Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Chính sách hợp tác văn hóa của hàn quốc với việt nam từ năm 1994 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THANH

CHÍNH SÁCH HỢP TÁC VĂN HÓA CỦA HÀN QUỐC
VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THANH

CHÍNH SÁCH HỢP TÁC VĂN HÓA CỦA HÀN QUỐC
VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG MINH HẰNG

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số


liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực
và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Người cam đoan

Phạm Thị Thanh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, cô giáo Khoa Quốc tế
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy,
truyền đạt vốn kiến thức quý báu, nền tảng kiến thức cơ bản để tôi có thể ứng
dụng vào luận văn và tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu cũng như quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Hoàng Minh
Hằng, đã dành thời gian, đã góp ý, hướng dẫn với sự tận tình và tâm huyết để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Quý cơ quan, đoàn
thể, các cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Phạm Thị Thanh


CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á


APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

CA-TBD

Châu Á – Thái Bình Dương

CNTB

Chủ nghĩa Tư bản

DCND

Dân chủ Nhân dân

DCCH

Dân chủ Cộng hòa

ĐBÁ

Đông Bắc Á

ĐHQG

Đại học Quốc gia

EDCF


Quỹ hợp tác phát triển kinh tế

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

KOICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

KHCN

Khoa Học Công Nghệ

KHXH&NV

Khoa học xã hội và nhân văn

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

UN

Liên Hợp Quốc

WB

Ngân hàng thế giới


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………….......1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………………………3
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài……………………………………………………….8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………………………....9
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu…………………………………....9
6. Đóng góp của luận văn………………………………………………………………10
7. Bố cục luận văn………………………………………………………………………10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỢP TÁC VĂN HÓA CỦA
HÀN QUỐC VỚI VIỆT NAM…………………………………………………………12
1.1. Một số khái niệm và quan điểm về hợp tác văn hóa……………………………..12
1.2. Khái quát về lịch sử quan hệ Hàn - Việt và hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với
Việt Nam trước năm 1994……………………………………………………………...15
1.2.1. Khái quát về lịch sử quan hệ Hàn – Việt………………………………………...15
1.2.2. Quan hệ hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt Nam trước năm 1994……....20
1.3. Cơ sở hoạch định chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt Nam…..22
1.3.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực từ sau Chiến tranh lạnh……………………….....22
1.3.2. Chiến lược khuyếch trương văn hóa của Hàn Quốc ở khu vực Châu Á………27
1.3.3. Nhận thức lợi ích của Hàn Quốc trong hợp tác văn hóa với Việt Nam………..36
Tiểu kết………………………………………………………………………………….39
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ THỰC TẾ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH HỢP TÁC

VĂN HÓA CỦA HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM TỪ 1994 ĐẾN NAY…………………42
2.1. Quá trình triển khai nội dung chính sách………………………………………...42
2.2. Thực tế triển khai chính sách hợp tác văn hóa trên các lĩnh vực……………….44
2.2.1. Chú trọng hợp tác về văn hóa – nghệ thuật……………………………………...45
2.2.2. Đẩy mạnh hợp tác về giáo dục – đào tạo và khoa học…………………………..53
2.2.3. Mở rộng hợp tác về thể thao, báo chí và truyền thông…………………………..61


Tiểu kết………………………………………………………………………………….63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH HỢP TÁC
VĂN HÓA CỦA HÀN QUỐC VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY VÀ GỢI
Ý CHO VIỆT NAM…………………………………………………………………….66
3.1. Một số nhận xét về chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt Nam…66
3.1.1. Chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt Nam thể hiện thái độ thiện
chí của nước này………………………………………………………………………...66
3.1.2. Chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc thể hiện rất rõ mục đích và hiệu quả
kinh tế……………………………………………………………………………………67
3.1.3. Chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc được thực hiện trên cơ sở triệt để
khai thác các lợi thế và sự tương đồng văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam………………68
3.1.4. Thực hiện chính sách hợp tác văn hóa với Việt Nam, Hàn Quốc luôn chủ động,
tích cực và đạt kết quả vượt trội so với đối tác………………………………………….70
3.1.5. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, chính sách hợp tác văn hóa của Hàn
Quốc còn đưa đến một số hệ quả tất yếu về mặt xã hội………………………………..71
3.2. Tác động của chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt Nam……….72
3.2.1. Tác động đối với Hàn Quốc……………………………………………………....72
3.2.2. Tác động đối với Việt Nam……………………………………………………….74
3.2.3. Tác động đối với mối quan hệ giữa Hàn Quốc - Việt Nam…………………….77
3.3. Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam……………………………………………80
Tiểu kết…………………….............................................................................................86
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử, thời phong kiến, nước Triều Tiên từng đã có mối quan hệ tốt
đẹp với nước Việt Nam. Hiện tượng có tới hai chi họ Lý có nguồn gốc Hoàng tộc
triều Lý Việt Nam thế kỷ XII-XIII ở Triều Tiên còn truyền đến ngày nay cho thấy
tính chất đặc sắc và độc đáo của mối quan hệ giữa hai nước. Đến thời cận đại, trong
bối cảnh cả Triều Tiên và Việt Nam đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc,
các nhà cách mạng hai nước đã từng gặp gỡ, trao đổi và ủng hộ lẫn nhau.
Từ sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt (1945), rồi Việt Nam cũng bị phân
chia thành hai miền (1954), quan hệ giữa bán đảo Triều Tiên với Việt Nam bịphân
thành những cặp đối ứng hữu hảo và thù địch Nam - Bắc rất rõ rệt: Đại Hàn Dân
quốc (Hàn Quốc, Nam Triều Tiên) hữu hảo, mật thiết với Việt Nam Cộng hòa (Nam
Việt Nam) và thù địch với Việt Nam DCCH (Bắc Việt Nam); ngược lại Cộng hòa
DCND Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) hữu hảo, mật thiết với Việt Nam DCCH và thù
địch với Việt Nam Cộng hòa. Những mối quan hệ đan cài, chằng chéo tưởng chừng
phức tạp ấy, thực chất lại rất giản đơn, bị chi phối “tuyệt đối” bởi sự đối đầu ý thức
hệ: Tư sản và Cộng sản, được hiện thực hóa bởi các chế độ chính trị-xã hội: TBCN
ở Nam Triều Tiên và Nam Việt Nam, XHCN ở Bắc Triều Tiên và Bắc Việt Nam.
Đó cũng là hình thái đặc biệt và độc đáo của lịch sử quan hệ giữa bán đảo Triều
Tiên và Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh lạnh toàn cầu. Mối quan hệ đó chỉ trở
nên thực sự phức tạp khi nước Việt Nam thống nhất dưới chế độ XHCN. Khi đó,
mối quan hệ của bán đảo Triều Tiên với Việt Namkhông chỉtồn tại giữa Cộng hòa
DCND Triều Tiên với Việt Nam DCCH (từ năm 1976 là Cộng hòa XHCN Việt
Nam), mà cả Hàn Quốc cũng có mối quan hệ với nước Việt Nam XHCN. Hình thái
hai chế độ ở bán đảo Triều Tiên cùng có quan hệ với nước Việt Nam XHCN thống

