THAM LUẬN
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TỈNH LONG AN
Trình bày: Ông Lê Văn Bích
Giám đốc sở TT&TT tỉnh Long An
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước cấp huyện:
Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (Quyết định số
1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền
thông", Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015), UBND tỉnh Long An
đã ban hành Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND
tỉnh Long An về việc ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015;
Ban Thường vụ Tỉnh Ủy ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 29/5/2012 về việc
tăng cường sự lãnh đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống
chính trị. Tỉnh đã quan tâm đầu tư, triển khai ứng dụng CNTT cho cơ quan nhà
nước của tỉnh, đặc biệt là UBND cấp huyện, cụ thể như sau:
Về cơ sở hạ tầng CNTT: 100% UBND huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh
đã xây dựng mạng nội bộ (LAN) kết nối các phòng ban, đơn vị quan trọng;
Mạng truyền số liệu chuyên dụng bước đầu đã hình thành, kết nối đến tất cả 14
huyện, thành phố bước đầu phục vụ cho Hệ thống Hội nghị truyền hình trực
tuyến từ tỉnh về huyện; hạ tầng phần cứng cơ bản đáp ứng cho công tác triển
khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước cấp huyện.
Ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành: Hệ thống
thư điện tử của tỉnh đã được xây dựng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu trao đổi
thông tin, gửi nhận văn bản trong các cơ quan nhà nước. UBND tỉnh đã quán
triệt triển khai thực hiện nghiêm túc việc gửi, nhận văn bản qua hệ thống thư
điện tử của tỉnh. Đến nay, tỷ lệ các cơ quan, đơn vị, CBCC được cấp hộp thư
điện tử của tỉnh đạt xấp xỉ 100%, tỷ lệ người sử dụng thường xuyên ước đạt
khoảng 80% số email được cấp; nhiều huyện đã quan tâm, tập trung triển khai
ứng dụng Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng (đã
triển khai 05 UBND huyện và đang thực hiện thủ tục triển khai cho các huyện còn
lại); Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến đã được đầu tư đến 14/14 UBND
cấp huyện và đang vận hành ổn định, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều
hành từ tỉnh về huyện, tổ chức các cuộc họp trực tuyến giữa cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh đến các cơ quan cấp huyện, hỗ trợ đắc lực cho công tác cải cách
hành chính, góp phần tiết kiệm kinh phí theo đúng tinh thần Nghị quyết 11/NQ-
CP và từng bước hiện đại hóa nền hành chính thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP
của Chính phủ.
Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung đầu tư, xây dựng các hệ thống thông tin, cơ
sở dữ liệu, triển khai các ứng dụng chuyên ngành trọng điểm bằng giải pháp liên
thông kết nối, thống nhất trên quy mô toàn tỉnh, cụ thể: Hệ thống quản lý Hộ
tịch của ngành Tư pháp (Đã triển khai đến 14 huyện, thành phố và 190 xã trên
địa bàn tỉnh); Hệ thống quản lý cán bộ công chức, viên chức của tỉnh (Triển khai
đến 14 huyện, thành phố và tất cả các Sở ngành tỉnh); Phần mềm quản lý nhân
hộ khẩu của ngành Công an (Triển khai tại Công an tỉnh và 14 huyện, thành phố);
Phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện; …..
2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
Theo mô hình triển khai của TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2008 tỉnh đã quan
tâm, mạnh dạn triển khai ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác giải quyết thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông cho 14/14 UBND
cấp huyện, tập trung vào những loại thủ tục hành chính với lượng giao dịch lớn,
cần phải có giải pháp quản lý, giải quyết công việc đạt hiệu quả hơn (Cấp giấy
phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký kinh doanh; xử
phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh
doanh; trang thông tin điện tử tổng hợp phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo
Ủy ban nhân dân huyện…), giúp giảm thời gian xử lý công việc, tăng tính công
khai, minh bạch trong giải quyết các nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Song song đó, tỉnh đã đưa vào vận hành hệ thống tra cứu trực tuyến tình trạng
hồ sơ hành chính, giúp người dân có thể trực tiếp tra cứu thông tin về tình trạng
hồ sơ hành chính, thông qua Trang thông tin Một cửa điện tử của tỉnh
(); hệ thống trả lời tự động qua số điện thoại
(072.3888.888) và qua tin nhắn SMS (072.3618.888); đồng thời giúp cho lãnh
đạo huyện, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở ngành
liên quan theo dõi, giám sát tình hình giải quyết hồ sơ hành chính tại tất cả các
huyện, thành phố của tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai
đoạn 2011-2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2677/QĐ-UBND ngày
24/8/2011 về việc ban hành Kế hoạch Phát triển thông tin, truyền thông nông
thôn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011-2020. Hội Nông dân tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan vận động
nguồn tài trợ từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Công ty Viễn thông Long An,
triển khai được 34 điểm truy cập internet tại 34 xã nông thôn trong tỉnh với 58
máy tính cá nhân được kết nối internet băng rộng phục vụ cho người dân truy
cập Internet, tra cứu thông tin phục vụ cho sản xuất và nhu cầu thông tin.
