET”, tạo thiện cảm với người dùng.
2. Xác định đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và mạnh nhất của GoViệt khi tiến ra thị trường
Hà Nội đó là Grab. Ứng dụng của Grab cung cấp 5 loại hình dịch vụ vận chuyển
bao gồm taxi, xe hơi riêng, xe ôm và giao hàng trên khắp . Grab đang vận hành
mạng lưới giao thông lớn nhất ở Đông Nam Á và là một trong những nền tảng di

động được sử dụng nhiều nhất trong khu vực với gần 3 triệu chuyến xe mỗi ngày.
Hiện nay, ứng dụng Grab đã được tải xuống hơn 55 triệu thiết bị di động, giúp hành
khách kết nối vào mạng lưới giao thông đường bộ lớn nhất khu vực với hơn 1,2
triệu đối tác tài xế. Grab đang cung cấp dịch vụ xe tư nhân, xe máy, taxi và dịch vụ
đi chung xe trên 7 quốc gia và 87 thành phố ở Đông Nam Á. Cứ 3 hành khách thì
có 1 người sử dụng nhiều loại dịch vụ của Grab. Grab cũng đang mang đến lựa
chọn thanh toán không dùng tiền mặt cho mọi người dân ở Đông Nam Á, mang đến
khả năng kết nối cho những người chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được


tiếp cận với hệ thống ngân hàng. GrabPay Credits, phương thức nạp thêm phí vào
GrabPay, đạt mức tăng trưởng hàng tháng hơn 80% kể từ khi ra mắt vào tháng
12/2016, minh chứng cho sự tin tưởng của người dùng đối với nền tảng thanh toán
di động của Grab.
 Điểm mạnh của Grab:
- Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường nhanh. Grab lựa chọn chiến
lược thâm nhập nhanh – là chiến lược thâm nhập thị trường trong thời
gian ngắn, doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường ngay từ đầu với mức
giá thấp nhưng vẫn đầu tư nhiều cho các hoạt động quảng bá.
- Đưa ra khuyến mại để kích cầu cho thị trường
- Định vị thương hiệu phù hợp với khách hàng mục tiêu. Hãng Grab định vị
là một thương hiệu bình dân, đời thường nên thay vì tạo ra những chiến
dịch Marketing khiến người khác trầm trồ, Grab tập trung vào việc nhắc
người ta nhớ đến Grab khi đặt xe.
Grab có màu xanh lá cây đặc thù, màu sắc của thương hiệu này phủ sóng từ
bộ nhận diện thương hiệu tới đồng phục của các tài xế xe ôm giúp khách hàng dễ
dàng nhận ra Grab. Màu xanh lá cây của Grab mang đến cho người nhìn cảm giác
sự gần gũi và thân thiện.
Sức mạnh của Grab được thể hiện ngày càng rõ nét, bằng chứng của sức
mạnh đó là việc Grab mua lại cổ phần của Uber trên thị trường Đông Nam Ávà trở

thành ứng dụng di chuyển công nghệ lớn nhất hiện nay. Vì vậy việc GO-VIET phải
đối mặt với đối thủ cạnh tranh này mang lại rất nhiều thách thức đòi hỏi đội ngũ
điều hành công ty phải nghiên cứu thật kĩ, áp dụng các phương thức linh hoạt nhằm
thu hút các khách hàng mới, nâng cao vị thế của thương hiệu.
Bên cạnh Grab GO-VIET còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác
cùng là ứng dụng xe ôm công nghệ như Mai Linh, VATO,..tuy nhiên năng lực cạnh
tranh của các hãng công nghệ này chưa cao do chưa có nguồn lực về tài chính cũng
như vướng mắc ở các thủ tục cấp phép cũng như nền tảng công nghệ, ứng dụng
chưa thức sự hoàn thiện, mang đến những trục trặc cho người dùng trong quá trình
sử dụng. Các ứng dụng này không phải là đối thủ cạnh tranh mạnh của GO-VIET.
Cùng với các ứng dụng gọi xe thông qua nền tảng internet thì các phương thức di
chuyển khác như xe buýt hay taxi và xe ôm truyền thống cũng là những đối thủ mà
GO-VIET cần lưu tâm trước khi tiến ra thị trường Hà Nội. Điểm nổi bật của hình
thức di chuyển bằng xe buýt đó là giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của đa số người
dân trong đó có đối tượng khách hàng mục tiêu của GO-VIET đó là sinh viên, học
sinh những người không có chi phí quá lớn dành cho việc di chuyển. Hình thức di


chuyển bằng taxi thì đề cao sự tiện lợi và an toàn nhưng nó chưa thật sự phù hợp
với khách hàng mục tiêu là những người trẻ chưa có kinh tế vững mạnh vì giá
thành của nó khá cao và thường xuyên gặp phải tình trạng tắc đường gay ảnh
hưởng đến thời gian của họ, nhất là trong một đô thị lớn với mật độ dân cư đông
đúc như Hà Nội. Với xe ôm truyền thống, khi lưạ chọn hình thức này khách hàng
thường xuyên bị trả giá hay tài xế đi theo cung đường dài hơn nhằm đội giá cao, từ
đó gây ra cảm giác khó chịu và không tin tưởng ở khách hàng.
3. Xác định lợi thế cạnh tranh
- So với dịch vụ vận chuyển công cộng: nhanh chóng, tiện lợi, thoải mái, thân
thiện
- So với dịch vụ xe ôm truyền thống: lợi thế về chi phí (giá rẻ), tiện lợi, thái độ
phục vụ vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình, luôn luôn nói lời cảm ơn khách hàng

