Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT tại DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.2 KB, 11 trang )

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI DOANH NGHIỆP

MỤC LỤC
I. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI DOANH NGHIỆP...................................................2
II. CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG CNTT VÀ TMĐT CỦA CÔNG TY.............................................6
III. KẾT LUẬN.............................................................................................................................9
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................11


I.

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI DOANH NGHIỆP

1. Sơ lược về Công ty:
Năm 1905 người Pháp đã xây dựng Nhà máy nước đầu tiên cung cấp nước sạch cho
khu vực nội thành thành phố Hải Phòng đặt tại Uông Bí – Quảng Ninh. Năm 1967
thành lập Nhà máy nước Hải Phòng, đến tháng 1 năm 2007 đổi tên thành Công ty
TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng trực thuộc sở Xây dựng Hải Phòng hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh sản phẩm công ích. Hiện nay, Công ty có 25 phòng, ban, xí
nghiệp sản xuất với 1170 cán bộ công nhân viên. Lĩnh vực hoạt đông sản xuất kinh
doanh của Công ty là khai thác sản xuất kinh doanh nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản
xuất và các nhu cầu khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Thực trạng ứng dụng CNTT tại Công ty
a. Về nhận thức:
Ban Lãnh đạo Công ty là những người năng động có tầm nhìn, đồng thời cũng là
người hiểu rất rõ lợi ích của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào
sản xuất kinh doanh đặc biệt là ngành công nghệ thông tin mang lại. Tuy nhiên việc
ứng dụng các phần mềm để phục vụ công tác chuyên môn chủ yếu do các Phòng Ban
đề xuất lên, mà vẫn chưa có một chiến lược tổng thể, thống nhất mang tính toàn diện
cho toàn Công ty.
b. Cơ sở hạ tầng:


Hiện nay Công ty có khoảng 300 máy vi tính trang bị cho các Phòng Ban để phục vụ
công việc hàng ngày. Các máy này được kết nối với nhau thông qua 3 máy tính chủ
đặt tại phòng CNTT. Mạng máy tính tại khu vực trung tâm sử dụng mạng LAN, các
máy tính được kết nối với nhau qua SWITCH, hệ điều hành mạng Window sever 2008
có thiết lập Domain, quản lý người dùng bằng hình thức phân quyền. Đối với các chi
nhánh ở xa việc kết nối với khu vực trung tâm truyền bằng VPN qua kết nối ADSL.
c. Phần mềm:
Các máy tính được cài các phần mềm phụ thuộc chức năng và công việc từng Phòng
Ban như: Window XP; Office, Telemetry, MIS, AutoCad; phần mềm hóa đơn Bars;
phần mềm kế toán Bravo, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm thư viện lưu trữ...

2


d. Website của công ty:

Website của Công ty mới được xây dựng năm 2007 ngoài mục đích quảng bá thương
hiệu của doanh nghiệp, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thứ của người dân trong việc sử
dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên nước, các sản phẩm, các dịch vụ. Website
còn là kênh kết nối, tư vấn hỗ trợ thông tin của doanh nghiệp với khách hàng.
e. Nguồn nhân lực:
Phòng CNTT được thành lập từ tháng 12 năm 2002 gồm
trưởng phòng, phó phòng và 5 nhân viên. Chức năng chính
của phòng là quản lý, bảo dưỡng, giám sát vận hành, đảm
bảo thông suốt mạng máy tính và các thiết bị tin học trong
Công ty. Quản trị mạng nội bộ, các Hệ thống mạng tin học mà công ty đang sử dụng,
phục vụ các phòng ban khai thác sử dụng hệ thống vào mục đích sản xuất kinh doanh.
f. Ứng dụng thương mại điện tử:
Hệ thống website của Công ty hiện mới chỉ dừng lại ở việc quảng bá thương hiệu,
thông tin về sản phẩm, dịch vụ, kết nối hỗ trợ thông tin với khách hàng, mà chưa có

ứng dụng thương mại điện tử như ký kết hợp đồng, thu tiền trực tuyến...
g. Hệ thống ERP:
Hiện nay Công ty đang sử dụng một số phần mềm như quản lý nhân sự, MIS, hóa
đơn, kế toán, thư viện phục vụ cho công tác quản lý. Ngoài ra Công ty đang kết hợp
với Công ty Schneider xây dựng Hệ thống SCADA để quản lý vận hành và bảo dưỡng
mạng lưới dự kiến cuối năm 2013 đi vào sử dụng.

