Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG cơ QUAN NHÀ nước THÀNH PHỐ hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.11 KB, 10 trang )

KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
MỤC LỤC

I. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước thành
phố Hải Dương.....................................................................................................1
1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước.............................................1
2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.....................................2
II. Mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn
2013 -2015............................................................................................................3
1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................3
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015..........................................................................3
3. Định hướng đến năm 2020................................................................................4
III. Nội dung của kế hoạch....................................................................................4
1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật................................................................................4
2. Phát triển ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước.............................5
3. Phát triển ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp.........................5
4. Phát triển nguồn nhân lực CNTT......................................................................6
5. Lộ trình kinh phí thực hiện................................................................................6
MỤC LỤC.............................................................................................................8


I. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà
nước thành phố Hải Dương.
1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
Được sự quan tâm của Bộ thông tin và truyền thông, sự hỗ trợ của
Microsoft Việt Nam, năm 2008-2009 thành phố Hải Dương đã triển khai đồng
bộ phần mềm quản lý văn bản Hồ sơ công việc, phần mềm thư điện tử chuyên
dụng, cổng thông tin Internet dùng chung và 45 cổng thành viên cho các cơ
quan nhà nước. Phần mềm này sử dụng dựa trên nền tảng khung chính phủ điện
tử (CGF) của Microsoft nên có tính đồng bộ và sự liên kết cao, đảm bảo phục


vụ công tác quản lý, điều hành của UBND thành phố với cấp Sở, ban ngành,
UBND cấp huyện. Hiện tại các đơn vị được cài đặt phần mềm đã thực hiện
kiểm duyệt nội dung văn bản đi , đến và đang dần từng bước thực hiện xử lý hồ
sơ công việc thông qua phần mềm. Các đơn vị sẽ gửi nhận văn bản qua đường
điện tử.
Nhiều cán bộ, công chức, viên chức tự tạo hộp thư riêng từ các nhà cung
cấp hệ thống thư điện tử khác để sử dụng.
Các ứng dụng trong quản lý chuyên ngành: 58% các sở, ban, ngành thuộc
tỉnh đã ứng dụng các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác quản lý như:
Phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, bản đồ số (Sở Tài nguyên và Môi
trường), phần mềm quản lý dự án và quản lý kế hoạch đầu tư ( Sở kế hoạch và
đầu tư), Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện về quản lý bệnh nhân, quản lý
dược, viện phí, bảo hiểm y tế,..( Sở Y tế); phần mềm quản lý cán bộ, công chức,
viên chức (Sở Nội vụ), phần mềm quản lý công tác thi đua khen thưởng, phần
mềm quản lý giáo dục và phần mềm quản lý tài chính… và bước đầu xây dựng
cơ sở dữ liệu điện tử về hồ sơ đơn thư khiếu nại tố cáo.
Hệ thống giao ban trực tuyến đã hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả
trong các cuộc họp chỉ đạo điều hành của UBND thành phố, các sở, ban, ngành
với UBND các huyện.


Việc ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục phục vụ công tác quản lý,
giảng dạy và đào tạo tin học bước đầu mang lại hiệu quả. 100% các trường
trung học phổ thông là có giảng dạy tin học, Trung học cơ sở 45% trường giảng
dạy môn tin học và 25% các trường tiểu học có môn học này.
Các phần mềm ứng dụng nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao
chất lượng quản lý giáo dục gồm: phần mềm quản lý cán bộ (Pemis); quản lý
học sinh (Emis); quản lý điểm (ShoolView); phần mềm sắp xếp thời khóa biểu;
phần mềm quản lý thi; phần mềm xây dựng và quản lý ngân hàng đề thi trắc
nghiệm; phần mềm trộn đề trắc nghiệm; phần mềm quản lý thư viện,…