Bên cạnh đó, công tác tập huấn, đào tạo kiến thức, kỹ năng sử dụng các
ứng dụng CNTT cũng được quan tâm; đào tạo theo hướng cầm tay chỉ việc, giúp
CBCC sử dụng thành thạo các phần mềm đã triển khai. Ngoài ra, được sự tài trợ
của Chi nhánh Viettel Long An, tỉnh đã tổ chức Chương trình đào tạo tin học
văn phòng cho cán bộ cấp xã, với 442 học viên tham dự, gồm: Chủ tịch, Phó
Chủ tịch xã, cán bộ tư pháp, cán bộ một cửa, góp phần nâng cao kiến thức, cải
thiện đáng kể kỹ năng sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT cho cán bộ cấp xã.
Nhìn chung, công tác triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
cấp huyện trên địa bàn Long An đã đạt được những kết quả rất cơ bản, tạo bước
chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động, nâng cao kỹ năng ứng dụng
CNTT của CBCC; tạo môi trường làm việc khoa học, hiệu quả, góp phần đáng kể
trong việc thực hiện cải cách hành chính, từng bước hiện đại hóa nền hành chính.
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
1. Thuận lợi:
- Ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước là chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đã được triển khai quán
triệt, CBCC có bước nhận thức cơ bản về sự cần thiết của việc đẩy mạnh ứng
dụng CNTT vào công tác quản lý hành chính nhà nước.
- UBND tỉnh rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho Sở TTTT triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, Sở TTTT cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực của các ngành chức
năng tỉnh có liên quan từ khâu khảo sát lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự án
cho đến triển khai thực hiện các dự án.
- Các dự án triển khai trong giai đoạn mà Đảng và Nhà nước từ Trung
ương đến địa phương đặt quyết tâm cao để thực hiện cải cách hành chính nhà
nước trên tinh thần dân chủ, công khai, phục vụ tốt nhất yêu cầu của nhân dân;
xác định một trong những yếu tố quan trọng góp phần mang lại hiệu quả là ứng
dụng CNTT vào công tác quản lý hành chính nhà nước, nên có sự tập trung quan
tâm chỉ đạo thường xuyên của Ban Lãnh đạo từ tỉnh đến huyện; Lãnh đạo các
phòng ban cấp huyện thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc triển khai thực
hiện dự án.
- Nhiều huyện đã tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO, từng bước sơ đồ hóa các quy trình, thủ tục nên thuận
tiện hơn cho việc triển khai các phần mềm ứng dụng CNTT vào trong công tác.
2. Khó khăn:
- Vẫn còn một bộ phận CBCC chưa nhận thức được hết tầm quan trọng
của việc ứng dụng CNTT nên chưa tích cực thay đổi thói quen làm việc thủ
công, chưa chủ động học tập và trau dồi nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT vào
trong công tác của mình; vẫn còn một số đơn vị chưa thật sự tích cực, chủ động
trong việc khai thác, sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT đã đầu tư. Nhiều
trang thông tin điện tử thiếu cập nhật thông tin, số lượng dịch vụ hành chính
công trực tuyến được triển khai còn chiếm tỷ lệ rất thấp, chưa hiệu quả.
- Một số chủ trương lớn về ứng dụng CNTT vẫn còn chậm triển khai,
thiếu sự hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời và cụ thể từ Trung ương, địa phương còn
lúng túng trong thực hiện như: triển khai sử dụng mạng truyền số liệu chuyên
dụng; sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong cơ quan nhà nước; phần mềm
quản lý văn bản điều hành và tác nghiệp; ứng dụng thông tin và truyền thông
xây dựng nông thôn mới,... An toàn thông tin vẫn là khâu yếu, chưa được đầu tư
thỏa đáng. Nguồn kinh phí của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc triển
khai ứng dụng CNTT theo chỉ đạo của Trung ương.
- Nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT còn thiếu và yếu, chủ yếu là
kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác triển khai ứng dụng CNTT và
thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương; chưa có cơ chế, chính sách thu hút
người giỏi về CNTT vào làm việc trong cơ quan nhà nước nên công tác tham
mưu, đề xuất giải pháp ứng dụng và phát triển CNTT còn nhiều hạn chế.
