Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Dạng bài văn tự sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.92 KB, 2 trang )

Dạng bài văn tự sự
Người đăng: Chiến Thần - Ngày: 14/12/2017

Như chúng ta đã biết, tự sự là phương thức trình bày chuỗi các sự việc...Tự sự giúp người kể giải
thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê. Nếu kể lại sự việc bằng
miệng thì là điều quá dễ dàng. Tuy nhiên, kể bằng văn viết lại là điều rất khó. Bởi kể bằng văn sẽ khiến
cho văn bản dễ bị khô khan, nhàm chán. Do đó, kể cũng phải có nghệ thuật của nó. Hãy tham khảo một
số lưu ý khi làm bài tự sự và cùng tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây cuả Tech12h để nắm chắc
hơn về dạng bài này.

Bài viết gồm 2 phần:


Gợi ý cách làm dạng văn tự sự



Những bài văn mẫu - dạng văn tự sự

1. Gợi ý cách làm bài dạng văn tự sự
Muốn làm được bài văn tự sự hay thì mình phải là người chứng kiến hoặc nghe kể hoặc tham gia hoặc
gặp gỡ với nhân vật định kể, phải xác định được yêu cầu chủ yếu là kể người, kể việc, hay tường thuật
lại thì mới có được tri thức để vận dụng.
Các bước tiến hành làm một bài văn tự sự:


Bước 1:Tìm hiểu đề - Phải đọc kĩ và hiểu từng câu chữ của đề để nắm được yêu cầu cần thực
hiện cũng như định hướng về nội dung tự sự.




Bước 2: Lập ý - Sau khi đã xác định yêu cầu của đề, người viết phải hình dung ra nội dung sẽ
viết theo các yếu tố như: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.




Bước 3: Lập dàn ý - Các sự việc phải được lựa chọn, sắp xếp trình tự để đảm bảo diễn đạt được
diễn biến câu chuyện, thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới.



Bước 4: Viết thành bài - Sau khi đã có dàn ý, người viết phải tiến hành viết thành một bài văn tự
sự hoàn chỉnh theo kết cấu ba phần.

Lưu ý: Ngôi kể trong văn tự sự ta có thể kể bằng hai ngôi


Ngôi thứ nhất: Xưng tôi kể lại câu chuyện mình tham gia hoặc chứng kiến, người kể trực tiếp kể
ra những suy nghĩ của mình không bị gò bó bởi người khác, có thể bộc lộ tất cả những gì mình
muốn nói.



Ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu mặt chỉ gọi nhân vật bằng tên của chúng, không xuất hiện
trong chuyện nhưng biết tất cả lời nói, hành động của nhân vật có thể kể linh hoạt, tự do tất cả
những điều xảy ra trong tác phẩm.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×