sau khi họ hoàn thành việc sử dụng dịch vụ
- So với xe ôm công nghệ hiện tại ( Grab, Mai Linh,..):
+ GO-VIET tham gia vào thị trường Việt Nam là một công ty Việt với bộ
máy quản trị 100% là người Việt và sự hẫu thuẫn từ công ty nước ngoài GOJEK, sử dụng logo của hãng với nền màu đỏ có ngôi sao vàng và tên thương
hiệu là GO-VIET.
+ Hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc Việt, phong cách việt, truyền
thống văn hóa Việt
+ Văn hóa doanh nghiệp của GO-VIET: đoàn kết, vững mạnh tất cả các nhân
viên của doanh nghiệp cùng đồng lòng hướng đến mục tiêu mang đến sự
phục vụ tốt nhất đến với khách hàng
4. Xác định kế hoạch hành động
- Phân tích điều kiện của GO-VIET khi ra thị trường Hà Nội:
+ Khó khăn trong việc ổn định vận hành, để các khách hàng có thể đặt
dịch vụ thành công, và nguồn cung dịch vụ không bị quá tải, phục vụ tốt. Do
là ứng dụng mới do vậy lượng tài xế chưa cao, phân bổ còn rải rác từ đó dễ
dẫn đến tình trạng khách hàng đặt xe nhưng không tìm được tài xế phù hợp,
hoặc phải chờ đợi thời gian dài mới tìm được tài xế.
+ Tâm lí khách hàng ưa thích mã khuyến mại và GO-VIET thì không
thể đáp ứng yêu cầu đó suốt được mà chỉ khuyến mại trong 1 khoảng thời
gian nhất định nhiệm vụ của GO-VIET đó là làm cho khách hàng thực sự tin
tưởng vào dịch vụ của công ty, ưu tiên sử dụng GO-VIET và trở thành khách


hàng trung thành sau khi sử dụng thử nghiệm dịch vụ thông qua các chương
trình khuyến mãi kích cầu.
+ Thị phần Grab ngoài Hà Nội rất cao, có 1 lượng khách hàng vô cùng
lớn ( mặc định xe ôm công nghệ là Grab) và Grab có tiềm chính tài chính vô
cùng mạnh đủ để chi trả cho những chính sách ưu đãi liên tục cho tài xế và
khách hàng, vì vậy các chương trình khuyến mãi của GO-VIET có thể không
đem lại tác dụng nếu Grab tung ra các chương trình gây sốc hơn nhằm khẳng

định vị thế.
+ Thị trường tiềm năng cho dịch vụ xe ôm công nghệ: dân số đông,
nhu cầu sử dụng cao, việc sử dụng app đặt xe đã trở nên phổ biến, người dân
có xu hướng ưu tiên các ứng dụng công nghệ qua internet do giá cả được
niêm yết rõ ràng...
- Các kế hoạch nhằm định vị thương hiệu GoViệt
GO-VIET vẫn định vị thương hiệu là một ứng dụng đặt xe thông qua nền
tảng công nghệ như Grab, phục vụ nhu cầu di chuyển đi lại của tất cả khách hàng
không phân biệt độ tuổi, giới tính. Giá thành của mỗi chuyến xe sẽ được tính toán
hợp lí rõ ràng, giá sẽ thấp hơn tương đối so với taxi và xe ôm truyền thống và
ngang bằng với cách tính giá cước của Grab. Nhưng bên cạnh đó GO-VIET sẽ
thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi giảm giá, các chương trình tri
ân khách hàng. Với tài xế GO-VIET giảm giá chiết khấu thấp hơn với Grab và có
các chương trình hỗ trợ giúp các tài xế có thể gắn bó lâu dài với công ty.
• Gía trị cốt lõi của thương hiệu: An toàn – vui vẻ – giá rẻ – nhanh chóng
+ An toàn:
Đây được coi là yếu tố cốt lõi cho các loại hình di chuyển và GOVIET cũng không phải ngoại lệ. Các tài xế của GO-VIET đều có kinh
nghiệm, am hiểu đường đi tại Hà Nội, đảm bảo cho khách hàng đến đúng nới
họ muốn với độ an toàn tuyệt đối. Khách hàng có thể an tâm hoàn toàn khi
lựa chọn sử dụng dịch vụ. Các tài xế sẽ chấp hành đúng luật giao thông, di
chuyển đúng tốc độ cho phép, không lạng lách, đánh võng. Khách hàng có
thể an tâm đặt niềm tin vào kinh nghiệm cũng như trình độ của các tài xế
GO-VIET.
+ Vui vẻ
Khi lựa chọn GO-VIET khách hàng sẽ được trải nghiệm một hành
trình di chuyển vui vẻ. Các tài xế luôn luôn thân thiện với khách hàng với nụ


cười thường trực trên môi, thái độ hồ hởi coi khách hàng như chính người
thân trong gia đình để họ có thể phục vụ khách hàng tốt nhất có thể.