3


3. Đánh giá hệ thống theo mô hình SWOT
Điểm mạnh

Điểm yếu

Đã có nền tảng ứng dụng công nghệ thông Là Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công
tin vào sản xuất kinh doanh từ năm 1998.

ích nên có những hạn chế nhất định khi đưa

Nhân sự trẻ, được đào tạo bài bản và chuyên ra quyết định đầu tư như việc phân bổ
sâu nên dễ dàng tiếp cận nhanh với công nguồn vốn, như mức độ yêu tiên từng dự
án, thời gian phê duyệt lâu trong khi CNTT

việc đặc biệt với công nghệ thông tin.
Bộ phận làm việc gián tiếp được trang bị

lại là trong lĩnh vực yêu cầu tính thời sự...
Ban Lãnh đạo chưa đánh giá xác đáng tính


đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ công việc.

cấp bách cần phải đầu tư tổng thể, đồng bộ

Đã xây dựng website riêng.

ngay vào lĩnh vực CNTT.
Tài chính còn hạn chế.
Chưa ứng dụng thương mại điện tử.

Cơ hội

Thách thức

Nhà nước đang khuyến khích và hỗ trợ Chi phí đầu tư toàn bộ Hệ thống đồng bộ là
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin khá tốn kém, còn nếu đầu tư theo từng giai
trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đoạn thì xẩy ra tình trạng thiếu đồng bộ.
Sự bùng nổ CNTT, sự cạnh tranh giữa các Cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo nhân
nhà cung cấp, cũng như hội nhập sâu rộng sự phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể.
giữa các nước trên thế giới.
4. Phân tích so sánh với 3 Công ty cấp nước khác trên toàn quốc
Tiêu chí

Công ty cấp nước
Hải phòng

Hải Dương

Hà Nội


Sài Gòn

Cơ sở hạ tầng

7

7

6

6

Phần mềm

5

7

7

7

Xây dựng cổng thông tin

7

6

8


8

Ứng dụng internet-marketing

5

5

5

5

4


Chất lượng nhân sự IT

6

8

6

6

Ứng dụng thương mại điện tử

4

4


4

4

Xây dựng phần mềm ERP

6

5

4

4

5. Phân tích kinh nghiệm, bài học từ các DN khác trong và ngoài nước.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của CNTT, nó
có thể số hóa tất cả các dữ liệu thông tin và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Tác
động của CNTT đối với xã hội loài người vô cùng to lớn, nó không chỉ thúc đẩy
nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn thay đổi trong phương thức lao động.
Chỉ cần với một thiết bị điện tử nhỏ cầm tay được trang bị Internet chúng ta dễ dàng
thu thập, chia sẻ dữ liệu thông tin cho nhau. CNTT đóng vai trò to lớn, quan trọng
góp phần giải phóng sức lao động, thúc đẩy phát triển hiện đại hoá các ngành kinh tế,
tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ
thông tin đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phương thức tổ chức và sản xuất. Cụ
thể ứng dụng CNTT tại các công ty Cấp nước ở các tỉnh, thành trong việc giảm nước
thất thoát đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh như Công ty
TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Hải Dương sau khi áp dụng tỷ lệ nước thất thoát
một số khu vực trước đây ≥ 20% giảm xuống khoảng 10%, Công ty TNHH MTV Cấp
thoát nước - Môi trường Bình Dương tỷ lệ thất thoát nước là 8,4%.

6. Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong cấp nước
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, các giai đoạn cụ thể để ứng dụng đầu tư
cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng tiết kiêm, bảo vệ nguồn nước thông
qua các phương tiện truyền thông.
Bên cạnh đó, cần phải xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao
theo từng giai đoạn cụ thể.
Cần xây dựng một cổng thông tin trực tuyến, website để làm nơi trao đổi, hỗ trợ
thông tin khách hàng. Ngoài ra cần phải luôn đổi mới cả về hình thức và thông tin, là
diễn đàn trao đổi cập nhật thông tin trong và ngoài ngành.

