Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

những nét văn hóa tương đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của hàn quốc và việt nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.16 KB, 25 trang )

Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
A-Mở đầu
I-Lý do nghiên cứu
Trong đờng lối đổi mới của Đảng ta, vấn đề hội nhập quốc tế đợc đặt ở vị
trí quan trọng. Hàn Quốc (thuộc bán đảo Triều Tiên) là một quốc gia hàng đầu
của khu vực Châu á có tốc độ phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Đặc biệt trong
những năm gần đây, bằng hình thức quảng bá hình ảnh đất nớc v con ng ời,
Hàn Quốc đã tạo nên sự quan tâm lớn với Việt Nam về lĩnh vực văn hóa. Điều
này đã thúc đẩy nhu cầu nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam ngày
càng tăng lên. Tuy nhiên, văn hoá của một quốc gia, nhất là của đất nớc có lịch
sử lâu đời nh Hàn Quốc là đề tài nghiên cứu vô cùng lớn. Với kiến thức còn hạn
hẹp, trong khuôn khổ của một niên luận năm thứ 3, tôi chỉ xin đề cập đến một
sản phẩm nổi bật trong di sản văn hóa của dân tộc Hàn là sản phẩm gốm. Qua
đó liên hệ với sản phẩm này của Việt Nam để thấy đợc những nét tơng đồng và
dị biệt trong truyền thống văn hóa giữa hai dân tộc, để hội nhập, để gắn kết, để
hòa nhập mà không hòa tan và để cùng phát triển trong hòa bình, hữu nghị và
hợp tác lâu dài.
II-Lịch sử vấn đề và phơng pháp nghiên cứu
Đồ gốm là một đề tài hấp dẫn, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. ở Việt Nam, đã có một số bài viết nghiên cứu về đồ gốm Hàn
Quốc, song phần lớn tập trung khai thác về lịch sử ra đời, quá trình phát triển
hay các giá trị kinh tế của sản phẩm thủ công độc đáo này. Bởi vậy, niên luận
này chỉ trọng tâm khai thác những giá trị văn hoá kết tinh trong sản phẩm gốm
mà thôi. Đặc biệt, tôi muốn liên hệ, so sánh đồ gốm Hàn Quốc với đồ gốm Việt
Nam để tìm ra những đặc điểm văn hóa tơng đồng và khác biệt trong văn hóa
hai nớc, là vấn đề cha đợc nhiều ngời nghiên cứu.
Do nguồn t liệu bằng tiếng Việt về đồ gốm Hàn Quốc còn rất ít nên phần
lớn các thông tin về đồ gốm Hàn Quốc trong bài viết này đợc dịch từ tiếng Anh
và tiếng Hàn trên một số sách, báo, tạp chí và internet. Bằng phơng pháp phân
Website: Ema il :


Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
tích và tổng hợp thông tin từ các nguồn t liệu nói trên, đặc biệt, qua nghiên cứu
thực địa bằng việc phỏng vấn trực tiếp một số thợ gốm ở Phù Lãng, Bát Tràng
(Việt Nam) tôi hy vọng những kết quả thu đợc thể hiện qua bài nghiên cứu này
sẽ cung cấp cho ngời đọc một số hiểu biết về đồ gốm của hai nớc, và quan trọng
hơn là hiểu đợc những giá trị văn hóa của nó.
III-Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài này là tìm hiểu những nét văn hoá của mỗi dân tộc
Hàn Việt qua sản phẩm gốm, từ đó rút ra những điểm giống nhau và khác nhau
của văn hoá hai nớc. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong tiến trình hội nhập văn
hóa và kinh tế, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa cũng
nh phát triển kinh tế của mỗi dân tộc.
Nội dung chính của đề tài gồm bốn phần:
- Đồ gốm trong văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc
- Những đặc điểm văn hóa trong đồ gốm Hàn Quốc
- Những đặc điểm văn hóa trong đồ gốm Việt Nam
- Những đặc điểm văn hóa tơng đồng và dị biệt qua sản phẩm gốm của hai
dân tộc
B-Nội dung
I-Đồ gốm trong văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của mỗi dân
tộc
Trớc khi tìm hiểu về đồ gốm trong văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
của mỗi dân tộc, chúng ta hãy tìm hiểu vị trí, vai trò của nó trong văn hóa và sự
tiến hóa của các xã hội loài ngời. Morgan đã chia các giai đoạn tiến hoá của loài
ngời thành ba thời kỳ: mông muội, dã man, văn minh.
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
Bảng 13.1 . Các phân kỳ dân tộc theo Morgan

*
Giai đoạn Bắt đầu với
Mông muội (Savagery)
- Thấp Nguồn gốc loài ngời
- Giữa Đánh cá, biết sử dụng lửa
- Cao Sáng chế ra cung nỏ
Dã Man (barbarism)
- Thấp Sáng tạo ra đồ gốm
- Giữa Thuần dỡng động vật, thực vật, sáng tạo ra phơng
pháp làm thuỷ lợi, sử dụng gạch không nung và đá
- Cao Khai thác quặng sắt, sử dụng các dụng cụ bằng sắt
Văn minh (Civilization) Sáng tạo ra các mẫu tự ký âm, sử dụng chữ viết
Nhìn vào bảng phân chia của Morgan có thể thấy sự xuất hiện của đồ gốm
là một mốc quan trọng đánh dấu bớc nhảy vọt từ thời kỳ mông muội sang thời
kỳ dã man. Thời kỳ mông muội là thời kỳ con ngời sống thành bày đàn, ăn lông
ở lỗ, cha biết nấu chín thức ăn, cha biết bảo quản thực phẩm, nên cũng cha
biết chế tạo đồ gốm. Trải qua quá trình sống và lao động, con ngời biết khai
thác nguồn đất sét sẵn có từ tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đất nung dạng
sơ khai của gốm. Các sản phẩm này rất hữu dụng trong việc bảo quản lơng thực,
thực phẩm và chứa đựng các dạng chất lỏng. Nhờ có đồ đựng con ngời biết dự
trữ, biết tiết kiệm và sau này còn biết dùng gốm để đun nấu hay dùng vào
nhiều việc gia dụng khác và để trang trí, trang sức. Điều này chứng tỏ đồ gốm ra
đời đánh dấu một bớc quan trọng trong quá trình phát triển t duy của con ngời.
Con ngời chuyển từ cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên sang cuộc sống chinh
phục tự nhiên. Đồ gốm ra đời giúp con ngời chuyển từ ăn bốc sang ăn bằng bát,
bằng thìa, chuyển từ uống trực tiếp ở sông, ở suối sang uống bằng cốc, bằng
chén Rõ ràng với sự xuất hiện của đồ gốm con ngời đã bớc sang một nền văn
minh mới, ngày càng mang tính ngời hơn.
*
Emily A.schultz * Robert H.lanvenda. Nhân học - Một quan điểm về tình trạng nhân sinh.