+ Gía rẻ
Giá là yếu tố rất quan trọng quyết định đến thành công của thương
hiệu. Với GO-VIET giá thành sẽ được tính toán hợp lí, rõ ràng khách hàng sẽ
biết trước được giá cước chuyến đi của họ. Giá của GO-VIET sẽ ngang bằng
với cách tính giá của Grab nhưng bên cạnh đó luôn luôn có những chương
trình giảm giá, những mã giảm giá thường xuyên được gửi đến những khách
hàng trung thành với thương hiệu. Khách hàng sẽ không bao giờ phải lo lắng
đến vấn đề giá cả khi di chuyển.
+ Nhanh chóng
Với GO-VIET khách hàng sau khi lựa chọn và đặt thành công chuyến
đi sẽ chỉ phải chờ tối đa là 3-4 phút trước khi tài xế đến nơi. Khách hàng sẽ
được tài xế đón tận nơi, quãng đường di chuyển nhờ vào ứng dụng sẽ được
định vị rõ ràng với lộ trình ngắn nhất, tiết kiệm chi phí và thời gian cho
người dùng.
GO-VIET tập trung xây dựng hình ảnh là một ứng dụng công nghệ mang
đậm bản sắc Việt. Thương hiệu GO-VIET được xây dựng tại Việt Nam bởi đội ngũ
sáng lập người Việt, và mang công nghệ tiêu chuẩn thế giới của Go-Jek. Dấu ấn
thương hiệu Việt sẽ được thể hiện xuyên suốt trong các hoạt động ra mắt ứng dụng
tại Hà Nội cũng như cách ứng dụng hoạt động, cùng với đó là hệ thống nhận diện
thương hiệu với màu áo đỏ tượng trưng cho hình ảnh lá cờ tổ quốc, logo của
thương hiệu cũng có hình ảnh ngôi sao, một sự đề cao tính dân tộc, đánh vào tâm lý
người tiêu dùng ưu thích những thương hiệu gần gũi với đời sống hàng ngày của
họ. Khác với Grab khi tiến vào thị trường Việt Nam vẫn giữ nguyên bộ nhận diện
thương hiệu, GO-VIET giam gia thị trường với màu sắc đặc trưng, tên thương hiệu
lẫn logo của hãng đều mang đậm phong vị Việt.
Bước đầu tiên trong quá trình định vị thương hiệu đó là ổn định điều hành,
thu hút tài xế bằng các chính sách hỗ trợ đặc biệt cùng tỷ lệ chiết khấu hấp dẫn thấp
hơn so với Grab. Sau đó là tung ra các chương trình khuyến mãi sốc thu hút sự chú
ý của khách hàng đến với thương hiệu vì đây là thương hiệu mới nên cách “chào
sân” là khá quan trọng vì nó định hình suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu

cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc khách hàng có quyết định chuyển
hướng sang sử dụng ứng dụng GOVIET lâu dài hay không.


Sau khi kết thúc các chương trình khuyến mại, giá mãi chuyến xe sẽ được
tính lại nhưng song song đó vẫn có những mã khuyến mãi hoặc những chương trình
nhỏ giảm giá cho khách hàng, giữ chân khách hàng lâu dài với GO-VIET.
II/ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
1. Khách hàng trung thành
Đối với GO-VIET – một công ty mới gia nhập thị trường việc gia tăng tệp
khách hàng trung thành là điều cần thiết đối trong thời điểm cạnh tranh gay gắt với
Grab, ông lớn có lượng khách hàng trung thành lớn.
Khách hàng trung thành luôn là tập khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Vấn đề cấp thiết hiện nay của GO-VIET là tìm cách đưa khách hàng
mục tiêu, khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành, gia tăng tài sản
Trung thành thương hiệu.
Hiện tại, GO-VIET cũng giống như những ứng dụng khác tạo dựng cho
khách hàng tài khoản cá nhân và thực hiện tích điểm đổi thưởng. Tuy nhiên việc
này khó để giảm tỷ lệ chuyển đổi khi những khuyến mại hết hay điểm thưởng
không đủ để giữ chân khách hàng. Một khía cạnh khác, các ứng dụng có triển khai
các chương trình tặng mã khuyến mại hay những chương trình dành cho khách
hàng trung thành và GO-VIET cũng không phải là ngoại lệ. Dù vậy, dựa vào nền
tảng dịch vụ ít ỏi của GO-VIET như hiện tại thì việc đuổi theo Grab với ứng dụng
hợp thị hiếu và đa dịch vụ là chuyện khó khăn. Vấn đề ở đây chính là việc GOVIET cần phải đẩy mạnh tiến độ tích hợp đa dịch vụ dựa trên sự hậu thuẫn của GOJEK, một ứng dụng mạnh quản lý hơn 15 dịch vụ.
Tệp khách hàng của GO-VIET trải dài và trong đó đối tượng sử dụng nhiều
là sinh viên và nhân viên văn phòng. Đối với sinh viên, tạo dựng ấn tượng và niềm
tin thương hiệu ngay từ thời điểm này sẽ là nền tảng cho tệp khách hàng trung
thành rất lớn sau này. Đối với nhân viên văn phòng, việc phát triển đa ứng dụng cần
được quan tâm và đẩy nhanh tiến độ để giữ chân khách hàng trước sự phát triển
nhanh của Grab và Now. Như vậy, vấn đề của khách hàng trung thành lại trở lại với

vấn đề phát triền nhằm nâng cao chất lượng cảm nhận từ khách hàng và xây dựng
niềm tin thương hiệu.
2. Liên kết thương hiệu
GO-VIET cung cấp dịch vụ đặt xe qua app nên khi nhắc đến thương hiệu này
điều đầu tiên người dùng liên tưởng đến là hình ảnh tài xế áo và mũ đỏ trắng đang
chở khách hàng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khi nhắc đến các ứng dụng vận