nhất mới thực sự nói lên tính chất vừa phức tạp, vừa phổ biến của mối quan hệ quốc
tế thời kỳ sau Chiến tranh lạnh (tương tự như quan hệ của hai chế độ trên bán đảo
Triều Tiên với Nga, Trung Quốc…), trong đó quan hệ “đồng chí” của Cộng hòa
DCND Triều Tiên với Việt Nam vẫn được duy trì, nhưng đã hạn chế rất nhiều so
với trước, còn quan hệ của Hàn Quốc với Việt Nam đã chuyển từ đối đầu, thù địch
sang hợp tác và thân thiện.

1


Lẽ đương nhiên, từ thù địch, trực tiếp tham chiến, tình nguyện đánh thuê cho
Mỹ xâm lược Việt Nam, Hàn Quốc chuyển sang hợp tác thân thiện với Việt Nam,
đó là một quá trình không mấy dễ dàng. Bởi thế, quan hệ của Hàn Quốc với Việt
Nam giai đoạn từ sau khi Việt Nam thống nhất (1975) cho đến trước khi hai nước
thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1992) là một quá trình dò tìm, bắt đầu từ
những cuộc tiếp xúc bí mật, giữa các cá nhân và tổ chức phi chính phủ phía Hàn
Quốc với Việt Nam, tiếp đến là các cuộc tiếp xúc không chính thức với Việt Nam
nhưng được Chính phủ Hàn Quốc “bật đèn xanh”, dưới hình thức các hoạt động từ
thiện, buôn bán thăm dò hay trao đổi văn hóa, thể thao…
Chiến tranh lạnh kết thúc cũng là lúc quan hệ của Hàn Quốc với Việt Nam
được cải thiện mang tính bước ngoặt, khi Hàn Quốc và Việt Nam đặt quan hệ ngoại
giao chính thức vào năm 1992. Không dừng lại ở đó, Hàn Quốc và Việt Nam còn
xúc tiến các quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực và cụ thể hóa bằng việc ký kết các
hiệp định. Ngày 30/8/ 1994, Hàn Quốc ký với Việt Nam Hiệp định Hợp tác văn hóa
tại Hà Nội, mở đầu trang sử mới của sự giao lưu, hợp tác văn hóa với quy mô, tốc
độ chưa từng có trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Chính sách hợp tác văn hóa với Việt Nam của Hàn Quốc không đơn thuần
chỉ coi Việt Nam là một đối tác quan hệ văn hóa thông thường, mà là một “thị
phần” với nhiều ưu điểm để tư bản văn hóa Hàn Quốc vươn tới. Việt Nam là đích
đến lý tưởng của “Làn sóng Hàn Quốc” bởi dân số đông, trẻ, năng động, có sự

tương đồng văn hóa Hàn - Việt. Sau Hiệp định hợp tác văn hóa giữa hai nước năm
1994, Hàn Quốc liên tục thực hiện chính sách thúc đẩy quan hệ văn hóa với Việt
Nam, “cân bằng hóa” với quan hệ kinh tế, nhằm quảng bá hình ảnh Hàn Quốc, mở
rộng môi trường và xây dựng nền tảng cho tư bản Hàn đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách hợp tác văn hóa với Việt Nam của Hàn Quốc có nhiều điểm đáng
chú ý, đặc biệt là tính chuyên nghiệp và hiệu quả kinh tế của nó. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành quả tốt đẹp có lợi cho cả hai nước, chính sách hợp tác văn hóa
với Việt Nam của Hàn Quốc có một số nội dung cần phải “soi lại”, bởi những tác
động tiêu cực, không chỉ với Việt Nam, mà có thể còn ảnh hưởng đến hình ảnh của
Hàn Quốc. Có thể nói, đây là một vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu một cách
nghiêm túc, do vậytôi đã lựa chọn để làm luận văn thạc sĩ với nhan đề: “Chính sách
hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt Nam từ năm 1994 đến nay”.

2


Đề tài luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Ý nghĩa khoa học
của đề tài là góp phần lý giải những thành công của Hàn Quốc trong việc hoạch
định và thực hiện chính sách hợp tác văn hóa với Việt Nam. Từ việc lý giải đó, đề
tài bổ sung cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về CNTB Hàn Quốc nói riêng, CNTB
thế giới nói chung và nền công nghiệp văn hóa TBCN hiện đại. Ý nghĩa thực tiễn
của đề tài, đó là làm sáng tỏ thực chất chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc
được áp dụng với Việt Nam, góp phần đánh giá toàn diện hơn mối quan hệ hợp tác
giữa hai đối tác chiến lược Hàn Quốc và Việt Nam; giúp chính phủ Việt Nam hiểu
rõ đối tác trong quan hệ văn hóa; đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc
hoạch định các chính sách ngoại giao văn hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, Quan hệ của Hàn Quốc với Việt Nam
nói chung và chính sách hợp tác văn hóa với Việt Nam nói riêng là vấn đề có tính
hấp dẫn đối với nhiều người làm công tác nghiên cứu, trong các lĩnh vực: Lịch sử,

văn hóa, ngoại giao, hợp tác quốc tế… Đã có một số công trình nghiên cứu, ở phạm
vi và mức độ khác nhau đề cập đến các vấn đề có liên quan đến đề tài được công bố.
2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
* Các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài
Về mối quan hệ văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam, có thể nêu các bài
viết: Quan hệ văn hóa Việt Nam – Hàn quốc 20 năm nhìn lại của Nguyễn Thị Tâm
(Nghiên cứu ĐBÁ, 3/2013); Hợp tác song phương Việt - Hàn về giáo dục, văn hóa
từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao: hiện tại và triển vọng của Trần Kim Lan
(Kỷ yếu hội thảo, 2002);20 năm quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc: Những dấu ấn đáng
ghi nhậncủaTrần Quang Minh (Nghiên cứu ĐBÁ, Số 12 (142), 12-2012);Quan hệ
đối tác chiến lược giữa Việt Nam với các nước Đông Bắc Á trong cục diện khu vực
hiện nay của Lê Thị Thu Hồng (Nghiên cứu ĐBÁ, số 04 (158), 04-2014)… Đáng
chú ý có thể kể đến bài Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên lĩnh vực văn
hóa, giáo dục tử năm 1992 đến nay của Nguyễn Văn Dương (Nghiên cứu ĐBÁ, số
12 (106), 12-2009). Theo tác giả, lịch sử đã để lại dấu ấn trong mối bang giao Việt
Nam - Hàn Quốc. Để duy trì, phát triển mối quan hệ rực rỡ như ngày nay, hợp tác
trên lĩnh vực văn hoá – giáo dục là một lĩnh vực quan trọng giúp hai nước hiểu nhau
hơn, hai dân tộc xích lại gần nhau hơn vì sự ổn định và phát triển của hai nước. Đề

