Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hàng giả hàng nhái nhóm 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.77 KB, 6 trang )

1. THẾ NÀO LÀ HÀNG GIẢ?
Hàng giả là gì?
Có bốn loại hàng giả:
- Giả về chất lượng và công dụng
• là hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với
nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa.
• Ví dụ: Vàng giả 9999 .ko đủ phần trăm tiêu chuẩn nhưng vẫn dc người bán
quảng cáo là vàng 9999
-

Giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, bao bì hàng hóa
• là hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì
cùng loại hàng hóa hoặc giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất,
đóng gói, lắp ráp hàng hóa trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa.


-

Giả về sở hữu trí tuệ
• là hàng hóa, bao bì hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân
biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng
đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, của tổ chức quản lý chỉ dẫn
địa lý hoặc sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ
thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.


-

Vi du: Các son nhái trên thị trường vẫn có mã vạch và bao bì giống y hết son thật.

Ví dụ: sách lậu, đĩa CD sao chép lậu.



Các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
• Gồm các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem
chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên,
địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng
hóa.


Ví dụ: sách của nhà xuất bản Kinh tế quốc dân , tem được làm giả ở các quán
photo trước cổng trường.

Thông thường, hàng giả có chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như trên. Ví dụ vừa
giả mạo nhãn hiệu hàng hóa vừa giả chất lượng, công dụng.
2. TÌNH HÌNH HÀNG GIẢ THẾ GIỚI.


Kinh doanh hàng giả hàng nhái không còn xa lạ với nhiều người tiêu dùng trên thế giới.
Thậm chí, ngành kinh doanh này đã trở thành một nguồn thu lợi đầy hấp dẫn với nhiều
công ty trong khi các khung quy định của pháp luật vẫn còn rất lỏng lẻo trong chuyện bản
quyền và định nghĩa hàng giả.
Số liệu năm 2016 của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy kim ngạch
thương mại hàng giả trên toàn cầu đã đạt 500 tỷ USD, chiếm 2,5% tổng kim ngạch nhập
khẩu toàn thế giới. Trong đó, những thương hiệu đến từ Mỹ, Italy hay Pháp là các nhãn
hàng chịu thiệt hại nhiều nhất. Ngược lại, những hãng sản xuất của Trung Quốc là được
lợi nhiều nhất khi đây là nguồn gốc chính của nhiều loại hàng giả, hàng nhái trên toàn
cầu.
Trong khi đó, báo cáo của GIPC thuộc Phòng thương mại Mỹ (USCC), khoảng 86% số
hàng nhái trên thế giới hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc. Mặc dù chính quyền Bắc
Kinh đã có nhiều biện pháp xử phạt và ngăn chặn tình trạng sản xuất hàng giả hàng nhái
nhưng với lợi nhuận khổng lồ, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ xô vào ngành này.

Báo cáo của GIPC cũng cho thấy ngành hàng nhái của Trung Quốc đem về cho nước này
396 tỷ USD mỗi năm. Xếp sau Trung Quốc là Ukraine với 0,43% thị phần hàng nhái với
tổng trị giá 2 tỷ USD.


Báo cáo của GIPC cũng cho thấy ngành hàng nhái của Trung Quốc đem về cho nước này
396 tỷ USD mỗi năm. Xếp sau Trung Quốc là Ukraine với 0,43% thị phần hàng nhái với


tổng trị giá 2 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng với 0,33% và 1,5 tỷ
USD.
Tại Trung Quốc, vấn đề hàng nhái, hàng giả đã trở thành câu chuyện quá bình thường.
Các nhà sản xuất có thể nhái mọi thứ, từ hàng thời trang, điện tử cho đến thực phẩm miễn
là chúng đem lại lợi nhuận.
Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng cũng chuộng hàng nhái hơn hàng thật do lối sống vật
chất ngày một tăng cao. Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc đã tạo nên một lớp trẻ
chuộng hàng hiệu, một xã hội đánh giá con người dựa trên những gì họ mặc, xe họ đi,
dùng điện thoại nào... Hệ quả là nhiều người tiêu dùng không thể mua hàng hiệu chuyển
sang các sản phẩm nhái để có thể “bằng bạn bằng bè”.
Thống kê cho thấy, mỗi năm hàng triệu lô hàng giả đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mặc
dù các cơ quan Chính phủ nước này đã cố gắng trấn áp nạn hàng giả nhưng vẫn không
thể nắm bắt được hết những sản phẩm giả mạo được nhập vào. Theo ước tính, có đến
khoảng 1,2 tỷ USD trong số 1,7 tỷ USD sản phẩm làm nhái mà Hoa Kỳ thu giữ có nguồn
gốc từ Trung Quốc và Hồng Kông.
Tại Pháp loại hàng hóa dễ bị làm giả nhiều nhất ở Pháp đó là các mặt hàng thời trang, đặc
biệt là thời trang cao cấp. Tại Pháp, các công ty hoạt động trong lĩnh vực thời trang cao
cấp chiếm thị phần lớn. Sự gia tăng theo cấp số nhân đã trở thành mối đe dọa đối với các
chủ thể kinh doanh.
Cảng Singapore là bến cảng sầm uất, nhộn nhịp nhất thế giới và là nơi trung chuyển hàng
hóa nhập khẩu, xuất khẩu giữa châu Âu, châu Á. Do tính chất quan trọng này mà

