Bộ môn Truyền thông marketing – Khoa
Marketing Đại học Kinh tế quốc dân
1
Mục tiêu chương
Mục đích của chương này nhằm cung cấp cho người
học cái nhìn tổng quan về các khía cạnh kinh tế
(quảng cáo với các chỉ tiêu chi phí và giá cả, các lợi
ích kinh tế của quảng cáo …) cũng như các khía cạnh
xã hội của quảng cáo (quảng cáo với giá trị văn hóa,
quảng cáo với mức sống, lòng tin và trách nhiệm, các
khía cạnh đạo đức, pháp lý của quảng cáo)
2
2.1 Các khía cạnh kinh tế của quảng cáo
Các đóng góp của quảng cáo trong kinh tế có thể được
nhìn nhận ở khía cạnh giúp người tiêu dùng nhận thức về
sản phẩm, dịch vụ và cung cấp thông tin cho việc ra quyết
định.
Vấn đề đạo đức trong quảng cáo nói riêng và trong truyền
thông marketing nói chung liên quan đến những hành vi
trong hoạt động quảng cáo có tính đạo đức như: trung
thực, nhân đức, bảo đảm danh dự hay lòng tin
2.1 Các khía cạnh kinh tế của quảng cáo
Mặc dù mọi hoạt động quảng cáo đều có mục tiêu nhưng
đôi khi phải đối mặt với vấn đề đạo đức khi quảng cáo
một số ấn phẩm đặc biệt và nhắm vào phân khúc thị
trường dễ bị tổn thương
Quảng cáo là công cụ tiếp cận rất sâu rộng các loại đối
tượng trong xã hội, đến suy nghĩ và hành vi của người tiêu
dùng. Với khả năng truyền bá sâu rộng và có sức thuyết
phục, quảng cáo được coi là có tác động rất lớn đến lối
sống và các giá trị của một xã hội với nhiều mặt tích cực
và hạn chế
2.1 Các khía cạnh kinh tế của quảng cáo
Hoạt động quảng cáo cũng có những ảnh hưởng tiêu cực
như gây nhiễu, thông tin sai lệch, thiếu trung thực.
Quảng cáo cơ bản là một ngành kinh doanh, là hoạt động
vì lợi ích kinh tế của các công ty, tác động đến quyết định
mua sắm của người tiêu dùng, là một phần không thể thiếu
của kinh tế thị trường.
Quảng cáo giúp các công ty cung cấp thông tin cho người
tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm tới thị trường tiềm năng
một cách hiệu quả và kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất.
2.1 Các khía cạnh kinh tế của quảng cáo
Quảng cáo là kênh truyền thông không thể thiếu trong đời
sống hiện đại; nó không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức và
hành vi của người tiêu dùng mà còn góp phần thay đổi
nhận thức của công chúng về hoạt động của doanh nghiệp,
nhờ đó đẩy nhanh việc chấp nhận sản phẩm hay các ý
tưởng mới
Hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp góp phần vào
việc hình thành những thói quen mới, tiến bộ hơn đồng
thời từ bỏ những thói quen cũ lạc hậu ở công chúng nói
chung.
2.1 Các khía cạnh kinh tế của quảng cáo
Quảng cáo với chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Quảng cáo với giá bán của sản phẩm
Quảng cáo với chi phí cạnh tranh giới hạn
2.2 Các khía cạnh xã hội của quảng cáo
Vấn đề đạo đức trong quảng cáo
Quảng cáo với các yếu tố xã hội
Quảng cáo với các yếu tố văn hóa
Quảng cáo với những đối tượng chuyên biệt: phụ nữ, trẻ
em, người khuyết tật, người cao tuổi
8
Danh mục tài liệu tham khảo của chương 1
Quảng cáo – Lý thuyết và thực hành – Bộ môn
Marketing – Đại học Kinh tế quốc dân (1991)
Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị - Lê Hoàng Quân,
NXB Khoa học kỹ thuật – 1999
Website đăng tải các bài báo của giáo sư, nhà nghiên
cứu về khía cạnh kinh tế, xã hội, đạo đức, văn hóa,
luật pháp liên quan đến quảng cáo.
9