3


cập trực tiếp hơn đến giao lưu, hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt Nam có
cácbài viết: Quyền lực mềm của văn hóa Hàn Quốc - Hallyu ở Việt Nam và ảnh
hưởng của nócủa Lê Đình Chỉnh (2015, ); Ý nghĩa của
Hàn lưu đối với xã hội Việt Nam của Phan Thị Oanh (); Sự
tiếp nhận và ảnh hưởng của làn sóng văn hóa hàn Quốc trong giới trẻ Việt Nam
hiện nay của Phan Thị Thu Hiền (Tạp chí Hàn Quốc, ĐH KHXH Tp. Hồ Chí
Minh)…
Liên quan đến đề tài của chúng tôi còn có các công trình luận án, luận văn đã

được bảo vệ tại Học viện Quan hệ Quốc tế, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam và
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, với những mức độ và khía cạnh khác
nhau đề cập đến chính sách văn hóa với Việt Nam của Hàn Quốc, tiêu biểu như:
Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc từ 1992 đến nay của Nguyễn Văn Dương (Luận
văn, Quốc tế học, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội. 2008); Quan hệ Việt NamHàn Quốc giai đoạn 1992-2002, đặc điểm và khuynh hướng của Nguyễn Nam
Thắng (Luận văn, Lịch sử thế giới, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, 2004);
Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI: Thực trạng và triển vọng
của Nguyễn Minh Đức (Luận văn, Quan hệ Quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội,
2013); Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc Koica và những đóng góp cho quan hệ
Việt Nam – Hàn Quốc thông qua các hoạt động tại Việt Nam của Nguyễn Hương
Giang (Luận văn, Quan hệ Quốc tế, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, 2011);
Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ năm
1992 đến nay của Vũ Thị Lệ Hằng (Luận văn, Quan hệ Quốc tế, Đại học
KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, 2014); Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hoàn
thiện chính sách văn hóa vì sự phát triển ở Việt Nam của Nguyễn Văn Tình (Luận
án, Văn hóa học, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, 2006)…
Các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài còn là các kỷ yếu hội
thảo, có tham luận của cả học giả Hàn Quốc và Việt Nam, như: Quan hệ đối tác
chiến lược Hàn Quốc - Việt Nam trong 20 năm tới: Chia sẻ tầm nhìn và tri thức
(Viện Nghiên cứu ĐBÁ, kỷ yếu hội thảo, 2012); Việt Nam và Korea - Hàn Quốc
trong phối cảnh Đông Á (Viện Nghiên cứu ĐBÁ, kỷ yếu hội thảo, 2013), Quan hệ
Việt Nam - Hàn Quốc: 10 năm và xa hơn nữa (Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế,
2012)… Đặc biệt, không thể không nhắc đến công trình: Điện ảnh Châu Á đương
đại: những vấn đề lịch sử, mỹ học và phong cách (Kỷ yếu hội thảo, Nxb ĐHQG Hà
4


Nội, 2015), với các nội dung: Vị trí của điện ảnh Châu Á trong tương tác nhiều
chiều với các trung tâm điện ảnh khác trên thế giới; mối quan hệ giữa các nền điện
ảnh trong khu vực; những vấn đề có tính nội tại của phim Châu Á; mỹ học và phong

cách trong điện ảnh châu Á; các nền điện ảnh lớn của Châu Á (Ấn Độ, Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông…); những vấn đề cấp thiết về văn hóa - nhân
học và ý nghĩa của chúng với sự phát triển điện ảnh Việt Nam.
* Các công trình liên quan gián tiếp đến đề tài
Trước hết phải kể đến các sách: Hàn Quốc, câu chuyện kinh tế về một con
rồng của Hoa Hữu Lân (Nxb. CTQG, Hà Nội 2003); Hàn Quốc – Đất nước và con
người của Phòng Thông tin Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (2007); Hàn Quốc
thời kỳ phát triển bứt phá (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2011)… Một trong số các sách có
nội dung phản ánh chính sách văn hóa của Hàn Quốc đáng lưu ý đó là cuốn:“Hàn
Quốc trước thềm thế kỷ XXI” của các tác giả Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình
(Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1999). Cuốn sách trình bày khái quát về những xu hướng
phát triển chủ yếu của Hàn Quốc; quan hệ kinh tế, văn hoá, ngoại giao Hàn-Việt;
chiến lược toàn cầu hoá của Hàn Quốc; văn hoá Hàn Quốc trước thềm thế kỷ XXI;
chính sách phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc và tình hình nghiên cứu Hàn
Quốc tại Việt Nam.
Các sách viết về chính sách văn hóa và “quyền lực mềm” của Hàn Quốc đối
với khu vực có thể kể đến: Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc
Á về sự gia tăng quyền lực mềm của Hoàng Minh Lợi (Nxb. KHXH, Hà Nội, 2013);
Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á trong việc giải quyết các
vấn đề nổi bật của khu vực giai đoạn 2011-2020 của Nguyễn Xuân Thắng - Trần
Quang Minh (Chủ biên, Viện Hàn lâm KHXHVN, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á,
Hà Nội, 2013)… Tiêu biểu cho các sách viết theo hướng nội dung này là công trình
Sự phát triển của công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc của Phạm Hồng
Thái (Nxb. KHXH, Hà Nội, 2015). Sách bao gồm 3 nội dung quan trọng: Thực
trạng phát triển và vai trò của công nghiệp văn hóa Nhật Bản và Hàn Quốc; chính
sách phát triển công nghiệp văn hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc; tác động quốc tế
của công nghiệp văn hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam. Trong cuốn sách, tác giả phân tích sự lan truyền làn sóng Hàn Quốc trên
toàn cầu và những ảnh hưởng về kinh tế, chính trị nổi bật của nó, trên cơ sở đó rút
ra bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể nghiên cứu, áp dụng.