chuyển thì người ta sẽ nhớ tới GO-VIET như là một trong hai thương hiệu đầu tiên
hiện trong trí nhớ của họ và ngược lại.
Mặt khác, hiện nay GO-VIET còn được nhớ tới khi nhắc đến ứng dụng với
những lần đặt xe giá siêu rẻ, thường là 10.000 đồng. GO-VIET tiến vào thị trường
Việt Nam với chiến lược phủ đầu là chiến lược giá. Ngay khi triển khai tại bất kỳ
khu vực nào thì điều đầu tiên GO-VIET làm là rót tiền vào khuyến mại giảm giá,
đồng giá dịch vụ Go bike. Điều đó định hướng người dùng khi muốn tìm một đặt
xe với giá cước rẻ. Tuy nhiên GO-VIET chỉ được nhớ tới khi khách hàng muốn
book xe giá rẻ mà không phải có tỷ lệ đặt xe cao khi không có khuyến mại hoặc
chương trình giảm giá.Với một ứng dụng hiện tại đang thuần về dịch vụ vận
chuyển hành khách thông minh, băn khoăn về giá là điều chủ yếu khiến khách hàng
lựa chọn app để đặt xe. Vì vậy việc dùng chiến lược giá tăng độ nhận diện thương
hiệu và liên tưởng thương hiệu là khá hợp lý, tuy nhiên dễ bị tổn thất lớn về vốn.
Trong thời gian tới, GO-VIET nên xây dựng trong nhận thức của khách hàng
về mình như một siêu ứng dụng tiện ích mang trong mình nét văn hóa Việt Nam, là
ứng dụng đáng tin cậy của mỗi gia đình Việt. Thông qua các hoạt động tổ chức vào
các dịp lễ tết truyền thống của Việt Nam hay các sự kiện mang tính tự hào dân tộc,
từ đó gây dựng liên kết về một thương hiệu gắn bó cùng dân tộc và phát huy bản
sắc dân tộc Việt Nam.
3. Nhận biết thương hiệu
Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình tiến trình mua
sắm và là một tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một

thương hiệu có độ nhận biết càng cào thì càng nổi tiếng và có cơ hội cao hơn được
khách hàng lựa chọn. Gia tăng độ nhận biết thương hiệu là mục tiêu căn bản của
các hoạt động truyền thông tiếp thị, điều này có thể thực hiện qua rất nhiều loại
hình khác nhau như quảng cáo, PR, truyền miệng hay lan truyền từ các mạng xã
hội.
Việc quảng bá thương hiệu cũng rất tốn kém nên việc hiểu rõ được mức độ
ảnh hưởng của sự nhận biết đến tiến trình lựa chọn sản phẩm sẽ giúp cho các doanh
nghiệp có được các thức xây dựng thương hiệu đạt hiệu quả cao với một chi phí
hợp lý hơn.
Mức độ nhận biết thương hiệu có thể chia ra làm 3 cấp độ khác nhau. Cấp độ
cao nhất chính là thương hiệu được nhận biết đầu tiên (Top of mind). Cấp độ kế
tiếp là không nhắc mà nhớ (spontaneous). Cấp độ thấp nhất là nhắc để nhớ (Promt).
Thương hiệu được nhận biết đầu tiên chính là thương hiệu mà khách hàng sẽ nghĩ
đến đầu tiên khi được hỏi về một loại sản phẩm nào đó. Thông thường khi một


thương hiệu có độ nhận biết đầu tiên lớn hơn 50% thi hầu như rất khó có thể nâng
cao chỉ số này. Chính vì vậy, để cải thiện chỉ số này thì đòi hỏi phải quá nhiều chi
phí trong khi hiệu quả thì không được bao nhiêu nên nhiệm vụ của doanh nghiệp là
nên duy trì mức độ nhận biết ở mức độ này.
Tấn công vào thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam trong khi một đối thủ
giàu tiềm lực là Grab đang ở thế độc tôn sau khi Uber rời bỏ thị trường Việt Nam
bằng việc bán mình đổi cổ phần, Grab gần như “một mình một giang sơn” ở thị
trường gần 100 triệu dân: Họ đơn giản là không còn đối thủ xứng tầm, liệu GOVIET có thể đạt được tham vọng vượt mặt ông lớn này ?
3.1. Sự am hiểu địa phương
Xuất phát điểm từ tinh thần yêu nước và tính tự tôn dân tộc, cùng với đó là
đa phần các nét truyền thống luôn được trân trọng và gìn giữ của con người Việt
Nam nói chung và nét đặc trưng của Hà Nội nói riêng. Việc thiết kế bộ nhận diện
thương hiệu mang đậm chất Việt, những địa điểm vốn đông đúc áo xanh GrabBike
bỗng nhiên có thêm khá nhiều màu áo đỏ của GO-VIET, hiệu ứng lan toả khiến