5


Ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, trao đổi thông tin
phản hồi như các khiếu nại, thanh toán qua mạng, bán hàng trực tuyến (nước đóng
bình) từng bước nâng cao vị thế của Công ty đối với khách hàng.
Ứng dụng các phần mềm và xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý
ngày một tốt hơn như phần mềm quản lý mạng lưới khách hàng, hệ thống Tekemetry,
MIS, quản lý nhân sự, quản lý thư viện, v.v…

II. CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG CNTT VÀ TMĐT CỦA CÔNG TY
Chiến lượng của Công ty là sẽ xây dựng phần
mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp (ERP).
Phần mền này có chức năng hỗ trợ và tự động
hoá toàn bộ các tác nghiệp của đội ngũ nhân
viên, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh và quản lý, các thông
tin được bảo mật tốt hơn, đồng thời ERP giúp tổ
chức lại các hoạt động của DN theo các quy

trình chuyên nghiệp.
ERP chỉ là một phần mềm duy nhất và các module của nó thực hiện các chức năng
tương tự như các phần mềm quản lý rời rạc, nhưng các module này còn làm được
nhiều hơn thế trong môi trường tích hợp. Tính tích hợp của hệ thống ERP được gọi là
tính “tổng thể hữu cơ” do các module có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các bộ
phận trong cơ thể chúng ta.
Các chức năng cơ bản của ERP gồm: Quản trị nhân sự tiền lương, quản trị tài chính,
quản trị sản xuất, quản trị nguồn cung, quản trị hoạt động kinh doanh, quản trị quan hệ
khách hàng.
1. Quản trị nhân sự tiền lương
Quản lý các thông tin hồ sơ nhân sự cho từng cán bộ
công nhân viên như: Cá nhân; Chế độ; Hợp đồng;
Trình độ; Ngạch, bậc lương, hệ số lương, phụ cấp;
Quá trình bổ nhiệm, miễn nhiệm; Quá trình công tác;

6


Quá trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị; Khen
thưởng kỷ luật; Quan hệ gia đình, xã hội; Diễn biến lương.
2. Quản trị tài chính
Nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh
doanh của một doanh nghiệp hay một tổ chức. Hay nói một cách khác, quản trị tài
chính là quản trị nguồn vốn, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp . Bao gồm
các module như Kế hoạch tài chính; Kế toán tổng hợp; Quản lý Thu – Chi; Quản lý
tài sản cố định; Báo cáo quản trị tài chính; Kết quả hoạt động kinh doanh.
Hệ thống được tích hợp các giao dịch như mua bán, xuất nhập kho cho phép giảm
thiểu thời gian nhập dữ liệu và đảm bảo tính chính xác cao.
3. Quản trị sản xuất
Quản trị các quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại.

Hoặc là quản trị quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành các sản
phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra.
4. Quản trị nguồn cung
Quy trình này cho phép doanh nghiệp quản lý nghiệp vụ mua hàng một cách xuyên
suốt từ khi có yêu cầu mua hàng cho đến khi nhận được hàng và thanh toán.
5. Quản trị hoạt động kinh doanh
Quản lý các thông tin từ khâu lập kế hoạch công tác, hợp đồng mua vật tư, hàng hóa,
thông tin nhà cung cấp, nhập kho, xuất kho, theo dõi công việc sản xuất của doanh
nghiệp như thông tin chi tiết các nguyên liệu đầu vào, sản lượng, doanh thu trên đầu
sản phẩm và hạch toán kế toán.
6. Quản trị quan hệ khách hàng
Cho phép Quản lý các thông tin của khách hàng, các dịch vụ cung cấp, hỗ trợ khách
hàng; khách hàng tiềm năng, mở rộng cung cấp dịch vụ, hình thức giao dịch với khách
hàng, chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
7. Kế hoạch hành động và các chỉ tiêu cụ thể
7.1. Các giai đoạn chính triển khai dự án ERP:

7


− Lựa chọn sơ bộ /Pre-selection Screening
− Đánh giá giải pháp phần mềm /Package Evaluation
− Lập kế hoạch dự án /Project Planning
− Phân tích sự khác biệt /Gap Analysis
− Tái cấu trúc /Reengineering
− Cấu hình, thiết lập hệ thống /Configuration
− Đào tạo đội triển khai /Implementation Team Training
− Kiểm tra, thử nghiệm /Testing
− Đào tạo người sử dụng /End-user Training
− Chạy thật hệ thống /Going Live

− Hỗ trợ vận hành hệ thống /Post-Implementation
7.2. Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống

7.3. Nguồn nhân lực:
− Hiện tại Công ty có 7 người thường trực chịu trách nhiệm chính về công tác vận
hành, bảo dưỡng hệ thống mạng máy tính cũ. Dự kiến sau khi hệ thống ERP đi vào
hoạt động sẽ bổ sung tăng cường thêm 3 người nữa về phòng CNTT.

8


− Chuyên gia bên ngoài để triển khai hệ thống: 10 người.
7.4. Thời gian xây dựng hệ thống ERP:
TT

Hạng mục công việc

Thời gian

1

Viết đề án

2 tháng

2

Thuê chuyên gia xây dựng hệ thống ERP

6 tháng


3

Vận hành chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện toàn bộ hệ

3 tháng

thống
4

Triển khai, hỗ trợ hướng dẫn ứng dụng thực tế

1 tháng

7.5. Doanh thu, lợi nhuận
Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng là một doanh nghiệp nhà nước phục vụ
công ích. Hiện nay công ty đang cấp nước cho toàn bộ khu vực nội thành và một số
vùng lân cận của thành phố Hải Phòng với tổng công suất khoảng 54 triệu m 3/năm, tỷ
lệ nước thất thoát khoảng 15%. Khi Hệ thống ERP đi vào hoạt động chỉ tính riêng tiền
giảm tỷ lệ nước thất thoát xuống còn 12% thì một năm công ty tiết kiệm số tiền là:
(15% - 12%)*54 triệu m3/năm*7800 đồng/m3 = 12,64 tỷ đồng
Tuy nhiên việc giảm thất thoát còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như công ty
phải đầu tư kinh phí hàng năm cho công tác vận hành bảo dưỡng các công trình mạng
lưới, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý ...
III. KẾT LUẬN
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đang và ngày càng thâm nhập mạnh mẽ vào hầu
hết các lĩnh vực ngành nghề do những lợi ích mà nó mang lại. Trong những năm vừa
qua Công ty Cấp nước đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sản
xuất kinh doanh và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Đồng thời theo quy hoạch của thành
phố thì trong tương lai công ty sẽ đầu tư xây dựng một số nhà máy nước mới tại Ngũ

Lão – H. Thủy Nguyên; Hưng Đạo – H. Kiến Thụy; Kim Sơn – H. An Dương, để phục
vụ cho các nhu cầu phát triển của thành phố. Khi hoàn thành tổng công suất các nhà
máy khoảng 1.000.000m3/ngày. Việc xây dựng hệ thống ERP sẽ là một bước đột phá
trong ngành cấp nước, giúp cho công ty hoàn thiện công tác quản lý, hoạt động sản

9


xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng ngày một tốt hơn như hỗ trợ,
cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc của khách hàng trực tuyến, thanh toán hóa
đơn qua mạng,... Dự án mang tính khả thi cao về mặt tài chính, đồng thời giúp công ty
chủ động, phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra nó còn
có ý nghĩa xã hội to lớn trong việc khai thác hợp lý và hiệu quả nguồn nước, góp phần
bảo vệ nguồn tài nguyên nước đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi các nguồn nước
đang bị ô nhiễm và cạn kiệt./.

10


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bài giảng “Quản trị hệ thống thông tin”
2. Tài liệu, văn bản của Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng.
3. Website: />4. Website: />
11



×