5


Các sách viết về mối quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam có thể kể đến là: 10 năm
hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc: Rộng đường tiến xa (Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2002);
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới của Ngô Xuân Bình
(Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2012); Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau Chiến
tranh Lạnh và quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc của Nguyễn Hoàng Giáp (Nxb.
CTQG, Hà Nội, 2009)… Trong đó, đáng chú ý là cuốn Quan hệ Việt Nam - Hàn
Quốc từ năm 1992 đến nay và triển vọng phát triển đến năm 2020của các tác giả
Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Văn Dương (Nxb. ĐHQG Hà Nội,
2011). Cuốn sách phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Hàn
Quốc; thực trạng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên các lĩnh vực: chính trị - đối
ngoại, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ từ khi hai nước thiết lập
quan hệ ngoại giao chính thức (từ 12/1992 đến 2011); trình bày mối quan hệ Việt
Nam - Hàn Quốc trong khuôn khổ hợp tác chiến lược, đồng thời đưa ra giải pháp
nhằm tăng cường mối quan hệ này.
Về các bài viết có nội dung liên quan gián tiếp đến đề tài, phải kể đến các bài
như Hợp tác văn hóa đa phương: Trung Quốc, Nhật bản, Hàn quốc với ASEAN của
Vũ Tuyết Lan (Nghiên cứu ĐBÁ, số 11 (81), 11/2007); Chính sách “mở cửa” của
Hàn Quốc đối với văn hóa đại chúng Nhật Bản của Hạ Thị Lan Phi (Nghiên cứu
ĐBÁ, số 3 (109), 3/2010), Sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc ở Nhật Bản và
Hàn QuốccủaPhạm Hồng Thái (Nghiên cứu ĐBÁ, số 12 (154), 12-2013)... Đề cập
đến chính sách văn hóa của Hàn Quốc có các bài như: Xu hướng phát triển của
chính sách văn hóa Hàn Quốc của Phạm Bích Huyền (Nghiên cứu Văn hóa, ĐHVH
Hà Nội, số 1, 2010); Sự phát triển của công nghiệp văn hóa Hàn Quốc hiện nay của
Nguyễn Thị Miên Thảo (Nghiên cứu ĐBÁ, số 6 (136), 6/2012); Tìm hiểu văn hóa
của Hàn Quốc trong quá trình hội nhập và bài học kinh nghiệmcủaLý Xuân Chung
(Nghiên cứu ĐBÁ, số 12 (94), 12-2008); Những chính sách của Hàn Quốc làm gia
tăng quyền lực mềm vẫn của Lý Xuân Chung (Nghiên cứu ĐBÁ, số 10 (152), 102013)... Lý Xuân Chung còn có bài viết đáng chú ý, đó là Hàn lưu tại một số nước

châu Á (Nghiên cứu ĐBÁ, số 07 (149), 7-2013). Bài viết khái quát tình hình lan tỏa
văn hóa Hàn Quốc đến một số nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và đặc biệt
tại Việt Nam, đồng thời phân tích sự ảnh hưởng của Hàn lưu đối với văn hóa tiêu
dùng, ứng xử, thời trang… trong văn hóa Việt Nam đương đại.
2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
6


* Các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài
Từ khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, đã
thấy xuất hiện nhiều các bài viết của các học giả Hàn Quốc về quan hệ hợp tác Hàn
– Viêt, mà đáng lưu ý là hợp tác văn hóa. Có thể nêu một số bài như: Những thành
quả hợp tác về văn hóa giáo dục giữa hai nước kể từ sai khi có quan hệ hữu nghị
Hàn Quốc - Việt Nam của Kim Ki Tae (Kỷ yếu HT Quan hệ Việt Nam Hàn Quốc:
10 năm và xa hơn nữa, Hà Nội, 12/2002); Hướng hợp tác mong đợi trong lĩnh vực
văn hóa, giáo dục thời gian tới của Bae Yang Soo (Kỷ yếu HT Quan hệ Việt NamHàn Quốc 10 năm và xã hơn nữa, Học viện QHQT, Hà Nội, 12/2002); Lịch sử và
văn hóa Hàn Quốc (So sánh với Việt nam) của Lee Churl hee (Nghiên cứu ĐBÁ, số
10 (80), tháng 10/2007); Văn hóa đại chúng Hàn Quốc ở Việt Nam của Lee Han
Woo (Văn hóa nghệ thuật, số 1-2005); Làn sóng Hàn và làn sóng Việt: Phương án
thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị Hàn-Việt của Ahn Kyong-Hwan (Tập hợp các
chuyên đề khoa học: Một số vấn đề lịch sử Hàn Quốc và quan hệ Việt Nam-Hàn
Quốc)… Đáng lưu ý còn là các công trình viết chung giữa học giả hai nước Hàn
Quốc, Việt Nam, điển hình là cuốn: Việt Nam - Hàn Quốc: Một phần tư thế kỷ chia
sẻ cùng phát triển. Lee Han Woo, Bùi Thế Cường (Nxb ĐHQG TP. Hồ Chí Minh,
2015), phản ánh các nội dung chính: Bang giao và triển khai quan hệ hợp tác Việt
Nam - Hàn Quốc; đẩy mạnh hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc; tăng cường giao
lưu văn hóa xã hội Việt Nam - Hàn Quốc; giao lưu nhân dân và nâng cao hiểu biết
Việt Nam - Hàn Quốc.
* Các công trình liên quan gián tiếp đến đề tài
Về các công trình viết bằng ngôn ngữ Anh, có thể nêu một số công trình như:

Introduction to Korean History and Culture (Giới thiệu về lịch sử và văn hóa Hàn
Quốc) của Andrew C.Nahm (Hollym edition, 1993); South Korean Foreign
Relations Face the Globalization Challenges (Quan hệ đối ngoại Hàn Quốc đối mặt
với những thách thức của toàn cầu hóa) của Samuel Kim (ed., in Korea’s
Globalization, Cambrige university Press, UK, 2000); Korea 2010: The Challenges
of the New Millenium (Hàn Quốc năm 2010: Những thách thức của Thiên niên kỷ
mới) của Paul Chamberlain (Washington DC, CSIS Press, 2001); Pride and
Prejudice in South Korea’s Foreign Policy (Niềm kiêu hãnh và định kiến trong
chính sách đối ngoại của Hàn Quốc) của Koen De Ceuster (The Copenhagen
Journal of Asian Studies, Vol 21, 2005).… Những công trình nói trên, mặc dù
7