thương hiệu GO-VIET sẽ nhanh chóng bùng nổ tại Hà Nội.
3.2. Chiến lược mua thị phần
Trợ giá cho các chuyến đi để tung ra các gói cước đồng giá 5.000 đồng, rồi
1.000 đồng khi mới xuất hiện tại thị trường thủ đô Hà Nội, GO-VIET sẽ không chỉ
gây chú ý mà còn thực sự đủ sức nặng khiến khách hàng thay đổi thói quen từ ứng
dụng này sang ứng dụng khác.
Vũ khí "giá rẻ" luôn dễ dàng chứng tỏ được "sức công phá". Cụ thể có thể
thấy điều này đã khá thành công tại thị trường TP.HCM với 35% thị phần chỉ trong
6 tuần. Với những điểm này hoàn toàn có thể tiếp tục giành lợi thế tại thị trường Hà
Nội. Bên canh đó, GO-VIET nên đẩy mạnh hoạt động tiếp thị đến từng…quán trà
đá – một nét đặc trưng của hàng quán Hà Nội.
Nên tổ chức nhân viên mặc đồng phục GO-VIET đi tiếp cận khách hàng trên
khắp địa bàn Hà Nội. Không chỉ hướng dẫn cài đặt, sử dụng ứng dụng, các nhân
viên GO-VIET còn phát wifi miễn phí hỗ trợ người dùng cài đặt ứng dụng ngay
trên…vỉa hè. Điều này của GO-VIET sẽ giúp khá nhiều người sẵn sàng cài đặt ứng
dụng mà không gặp phải nhiều khó khăn hay cản trở.
4. Chất lượng được cảm nhận
Sự nhận biết và sự khác biệt thương hiệu là 2 yếu tố quan trọng nhất trong
việc tạo nên sức mạnh thương hiệu. Khi độ nhận biết thương hiệu tăng thì cảm
nhận về chất lượng, sự ưa thích hay ý định mua sản phẩm đều tăng. Dù mới chỉ ra
mắt tại TP.HCM, nhưng rõ ràng GO-VIET đang trở thành cái tên có thể "thách
thức" Grab.


4.1.

Sức mạnh của thị trường: Không cần bất kì bàn tay hữu hình nào,
cạnh tranh sẽ điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp một cách
hiệu quả nhất.
Như mọi nhà độc quyền khác, Grab dường như muốn “hái quả ngọt”

sau bốn năm đốt tiền trong cuộc chiến thương mại khốc liệt với Uber. Giá
dịch vụ Grab bắt đầu tăng nhanh, chương trình khuyến mãi giảm, trong khi
chiết khấu cho tài xế bị tăng lên đột ngột.
Nhiều cuộc “đình công” của các tài xế Grab diễn ra ở cả TP. HCM và
Hà Nội, nhưng không thay đổi được nhiều. Trong khi đó, liên tục có những
phàn nàn về chất lượng dịch vụ, thái độ của tài xế, và tốc độ hồi đáp của bên
chăm sóc khách hàng. Kỳ trăng mật với vô số mã khuyến mãi đã kết thúc,
người tiêu dùng bị kéo về hiện tại với mặt trái của độc quyền.
Thế nhưng thị trường công nghệ là một cuộc chơi khốc liệt, mà trong
đó trạng thái cân bằng khó giữ được lâu. Chỉ sau gần 3 tháng “độc cô cầu
bại”, start-up công nghệ GO-JEK đình đám ở Indonesia bước vào thị trường
gọi xe ở Việt Nam với hình thức đầu tư cho một thương hiệu có tên gọi GOVIET. Xét về tiềm lực tài chính, khả năng cạnh trạnh, và chất lượng dịch vụ,
rõ ràng GO-VIET đủ sức đấu tay đôi với Grab.
4.2. Tài xế quyết định thành công của GO-VIET
Đảm bảo chất lượng phục vụ khi không trực tiếp sở hữu tài xế là bài
toán cho mọi nền tảng kết nối công nghệ. GO-VIET cần tiếp tục khẳng định
tài xế quyết định thành công của công ty. Họ cần sự tự chủ, thu nhập ổn định
và được tôn trọng. Bởi vậy, công ty nên áp dụng nhiều biện pháp tạo động
lực như lương thưởng, hướng tới nền tảng đa dịch vụ và tích cực truyền
thông khiến họ cảm thấy tự hào là đại sứ thương hiệu cho GO-VIET.
Cũng chính nhờ đội ngũ tài xế sẽ góp phần gia tăng chất lượng dịch
vụ, tạo nên cảm nhận về một đội ngũ gắn kết và thân thiện đối với khách
hàng.
4.3. "Điểm chạm" khách hàng: đặt nhiều chuyến 1 lúc
"Điểm chạm" trong hành trình khách hàng. Với tính năng cải tiến này
mà Grab không hề có sẽ phần nào gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng
khi sử dụng dịch vụ của GO-VIET, tạo nền tảng thu hút thêm nhiều khách
hàng hơn nữa có thể se trở thành khách hàng trung thành trong tương lai.
5. Tài sản thương hiệu GO-VIET
Đối với các công ty định hướng phát triển siêu ứng dụng như GO-VIET thì

tài sản thương hiệu được cấu tạo từ những thành phần dựa vào nền tảng khách hàng
và nhân viên đặc biệt, mà ở đây là các lái xe của họ. Đối với các thương hiệu định