Nxb CTQT.
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
tìm hiểu về đồ gốm có thể tiếp cận từ hai góc độ: văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể. Văn hóa vật thể là khái niệm dùng để phân biệt với văn hóa phi
vật thể. Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa gồm hai mảng chính:
Văn hóa vật chất (hay văn hóa vật thể) và văn hóa tinh thần (hay văn hóa phi vật
thể). Trong quá trình hoạt động sống, con ngời đã sáng tạo nên nền văn hóa vật
chất thông qua sự tác động của họ trực tiếp vào tự nhiên, mang tính vật chất
thuần tuý, nh việc con ngời biết chế tác công cụ lao động, chế tạo ra các đồ
dùng sinh hoạt, Còn văn hóa tinh thần đợc con ngời sáng tạo nên thông qua
hoạt động sống nh tín ngỡng, tôn giáo, âm nhạc, nghệ thuật, bí quyết và quy
trình công nghệ của các nghề truyền thống Từ cách hiểu về văn hóa nh vậy,
việc xem xét đến các sản phẩm gốm phải xem xét dới hai góc độ: văn hóa vật
thể (là các sản phẩm gốm) và văn hóa phi vật thể (là bí quyết tạo hình, tạo men,
nghệ thuật trang trí hoạ tiết, ý nghĩa văn hóa toát lên từ sản phẩm v.v ).
Để hình dung đợc rõ hơn tầm quan trọng của đồ gốm chúng ta hãy đặt nó
trong cấu trúc văn hóa để xem nó thuộc loại hình văn hóa nào; có vị trí, vai trò
nh thế nào trong loại hình văn hóa ấy; và nó phản ánh điều gì trong mỗi nền văn
hóa.
Có rất nhiều cách phân chia cấu trúc văn hóa. Theo tiến sĩ khoa học Vũ
Minh Giang, cấu trúc văn hóa gồm bốn loại hình: văn hóa sản xuất của cải vật
chất, văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa qui phạm đạo đức và văn hóa tâm linh.
Nhìn từ góc độ văn hóa vật thể có thể thấy ngay rằng đồ gốm thuộc văn
hóa sản xuất của cải vật chất. Lúc đầu gốm chỉ đợc coi là sản phẩm tự cung tự
cấp, đáp ứng nhu cầu của một số ít ngời. Sau này, khi nền kinh tế hàng hóa ra
đời, gốm trở thành hàng hóa mang giá trị kinh tế cao. Do vậy, từ xa đồ gốm
luôn đợc coi là mặt hàng thủ công quan trọng để trao đổi giữa các vùng, miền
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống vật chất. Từ hình thức nhỏ lẻ dần

dần sản xuất gốm phát triển lớn hơn thành các làng, các vùng chuyên làm gốm.
Các làng gốm này không ngừng phát triển, không chỉ đem lại thu nhập cho mỗi
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
cá nhân mà còn đóng góp những giá trị kinh tế đáng kể cho cả làng, xã và
quốc gia.
Đồ gốm còn là sản phẩm thuộc văn hóa đảm bảo đời sống vật chất. Với
việc tìm ra lửa, con ngời biết nấu chín thức ăn. Hình thức nấu chín thức ăn đầu
tiên là cho thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với lửa. Dần dần con ngời nhận thấy cần
có một vật dụng chuyên dùng đun nấu để thức ăn ngon và sạch hơn. Đáp ứng
nhu cầu đó những chiếc nồi gốm đã ra đời. Tiếp đó là hàng loạt các sản phẩm
gốm gia dụng khác nh bát, cốc, chum, vại, ngói cũng đợc sản xuất, đã góp
phần làm cho đời sống vật của con ngời ngày càng đợc nâng cao hơn.
Nhìn từ góc độ văn hóa phi vật thể có thể thấy đồ gốm cũng thuộc văn hóa
đảm bảo đời sống tinh thần và văn hóa tâm linh. Là văn hóa đảm bảo đời sống
tinh thần, gốm đợc coi là biểu tợng của cái đẹp: tranh gốm, lọ gốm dùng trang
trí nhà cửa, cung điện, đền chùa vòng gốm, hoa tai gốm dùng làm đồ trang
sức. Các hoa văn trang nhã hay sang trọng cùng nhiều kiểu dáng độc đáo cũng
góp phần quan trọng trong việc đảm bảo đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. Đồ
gốm đã phản ánh trí tởng tợng phong phú, tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống, yêu lao động của các nghệ nhân gốm cũng nh của những ngời thởng
thức và sử dụng nó.
Văn hóa tâm linh là một phạm trù nằm trong văn hóa tinh thần. Đặc điểm
văn hóa này đợc biểu đạt trong sản phẩm gốm. Có thể thấy rõ các biểu tợng tín
ngỡng, tôn giáo, lễ hội, cảnh làm phép hay nhiều nghi lễ tôn giáo khác đợc trang
trí trên các sản phẩm gốm. Những ý nghĩa sâu sa toát lên từ chúng đã nói lên
tâm t, tình cảm, niềm tin, ớc mơ và khát vọng của con ngời vào một cuộc sống
tốt đẹp hơn.
Trong di sản văn hóa của nhiều dân tộc, đồ gốm luôn có một vị trí nhất

định. Đặc biệt trong Di sản Korea ( Korea culture heritage) đồ gốm là một
trong hai mơi sản phẩm đợc coi là di sản văn hóa. Điều này chứng tỏ đồ gốm là
một sản phẩm truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc, đã từng có vị trí rất
quan trọng ở một thời đại hay một vài thời đại trong lịch sử bán đảo Triều Tiên.
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
Với những phân tích trên đây, có thể khẳng định đồ gốm có vị trí, vai trò
khá quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Nó phản ánh những đặc trng
riêng trong nền văn hóa của mỗi dân tộc. Với vai trò quan trọng của mình, văn
hóa gốm xuất hiện trong nhiều loại hình văn hóa: văn hóa sản xuất của cải vật
chất, văn hóa đảm bảo đời sống và văn hóa tâm linh. Bởi vậy nghiên cứu về văn
hóa gốm sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều hiểu biết về các loại hình văn hóa khác
trong nền văn hóa chung của mỗi dân tộc.
II-Những đặc điểm văn hóa trong đồ gốm Hàn Quốc
1-Khái lợc lịch sử ra đời và phát triển của đồ gốm Hàn Quốc
Đồ gốm Hàn Quốc có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời với
nhiều thể loại. Song bài viết này chỉ xin trình bày về một số sản phẩm gốm nổi
tiếng, đợc coi nh đại diện cho gốm sứ của dân tộc Hàn nh: Gốm xanh ngọc bích
- triều đại Koryo, gốm sứ nâu Punchong và sứ trắng Baeja - triều đại Choseon.
Tuy nhiên, để hiểu đợc tại sao gốm sứ thời kỳ này lại đợc coi là dòng suối chính
của gốm sứ bán đảo Triều Tiên, cần khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của
loại sản phẩm thủ công độc đáo này.
Ngời dân bán đảo Triều Tiên luôn tự hào về truyền thống văn hóa gốm
không ai sánh bằng của họ. Văn hóa gốm đã ăn sâu vào chiều dài lịch sử của
dân tộc Hàn. Ngay từ rất sớm gốm sứ Triều Tiên đã rất nổi tiếng trên thế giới.
Nghề làm gốm ảnh hởng sâu sắc đến đời sống, t tởng của những ngời dân nơi
đây.
Để nhận biết sản phẩm gốm (tránh nhầm lẫn với sản phẩm sứ) cần hiểu
thế nào là gốm ? Trong tiếng Hàn có thuật ngữ dojagi. Tơng đơng với nó

tiếng Anh có từ pottery. Trong từ điển cả hai thuật ngữ này đều đợc dịch là
đồ gốm. Nhng trong một số tài liệu về gốm viết bằng tiếng Hàn và tiếng Anh
thì dojagi và pottery là thuật ngữ chỉ chung cho cả gốm, sứ và một số sản
phẩm đất nung khác thuộc đồ gốm. Bởi vậy đồ gốm trong bài viết này có
phạm vi bao quát nh trên.
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
Theo các công trình nghiên cứu lịch sử, ngời Triều Tiên đã bắt đầu làm đồ
gốm bằng đất sét ( có thể nung hoặc chỉ phơi khô) từ xấp xỉ 10.000 năm đến
6.000 năm TCN. Đồ sứ bắt đầu đợc sản xuất vào thời kì đồ đá mới (7.000
8.000 năm trớc). Từ đầu thế kỷ 11 gốm men ngọc bích Koryo đợc biết đến rộng
rãi và sang thế kỷ 12 các sản phẩm gốm này đã đạt đến độ tinh xảo, trở thành
sản phẩm gốm tinh tế nhất của Triều đại Koryo. Thế kỷ XIII, cuộc xâm lợc của
Mông Cổ đã làm cho gốm Koryo suy tàn
(1)
. Vì thế, có thể khẳng định rằng đỉnh
cao của gốm sứ Triều Tiên chính là vào thời đại Koryo và tiếp sau đó là triều đại
Choseon (1392 1910). Nếu Koryo nổi tiếng với gốm men ngọc bích thì
Choseon tự hào với gốm nâu Puncheong và sứ trắng Paekja. Cuối thế kỷ XVI,
xảy ra một sự kiện lịch sử đau thơng mà ngời dân Triều Tiên sẽ không bao giờ
quên. Đó là cuộc xâm lợc của Nhật Bản lên bán đảo Triều Tiên. Trong suốt cuộc
xâm lợc, nhiều là nung gốm bị phá huỷ và nhiều thợ gốm bị bắt cóc đa về Nhật.
Chính những thợ này đã đóng góp công sức to lớn trong việc phát triển nghệ
thuật gốm nổi tiếng của Nhật Bản thời kỳ sau này. Đáng chú ý và rất đáng tiếc
rằng, cuộc xâm lợc này đã đặt dấu chấm hết cho việc sản xuất gốm Puncheong,
một trong hai loại gốm sứ chủ yếu của triều đại Choseon.
Ngày nay, những thợ gốm Hàn Quốc đang lỗ lực hết mình để tái tạo lại
sản phẩm gốm sứ truyền thống có chất lợng nghệ thuật cao. Các lò nung đợc
xây dựng lại ở các vùng nông thôn, một số tỉnh vốn là quê hơng của gốm sứ nh:

Tỉnh Chollanam, Kwangju, Incheon
2-Những đặc điểm văn hóa của đồ gốm thời Koryo và Choseon
a, Đặc điểm về chất liệu và công nghệ
Đối với mỗi sản phẩm gốm, đặc điểm văn hóa đợc thể hiện qua chất liệu,
công nghệ, công năng, kiểu dáng và đặc biệt là các họa tiết trang trí.
Để tạo ra một sản phẩm gốm hoàn hảo phải gồm nhiều công đoạn. Từ việc
chọn nguyên liệu đến việc tuân thủ qui trình sản xuất, đòi hỏi sự khéo léo và cẩn
1
Di sản văn hoá Hàn Quốc (Korean Culture Heritage). 1997. Ban thông tin hải ngoại Hàn Quốc. Tr33-48.
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
thận. Chất liệu đất, men, cách tạo hình, nhiệt độ nung khác nhau sẽ cho ra các
sản phẩm khác nhau. Do vậy, chất liệu và công nghệ là hai yếu tố rất quan trọng
để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, gốm nớc này với gốm nớc khác.
Triều đại Koryo sản xuất khá nhiều loại gốm, trong đó nổi tiếng nhất là
gốm xanh ngọc bích. Tiếp đó, Choseon nổi tiếng với hai loại gốm chính: Gốm
Puncheong ( màu nâu nhạt) và sứ trắng Paekja.
Về chất liệu, gốm xanh ngọc bích chủ yếu đợc tạo nên từ đất sét xám và
cao lanh. Gốm puncheong cũng đợc làm từ đất sét hơi xám nhng mỗi sản phẩm
đều đợc bao phủ toàn bộ bề mặt bởi lớp đất sét lỏng trắng trớc khi tráng men.
Riêng sứ trắng paeja chỉ sử dụng một loại chất liệu duy nhất là đất sét trắng
thuần khiết.
Đất sét sau khi phơi khô đợc lạng mỏng và nhào nặn cho mềm dẻo. Đất
sét dẻo đợc ngâm trong bể nớc từ 3 đến 4 ngày để đảm bảo sự thuần khiết và lọc
bỏ tạp chất. Thậm chí ngời ta sẽ nhào nặn đất sét với 2 hoặc 3 lần nớc nữa để đất
đợc mịn và trắng. Nớc cuối cùng có thể dùng làm nớc men đầu tiên, gọi là nớc
áo.
Khi đất sét đã đủ mịn và dẻo, các nghệ nhân tiến hành công đoạn tạo hình.
Thợ gốm cho lên bàn xoay. Bàn xoay chuyển động làm cho đất sét mềm nhuyễn

ra. Khi đó, thợ gốm sẽ sử dụng đôi tay khéo léo vuốt đất sét thành những hình
thù mong muốn.
Tiếp đó, sản phẩm đợc phơi khô rồi làm nhẵn, khắc họa tiết trang trí.
Những phần nhô ra của sản phẩm nh tai của tách trà, vòi ấm đợc cố định trong
giai đoạn này. Công việc quan trọng đó yêu cầu bàn tay của những ngời thợ lành
nghề.
Một trong những yếu tố đặc sắc và đặc trng của gốm ngọc bích Koryo là
nghệ thuật chạm, khắc. Lúc đầu gốm Koryo không hề trang trí hoa văn. Sang
thế kỷ 11, kỹ thuật khắc chìm và khắc nổi đã xuất hiện. Giữa triều đại Koryo
(tức vào khoảng thế kỷ 12), đặc biệt ở triều đại vua Uijong ( 1147 1170) kỹ
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
thuật khảm dát và trang trí họa tiết phát triển mạnh mẽ. Kỹ thuật này đợc đánh
giá là kỹ thuật độc đáo của gốm sứ Koryo, có nguồn gốc từ kỹ thuật sơn mài
2
.
Giai đoạn cuối thời kỳ Koryo đến những năm đầu thời đại Choseon, gốm
puncheong và sứ paeja kế thừa và khai thác tối đa tính chất tự nhiên từ nghệ
thuật chạm khắc này. Những chiếc bình, lọ đợc phủ ngoài bởi một lớp đất sét
lỏng dày. Sau đó các thợ gốm tiến hành chạm khắc họa tiết. Những nét chạm,
khắc sẽ làm lộ ra lớp đất sét màu xám tạo nên sự hài hoà giữa sắc trắng và xám.
Sau khi chạm, khắc và trang trí họa tiết, thợ gốm tiến hành làm nớc men
và tráng men sản phẩm. Ngay từ thế kỷ 12, gốm Koryo đã nổi tiếng khắp thế
giới cũng chỉ bởi màu men ngọc bích huyền diệu có một không hai. Màu men
gốm luôn là một bí quyết riêng không thể sao chép. Bởi vậy, các học giả Trung
Quốc đã gọi gốm men ngọc bích đầu thời Koryo là một trong 10 vật báu của thế
giới. Để tạo màu men ngọc bích thì đất sét và nớc men phải chứa một hàm lợng
nhỏ chất sắt. Ngoài ra, gốm ngọc bích Koryo còn sử dụng nhiều cách pha chế n-
ớc men khác. Theo đó, gốm Koryo còn đợc biết đến với những sản phẩm gốm

men vàng và men đồng. Nổi bật nhất vẫn là loại gốm có màu xanh lá cây đậm
pha màu xanh đen của dá saphia. Màu men ngọc bích của gốm Koryo đợc đánh
giá là đã chỉ ra sự tinh tuý của tinh thần phơng Đông (tinh thần sâu sắc của đạo
Phật Thiền). Bên cạnh các sản phẩm gốm men ngọc bích độc đáo, thời kỳ này
cũng xuất hiện khá nhiều các sản phẩm sứ trắng men tro và men xanh lục.
Nếu nh gốm sứ Koryo nổi tiếng với men xanh chủ đạo thì gốm sứ
Choseon lại có thiên hớng về màu trắng. Dù ở thời kỳ này cũng sản xuất nhiều
màu men khác nh nâu, xanh, vàng nhng tất cả đều đợc kết hợp hài hoà với men
trắng. Có thể kể đến bốn loại sứ trắng nổi tiếng Choseon: Sứ trắng trong, sứ
trắng xanh, sứ trắng men kim loại, sứ trắng có lót nền đỏ để tráng men.
Công đoạn cuối cùng là nung sản phẩm. Trong khi nung, các thành phần
trong nớc men chảy ra tạo thành nhiều màu sắc khác nhau và đây là những màu
2
Di sản văn hoá Hàn Quốc (Korean Culture Heritage). 1997. Ban thông tin hải ngoại Hàn Quốc. Tr33-48.
Julie Pickering. 1997. Korean Cultural Heritage. The Korea Foundation.
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
duy nhất. Do vậy, sẽ không có hai chiếc lọ nào giống nhau hoàn toàn về màu
sắc và vẻ rực rỡ. Từ đó khẳng định rằng nhiệt độ nung khác nhau sẽ tạo ra
những sản phẩm không giống nhau. Hầu hết các sản phẩm gốm Koryo và gốm
Puncheong Choseon đợc nung ở nhiệt độ từ 1100
0
C đến 1200
0
C, còn sứ trắng
Choseon thờng phải nung đến 1300
0
C. Các thợ gốm Koryo có kỹ thuật nung đặc
biệt sử dụng ngọn lửa oxidizing. Kỹ thuật này vẫn đợc dùng trong suốt triều đại