không đề cập trực tiếp đến vấn đề chính sách hợp tác văn hóa với Việt Nam của
Hàn Quốc, song phản ánh những vấn đề chung có liên quan, đó là những yếu tố lịch
sử, bản sắc dân tộc chi phối chính sách đối ngoại văn hóa của Hàn Quốc; những
thách thức của toàn cầu hóa đối với chính sách đối ngoại của Hàn Quốc; Hàn Quốc
trước những thách thức của thời đại ở ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới; một số nguyên
tắc trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc… Các nội dung nêu trên thường được
xem xét dưới lăng kính lợi ích quốc gia, dân tộc, cũng như thể hiện rõ quan điểm,
thái độ của người nghiên cứu nên phần nào hạn chế việc đánh giá thực chất chính
sách đối ngoại của Hàn Quốc và những tác động của nó đối với quan hệ quốc tế ở
khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Với các công trình của người nước ngoài được dịch hoặc viết bằng ngôn ngữ
Việt, đáng chú ý là cuốn của Yoshihara Kunio, nhan đề: Văn hoá, thể chế và tăng
trưởng kinh tế: nghiên cứu so sánh Hàn Quốc với Thái Lan (Nxb. CTQG, Hà Nội,
1996). Cuốn sách đề cập đến các vấn đề như: Can thiệp của chính phủ thay vì thả
nổi kinh tế; tương quan giữa các biến số kinh tế; chính phủ với tư cách là một yếu tố
tăng trưởng; ảnh hưởng của văn hoá và thể chế… Thông qua công trình này, người
đọc tiếp cận được, ở mức nhất định các chính sách văn hóa của Hàn Quốc cho mục

tiêu tăng trưởng kinh tế của nước này.
Trên cơ sở tổng quan các công trình đã công bố, chúng tôi nhận thấy, các
công trình đó thực sự là thành quả nghiên cứu quý giá mà chúng tôi có thể thừa kế
để thực hiện đề tài luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích: Luận văn đi sâu nghiên cứu chính sách hợp tác văn hóa của Hàn
Quốc đối với Việt Nam, nhằm đánh giá về một trong những đối tác văn hóa lớn của
Việt Nam thời hiện đại, qua đó đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình
hội nhập và phát triển văn hóa.
3.2. Nhiệm vụ:
- Khái quát được những nét cơ bản nhất trong chính sách hợp tác văn hóa của
Hàn Quốc đối với các nước nhằm quảng bá hình ảnh Hàn Quốc và đạt được các
mục tiêu lợi ích trong lĩnh vực văn hóa.

8


- Nghiên cứu những vấn đề mang tính đặc thù của mối quan hệ Hàn Quốc –
Việt Nam và sự chi phối của những vấn đề đó trong chính sách hợp tác văn hóa của
Hàn Quốc đối với Việt Nam.
- Nghiên cứu quá trình Hàn Quốc thực thi chính sách hợp tác văn hóa đối với
Việt Nam, cũng như thành quả của việc thực thi chính sách đó kể từ khi hai nước ký
Hiệp định văn hóa năm 1994 đến nay.
- Đánh giá các tác động của việc Hàn Quốc thực hiện chính sách hợp tác văn
hóa với Việt Nam từ năm 1994 đến nay; chỉ ra những hạn chế, tiêu cực trong chính
sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc, xu hướng vận động của chính sách này và
đề xuất một số kiến nghị với chính phủ Việt Nam nhằm xử lý các tiêu cực, thúc đẩy
các nhân tố tích cực trong chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt

Namkể từ năm 1994 đến nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Chủ yếu nghiên cứu các đối tượng thuộc
lĩnh vực hợp tác văn hóa phục vụ cho đề tài. Các vấn đề thuộc các lĩnh vực khác
(chính trị, kinh tế, xã hội…) nếu có đề cập đến chỉ là bởi có liên quan đến các vấn
đề thuộc đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong đề tài. Về thời gian: Từ tháng 8 năm
1994 (khi Hàn-Việt ký Hiệp định Hợp tác văn hóa) đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ thống quan điểm Mác xít
về quan hệ quốc tế, quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc là cơ sở phương pháp luận
của luận văn. Cơ sở lý luận của luận văn còn dựa trên hệ thống các quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối và chính sách đối
ngoại, hợp tác quốc tế trong thời đại ngày nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và một số phương
pháp khác của sử học (như phương pháp đồng đại, lịch đại…) để nhận diện và tái
hiện các vấn đề lịch sử thuộc đề tài, như lịch sử mối quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam

9


qua các thời kỳ, các sự kiện, diễn biến và những thành tựu nổi bật của quá trình thực
hiện chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt Nam từ năm 1994 đến nay.
Sử dụng phương pháp logic để phân tích, lập luận, đưa đến những nhận định
có tính khái quát, nâng cao về các vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là đúc rút bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc nghiên cứu chính sách hợp tác văn hóa của Hàn
Quốc với Việt Nam từ năm 1994 đến nay.
Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu, nhằm giám định tính
chính xác của nguồn tư liệu thu thập được, đặc biệt là nguồn tư liệu thứ cấp, đã qua
trích dẫn, sử dụng lại trong các công trình nghiên cứu.

Để thực hiện một đề tài về quan hệ quốc tế, luận văn còn sử dụng một số
phương pháp chuyên ngành như phương pháp phân tích địa chính trị, lý thuyết về
hệ thống thế giới, lý thuyết về sự lãnh đạo và các quan điểm về chủ thể và lợi ích
trong quan hệ quốc tế, nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu. Các phương
pháp này giúp lý giải những diễn biến thay đổi bên trong và bên ngoài Hàn Quốc có
ảnh hưởng đến chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt Nam.
Ngoài các phương pháp nói trên, luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên
cứu so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa… khi thực hiện đề
tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm sáng tỏ thực chất chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc được áp
dụng với Việt Nam từ năm 1994 đến nay, giúp chính phủ Việt Nam hiểu rõ đối tác
trong quan hệ văn hóa.
- Đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch định các chính sách
ngoại giao văn hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
- Đề xuất với chính phủ Việt Nam một số ý kiến trong quan hệ giao lưu, hợp
tác văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 03
chương:

10


Chương 1: Cơ sở hoạch định chính sách hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với
Việt Nam
Chương 2: Nội dung và thực tế triển khai chính sách hợp tác văn hóa của
Hàn Quốc ở Việt Nam từ năm 1994 đến nay
Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá chính sách hợp tác văn hóa của Hàn
Quốc với Việt Nam từ năm 1994 đến nay và gợi ý cho Việt Nam


11


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỢP TÁC VĂN HÓA CỦA
HÀN QUỐC VỚI VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm và quan điểm của Hàn Quốc về hợp tác văn hóa
* Chính sách (d): Theo Từ điển tiếng Việt, chính sách là “Sách lược và kế
hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung
và tình hình thực tế mà đề ra”. Một định nghĩa khác: Chính sách là tập hợp các chủ
trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ, nó bao gồm các mục
tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó.
Phân tích khái niệm “chính sách”, ta thấy: (1) Chính sách là do một chủ thể
quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra; (2) Chính sách được ban hành căn cứ vào
đường lối chính trị chung và tình hình thực tế; (3) Chính sách được ban hành bao
giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên
nào đó; chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng.
* Văn hóa: Theo Từ điển tiếng Việt, văn hóa là: “1. Tổng thể nói chung
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử; 2. Những
hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần; 3. Tri thức,
kiến thức khoa học nói chung”.1
Theo Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO: “Đối với một số người,
văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo;
đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này
khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng
quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm
1970 tại Venisce”.2
*Hợp tác (đg): Theo Từ điển tiếng Việt, hợp tác là “Cùng chung sức giúp đỡ

lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung”.3

Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.1100
Trần Ngọc Thêm (2014), “Khái luận về văn hoá”,www.vanhoahoc.vn (truy cập ngày 28/11/2017)
3
Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.466
1
2