hướng phát triển siêu ứng dụng thì Niềm tin và Sự trung thành thương hiệu là
những thành phần khó để nắm bắt và xây dựng.
Niềm tin thương hiệu thể hiện những mong muốn của khách hàng dựa trên
việc sản phẩm có đáp ứng được những gì thương hiệu đã cam kết. Về cơ bản, GOVIET cam kết hãng là ứng dụng đặt xe của Việt Nam và đang làm đúng hướng đi
đó. Xét về định hướng ứng dụng đa dịch vụ, GO-VIET mới chỉ có hai dịch vụ,
chưa đáp ứng được cam kết ấy, nhưng GO-VIET đang phát triển dần dần vì vừa
mới đặt chân vào Việt Nam. Mặt khác, với lời cam kết không lo về giá thì GOVIET lại đang làm khá tốt, xây dựng niềm tin của khách hàng về một ứng dụng
dịch vụ không tăng giá giờ cao điểm và có nhiều khuyến mại. GO-VIET mới chỉ
kiến tạo tài sản thương hiệu dựa trên ba thành phần là nhận diện, liên tưởng và
niềm tin về thương hiệu. Để tăng giá trị tài sản thương hiệu, Go Việt cần tập trung
vào phát triển chất lượng dịch vụ và xây dựng tệp khách hàng trung thành để phát
triển lâu dài.
III/ HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU
Đối với một thương hiệu mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam như GOVIET thì việc xây dựng hình ảnh cho chính thương hiệu của mình là vô cùng quan
trọng trong khuôn khổ thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay.
Để xây dựng cũng như xác định rõ hình ảnh thương hiệu cho GO-VIET thì
chúng ta cần lắm rõ và bám sát vào giá trị cốt lõi mà GO-VIET đem lại: An toàn –
Thân thiện – Giá rẻ - Nhanh chóng.
Để mang lại một hình ảnh theo sát như này thì chúng ta cần phải xây dựng 2
yếu tố đó là: Xây dựng hình ảnh thương hiệu trong nội bộ công ty và xây dựng hình
ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng thông qua 5 nguyên tắc: Khác biệt, Cộng
tác, Duy trì bảo vệ, Công nhận, Đổi mới.
1. Khác biệt
Để tạo sự khác biệt của GO-VIET cho khách hàng cũng như đối thủ cạnh
tranh cần đánh mạnh vào giá trị cốt lõi cho GO-VIET là một hình ảnh mang đậm
bản sắc Việt, phong cách Việt và truyền thống văn hóa Việt.



- Đối với nội bộ công ty, chính từ các nhà lãnh đạo công ty phải đi đầu trong
công cuộc tạo giá trị khác biệt này. Họ phải hiểu mình đang cung cấp dịch vụ
cho người Việt để từ đó có thói quen làm việc, phong cách đời sống thuần
Việt để từ đó ảnh hưởng đến chính nhân viên của mình để tạo sự đồng nhất
trong chính nội bộ của công ty.
- Đối với khách hàng: sau tất cả những nỗ lực tạo sự khác biệt cho thương hiệu
thì cái cuối cùng mà họ cần đó chính là nó phải truyền tải được đến với
khách hàng và họ cảm nhận thấy rõ điều đó. Để thể hiện rõ điều này thì
những gì mà GO-VIET cần làm ngay đó là tạo dựng rõ hình ảnh và thái độ
của tài xế - người mà trực tiếp xúc với khách hàng sao cho mang lại giá trị
khác biệt như công ty mong đợi. Tiếp đó là thể hiện giá trị khác biệt đó qua
các công cụ của Marketing.
2. Cộng tác
Việc cộng tác từ nội bộ doanh nghiệp và cộng tác đối với chính khách hàng
là điều vô cùng quan trọng để xây dựng hình ảnh thương hiệu. Trong nội bộ phát
huy tối đa sự hợp tác, đồng lòng của nhà lãnh đạo đến nhân viên và tiếp là đến đội
ngũ tài xế của GO-VIET. Cần xác định rõ hướng đi trong thời gian tới của GOVIET là gì? Hình ảnh mà mình muốn đem lại cho khách hàng là gì? Chẳng hạn như
GO-VIET sẽ là một thương hiệu thân thiện thì từ nhà lãnh đạo đến nhân viên phải
luôn tạo ra sự vui vẻ, thân quen như người trong nhà, đối với tài xế luôn tận tình
lắng nghe những chia sẻ của khách hàng. Xây dựng một tập hợp khách hàng trung
thành và tài xế trung thành, cung cấp cho họ những lợi ích to lớn, từ đó cùng với
đội ngũ nhân viên của nội bộ doanh nghiệp tạo nên một mạng lưới liên hết to lớn
truyền tải hình ảnh của thương hiệu đến các khách hàng mới. Xây dựng trong tâm
trí khách hàng GO-VIET là một doanh nghiệp đoàn kết, vững mạnh tất cả các nhân
viên của doanh nghiệp cùng đồng lòng hướng đến mục tiêu mang đến sự phục vụ
tốt nhất đến với khách hàng