Choseon. Đây là phơng pháp nung mà khí O
2
sẽ đợc giới hạn tới mức nhỏ nhất.
Nhờ kỹ thuật nung này, sản phẩm tạo ra sẽ có màu hơi vàng hoặc màu đồng sẽ
chuyển thành đỏ.
Nhìn vào quy trình sản xuất nh trên có thể thấy đây là một công việc rất
vất vả, công phu và hoàn toàn thủ công.
b, Đặc điểm về công năng
Đồ gốm là một sản phẩm mang đậm giá trị văn hoá bởi chúng đợc tạo ra
bằng bàn tay ngời lao động và phục vụ hữu ích nhu cầu của con ngời. Triều đại
Koryo kéo dài từ năm 918 đến năm 1392 đã chịu một ảnh hởng khá mạnh mẽ
của Phật giáo. Thời kỳ này cũng đạt đợc nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ, trong
đó có văn hoá gốm. Chính sự hng thịnh của các ngôi đền Phật giáo trong suốt
triều đại Koryo đã khơi nguồn cho việc sản xuất đồ gốm men ngọc bích. Lúc
đầu các thợ gốm Koryo chỉ tập trung sản xuất nhiều bình, lọ, bát để sử dụng
trong các buổi lễ trang trọng của Phật giáo. Sau đó một loạt các sản phẩm gốm
có tính chất trang trí và sinh hoạt khác cũng đợc sản xuất nhng chủ yếu chỉ đợc
dùng trong các cung điện hoàng gia hay trong giới quý tộc mà thôi. Bởi vậy ng-
ời Triều Tiên thờng ví đồ gốm men ngọc bích là đồ dùng của vua chúa
3
. Chính
sự a chuộng của tầng lớp thợng lu cũng là một lý do quan trọng khiến đồ gốm
men ngọc bích phát triển cực mạnh ở thời kỳ này.
Khác với đồ gốm Koryo, gốm puncheong và sứ Paekja thời Choseon đợc
mọi tầng lớp nhân dân a chuộng và sử dụng. Gốm sứ Choseon đợc sử dụng với
3
www.korean-arts.com
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.

nhiều mục đích khác nhau: bình, lọ đựng nớc, rợu hay trang trí; bát đĩa ăn cơm;
chum vại muối kimchi, tơng;ống cắm bút và nhiều vật dụng sinh hoạt khác.
c, Đặc điểm về kiểu dáng
Hầu hết các sản phẩm gốm Koryo có kiểu dáng rất đa dạng, phong phú và
độc đáo, một số sản phẩm toát lên vẻ kiêu sa lạ thờng.
Ví dụ nh loại bình phổ biến nhất có miệng nhỏ, phần thân trên rộng, phình
to rồi thon lại ở phía dới. Dáng hình bệ vệ khiến ta liên tởng tới những vị quan
lớn hay những ngời thuộc tầng lớp trên. Loại bình này đợc dùng dể đựng các loại
rợu quý nh rợu nhân sâm và rợu ngâm mận. Thợ gốm Koryo sản xuất những
chiếc bình này còn với một ý tởng độc đáo: những đờng nét cong, mềm ở phần
đáy tợng trng cho sự duyên dáng của ngời phụ nữ, phần vai và phần thân trên của
bình phình to tợng trng cho sức mạnh, uy quyền của ngời đàn ông
4
(Hình 4).
Hoặc là loại bình cổ cao, đế rộng, thân thon khía thành nhiều múi và đặc biệt
miệng xoè rộng có vành lợn sóng nh những bông hoa nở trông rất kiêu sa, cầu
kỳ, thờng để cắm hoa hoặc trang trí cung điện, đền chùa (Hình 7).
Bàn tay khéo léo và trí tởng tợng phong phú của các thợ gốm Koryo còn đ-
ợc thể hiện qua những chiếc bình nhỏ với nhiều hình dáng độc đáo. Đây là
những chiếc bình rợu đầu rồng đuôi cá và đầu rồng mình rùa rất đợc vua chúa
yêu thích (Hình 2).
ở các đền chùa Phật giáo thờng xuất hiện một loại bình có tên là
cheongpyeong. Loại bình này có thể đợc làm từ gốm hoặc đồng và điểm đặc
biệt của nó nằm ở hình dáng độc nhất vô nhị. Cổ bình và nắp bình rất dài khiến
ta liên tởng tới một ngọn tháp-một biểu tợng thiêng liêng của Phật giáo. Chúng
thờng đợc dùng để chứa nớc sạch- thứ nớc tinh khiết gọi là kundika, một trong
mời tám thứ mà các nhà s phải hết sức giữ gìn
5
(Hình 10).
Ngoài các loại bình với mẫu mã đa dạng phải kể đến một số bát và âu. Đa

số những chiếc bát có miệng tròn, thân lợn hình chữ U hoặc chữ V. Những chiếc
4
. 2002. 2. : &.
5
Pictorical Korea, the monthly magazin, July 2001, P25-28
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
âu đợc sản xuất với nhiều kích cỡ và đợc mô phỏng theo hình dáng của những
chiếc niêu cơm. Những chiếc âu này thờng để đựng mật ong, tơng hay
kimchi rất tiện lợi (Hình 11). Các đồ vật có tính chất trang trí nh cái chẹn giấy,
l hơng, gạch lát cũng đợc sản xuất với nhiều mẫu mã đa dạng.
Khác với những kiểu dáng cầu kỳ của gốm Koryo, gốm puncheong thời
Choseon đặc trng bởi những nét tạo hình tự do, phóng khoáng. Đồ gốm
puncheong thờng mô phỏng hình quả lê, quả trám, những chú ngỗng cổ vơn dài
hay những chú rùa xinh xắn.
Sau sự lụi tàn của gốm puncheong ngời dân bắt đầu chú ý tới một loại sản
phẩm mới, đó là sứ trắng Paekja. Cổ ngắn, miệng rộng và thân hình đò sộ là nét
đặc trng của những chiếc bình sứ trắng thời kỳ đầu Choseon. Sang đầu thế kỷ 17
những chiếc bình này có xu hớng thon hơn ở phần thân và phần cổ dài hơn. Vào
thế kỷ 18, hình dáng những chiếc bình này trở nên hoàn hảo và ấn tợng hơn
(Hình vẽ 11 -Bình Choseon TK 18)
6
.
Sứ trắng Choseon đa dạng về mẫu mã. Từ những bát ăn cơm, bát đựng súp,
khay, đĩa, tách trà, ống nhổ, lọ mực, ống cắm bút đợc sản xuất với nhiều hình
dạng phong phú.Những lọ mực hình trái đào, những chiếc bình trang trí nh
những bông hoa, những ống cắm bút hình trụ bao quanh bởi nhiều mắt lới là
những sản phẩm rất sáng tạo và độc đáo (Hình 15).
d. Đặc điểm về hoạ tiết trang trí