Singapore cũng gặp nguy cơ cao trở thành nơi tập kết và trung chuyển hàng giả, 30.944
mặt hàng thời trang bị làm giả, làm nhái xâm phạm bản quyền các nhãn hiệu nổi tiếng đã
bị Hải quan Singapore thu giữ như các nhãn hiệu Louis Vuitton, Furla, Hello Kitty,
Hermes, Gucci, Burberry….
Tại Australia, hàng năm lực lượng Biên giới Australia (ABF) nhận được trên 600 thông
báo từ các chủ sở hữu thương hiệu. Trong năm tài chính 2015-2016, đã có hơn 190.000
mặt hàng bị làm giả, hàng lậu bị tịch thu, trị giá khoảng 17 triệu USD, giày dép giả là một
trong những mặt hàng xâm nhập nhiều vào thị trường Australia.
3. TÌNH HÌNH HÀNG GIẢ TẠI VIỆT NAM

Video: />Ở Việt Nam - Hàng giả hay còn gọi là hàng fake quá dễ dàng thấy được bày bán ở mọi
nơi, dễ dàng mua.
Hàng giả, hàng nhái ngày càng “phủ sóng” ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế,
xã hội từ vật tư, máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, điện máy, thời trang… rồi các sản


phẩm liên quan đến sức khỏe con người như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… đã
ảnh hưởng đến người tiêu dùng rất nhiều về đời sống, sức khỏe, niểm tin.
Hầu hết các mặt hàng giả đều được nhập lậu từ Trung Quốc.
-

Ảnh hưởng hàng già đến đời sống của người Việt Nam



Ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng
Ví dụ: nhà mình mua nhầm phải một số lượng khá nhiều dầu gội sunsilk gói, họ
mang giao đến tận nhà, mẫu mã giống hệt nhau, nên khi phát hiện ra thì đã lỗ một
khoản tiền. Nhà dùng thì cũng không dùng được vì dùng tóc cứng, rối, khó chịu.


Ví dụ khác: chiếc kính gán mác hàng hiệu nhưng lại bán ở của hàng, bên đường,
trong chợ….. với giá siêu rẻ chỉ mấy chục ngàn đồng.
Hậu quả: anh Lê Mạnh Dũng, HCM được phản ánh trong chương trình “Chống
hàng lậu, hàng giả” thì anh mua kính ở cửa hàng, đeo xong thì mắt thấy khó chịu,
đi khám thì bị viêm và nguyên nhân do mắt kính giả.




Suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường.
Dù có cơ quan chức năng nhưng hàng giả vẫn được bày bán tràn lan và công khai,
người dân quả là hoang mang khi lựa chọn sản phẩm.



Làm giảm uy tín, thiệt hại kinh tế cho các nhà sản xuất chính hãng.
Hàng giả làm với thủ đoạn tinh vi khiến không thể phân biệt chúng với hàng chính
hãng, người tiêu dùng cũng không thể phân biệt được khiến họ dùng và cảm thấy
chất lượng sản phẩm kém và nghĩ sản phẩm công ty chất lượng kém.

Tại sao hàng giả vẫn tồn tại? Ngang nhiên buôn bán
• Hàng giả đem lại lợi nhuận cao cho người buôn bán.
• Người tiêu dùng dễ dãi trong việc tiêu dùng.
Ví dụ: ham đồ rẻ, hoặc dù gặp hàng nhái thì thì không lên tiếng tố cáo, tổ giác vì
không muốn phiền và cũng chưa thực sự phổ biến.
• Hàng giả ngày càng một tinh vi, không quá khác biệt với hàng thật.
• Phương thức mua bán hàng hóa dễ dàng, đặc biệt mua sắm trực tuyến.
• Cơ quan chức năng chưa kiểm soát hết được vì quá nhiều lý do.
5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Xã hội chuyển đổi từ nền kinh tế sx hàng loạt sang sản xuất theo yêu cầu kết hợp với

thông tin mở trên internet, chúng ta trở nên giàu thông tin và nghèo thời gian hơn. Điều
đó càng tồi tệ khi sản phẩm giả, nhái xuất hiện tràn lan trên thị trường. Làm sao để bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích chung của toàn xã hội?
• Xây dựng một thương hiệu mạnh củng cố hình ảnh, vị trí của sp và dn trong tâm
trí ntd
• ứng dụng công nghệ 4.0 lan tỏa thông điệp
• kết hợp với công nghệ 4.0 làm minh bạch thông tin hàng hóa để quản lý chặt chẽ
nguồn gốc xuất sứ sp



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×