2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
Hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Đã cung cấp 1589 dịch vụ hành chính
công tại các đơn vị: Sở thông tin và Truyền thông; Sở kế hoạch và Đầu tư; Cục
thuế thành phố; công an thành phố.
Năm 2010 thành phố Hải Dương cho xây dựng và đưa vào phục vụ các
dịch vụ công trực tuyến sau:
- Ngành xây dựng: Cấp phép xây dựng các công trình công nghiệp, dịch
vụ và công trình dân dụng không phải nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật; cấp
chứng chỉ quy hoạch xây dụng, chứng chỉ hành nghề xây dựng, tra cứu định
mức, đơn giá xây dựng cơ bản.
- Ngành Y tế: Cấp và gia hạn chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh tư
nhân, chứng chỉ hành nghề dược.
- Ngành Tài nguyên và môi trường: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các tổ chức đang sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với
trường hợp phải xin phép, chuyển mục đích sử dụng đất với trường hợp không
phải xin phép của tổ chức kinh tế.
- Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội: Mô đun lao động, việc làm.
-Thành phố Hải Dương: Dịch vụ công trực tuyến cấp phép kinh doanh hộ
cá thể, hệ thống ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa.
II. Mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
giai đoạn 2013 -2015


1. Mục tiêu tổng quát.
- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trên diện rộng
cho người dân và doanh nghiệp.
- Hướng tới xây dựng thành công nền hành chính điện tử: Xây dựng,
hoàn thiện các hệ thống thông tin; tạo môi trường làm việc điện tử diện rộng ổn
định giữa các cơ quan nhà nước trong thành phố nhằm nâng cao năng suất, hiệu
quả làm việc; giảm thời gian, chi phí hoạt động của cơ quan nhà nước.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
a/ Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước.
- 75% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước
(từ cấp huyện trở lên) hoàn toàn dưới dạng điện tử;
- Đảm bảo các điều kiện kỹ thuật để 100% cơ quan nhà nước từ cấp
phòng (thuộc UBND huyện, thành phố) trở lên quản lý, điều hành công việc
thông qua hệ thống văn phòng điện tử.
- 100% UBND xã, phường được kết nối Internet. Phấn đấu từ 20% đến
30% các xã, phường sử dụng phần mềm quản lý văn bản – hồ sơ công việc để
lưu trữ, quản lý; nhận trển 60% số lượng văn bản chỉ đạo, điều hành thông qua
hệ thống thư điện tử.
- 80% cán bộ công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong
công việc;
- 70% các cuộc họp chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, các sở, ban,
ngành với UBND các huyện thực hiện trên môi trường mạng;
- 100% hồ sơ quản lý cán bộ công chức các cấp được quản lý chung trên
mạng;
- Trên 30% số lượng các gói thầu sử dụng vốn nhà nước được đấu thầu
qua mạng, các thông tin về đấu thầu (kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu,
danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu, kết quả đấu thầu) được đăng tải trên
mạng;
- Phần đấu 10% các cơ quan, ban, ngành sử dụng chữ ký số;


- Xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa để quản lý và cung cấp các thông tin, hỗ
trợ cho lãnh đạo thành phố, lãnh đọa các sở, ban, ngành trong điều hành công
tác và ra quyết định.
b/ Ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp
- 100% các cơ quan chính quyền nhà nước từ sở, ban, ngành, UBND
huyện, thành phố trở lên tham gia chuyên mục hỏi đáp trên cổng thông tin điện

tử của thành phố. 15-20% các xã phường tham gia trao đổi, đối thoại với người
dân, doanh nghiệp trên chuyên mục hỏi – đáp của Cổng thông tin điện tử.
- 100% các dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 2 trở lên, 30% dịch vụ
công cơ bản trực tuyến từ mức độ 3, thử nghiệm một số dịch vụ công trực tuyến
ở mức độ 4.
- 65% hồ sơ thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng và 25% hồ sơ
thuế của người dân nộp qua mạng.
- 100% UBND huyện , thành phố được ứng dụng CNTT tại bộ phận 1
cửa;
- Thực hiện việc đăng ký thường trú qua mạng tại một số phường trọng
điểm và các điểm du lịch;
- Tăng cường ứng dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý và giảng
dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở 100% các trường Trung học phổ thông,
Trung tâm giáo dục thường xuyên. Đẩy mạnh việc đưa giảng dạy tin học từ 3040% các trường Tiểu học; 55-70% ở các Trung học cơ sở và một số trường
Mầm non trọng điểm.
- Thực hiện thí điểm công bố điểm thi qua mạng tại một số trường chuyên
nghiệp và phổ thông trung học.
3. Định hướng đến năm 2020
-Nâng cao năng lực phục vụ qua hệ thống mạng, tạo lập môi trường
mạng rộng khắp, phục vụ đa số các hoạt động của cơ quan nhà nước. Cán bộ,
công chức có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác
nhau.