Văn hoá gốm phản ánh khá đậm nét văn hoá dân tộc. Sự đa dạng về kiểu
dáng của đồ gốm thể hiện trí tởng tợng phong phú sức sáng tạo và bàn tay khéo
léo của nghệ nhân.
Các hoạ tiết trang trí giúp ta hình dung và cảm nhận đợc đời sống tình cảm
của nhân dân. Hoạ tiết trang trí trên các sản phẩm gốm Koryo chủ yếu có các
dạng nh: hoa văn, cảnh thiên nhiên, cảnh lao động sản xuất, cảnh sinh hoạt, các
con thú, cây, hoa, mỗi hoạ tiết đều nói lên những ý nghĩa sâu sa.
6
. 2002. 2. : &.
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
Koryo là một xã hội trọng đạo Phật. Phật giáo tồn tại và chi phối hầu hết
các mặt của đời sống. Bởi vậy văn hoá gốm cũng chịu nhiều ảnh hởng từ tôn
giáo này. Các hoa văn, hoạ tiết gốm phản ánh những tinh thần, ý niệm của đạo
Phật. Biểu tợng trên các sản phẩm gốm Koryo thể hiện niềm tin của ngời dân
Triều Tiên vào thế giới thiêng liêng của Đức Phật. Những họa tiết đờng viền
cong, tròn tợng trng cho mặt trời và tôn kính mặt trời. Hoa sen biểu trng cho sự
thanh tao, cao quý và lòng khoan dung của đạo Phật (Hình 8). Hoa mẫu đơn là
hiện thân của sự giầu có và danh dự (Hình 4). Hoa cúc thể hiện tính đa cảm
(Hình 7). Cây liễu tợng trng cho vẻ đẹp tâm hồn thanh khiết và sự nhạy cảm. Cây
tre lại thể hiện một tâm hồn mạnh mẽ và ngay thẳng. Cây thông biểu tợng cho
ngời quân tử. Ngoài cây và hoa hoạ tiết về các con vật cũng khá phổ biến. Những
chú vịt biểu tợng cho phẩm chất cần mẫn. Cá tợng trng cho trí tuệ và sự thông
minh. Hổ hiện thân của thần hộ mệnh và sự mê hoặc. Đặc biệt, ngời Hàn rất
thích hình ảnh những chú sếu ( hạc) bay trên mây tợng trng cho sự thanh thoát và
ớc mơ thoát tục, đồng thời biểu tợng cho sự bất tử
7
. Với kiểu dáng và màu sắc
phong phú, đa dạng, đặc biệt là màu men ngọc bích kiêu sa, đồ gốm Koryo đã

trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Nó trở thành đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật
gốm độc đáo của bán đảo Triều Tiên. Và sự đáo này vẫn đợc duy trì trong suốt
triều đại Choseon.
Các hoạ tiết phổ biến trên gốm puncheong Choseon vẫn là những phong
cảnh, cây cối hay các loài vật quen thuộc nh: Hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa cúc,
cây liễu, chim, cá, rồng, mây, nhng điều đặc biệt ở chỗ cách trang trí hoạ tiết
trên gốm puncheong rất tự nhiên, thậm chí đôi lúc còn hơi đơn giản và lộn xộn
chứ không cầu kỳ, kiểu cách nh gốm ngọc bích thời Koryo. Gốm sứ Choseon đặc
biệt ở sự miêu tả chân thực phong cảnh tự nhiên, hay bảy vật quý ( vàng, bạc, đá
xanh da trời, pha lê, san hô, mã não, ngọc trai). Hoa văn vẽ trên các sản phẩm sứ
trắng Choseon thờng chịu ảnh hởng của xu hớng hiện thực trong hội hoạ. Trên
các sản phẩm sứ trắng xanh thờng xuất hiện hình ảnh cây mận, cây tre hay
7
www.korean-arts.com
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
những bức tranh về cảnh và ngời. Các đề tài này phản ánh suy nghĩ của tầng lớp
quý tộc yangban thời đó. Đó là ý nghĩ, khát vọng muốn hoà hợp với tự nhiên,
đất trời
8
. Trong suốt thể kỷ 17 thời kỳ hoàng kim của sứ trắng tráng men sắt, hoa
văn đã có sự thay đổi với hầu hết những mô típ họa tiết rồng và cây cối. ở
thế kỷ XVIII, tranh phong cảnh và những bức vẽ miêu tả đơn giản mà tinh tế về
bốn loại cây quý phái: mận, phong lan, cúc, tre xuất hiện phổ biến trên các sản
phẩm sứ nói riêng và một số loại hình nghệ thuật khác nói chung. Điển hình là
họa tiết con rồng và phong cảnh thiên nhiên không chỉ xuất hiện trên các bình,
bát gốm sứ mà còn phổ biến ở nhiều loại hình nghệ thuật khác, trong đó có hội
hoạ và điêu khắc gỗ. Đây là hai môn nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong
nền văn hoá của mỗi dân tộc.

3-Tiểu kết
Dân tộc Hàn luôn tự hào về một nền văn hoá phong phú, đa dạng, đậm đà
bản sắc dân tộc. Trong đó, văn hóa gốm là một điển hình tiêu biểu. Văn hóa
gốm phản ánh rõ nét lối sống, lối t duy của con ngời cũng nh những biến động
của xã hội Triều Tiên qua các thời đại. Nghề làm gốm phản ánh một nền sản
xuất thủ công, quy mô nhỏ, gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Đây là một công
việc khá vất vả đòi hỏi sự cần cù và ý chí quyết tâm của ngời thợ.
Các sản phẩm gốm với sự đa dạng trong kiểu dáng, độc đáo trong màu sắc
phong phú trong các họa tiết trang trí, đã phản ánh trí tởng tợng phong phú, óc
sáng tạo và bàn tay khéo léo của những ngời thợ gốm. Đồng thời thể hiện tâm
hồn yêu cuộc sống, yêu lao động, yêu dân tộc, đất nớc cũng nh niềm lạc quan và
khát vọng vơn lên làm chủ cuộc sống của con ngời.
Những trang trí đặc sắc trên các sản phẩm gốm sứ Koryo và Choseon còn
nói lên sự phát triển rực rỡ của hội họa và điêu khắc thời bấy giờ.
Trong văn hóa làng nghề truyền thống đa dạng, phong phú của bán đảo
Hàn, gốm sứ chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Sự ra đời của đồ gốm đánh dấu
8
Pictorical Korean, the monthly magazin, July 2001, p25-28
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
một bớc ngoặt trong sự phát triển của xã hội. Với sự ra đời của đồ gốm, ngời
dân trên bán đảo Hàn đã bớc vào một thời kỳ văn minh mới: Văn minh đồ gốm.
III-Những đặc điểm văn hóa trong đồ gốm Việt Nam
1-Khái lợc về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của đồ gốm Việt
Nam
Dựa vào các di chỉ khảo cổ học tìm thấy ở Hoà Bình có thể khẳng định
rằng ngay từ thời tiền sử c dân Việt Nam đã biết làm đồ gốm. Căn cứ vào các
mảnh gốm vụn đợc tìm thấy có thể hình dung phần nào vai trò bớc đầu của gốm.
Đó là nhu cầu đồ đựng cho những sản phẩm nông nghiệp ngày càng phát triển