- Công tác triển khai ứng dụng CNTT chưa được thống nhất từ Trung
ương đến địa phương, xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lập giữa phần mềm
địa phương triển khai và ngành dọc triển khai xuống gây khó khăn cho các
phòng chuyên môn và CBCC tại các địa phương, làm lãng phí nguồn lực đầu tư;
Bộ thủ tục hành chính, các quy định của các ngành từ Trung ương đến địa
phương thường xuyên bị thay đổi nên rất khó khăn và làm ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả của việc triển khai ứng dụng CNTT.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Phải có sự quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các
cấp trong chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, tạo điều kiện cho việc triển khai ứng dụng
CNTT.
- Ứng dụng CNTT phải đi đôi với cải cách hành chính, quá trình cải cách
hành chính đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ứng dụng CNTT phải giải quyết, vì vậy
thủ tục hành chính phải ổn định thì ứng dụng CNTT mới đạt hiệu quả tốt; tăng
cường công tác cải tiến, thực hiện chuẩn hóa nghiệp vụ, sơ đồ hóa quy trình
nghiệp vụ để công tác triển khai ứng dụng CNTT được thuận lợi, hiệu quả hơn
và giám sát được tiến độ, chất lượng thực thi công vụ của CBCC-VC; xây dựng
và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan Đảng,
chính quyền, các đoàn thể với tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và
cải cách thủ tục hành chính.
- Cần phải ban hành các quy chế, quy định về quản lý, vận hành và sử
dụng các hệ thống thông tin đã được triển khai; xây dựng quy trình trao đổi, lưu
trữ, xử lý văn bản điện tử; quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; xây dựng
đội ngũ CBCC có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, ổn định trong
công tác, nhằm đảm bảo các hệ thống thông tin đã đầu tư được hoạt động liên
tục, hiệu quả, đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ tốt cho công tác.
- Phải có cơ chế duy trì, bảo dưỡng hạ tầng CNTT đã đầu tư, thường
xuyên rà soát, đầu tư nâng cấp, nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển
ứng dụng CNTT; phải có đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
tiếp nhận mã nguồn các phân hệ phần mềm đã triển khai để kịp thời hỗ trợ người
dùng trong quá trình cập nhật, chỉnh sửa, thay đổi theo quy định mới.
- Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết,
nhận thức về các lợi ích trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm thống nhất với các bộ, ngành
liên quan ban hành danh mục cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung và quy định,
công bố danh mục những phần mềm ngành dọc triển khai. Nghiên cứu xây dựng
chuẩn thống nhất cho từng cơ sở dữ liệu dùng chung, xây dựng ứng dụng truy
xuất cơ sở dữ liệu dùng chung (ưu tiên cơ sở dữ liệu trọng điểm) triển khai
thống nhất trong cả nước để tránh tình trạng các cơ quan, đơn vị tự xây dựng các
ứng dụng theo nhu cầu của cơ quan, đơn vị mình, không theo một chuẩn thống
nhất, dẫn đến việc không thực hiện được liên thông cơ sở dữ liệu giữa các cơ
quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương trên cả nước.
- Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đang là vấn đề khó và là
nhiệm vụ cấp thiết trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Kính đề nghị Bộ
TTTT chủ trì tổ chức các hoạt động diễn tập ứng cứu sự cố, các khóa đào tạo,
bồi dưỡng về hoạt động ứng cứu sự cố (Cụ thể: giải pháp phòng ngừa, phát
hiện, khắc phục sự cố, ...) cho CBCC chuyên trách, bán chuyên trách CNTT
(làm công tác quản lý, vận hành hệ thống; thành viên bộ phận điều phối tại địa
phương); Tổ chức các hoạt động cho Cán bộ chuyên trách CNTT có thể tham
quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng quản lý nhà nước về
CNTT.
- Công tác triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước đòi hỏi
phải có hạ tầng mạng dùng riêng đáp ứng tốt cho nhu cầu, nhằm đảm bảo an
toàn, an ninh thông tin và đáp ứng kịp thời cho nhu cầu xử lý công việc. Thời
gian qua, Trung ương đã đầu tư Mạng TSLCD nhưng thực tế việc tiếp cận sử
dụng mạng TSLCD của địa phương còn rất khó khăn, cơ chế quản lý vận hành
chưa được thống nhất, cước phí sử dụng đắt hơn nhiều so với các dịch vụ thuê
ngoài. Kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét có chính sách ưu đãi
(nếu được thì chỉ nên thu phí quản lý vận hành hệ thống mạng) nhằm khuyến
khích, bắt buộc tất cả các cơ quan nhà nước sử dụng, khai thác Mạng TSLCD
nhằm đảm bảo an toàn thông tin; Bộ cần phải theo dõi, nắm bắt hiện trạng sử
dụng Mạng TSLCD và có cơ chế quản lý vận hành, nâng cấp mạng nhằm kịp
thời phục vụ tốt hơn cho nhu cầu ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước./.