- Trên 50% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 3,4; tích
hợp các dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi.
III. Nội dung của kế hoạch
1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu tập trung của thành phố
- Tiếp tục xây dựng mạng LAN, máy chủ, máy trạm và đường truyền kết

nối cho các huyện với thành phố và các sở, ban, ngành; thay thế thiết bị đã cũ để
tạo đồng bộ về cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sử dụng của thành phố;
- Trang thiết bị hệ thống mạng LAN, máy tính, máy chủ, thiết bị phụ trợ
và đường truyền kết nối cho một số phòng, ban thuộc UBND huyện, thành phố
và một số UBND cấp xã.
- Thành lập tổ bảo dưỡng, ứng cứu sự cố máy tính thuộc trung tâm CNTT
và viễn thông Hải Dương.
- Thành lập tổ quản lý ứng dụng chữ ký số thuộ Sở thông tin và truyền
thông đáp ứng nhu cầu sử dụng chữ ký số.
2. Phát triển ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Cài đặt phần mềm văn phòng điện tử đến 100% phòng, ban thuộc
UBND huyện, thành phố và một số đơn vị cấp xã.
- Mua sắm bổ sung bản quyền phần mềm thư điện tử; tiếp tục cung cấp.
hướng dẫn sử dụng hệ thống thư điện tử cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức
trong thành phố.
- Nâng cấp cổng thông tin nội bộ đảm bảo tích hợp thêm các hệ thống
quản lý và dữ liệu phục vụ công tác điều hành của các cơ quan, đơn vị;
- Xây dựng hệ thống thông tin Quản lý hộ khẩn trên địa bàn thành phố
Hải Dương.
- Xây dựng, nâng cấp, và hoàn thiện phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ,
công chức, viên chức trong toàn thành phố;
- Triển khai thí điểm ứng dụng chữ ký số tại một số cơ quan đơn vị trong
thành phố.
3. Phát triển ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp


- Triển khai mở rộng hệ thống thông tin quản lý hộ tịch trên địa bàn thành
phố;
- Xây dựng dịch vụ công trực tuyển kê khai thuế, đấu thầu của thành phố
trên cổng thông tin điện tử.

- Xây dựng dịch vụ công trực tuyến đăng ký tuyển sinh, công bố điểm thi
cho một số trường chuyên nghiệp và phổ thông trung học trên cổng thông tin
điện tử của thành phố;
- Nâng cấp dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 lên mức độ 4 cho các
dịch vụ công tại sở Thông tin và Truyền thông (cấp phép xuất bản tài liệu không
kinh doanh, cấp phép xuất bản bản tin, cấp phép hoạt động ngành in, cấp phép
tổ chức họp báo, cấp phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm).
- Nâng cấp dịch vụ công trực tuyến cơ bản từ mức 1,2 lên mức 3.
- Xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội thành phố Hải
Dương
- Xây dựng hệ thống 14 cơ sở dữ liệu chuyên ngành trọng điểm thành phố
Hải Dương (về cư dân, đất đai, lao động, y tế, giáo dục…)
- Nâng cấp hệ thống bản đồ điện tử thành phố Hải Dương.
4. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
- Giai đoạn này thành phố Hải Dương tiếp tục thực hiện chính sách thu
hút cán bộ và hỗ trợ cán bộ làm CNTT của thành phố;
- Tiếp tục đào tạo trình độ tin học cơ bản, ứng dụng CNTT cho cán bộ cấp
xã;
- Tổ chức chương trình đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng ứng
dụng và khai thác CNTT cho 100% cán bộ công chức theo các mức độ và lĩnh
vực chuyên trách khác nhau.
- Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ CNTT (trình độ sau đại học), đào
tạo chuyên sâu cho các đối tượng quản trị mạng;
- Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO);
- Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo CNTT tại các trường
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các trường chuyên nghiệp thành phố.


- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm cho cán bộ chuyên trách
CNTT;

- Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
5. Lộ trình kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí dự kiến đầu tư: 90 triệu đồng.
Trong đó:
- Nguồn ngân sách nhà nước: 65 triệu đồng.
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ, vốn khác: 25 triệu đồng.


Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn kinh phí
2013
Nguồn ngân sách nhà nước
32
Nguồn vốn tài trợ, hỗ trợ, vốn

2014
20
17

2015
13
8

khác
Cộng

37

21


37




×