mà chỉ có những sản phẩm đất nung mới có thể đáp ứng đợc. Trải qua thời gian
nhu cầu sử dụng gốm ngày càng nhiều và nhờ đó công nghệ sản xuất gốm cũng
ngày càng đợc cải tiến. Bài viết này chỉ đề cập đến một số sản phẩm gốm nổi
tiếng của Việt Nam nh: Gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng và gốm Chu Đậu.
Gốm Phù Lãng xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI). Gốm Bát tràng và gốm
Chu Đậu ra đời từ thế kỷ XIV và phát triển mạnh vào thế kỷ XV, XVI. Cũng nh
đồ gốm trên bán đảo Triều Tiên, đồ gốm Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền
cùng lịch sử dân tộc. Đặc biệt thời đại Lý Trần là giai đoạn phát triển rực rỡ
nhất của gốm sứ nớc ta
9
. Thời kỳ này một loạt sản phẩm gốm nổi tiếng của Phù
Lãng, Bát Tràng, Chu Đậu có thể sánh ngang cùng gốm sứ Koryo (thế kỷ XI
đến thế kỷ XIV) và gốm sứ Choseon (thế kỷ XV đến thế kỷ XIX).
2-Những đặc điểm văn hóa của đồ gốm Việt Nam
a.Đặc điểm về chất liệu và công nghệ
Tuân theo quy trình sản xuất gốm nói chung, gốm Việt Nam đợc chế tác
theo sáu bớc: chọn đất, xử lý đất, tạo hình, trang trí họa tiết, tráng men và nung.
Về chất liệu đất, các thợ gốm Phù Lãng phải lựa chọn đất khá tỉ mỉ. Đất
để làm sành phải là loại sét đặc biệt, có độ dẻo quánh. Họ phải lên tận xã Nhân
Hoà, Việt Thống, cách xa hơn 25km để mua đất. Đất về phải phơi cho bạc màu,
9
Sản phẩm và làng nghề truyền thống. Cục xúc tiến thơng mại.
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
trộn lẫn các lớp đất, đập nhỏ, ngâm nớc, xéo tròn, nề đất, chọn sạn, phá sao cho
đến khi đất nh miếng giò mới là đợc. Khác với sành Phù Lãng, chất liệu chính
của gốm sứ Bát Tràng là đất sét trắng và đất cao lanh có sức chịu nhiệt cao. Sét
này có độ dẻo cao, hạt mịn, màu trắng xám. Kỹ thuật xử lý đất ở Bát Tràng xa
nay đều phải dùng hệ thống bể chứa. Bể ở vị trí cao nhất gọi là bể đánh dùng để

ngâm sét thô trong nớc từ 3 đến 4 tháng. Khi đất chín, đợc đánh tơi, nhuyễn
thành thứ dung dịch lỏng chuyển xuống bể thứ hai là bể lọc. Sau khi lọc bỏ tạp
chất, dung dịch đất sét lỏng này đợc múc sang bể thứ ba là bể phơi. Tại đây đợc
phơi từ 3 đến 4 ngày rồi chuyển sang bể ủ. ủ đất càng lâu tạp chất và chất sắt
càng bị khử triệt để hơn
10
.
Tiếp theo là công việc tạo hình. Từ xa xa, ở Phù Lãng, Bát Tràng hay Chu
Đậu, các thợ gốm đều sử dụng phổ biến phơng pháp tạo dáng sản phẩm bằng
bàn xoay. Nhng đến nay chỉ có gốm Phù Lãng và Chu Đậu còn giữ nguyên đợc
phơng pháp thủ công đó. Còn ở Bát Tràng chủ yếu sử dụng phơng pháp be
trạch (xếp từng lớp đất hình con trạch chồng lên nhau theo hình thân gốm cần
tạo ra rồi đắp nặn và đúc khuôn) hoặc đúc sản phẩm bằng khuôn.
Tạo hình xong là công đoạn trang trí hoa văn, họa tiết. Công đoạn này đòi
hỏi các nghệ nhân gốm phải kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hội họa và điêu
khắc.
Tiếp đó là việc tráng men. Men là một bí quyết quan trọng trong nghề
gốm. Nói đến gốm Phù Lãng là nói đến loại gốm men vàng đặc hiệu men da
lơn. Phù Lãng chủ yếu sử dụng men thực vật, không dùng hóa chất. Chất liệu
chính làm men là tro củi, tro trấu, vôi bột, đá quặng. ở Phù Lãng có loại đá son
phong hoá rất đặc biệt. Lấy bột đá nghiền mịn này đem chộn với các loại tro củi
theo một công thức riêng sẽ đợc các màu men nh ý muốn. Phù Lãng độc nhất
với màu men da lơn còn Bát Tràng nổi tiếng ít nhất năm loại men: men ngọc,
men rạn, men nâu, men chảy và men hoa lam. Ngay từ thế kỷ 15 Bát Tràng đã
chế tạo ra men lam, từ đá đỏ (oxit coban) và đá son (oxit mangan). Tuy nhiên,
10
Bùi Văn Vợng. 2002. Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. NXB Văn hoá - Thông tin.
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.

nổi tiếng nhất là loại gốm men rạn, đợc tạo thành từ hợp chất: vôi sống, cao lanh
và tro trấu. Gốm Chu Đậu cũng đã từng rất nổi tiếng với các loại men nh: men
nâu, men ngọc, men xanh lá cây và đặc biệt là men hoa lam.
Sau khi tráng men, công đoạn cuối cùng là nung đốt sản phẩm. Các sản
phẩm gốm thờng đợc nung từ 1100
0
C đến 1250
0
C còn các sản phẩm sứ phải
nung từ 1250
0
C đến 1350
0
C.
b.Đặc điểm về công năng
Tơng tự Hàn Quốc, gốm Việt Nam đợc sản xuất với nhiều mục đích khác
nhau. Gốm Phù Lãng phong phú đa dạng: gốm gia dụng ( lọ, bình, chum, vại );
gốm dùng trong tín ngỡng dân gian ( l hơng, đài thờ, đỉnh); gốm trang trí ( bình,
lọ, tranh đất ). Các sản phẩm gốm Chu Đậu chủ yếu là đồ gia dụng và đồ thờ
cúng nhng ít đồ trang trí. ở Bát Tràng, ngoài các sản phẩm gốm trên còn sản
xuất gốm xây dựng nh: ống nớc, gạch ngói, thiết bị vệ sinh
c.Đặc điểm về kiểu dáng
Hầu hết các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18
đều có kiểu dáng đa dạng, mô phỏng hình thù các con vật hay các loại quả rất
sinh động. (Hình 23,24,25,26).Ngày nay, các nghệ nhân còn cải tiến rất nhiều
loại kiểu dáng, mẫu mã cho từng loại sản phẩm nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị
trờng gốm.
d.Đặc điểm hoạ tiết
Các hoạ tiết nh rồng, phợng, cây cối, hoa lá, cảnh thiên nhiên vẫn là
những chủ đề quen thuộc đợc nhiều thợ gốm các nớc a chuộng. Song các hoạ

tiết đều thể hiện đợc đậm nét chất Việt Nam. Đó là các hoạ tiết nh: Chim lạc,
voi, s tử, chuồn chuồn, gà, vịt hay hoa đào, hoa sen và những bức tranh dân
gian nh: hứng dừa, đám cới chuột, cảnh núi sông, làng quê, cảnh lao động sản
xuất v.v
Gốm sứ Việt Nam mang đậm nét Việt Nam đồng thời phản ánh bàn tay
khéo léo và trí tởng tợng phong phú của các thợ gốm Việt. Với vẻ đẹp giản dị
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
mà trang nhã đồ gốm Việt Nam đã từng đợc du khách khắp nơi yêu thích và a
dùng. Ngày nay mặc dù đồ gốm Việt Nam đã đợc cải tiến nhiều do tiếp thu
nhiều công nghệ sản xuất mới nhng nó vẫn luôn giữ đợc vẻ đẹp truyền thống xa.
IV-Những nét văn hoá tơng đồng và khác biệt thể hiện qua sản phẩm
gốm Hàn Quốc và Việt Nam
1-Văn hóa tận dụng và khai thác môi trờng tự nhiên
Việt Nam và Hàn Quốc cùng xuất phát từ nền nông nghiệp trồng lúa. Do
đặc điểm của nghề nông, ngời nông dân phải gắn bó với thiên nhiên. Từ xa xa
nhân dân hai nớc đã biết tận dụng, khai thác và ứng phó với môi trờng tự nhiên
để tồn tại. Điều này thể hiện rất rõ trong nghề thủ công gốm. Sản xuất nông
nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm mới nên cần rất nhiều đồ đựng: đựng thóc, hạt
giống, hoa màu Trong sinh hoạt cũng cần nhiều vật dụng nh chum vại đựng n-
ớc, nồi để đun nấu, bát đĩa đựng cơm, thức ăn Với các vật dụng này thực phẩm
đợc bảo quản tốt hơn, tránh bị mối mọt, kiến, gián, ẩm, mốc là những yếu tố
tác động bất lợi của tự nhiên. Xuất phát từ nhu cầu đó, c dân Hàn, Việt đã biết
chế tạo đồ gốm. Nh vật nghề làm gốm ra đời là kết quả của việc ứng phó với
môi trờng tự nhiên. Nhng việc sản xuất gốm lại là quá trình tận dụng và khai
thác tự nhiên. Từ xa xa thiên nhiên đã u đãi cho xứ sở Triều Tiên nhiều nguồn
đất sét xám, trắng thuận lợi cho sản xuất gốm sứ. Các làng gốm cổ ở Việt
Nam nh Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu cũng gần những mỏ đất sét dồi dào.
Thiên nhiên cũng cung cấp những sắc men độc đáo cho gốm. Các làng