12


* Hợp tác văn hóa: Là sự phối hợp của cả hai bên đối tác trong các hoạt
động thuộc lĩnh vực văn hóa, nhằm đạt được mục tiêu chung và mục đích riêng của
mỗi bên. Hợp tác văn hóa thường diễn ra giữa hai quốc gia, giữa hai địa phương của
hai quốc gia, hoặc giữa một quốc gia văn hóa phát triển với một khu vực, trên
nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Hợp tác văn hóa đôi khi không chỉ dừng lại ở các
lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật vốn được quan niệm phổ biến, mà có thể còn được mở
rộng, sang cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ hay giáo dục, đào tạo trên tinh thần
khái niệm văn hóa hiểu theo nghĩa rộng. Biểu hiện rõ nhất của hợp tác văn hóa giữa
hai quốc gia đó là việc ký kết các hiệp định văn hóa có giá trị trong khoảng thời
gian nhất định, quá trình thực hiện và kết quả của việc thực hiện các hiệp định đó.
Thái độ, quan điểm hợp tác văn hóa của mỗi bên thường được biểu hiện thông qua
chính sách hợp tác văn hóa của nước đó với từng đối tác cụ thể.
* Quan điểm của Hàn Quốc về hợp tác văn hóa
Quan điểm này đã được một trong các Tổng thống Đại Hàn Dân quốc là Kim
Young-Sam (1993-1998) nêu ra trong “chiến lược toàn cầu hóa” của Hàn Quốc.
Ông nhấn mạnh: Văn hóa và tư duy phải được toàn cầu hóa; người Hàn Quốc phải
khám phá lại sự phong phú vốn có của nền văn hóa truyền thống Hàn Quốc và hòa
nhập với nền văn hóa thế giới. Cách tư duy khép kín của họ phải được mở ra và

mang tính lý trí để họ có thể trau dồi cách tư duy và đạo đức mới, thích hợp với
công dân toàn cầu hóa.4 Đây là quan điểm chiến lược phát triển mang tính sáng tạo
và đột phá. Bởi vì, trong xã hội Hàn Quốc cho đến những năm 90 của thế kỷ trước,
không ít người nghi ngờ về sự phát triển của cái gọi là “công nghiệp văn hóa” ở
nước này. Họ cho rằng, kinh tế quyết định văn hóa, trong văn hóa không bao hàm
yếu tố kinh tế. Văn hóa theo quan niệm cũ không hề sinh lời, không thể tạo ra của
cải vật chất. Nhưng thực tế sự phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó có hợp tác,
xuất khẩu văn hóa của Hàn Quốc đã chứng minh một cách đầy đủ tư duy hợp tác,
phát triển của Kim Young-Sam là hoàn toàn đúng đắn. Trong hợp tác văn hóa, Hàn
Quốc đặc biệt chú trọng thúc đẩy giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học, coi đó như
việc thiết lập cây cầu kết nối Hàn Quốc với các quốc gia, dân tộc khác. Chính phủ
Hàn Quốc nêu mục tiêu chiến lựợc của Hàn Quốc học là nhằm nâng cao giá trị quốc

Lý Xuân Chung (2013), “Những chính sách của Hàn Quốc làm gia tăng quyền lực mềm”, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Bắc Á, số 10 (152).
4

13


hiệu Hàn Quốc trên toàn thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, các quỹ hỗ trợ quốc tế
của Hàn Quốc lần lượt ra đời, hoạt động tích cực nhất là các quỹ: Quỹ giao lưu
quốc tế Hàn Quốc, Quỹ Viện nghiên cứu Hàn Quốc Trung ương, Quỹ Biên dịch văn
học Hàn Quốc, Quỹ Daesan… Cùng với việc thúc đẩy Hàn Quốc học, chính phủ
Hàn Quốc còn đặc biệt quan tâm đến việc giảng dạy tiếng Hàn ở nước ngoài, trọng
tâm là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.5
Từ việc trình bày các khái niệm, cũng như phản ánh quan điểm của Hàn
Quốc về hợp tác văn hóa,coi đó như những tiêu chí để tham chiếu, chúng tôi muốn
nêu lên nhận thức của mình về chính sách hợp tác văn hóa, đó là tập hợp các chủ
trương và hành động về hợp tác văn hóa của một quốc gia, do chính phủ hoạch

định, trong đó bao gồm các mục tiêu hợp tác với nước ngoài mà chính phủ muốn
đạt được và cách thức để thực hiện các mục tiêu đó. Chính sách hợp tác văn hóa có
thể có phương hướng chung, song thông thường phải thể hiện rõ chủ thể hợp tác và
đối tác (là quốc gia này, hợp tác với một quốc gia khác) trên lĩnh vực văn hóa.
Chính sách hợp tác văn hóa thể hiện nỗ lực của chủ thể hợp tác (quốc gia công bố
chính sách) nhằm đạt được mục tiêu hợp tác văn hóa với quốc gia đối tác, trên
nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Có nghĩa là, bên cạnh mục tiêu mà chủ thể cần đạt
được, chính sách hợp tác văn hóa còn phải đạt mục tiêu chung cho cả hai bên, đồng
thời mang lại lợi ích cho cả đối tác. Nội dung cốt lõi của chính sách hợp tác văn hóa
đương nhiên là các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật như cách hiểu phổ biến xưa nay.
Tuy nhiên, phạm vị hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia còn có thể mở rộng sang các
lĩnh vực như khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, báo chí - truyền thông, các
trò chơi điên tử, thể dục thể thao, du lịch, bồi dưỡng thanh thiếu niên… như tinh
thần khái niệm văn hóa hiểu theo nghĩa rộng và hiện đại. Đó cũng là lý do mà nội
dung của Hiệp định Hợp tác văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam được ký năm 1994 bao
gồm tất cả các nội dung như đã nêu ở trên. Sau này, khi quan hệ hợp tác giữa hai
bên đối tác đã đi vào chiều sâu, mỗi lĩnh vực hợp tác cũng có thể có một hiệp định
được ký kết riêng, như hiệp định hợp tác về giáo dục - đào tạo, hợp tác về khoa họccông nghệ, hợp tác về báo chí - truyền thông, hợp tác về du lịch…