Cộng tác ngay với chính khách hàng,cùng khách hàng phát triển hình ảnh
thương hiệu đặc biệt là làm nổi bật rõ giá trị khác biệt mang đậm bản sắc Việt mà
GO-VIET muốn mong tới. Cùng khách hàng truyền thông những giá trị mang bản
sắc Việt như logo thương hiệu, cách ứng xử của GO-VIET dành cho khách hàng,...
3. Đổi mới
Luôn làm mới các chương trình truyền thông Marketing mới mẻ đầy tính thu
hút theo một lộ trình phù hợp với xu hướng bây giờ. Gia tăng giá trị trải nghiệm
cho khách hàng thông qua đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, có thái độ phục vụ thân
thiện, nhiệt tình, luôn luôn nói lời cảm ơn khách hàng sau khi họ hoàn thành việc
sử dụng dịch vụ.
4. Sự công nhận
- Khách hàng: lắng nghe những đóng góp tích cực từ khách hàng, mang đến
cho khách hàng những lợi ích về sự an tâm và thoải mái khi sử dụng dịch vụ
của GO-VIET. Sử dụng những hình ảnh mang đặc trưng của co người Việt để
trong tâm trí khách hàng luôn có dịch vụ của GO-VIET, để khách hàng luôn
muốn đi GO-VIET với những lợi ích họ sẽ được nhận. Thường xuyên có
những ưu đãi để họ có thể quay lại sử dụng nhiều lần, tạo thành thói quen
hay họ có thể sử dụng dịch vụ của GO-VIET làm phương tiện di chuyển
chính. Trả lời bất kỳ câu hỏi từ khách hàng về dịch vụ dù nó có khó nói như
thế nào. Giải đáp cho khách hàng để họ có thể yên tâm sử dụng dịch vụ, góp
phần tạo nên giá trị lòng tin trong khách hàng. Khách hàng cũ cũng chính là
những người tạo ra khách hàng mới cho GO-VIET, bởi những cảm nhận tốt
về dịch vụ sẽ được truyền lại với những người khác.
- Đối thủ cạnh tranh: Tạo ra những giá trị khác biệt dành cho khách hàng,
không dựa trên những giá trị mà đối thủ cạnh tranh đã thực hiện, có mục đích


hướng đến những giá trị riêng của GO-VIET. Thể hiện được GO-VIET mang
bản sắc Việt, tâm hồn Việt.
5. Duy trì và phát triển thương hiệu

Đưa GO-VIET vào trái tim của khách hàng ở Việt Nam, họ cảm nhận được
dịch vụ mà GO-VIET là một dịch vụ họ muốn gắn bó, tin tưởng. Với một thương
hiệu nghe tên đã thấy là dành cho người Việt thì sự phục vụ, cách ứng xử, giá trị về
cảm nhận hay giá trị tinh thân mà GO-VIET tạo ra cho khách hàng , hướng đến lợi
ích của khách hàng sẽ được duy trì lâu dài.
Giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến khách hàng, họ sẽ là người cộng
tác tốt cho GO-VIET, khách hàng họ luôn khách quan, dịch vụ nào tốt họ sẽ theo,
dịch vụ nào xấu họ có quyền không tham gia. Vậy cho nên GO-VIET không nên để
thương hiệu của mình rơi vào các tình huống bất lợi.
Luôn luôn hoàn thiện hệ thống và làm mới dịch vụ hiện tại phù hợp với nhu
cầu hiện tại của khách hàng. Song song với việc đó là thêm và tạo ra các dịch vụ
mới thành một ứng dụng thông minh đầy đủ tiện ích.
PHẦN 3: BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
TRONG BỐI CẢNH 4.0
1. Vấn đề GO-VIET cần xác định để bảo vệ thương hiệu trong bối cảnh 4.0
- Hiểu bản chất của tài sản trí tuệ :
Đó không chỉ đơn thuần là một đối tượng như nhãn hiệu,slogan của GOVIET. .Đó là một loại tài sản với đầy đủ tính năng pháp lý để “ mua bán” như bao
loại tài sản hữu hình khác của công ty .Giá dịch vụ phong phú và đa dạng mà
không có một “giá thị trường” nào có thể áp đặt lên giá trị của quyền sở hữu trí tuệ
mà GO-VIET đem đến trong thời đại ngày nay
- Liên tục tạo lập và bảo vệ :
Sức mạnh của quyền sở hữu trí tuệ sẽ thực sự phát huy khi cả tổ chức đồng
loạt nhận thức đúng và đầy đủ về giá trị của quyền sở hữu trí tuệ để liên tục tạo lập
và thực hiện việc bảo vệ nó.Theo mô hình kinh doanh truyền thống ,phải có dòng


vật chất tức các nhà xưởng ,máy móc ,thì mới tạo ra được dòng tri thức và từ dòng
tri thức mới tạo ra dòng tiền.Song thời đại 4.0 đã tạo ra các công ty không bị phụ
thuốc vào dòng vật chất như xe cộ ,nhà xưởng mà xây dựng và phát triển trên “nền
tảng” của công nghệ,của sự vô hình. Nắm bắt được điều này để phát triển trên nền