gốm truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc đều đợc đặt gần các con sông để
tiện chuyên chở, vận chuyển sản phẩm và khai thác phù sa một chất liệu quý
để tạo men.Tro cây rừng và đá vôi là những nguyên liệu không thể thiếu để tạo
nên sắc men xanh và một số màu men độc đáo khác. ở Việt Nam, làng gốm
Phù Lãng cũng sớm biết tận dụng nguồn đá son, rất tốt cho việc chế tạo màu
men vàng da lơn nổi tiếng. Hàn Quốc vốn là xứ sở có nhiều đồi núi, rừng cây.
Đây cũng là một lợi thế để ngời dân khai thác gỗ,cành cây làm chất đốt nung
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
gốm. Nh vậy qua việc tìm hiểu nghề làm gốm có thể thấy nét văn hóa tơng đồng
giữaViệt Nam và Hàn Quốc, đó là văn hóa tận dụng, khai thác và ứng phó với
môi trờng tự nhiên.
2-Quan điểm thẩm mỹ của hai dân tộc
Việt Nam và Hàn Quốc cùng thuộc khu vực Châu á và cùng mang ảnh h-
ởng t tởng phơng Đông. Đặc biệt dân tộc ta và dân tộc Hàn chịu ảnh hởng khá
sâu đậm từ Phật giáo và Nho giáo Trung Quốc nên Hàn Việt từng đợc xếp
vào nhóm các quốc gia đồng văn. Có thể thấy trên các sản phẩm gốm sứ hai
nớc thờng xuất hiện các họa tiết: long, ly, qui, phợng hay tùng, trúc, cúc, mai
là những biểu tởng mang đậm t tởng và triết lý của đạo Phật mà chúng ta thờng
thấy trong các đền chùa Phật giáo. Theo quan niệm của hai nớc, các hoạ tiết này
đều biểu tợng cho sự thanh cao, lòng ngay thẳng, trong sạch và tính thiện của
Phật giáo. ở triều đại Koryo quan điểm thẩm mỹ có phần cầu kỳ và khắt khe
hơn triều đại Choseon. Trong suốt triều đại Koryo gốm sứ đợc chạm khắc tỷ mỉ,
kiểu dáng, hoạ tiết cầu kỳ nhng sang đến triều đại Choseon các hoạ tiết, màu sắc
đã đơn giản hơn và gần gũi hơn với đời thờng. Bên cạnh những nét tơng đồng
quan điểm thẩm mỹ của hai dân tộc Hàn Việt cũng có một số nét khác nhau.
So với gốm sứ Hàn Quốc, gốm sứ Việt Nam đặc trng hơn bởi vẻ đẹp tự nhiên và
giản dị. Các hoạ tiết trên các sản phầm gốm Việt Nam đã khai thác tối đa chất
tự nhiên. Đó là những cụm cỏ, hoa dại, chuồn chuồn, gà, vịt cách sử dụng màu

men cũng nói lên quan điểm thẩm mỹ của mỗi dân tộc. ở Hàn Quốc việc lựa
chọn màu men gốm thể hiện sự phân biệt đẳng cấp trong khi đó ở đồ gốm Việt
Nam hầu nh không có hiện tợng này. Gốm sứ Koryo của Hàn Quốc nổi tiếng
với màu xanh ngọc bích một thứ màu huyền bí, cao quí, sang trọng, pha trộn
hài hoà giữa sắc xanh lá cây và xanh đen của đá saphia, rất đợc tầng lớp trên a
dùng. Sang đến thời kỳ Choseon quan điểm thẩm mỹ lại có sự thay đổi rõ rệt. ở
Thời kỳ này, gốm sứ đợc sản xuất để phục vụ đông đảo tầng lớp trong xã hội
nên ngời dân rất a thích màu men nâu nhạt và trắng tinh những sắc màu giản
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
dị gần gũi với đời thờng. Gốm Việt Nam lại đặc trng bởi những màu men rất
riêng, đợc mọi tầng lớp nhân dân sử dụng nh: men ngọc, men rạn, men chảy
(gốm Bát Tràng); men vàng da lơn (gốm Phù Lãng); men hoa Lam (gốm Chu
Đậu) là những màu men rất gần với đời sống của đại đa số nhân dân.
3-Đời sống tinh thần,tình cảm của hai dân tộc
Đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc Việt Nam và Triều Tiên rất
phong phú, đa dạng và có nhiều điểm tơng đồng. Nhân dân hai nớc đều là những
con ngời yêu cuộc sống, yêu con ngời, yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu quê
hơng, đất nớc với tâm hồn lạc quan, luôn hớng tới các giá trị chân, thiện, mỹ.
Điều này thể hiện rõ qua các họa tiết trên các sản phẩm gốm sứ của cả hai nớc
nh cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, cảnh lao động Tuy nhiên, từ họa tiết
trang trí đó chúng ta vẫn có thể nhận ra những nét văn hóa đặc trng của mỗi nớc.
Về cảnh thiên nhiên, bán đảo Hàn đặc trng với những cảnh tuyết rơi, hạc bay,
rừng lá đỏ, núi đồi trùng điệp trong khi đó Việt Nam dễ nhận biết với những
ruộng lúa mênh mông cò bay thẳng cánh, những ngôi nhà mái ngói đỏ ẩn sau
những rặng tre xanh, những cây đa, giếng nớc, sân đình hay những đồi cọ,
ruộng bậc thang, nhà sàn Về cảnh sinh hoạt và cảnh lao động, trên các sản
phẩm gốm Hàn Quốc thờng xuát hiện các cảnh lễ hội múa mặt nạ, múa quạt,
các lễ cới với trang phục Hanbok truyền thống, cảnh nô đùa với nhiều trò chơi

dân gian hay cảnh làm kimchi, cảnh hái chè mang đậm bản sắc văn hóa Hàn.
Trên sản phẩm gốm sứ Việt Nam, đó là những cảnh hứng dừa, vinh qui bái tổ,
đám cới chuột, cảnh cấy lúa, chèo đò, ra khơi đánh cá, dọn quán bán hàng hay
các tích truyện Lu Bình Dơng Lễ, Trơng Chi v.v
Dân tộc Việt Nam và Triều Tiên đều là những dân tộc có tinh thần dũng
cảm. Điều này thể hiện rõ trên các họa tiết gốm tái hiện các cảnh chống thiên
nhiên, thú dữ hay các trận đánh chống giặc ngoại xâm (Hình 18). Tuy nhiên
do đặc diểm khí hậu, địa hình và lịch sử chống ngoại xâm không giống nhau
nên cách thể hiện họa tiết trên sản phẩm gốm hai nớc cũng khác nhau. Trận
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
chiến Sơn Tinh Thủy Tinh hay cảnh Thánh Gióng đánh giặc không thể nhầm
lẫn với cảnh thủy chiến của dân tộc Hàn chống giặc xâm lợc Mông Cổ
Tín ngỡng, tôn giáo cũng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân hai nớc. Qua các họa tiết gốm có thể hình dung đợc
các nghi lễ tôn giáo nh Shaman giáo, Phật giáo, Nho giáo của Triều Tiên cũng
nh nhiều nghi lễ tôn giáo của Việt Nam vừa có những nét văn hóa tơng đồng
vừa có những điểm khác biệt. Ví dụ nh: ở Việt Nam và Triều Tiên đều có các
nghi lễ xua đuổi tà ma nhng hình thức thể hiện không giống nhau. ở Triều Tiên
phổ biến là các lễ hội múa mặt nạ còn ở Việt Nam đó thờng là những cảnh làm
phép, lên đồng Hình ảnh Phật A Di Đà, Bồ Tát, phong cảnh chùa chiền, đền
miếu v.v cũng đợc xuất hiện nhiều trên các sản phẩm gốm.
4-Truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực, giàu trí tởng tợng, sức
sáng tạo và sự khéo léo của các nghệ nhân gốm ở cả hai dân tộc.
Quá trình sản xuất gốm gồm nhiều công đoạn công phu, vất vả đòi hỏi các
thợ gốm phải có những phẩm chất cần cù, giàu nghị lực, giàu trí tởng tợng, sáng
tạo và khéo léo Vì là sản xuất thủ công nên tỷ lệ thứ phẩm khá lớn (khoảng
30%). Đến khi thành sản phẩm rồi thì lại là sản phẩm dễ vỡ, vận chuyển cồng
kềnh đòi hỏi ng ời thợ gốm phải rất kiên trì và nghị lực. trí tợng tợng phong