Lý Xuân Chung (2013), “Những chính sách của Hàn Quốc làm gia tăng quyền lực mềm”,Tạp chí Nghiên
cứu Đông Bắc Á, số 10 (152), tr.19-26.
5

14


Việc làm rõ nhận thức về chính sách hợp tác văn hóa mà chúng tôi nêu ra
trên đây không ngoài mục đích xác định khung tiêu chí cho nội dung nghiên cứu
của đề tài. Mặc dù phạm vi hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Việt Nam là rất rộng,
nhưng chúng tôi tập trung chú ý vào các lĩnh vực hợp tác như văn hóa (ẩm thực,

thời trang, bảo tàng, quản lý di sản…), nghệ thuật (điện ảnh, phim truyền hình, văn
học, âm nhạc, hội họa), giáo dục-đào tạo (tiếng Hàn, tiếng Việt, Hàn quốc học, Việt
Nam học), một số lĩnh vực khoa học…
1.2. Khái quát về lịch sử quan hệ Hàn - Việt và hợp tác văn hóa của Hàn Quốc
với Việt Nam trước năm 1994
1.2.1. Khái quát về lịch sử quan hệ Hàn – Việt
Giới nghiên cứu đã nói nhiều về sự tương đồng địa lý, văn hóa, lịch sử…
giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Sự thật, từ rất sớm, “số phận” lịch sử đã gắn kết hai
dân tộc, tạo nên mối quan hệ lâu đời. Ngay từ các thế kỷ XII-XIII, sự việc hai
Hoàng tử Triều Lý của Đại Việt là Lý Dương Côn (TK XII) và Lý Long Tường (TK
XIII), do những biến động của lịch sử Đại Việt, đã lần lượt đến Cao Ly, được vua
Cao Ly cưu mang, rồi đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Cao
Ly, tạo nên những dấu mốc đầu tiên cho mối quan hệ của hai dân tộc.
Cũng ở thời kỳ Trung đại, sứ thần Mạc Đĩnh Chi của Đại Việt từng được sứ
thần Cao Ly mến mộ, mời sang Cao Ly và kết hôn với người cháu gái của sứ thần
Cao Ly. Cuộc hôn nhân này đã để lại ở Cao Ly những di duệ họ Mạc. Sau Mạc
Đĩnh Chi, nhiều thế hệ sứ thần Đại Việt đã có những cuộc tiếp xúc, đàm đạo văn
chương, học thuật với các sứ thần Triều Tiên, trong đó phải kể đến các cuộc văn
chương tao ngộ của các cặp sứ thần trứ danh hai nước như Phùng Khắc Khoan (Đại
Việt) – Lý Túy Quang (Triều Tiên) ở thế kỷ XVI, Lê Quý Đôn (Đại Việt) - Hồng
Khải Hy (Triều Tiên) ở thế kỷ XVIII…
Trong thập kỷ đầu thế kỷ XX, Việt Nam và Hàn Quốc còn có chung hoàn
cảnh mất nước, nên các nhà yêu nước của hai dân tộc như: Phan Bội Châu, Nguyễn
Ái Quốc… (Việt Nam) và Triệu Tố Ngang, Kim Khuê Trực… (Triều Tiên) đã hợp
tác và hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh nhằm giải phóng hai dân tộc khỏi
ách thống trị của Pháp và Nhật. Tháng 8/1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
với sự thất bại Phát xít Nhật đã tạo thời cơ cho nhân dân hai nước vùng lên giành
độc lập. Thế nhưng, khát vọng độc lập, tự do của hai dân tộc bị chủ nghĩa đế quốc

15



chà đạp. Ở Việt Nam, Pháp được sự giúp đỡ của Anh và Mỹ tiến hành chiến tranh
nhằm dọn đường cho sự áp đặt trở lại ách thống trị thực dân. Lần lượt các chế độ
thân Pháp, Mỹ được dựng lên ở Nam Việt Nam để chống lại cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam. Ở Nam Triều Tiên, Mỹ lập nên chính quyền Đại Hàn Dân
Quốc (từ 1948 trở đi), đối lập với chính quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên ở phía Bắc bán đảo này.
Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam) và Đại Hàn Dân Quốc (Nam Triều
Tiên) là sản phẩm của chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh. Quan
hệ giữa Việt Nam Cộng Hòa và Đại Hàn Dân Quốc trong những năm 1953-1975
được đặt trên nền tảng của chủ nghĩa chống Cộng. Về đối nội, quan hệ ấy nhằm
củng cố hai chế độ ở Sài Gòn và Seoul trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
chính trị… Về đối ngoại, quan hệ này còn muốn biến Việt Nam Cộng Hòa và Đại
Hàn Dân Quốc thành hai tiền đồn của “thế giới tự do” nhằm thực hiện “chính sách
ngăn chặn Cộng sản” của Mỹ. Đó là lý do để thành lập những tổ chức như “Liên
minh nhân dân châu Á chống Cộng”, “Trung tâm chống Cộng châu Á” mà Việt
Nam Cộng Hòa và Đại Hàn Dân Quốc đều là những thành viên hết sức tích cực.
Vào cuối năm 1964 - đầu năm 1965, trước sức tấn công của lực lượng kháng
chiến do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, chế độ Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hậu
thuẫn đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để cứu nguy cho chính quyền Sài Gòn, Tổng
thống Jonhson quyết định Mỹ hóa chiến tranh ở Việt Nam bằng cách lôi kéo các
quốc gia “đồng minh” cùng tham chiến. Chỉ có 5 nước làm theo lời Mỹ, nhưng hầu
hết cũng chỉ gửi một số quân tượng trưng, ở mức vài trăm quân (Australia, Thái
Lan, New Zealand, Philipin). Trong khi đó, Hàn Quốc do vẫn trong “tình trạng
chiến tranh” với Cộng Hòa DCND Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) nên ban đầu không
được Mỹ đồng ý, nhưng lại tỏ ra là đồng minh nhiệt tình nhất, ra sức thuyết phục
Mỹ cho tham chiến, rồi gửi hàng vạn quân sang chiến trường Nam Trung bộ Việt
Nam (từ năm 1965). Cũng như quân đội Mỹ, quân đội Hàn Quốc đã gây ra nhiều vụ
thảm sát thường dân Việt Nam, để lại những trang sử đen tối trong lịch sử quan hệ

giữa hai dân tộc. Lý do giải thích cho hành động đó của Hàn Quốc, ngoài sự tương
đồng giữa hai chính quyền Sài Gòn và Seoul (cùng chống cộng cực đoan và cùng
thân Mỹ), còn là tính toán vụ lợi của Hàn Quốc: Kiếm được nhiều lợi ích kinh tế,
bày tỏ sự “nhiệt tình” để nhận được bảo đảm về an ninh quân sự từ phía Mỹ. Đó

