Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Sinh học 9 bài 35: Ưu thế lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.5 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 9
BÀI 35: ƯU THẾ LAI
I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
1/Kiến thức
- Định nghĩa được hiện tượng ưu thế lai, nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
- Nêu được các phương pháp tạo ưu thế lai
- Hiểu và trình bày được k/n lai kinh tế và pp dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
2/Kĩ năng
- Quan sát tranh hình tìm kiến thức
- Giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học
- Tổng hợp, khai quát
Kĩ năng sống
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu những nguyên của hiện tượng
ưu thế lai
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp
3/ Thái độ.
Củng cố niềm tin vào khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu
II/ Phương pháp
- Vấn đáp - tìm tòi
- Giải quyết vấn đề
- Trực quan
- Dạy học nhóm
- Động não
III/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh phóng to hình 35 SGK
- HS: Xem trước bài nội dung bài.

TaiLieu.VN

Page 1




IV/ Tiến trình lên lớp.
1/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) Thế nào là hiện tượng thoái hoá ? Theo em vì sao có hiện tượng thoái hoá?
(?) Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần
nhằm mục đích gì?
3/ Bài mới.
a/ Khám phá.
GV: Trong chăn nuôi và trồng trọt ở một số loài có hiện tượng cơ thể lai F 1 có sức sống
cao, sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt...vượt trội hơn bố mẹ được gọi là ưu thế lai. Vậy ưu thế
lai là gì ? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng ưu thế lai, muốn thực hiện ưu thế lai cần thực
hiện các pp nào. Đó chính là nội dung chúng ta sẽ n/c hôm nay.
b/ Kết nối

Thời
gian

Hoạt động của giáo viên

9’

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hiện tượng thoái hoá
I/. Hiện tượng ưu thế lai
- Gv: Cho hs quan sát hình 35 và đưa ra vấn
đề:
- HS: Nêu được:

(?) So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ
phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F 1 trong
hình 35.

+ Chiều cao thân cây ngô
+ Chều dài bắp, số lượng hạt
- HS: Đưa ra nhận xét: Thân và bắp
ngô ở cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm
trội hơn so với bố mẹ.

- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai
(?) Vậy ưu thế lai là gì ? Cho thí dụ về ưu thế F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng

TaiLieu.VN

Page 2


lai ở thực vật và động vật ?

nhanh hơn, chống chịu tốt. Các tính
trạng năng suất cao hơn trung bình
giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố
mẹ.

- Gv: Cần nhấn mạnh hiện tượng ưu thế lai
được biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần
qua các thế hệ.

13’


Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
II/.Nguyên nhân của hiện
tượng ưu thế lai.
- Gv: Y/c hs đọc thông tin và cho hs thảo luận
các câu hỏi sau:
- HS: Tự thu thập thông tin
(?) Tại sao khi lai hai dòng thuần, ưu thế lai biểu
hiện rõ nhất?
- HS: Vì hầu hết các cặp gen ở
trạng thái dị hợp.
(?) Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ
F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
- HS: Vì xuất hiện nhiều gen trội ở
F1. qua các thế hệ giảm dần là do tỉ
lệ thể dị hợp giảm → hiện tượng
thoái hoá.
(?) Tại sao không dùng con lai F 1 của ưu thế lai
để nhân giống?
- HS: Vì năng suất giảm
(?) Vậy mốn duy trì ưu thế lai con người đã làm
gì?
- HS: Áp dụng phương pháp nhân
giống vô tính (giâm, chiết, ghép và
vi nhân giống)
- Gv: Cho hs tự rút ra kết luận:

TaiLieu.VN

- Sự tập trung gen trội có lợi ở cơ


Page 3


- Gv: Liên hệ thực tế về việc sử dụng hiện tượng thể F1 là một nguyên nhân của
ưu thế lai trong sản xuất.
hiện tượng ưu thế lai
- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở
F1 sau đó giảm dần qua các thế
hệ.
11’

Hoạt động 3: Tìm hiểu các phương pháp tạo ưu thế lai
III/ Các phương pháp tạo ưu thế
lai.
1/ Phương pháp tạo ưu thế lai ở
cây trồng.
- Gv: Cho hs đọc thông tin và trả lời câu hỏi sau:

- HS: Tự thu thập thông tin

(?) Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây
- HS: Phương pháp lai khác dòng và
trồng bằng phương pháp nào?
lai khác thứ
- Gv: Phân tích 2 phương pháp này:
+ PP lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn
rồi cho chúng giao phối với nhau. Phương pháp
này được sử dụng rộng rãi ở ngô có năng xuất
cao hơn từ 25 – 30% so với các giống ngô tốt

nhất đang được sử dụng.

- Để tạo ưu thế lai ở cây trồng
+ PP lai khác thứ được áp dụng thành công ở người ta chủ yếu dùng pp lai khác
lúa, tạo ra giống lúa F1 có năng suất tăng từ 20 dòng và lai khác thứ.
– 30% so với giống thuần tốt nhất. ( TD: DT 17,
DT10, OM80...)
2/ Phương pháp tạo ưu thế lai ở
vật nuôi.
- Gv: Cho hs nghiên cứu thông tin và trả lời câu
hỏi sau:
(?) Lai kinh tế là gì? Tại sao không con lai kinh
tế để nhân giống?

TaiLieu.VN

- HS: Tự thu thập thông tin

Page 4


- Lai kính tế: Là cho giao phối giữa
→ Nếu nhân giống thì thế hệ sau các gen lặn cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng
gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ được biểu hiện thuần khác nhau rồi dùng con lai F1
làm sản phẩm.
tính trạng.
- Gv: Cần nhấn mạnh và mở rộng thêm:
+ Con lai kinh tế thường dùng làm sản phẩm,
không làm giống.
+ Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống

trong nước: Thí dụ lai bò vàng Thanh Hoá với
bò Hônsten Hà Lan → con lai F1 chịu được
nóng, lượng sửa tăng...
5’

Hoạt động 4: Củng cố và tóm tắt bài
- Ưu thế lai là gì ? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?
- Tại sao khi lai lai 2 giống thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?
- Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?
- Muốn duy trì ưu thế lai người ta dùng biện pháp gì?
- Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng pp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp
nào được dùng phổ biến nhất, tại sao?
- Lai kinh tế là gì? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình tức nào? Cho thí dụ?

1’

Hoạt động 5: Hướng dẫn học nhà
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 104
- Xem trước nội dung bài 36

TaiLieu.VN

Page 5



×