Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hãy phân tích cả hai truyện cười tam đại con gà và nó phải bằng hai mày để làm rõ những đặc trưng của thể loại truyện ngắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.24 KB, 2 trang )

Hãy phân tích cả hai truyện cười Tam
đại con gà và Nó phải bằng hai mày để
làm rõ những đặc trưng của thể loại
truyện ngắn
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 04/08/2017

Luyện tập
Câu 1 - Luyện tập (Trang 80 - SGK Ngữ văn 10)
Hãy phân tích cả hai truyện cười (Tam đại con gà và Nó phải bằng hai mày) để làm rõ những đặc trưng
của thể loại truyện cười.
Bài làm:
Bài làm tham khảo:
Trong những câu chuyện kể dân gian, ngắn gọn nhưng thú vị nhất có lẽ là truyện cười. Từ trẻ nhỏ hay
người lớn khi đọc đều cảm thấy sảng khoái với tiếng cười câu chuyện mang lại. Chính những đặc trưng
của thể loại truyện này đã tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Nhưng nó phải bằng hai mày của thể loại truyện nằm trong chính cách xây dựng tình huống truyện. Tình
huống truyện cười luôn là những tình huống mâu thuẫn. Truyện bao giờ cũng đặt “cái đáng cười” vào
một tình huống để nó tự diễn tiến tự nhiên, nhanh chóng đi đến chỗ gay cấn rồi kết thúc bất ngờ.
Đối với truyện Tam đại con gà, câu chuyện có nhiều hành động và lời nói của thầy đồ có tác dụng gây
cười. Các hành động của "Ông thầy" như bảo học trò đọc khe khẽ, vì thầy cũng không chắc là đúng nên
phải "thận trọng" để giấu dốt. Hành động thứ hai là xin đài âm dương 3 lần, đây quả là hành động ngược
đời. Nếu thầy thực sự là người có tính cầu thị, đúng ra phải hỏi lại người có hiểu biết hơn mình để giảng
giải cho học trò rõ nhưng lại tin vào bói toán. Ngồi bệ vệ trên giường, bảo học trò đọc to, đắc chí với sự
ngốc
nghếch
của
mình

không
biết.
Lời nói của thầy bao biện khi biết mình sai, đã tạo nên tiếng cười cho câu chuyện: Dủ dỉ là con dù


dì, Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà, Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà. Mục đích
mọi sự chống chế của thầy là để giấu dốt. Nó ngược hẳn với sự tự nhận thức của thầy ở trên. Chính
mâu thuẫn trái tự nhiên này đã tạo ra tiếng cười cho người đọc, người nghe câu chuyện. Các sự kiện
được sắp xếp theo trật tự tăng tiến. Mức độ phi lí và sự nực cười của lời nói và hành động ngày càng
được
đẩy
lên
cao.
Đối với truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, cũng xây dựng tình huống truyện khá độc đáo, đó là tình
huống xử kiện. Tình huống của truyện cười này được dựng lên từ hai mâu thuẫn trong truyện: lí trưởng
nổi tiếng xử kiện; Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy lí. Người nghe, người đọc bị cuốn vào sự tò mò:
Lí trưởng giỏi sử kiện sẽ xử thế nào trong tình huống nhận đút lót từ hai phía. Sức hấp dẫn của truyện
cũng
nằm
trong
chính
điều
đó.
Nét đặc trưng thứ hai của thể loại truyện cười là tính kịch, yếu tố kịch. Mỗi truyện như một màn kịch
nhỏ
xoay
quanh
mâu
thuẫn
gây
cười.
Trong Tam đại con gà, yếu tố kịch nằm chi tiết thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học
trò hỏi gấp và chi tiết bố học trò đang cuốc đất ngoài vườn, nghe thầy dạy sai, bỏ cuốc chạy vào. Thầy lí
bị rơi vào một tình huống khó, phải tìm ngay cách xử trí gấp. Nhưng chính những kịch tính này đã thúc
đẩy câu chuyện phát triển, xúc tác cho tình huống truyện diễn ra nhanh chóng, mang đến tiếng cười cho

truyện.


Ở truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, kịch tính được thể hiện qua lời nói và động tác giữa hai nhân vật.
Cải cảm thấy yên tâm sẽ được thắng kiện vì đã đút lót cho quan, nhưng hành động xử kiện của thầy lí
thật bất ngờ, cách giải thích của thầy lí cũng bất ngờ khiến Cải không kịp trở tay, rơi vào tình trạng bi hài,
“tiền
mất,
tật
mang”.
Thứ ba, các truyện cười thường có dung lượng ngắn, chi tiết cô động, hành động của nhân vật dứt
khoát, kết cấu lôgíc chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên tưởng bất ngờ.
Cả hai truyện cười đã mang lại tiếng cười cho người đọc, nhưng đằng sau mỗi truyện cười lại ẩn chứa
một ý nghĩa sâu xa, đó là tiếng cười đả kích, châm biếm hoặc phê phán những thói hư, tật xấu, những hủ
tục lạc hậu. Những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của truyện cười đã góp phần làm nên thành
công cho mỗi câu chuyện, Để đến hôm nay, qua biết bao thế hệ, những câu chuyện đó vẫn được ông bà
dạy lại cho con cháu như những bài học kinh nghiệm về cách ứng nhân xử thế ở đời.



×