16


cũng là lý do người Việt Nam kháng chiến gọi quân đội Hàn Quốc tham chiến ở
Việt Nam là “lính đánh thuê” (mercenaries) của Mỹ.
Trong những năm Hàn Quốc can dự vào chiến tranh Việt Nam, quan hệ
chính trị, kinh tế… giữa Đại Hàn Dân Quốc với Việt Nam Cộng Hòa khá gắn bó.
Những người đứng đầu chính phủ hai bên thăm viếng lẫn nhau để phối hợp hành
động chống lại cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Từ 7/1969, Mỹ
bắt đầu rút quân về nước, nhưng vì những mối lợi kinh tế, mãi đến hai năm rưỡi sau
Hàn Quốc mới rút quân. Vào cuối năm 1972, quân đội Hàn Quốc trở thành lực
lượng “đánh thuê” đông nhất của Mỹ ở Nam Việt Nam: Với số lượng lính đánh
thuê lên đến 300.000 quân. Quân đội Hàn Quốc chỉ rút hết sau khi có Hiệp đinh Pari
về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Sau đó, Hàn Quốc vẫn duy trì
mối quan hệ chính trị và kinh tế với Việt Nam Cộng Hòa cho đến khi chế độ này
sụp đổ.
Sau sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, hai miền Nam - Bắc Việt Nam thống
nhất (30/4/1975) thành nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hàn Quốc không thiết lập
mối quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam thống nhất cho đến năm 1992, tuy nhiên
giữa hai bên vẫn có một số quan hệ không chính thức. Trong những năm 19751982, Hàn Quốc và Việt Nam có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian (Hồng
Kông, Nhật Bản…). Từ năm 1983, hai bên bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp và
một số quan hệ phi chính phủ. Năm 1985, Công ty Quốc doanh Xuất nhập khẩu
tổng hợp (The National Export-Import Corporation) của miền Trung Việt Nam lần
đầu tiên đưa ra danh mục các mặt hàng mà Việt Nam muốn xuất khẩu sang Hàn
Quốc là nông sản (đậu nành, đậu xanh, bắp…) và gỗ sơ chế. Những mặt hàng mà

Việt Nam muốn nhập khẩu từ Hàn Quốc là xe tải nhỏ, lốp, ruột xe, kính xây dựng,
phân bón, xi-măng, tivi trắng đen, đồ điện gia dụng…Về hình thức giao dịch, phía
Việt Nam đề nghị áp dụng hình thức thương mại hoán vật (hàng đổi hàng) và xuất
khẩu trả dần đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc. Đối với các mặt hàng
xuất khẩu, vì thiếu đồng tiền mạnh nên Việt Nam yêu cầu Hàn Quốc thành toán
bằng đồng Francs Thụy Sĩ, đồng Marks Đức và đồng Dollars Hồng Kông. Năm
1986, Hàn Quốc đã nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 20 triệu USD than đá và nông
sản, còn Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc khoảng 18 triệu USD các mặt hàng tivi
đen trắng, thuốc sát trùng, phân bón… Cùng thời gian này, Công ty điện tử
Samsung là công ty Hàn Quốc đầu tiên xây dựng nhà máy tại Việt Nam để lắp ráp
17


tivi đen trắng. Năm 1988, Hàn Quốc đã xuất khẩu máy cày, động cơ Diesel trị giá
khoảng 600.000 USD và tiến hành xây dựng nhà máy tại Việt Nam để lắp ráp
những máy móc nông cơ.6
Trong thập niên 1980, mặc dù Chính phủ Hàn Quốc quy định nghiêm cấm,
nhưng thực tế họ lại làm ngơ khi các doanh nghiệp xâm nhập thị trường Việt Nam.
Giới doanh nhân Hàn Quốc không bằng lòng với tình trạng “đi đêm” này. Họ cũng
bất mãn với thái độ nước đôi của các nước ASEAN vừa phản đối việc bình thường
hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc lại mở rộng giao dịch với Việt Nam.
Song, Chính phủ Hàn Quốc cũng không thể không để ý đến mối quan hệ với các
nước ASEAN, Trung Quốc và Mỹ. Việc giao thương giữa doanh nhân hai nước vì
thế gặp nhiều hạn chế. Tháng 2/1989, nhận lời mời của Chủ tịch tập đoàn Hãng
hàng không Korea Cho Jung Hung, Cố vấn kinh tế của Chính phủ Việt Nam
Nguyễn Xuân Oánh đã sang thăm Seoul. Đáp lại, tháng 3 cùng năm, một phái đoàn
kinh tế tư nhân Hàn Quốc trong đó có Chủ tịch Cho Jung Hung dự định sang thăm
Việt Nam. Nhưng chuyến thăm này không được Chính phủ Hàn Quốc cho phép và
bị hoãn lại. Tuy nhiên, từ năm 1988 Việt Nam đã gửi đoàn vận động viên sang Hàn
Quốc tham dự Đại hội thể thao châu Á (ASIAD). Cũng trong năm 1988, Chính phủ

Hàn Quốc cho phép doanh nhân của mình trực tiếp giao dịch với Việt Nam. Năm
1989, Việt Nam lại tham gia Đại hội thể thao thế giới (Olympiad) tổ chức tại Hàn
Quốc.
Từ năm 1991, Hàn Quốc và Việt Nam bắt đầu bàn đến vấn đề bình thường
hóa quan hệ thông qua hai đại sứ tại Bangkok. Từ ngày 17 đến ngày 23/12/1991,
phái đoàn đàm phán thiết lập quan hệ của Hàn Quốc do Đại sứ Hàn Quốc tại
Bangkok Jeong Ju Nyon dẫn đầu đã đến Việt Nam thực hiện cuộc hội đàm lần thứ
nhất với Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Lê Đức Cang. Đến tháng 1/1992, Chính
phủ Hàn Quốc lần đầu tiên cho phép doanh nghiệp của mình đầu tư trực tiếp vào
Việt Nam. Từ ngày 30/03 đến ngày 02/4/1992, hai bên tiếp tục có cuộc hội đàm lần
thứ hai cũng tại Việt Nam. Từ kết quả đó, hai nước tiến tới ký thỏa thuận trao đổi
văn phòng liên lạc. Ngày 22/12/1992, Bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc thay mặt
chính phủ chính thức ký kết các hiệp ước hợp tác và đặt quan hệ ngoại giao ở cấp

Nguyễn Văn Dương (2008), Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc từ 1992 đến nay, Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quốc tế học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, tr. 43
6

18


×