tri thức xe ôm công nghệ 4.0
- Quản trị thông minh :
GO-VIET phải khai thác tối đa đối tượng nhỏ lẻ sở hữu trí tuệ như một sản
phẩm của nhân viên,một ý tưởng của người quản lí ,một chiến dịch thực hiện trên
thực tế. Không nghĩ nhiều tới độc quyền mặc dù độc quyền là một trong những
quyền năng lớn nhất mà quyền sở hữu trí tuệ trao cho chủ sở hữu của nó mà hãy
nghĩ đến các giá trị và phương thức khai thác bởi luôn có một giới hạn về thời gian
bảo hộ của các đối tượng sở hữu trí tuệ ,trong khi một công nghệ được cho rằng tân
tiến hôm nay thì vẫn có thể bị lỗi thời trong ngày mai bởi đây là kỉ nguyên 4.0. GOVIET cần có cơ chế quản trị theo hệ thống và linh hoạt theo từng đối tượng chứ
không cứng nhắc như tài sản hữu hình
2. Phương án bảo vệ thương hiệu.
- Thứ nhất ,bảo hộ bằng pháp lý
Bảo vệ hình ảnh thương hiệu qua việc xác lập quyền sở hữu tại cơ quan quản
lý. Ra mắt rầm rộ và tuyên bố chiếm 35% thị trường xe ôm công nghệ chỉ sau 6
tuần thử nghiệm tại TP.HCM, thế nhưng giấy phép của đơn vị này vẫn là dấu hỏi.
Với 2 dịch vụ Go-Bike và Go-Send, nguồn tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết
thẩm quyền cấp phép thuộc Bộ Công Thương về thương mại điện tử.
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử và Thông tư
59/2015/TT-BTC của Bộ Công Thương quy định thương nhân phải đăng ký
website và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công Thương.
Tính đến ngày 17/9, Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ
Công Thương niêm yết danh sách 59 doanh nghiệp đã được cấp phép ứng dụng
cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Tuy nhiên, GO-VIET không có tên trong
danh sách các đơn vị đã được cấp phép.
Trong khi đó, danh sách này có các ứng dụng đang cạnh tranh trực tiếp với
GO-VIET trên thị trường gọi xe công nghệ như Grab, VATO và ứng dụng cung cấp
dịch vụ giao nhận như Lala Food Delivery, Now của Foody, Viren (Công ty TNHH
giao nhận vận chuyển Vina Rental)…
Với dịch vụ gọi xe 4 bánh, GO-VIET dự kiến ra mắt Go-Car trong 4 tháng
tới. Tuy nhiên, việc này cũng không dễ dàng. Hiện tại, Bộ Giao thông Vận tải



(GTVT) chỉ giới hạn một số lượng nhất định doanh nghiệp được tham gia đề án thí
điểm vận tải hành khách bằng hợp đồng điện tử.
Năm 2016, có 9 doanh nghiệp được Bộ GTVT cho phép thí điểm là Grab,
Uber Công ty cổ phần Ánh Dương (Vinasun), Công ty Cổ phần Vận tải 57 Hà Nội
(Thanh Cong Car), Công ty Cổ phần Sun Taxi (S.Car), Công ty Cổ phần Phát triển
Thương mại và Du lịch quốc tế Ngôi Sao (Vic.Car), Công ty cổ phần Hợp tác đầu
tư và Phát triển (Home Car), Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh (M.Car), Công ty
TNHH thương mại và dịch vụ Linh Trang (Taxi Long Biên; LB.Car).
Đầu năm 2018, sau khi kết thúc 2 năm thí điểm, Chính phủ cho phép gia hạn
thời gian kéo dài đến khi có Nghị định mới thay thế Nghị định 86/2014. Bất cứ
doanh nghiệp nào muốn tham gia vào lĩnh vực gọi xe công nghệ 4 bánh đều phải
đợi đến khi có Nghị định 86 mới. Tương tự, giấy phép với dịch vụ Go-Pay cũng là
vấn đề nan giải. Đơn vị này sẽ cần được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước. Trao
đổi với báo chí tại lễ ra mắt, đại diện GO-VIET cho biết doanh nghiệp có 3 lựa
chọn cho dịch vụ thanh toán điện tử: xin cấp phép mới; hợp tác với một đơn vị đã
được cấp phép; hoặc mua lại đơn vị đã được cấp phép. Hiện nay, GO-VIET đang
cân nhắc các lựa chọn, và chưa quyết định phương án cuối cùng.
- Thứ hai,bảo hộ bằng kỹ thuật:
Bảo vệ hình ảnh thương hiệu qua hoạt động truyền thông. Cần xây dựng cho
mình chiến lược truyền thông hiệu quả. Nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu
dùng đối với sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu của mình. Qua đây, cũng sẽ hạn
chế rủi ro người tiêu dùng bị mua phải sản phẩm mang thương hiệu vi phạm của
bên khác. Về phần này, có thể thấy Go Việt đã thực hiện khá tốt khi mang đến
không ít sự mới lạ, năng động thông qua màu sắc ấn tượng của logo và tạo ra độ
phủ song lớn về sự nhận diện.
Bảo vệ hình ảnh thương hiệu qua công tác xử lý vi phạm. Khi đã là chủ sở
hữu của hình ảnh thương hiệu. Bạn sẽ có các quyền được pháp luật công nhận. Như
vậy, trên thực tế sử dụng, nếu phát hiện hành vi vi phạm. Bạn cần thu thập thông tin

và báo cho cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời. Trong trường hợp hành vi vi
phạm gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Bạn có thể tiến hành khởi
kiện theo trình tự luật định để đòi quyền lợi chính đáng cho mình.
3. Xu hướng thời đại 4.0 : “Nói công nghiệp 4.0: Không thể bỏ qua công
nghệ gọi xe GO-VIET”
Trong cuộc cách mạng 4.0, DN là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Con
đường duy nhất là thay đổi để thích nghi và phát triển minh chứng là cuộc xâm
chiếm thị trường của các "ông lớn" gọi xe công nghệ . Loại hình dịch vụ GO-VIET


hoàn toàn mới này không hề tốn nhiều thời gian để thay đổi thói quen tiêu dùng của
người nội địa. Tiện lợi, giá cả phải chăng, ngay lập tức người tiêu dùng tự tìm tới.
Trong bối cảnh đó, các hãng xe ôm truyền thống buộc phải thay đổi mô hình quản
trị, tự vận động áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng để cạnh tranh. Rõ ràng,
trong sự vận động quá nhanh của xã hội, công nghệ, ai đứng lại người đó thua.



×