phú, bàn tay khéo léo của thợ gốm thể hiện qua cách tạo nặn kiểu dáng và trang
trí họa tiết. Toàn bộ quá trình làm ra một sản phẩm gốm phản ánh khả năng
sáng tạo tuyệt vời của những ngời thợ gốm.
5-Sản xuất gốm là một nghề thủ công truyền thống
Nghề gốm ra đời do nhu cầu của nhân dân cần có vật dụng đựng lơng
thực, thực phẩm và sau đó là các vật dụng trang trí, trang sức. Lúc đầu sản xuất
gốm có qui mô nhỏ, dần dần phát triển thành các làng gốm. Đây là một nghề
kiếm sống của một bộ phận dân c. Sự lu truyền, phát triển từ đời này sang đời
khác đã trở thành nghề thủ công truyền thống, làng nghề truyền thống, mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời cũng có những bản sắc riêng của mỗi
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
làng nghề: Gốm Phù Lãng có chất men da lơn và nét đẹp tự nhiên, gốm Bát
Tràng nổi tiếng với men rạn và họa tiết cầu kỳ v.v
Vì là nghề nên có giá trị kinh tế, phản ánh đời sống kinh tế của một bộ
phận c dân, một làng, và đóng góp vào kinh tế của một vùng, của đất nớc. Đầu
tiên là nghề phụ sau dần dần trở thành nghề chính. Nó cũng phụ thuộc vào sự
phát triển chung của nền kinh tế đất nớc. Khi kinh tế chung của đất nớc phát
triển thì nó cũng phát triển theo. Nghề gốm, làng gốm tạo công ăn việc làm cho
một số làng khác nh: bán đất, vận chuyển, khai thác củi, buôn bán sản phẩm
gốm v.v Cho nên nó có thể tạo ra sự phát triển kinh tế cho cả một vùng. Từ xa
xa gốm còn đợc các thơng nhân mang ra bán ở nớc ngoài. Ngày nay cả Hàn
Quốc và Việt Nam đều quan tâm xuất khẩu mặt hàng này. Với những giá trị văn
hóa và kinh tế nói trên đồ gốm cần tiếp tục đợc giữ gìn và có hớng phát triển
phù hợp.
C-Kết luận
Tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức thơng mại thế giới (WTO). Nh vậy cả Việt Nam và Hàn Quốc đều có khả
năng và những cơ hội hợp tác, phát triển. Trong quá trình hội nhập đó, cả hai n-

ớc luôn quan tâm đến chiến lợc xuất khẩu mặt hàng thủ công, trong đó có các
sản phẩm gốm sứ.
Đồ gốm không chỉ là sản phẩm trao đổi , phát triển kinh tế mà còn để giới
thiệu văn hóa. Thông qua các sản phẩm gốm, Việt Nam và Hàn Quốc có thể
giới thiệu với nhau và với thế giới về những nét văn hóa đặc sắc của đất nớc
mình. Việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống cũng là một thế mạnh của
cả hai nớc để phát triển kinh tế, văn hóa.Những nét văn hóa tơng đồng sẽ là điều
kiện thuận lợi cho việc hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Từ sự hội
nhập về văn hóa sẽ tiếp sức cho sự hợp tác về kinh tế, ngoại giao và nhiều lĩnh
vực khác. Những nét văn hóa khác nhau nói lên bản sắc văn hóa riêng của mỗi
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
nớc, cần đợc trân trọng, giữ gìn để hòa nhập mà không hòa tan. Vì vậy trong
quá trình hợp tác cần phải nghiên cứu để hiểu biết rõ về nhau, trên cơ sở đó biết
tôn trọng, giữ gìn và tăng cờng học hỏi những giá trị văn hóa tốt đẹp của mỗi n-
ớc.
Chuyên đề này mong góp một phần nhỏ giới thiệu một vài nét văn hóa đẹp
trong mỗi nền văn hóa của hai quốc gia đã và đang có mối quan hệ hữu nghị và
hợp tác tốt đẹp.
Với khả năng có hạn nên niên luận này chắc chắn còn nhiều điểm hạn chế
và thiếu sót. Tôi xin đợc sự đóng góp ý kiến của các thày cô và các bạn sinh
viên.
Xin trân trọng cảm ơn!
TI LIU THAM KHO
1. . 2002. 2. : &.
2. Julie Pickering. 1997. Korean Cultural Heritage. The Korea Foundation.
3. Pictorial Korea, The monthly magazine, april 2004, p28-31.
4. Pictorial Korea, The monthly magazine, july 2001 , p25-28.
5. Pictorial Korea, The monthly magazine, june 2000, p40-45.

6. Di sn vn húa Hn Quc (Korean culture heritage). 1997. Ban thụng tin hi
ngoi Hn Quc. p33-45.
7. Bựi Vn Vng. 2002. Lng ngh th cụng truyn thng Vit Nam. NXB
vn húa thụng tin.
8. Trn Ngc Thờm. 1999. C s vn húa Vit Nam. NXB Giỏo dc.
9. Mt s website:
www.korean-arts.com
www.koreafolkart.com
www.hanquocngaynay.com
www.metmuseum.org/explore/celadon/htm/startpage.htm
www.vietnamgateway.org.vn
www.Vietantique.com/antique/chu_dau.htm
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
www.bacninh.gov.vn
Website: Ema il :
Đề tài: Những nét văn hóa tơng đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của
Hàn Quốc và Việt Nam.
Mục lục
Trang
A. Mở đầu 1
I. Lý do nghiên cứu 1
II. Lịch sử vấn đề và phơng pháp nghiên cứu 1
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
B. Nội dung 2
I. Đồ gốm trong văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của mỗi dân tộc 2
II. Những đặc điểm văn hoá trong đồ gốm Hàn Quốc 6
1. Khái lợc lịch sử ra đời và phát triển của đồ gồm Hàn Quốc 6
2. Những đặc điểm văn hoá của đồ gốm thời Koryo và Choseon 7

3. Tiểu kết 14
III. Những đặc điểm văn hoá trong đồ gốm Việt Nam 15
1. Khái lợc về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của đồ gôm
Việt Nam
15
2. Những đặc điểm văn hoá của đồ gốm Việt Nam 16
IV. Những nét văn hoá tơng đồng và khác biệt thể hiện qua sản phẩm
gốm Hàn Quốc và Việt Nam
18
1. Văn hoá tận dụng và khai thác môi trờng tự nhiên 18
2. Quan điểm thẩm mỹ của hai dân tộc 19
3. Đời sống tinh thần, tình cảm của hai dân tộc 20
4. Truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực, giàu trí tởng tợng,
sức sáng tạo và sự khéo léo của các nghệ nhân gốm ở cả hai dân
tộc.
21
5. Sản xuất gốm là một nghề thủ công truyền thống 22
C. Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24
Website: Ema il :

×