Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích đoạn trích chí khí anh hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.46 KB, 6 trang )

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
I. Tìm hiểu chung

1. Vị trí của đoạn trích

Văn bản từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều.

Thúy Kiều bị bán vào lầu xanh lần thứ hai, được Từ Hải chuộc về làm vợ, sống với
nhau rất hạnh phúc nhưng Từ Hải muốn có sự nghiệp lớn nên chàng đã từ biệt
Kiều ra đi lập công danh.

Khái quát giá trị nội dugn và nghệ thuật (ghi nhớ)

Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện
cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả.

II. Tìm hiểu văn bản

* Nội dung

Bốn câu thơ đầu: khát vọng lên đường của nhân vật Từ Hải.

Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương


Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

Những hình ảnh chỉ không gian to rộng, khoáng đạt “bốn phương”, “trời bể mênh
mang” → gợi liên tưởng đến không gian vũ trụ, cho thấy khát khao được vẫy vùng,


tung hoành bốn phương của Từ Hải.

Khát vọng lên đường được thể hiện qua hành động nhanh chóng, quyết đoán, hiên
ngang, tự tin và mạnh mẽ: “thoắt đã động lòng bốn phương”, “lên đường thẳng
rong”, “dứt áo ra đi”

Phần thơ còn lại: lí tưởng anh hùng của Từ Hải:

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Bằng nay bốn bểkhông nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,


Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.

Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Thúy Kiều mong muốn cùng Từ hải vào sinh ra tử nơi chiến địa, ngỏ lời xin theo.
Từ Hải dứt khoát không nghe. Chí khí anh hùng thể hiện rõ qua lời nói với Thúy
Kiều. Chàng không quyến luyến, bịn rịn theo kiểu “nữ nhi thường tình”. Từ Hải
không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả.


Từ Hải trách Thúy Kiều là tri kỉ mà không hiểu mình”

Từ rằng: “tâm phúc tương tri”
Sao chưa dứt khoát khỏi nữ nhi thương tình”

Từ Hải động viên Thúy Kiều hãy vượt qua thói “nữ nhi thương tình” để xứng đáng
là vợ của một đấng anh hùng.

Từ Hải hứa hẹn với Thúy Kiều về một sự nghiệp vẻ vang, một tương lai thành
công rực rỡ. Ngôn ngữ tráng lệ: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng
tinh rợp đường”, “rõ mặt phi thường”, “bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia” .

Đó là lời ước hẹn ngắn gọn, dứt khoát, chắc nịch, chất chứa ước mơ về sự nghiệp
vẻ vang của người anh hùng. Từ cũng khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công
tất yếu qua thời gian ngắn “chầy chăng là một năm sau vội gì!”.


Hành động Từ Hải vô cùng dứt khoát, không nấn ná, dây dưa. Quyết lời là làm
ngay. Thoáng một cái đã ở ngoài xa trường. Đó không phải là một quyết định vội
vàng mà là kết quả của những suy tư lâu dài. Người anh hùng hết sức tin tưởng vào
khả năng tất thắng của bản thân.

Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Nhận xét: Tác giả thể hiện sư tôn trọng, kính trọng và cảm mến sâu sắc đối với
nhân vật Từ Hải qua lớp từ ngữ có sắc thái tôn xưng “trượng phu”, “lòng bốn
phương”, “mặt phi thường”. Cách dùng hình tượng “chim bằng” để nói về Từ Hải.


→ Từ Hải là một hình tượng nhân vật lí tưởng, thể hiện ước mơ đầy lãng mạn của
Nguyễn Du về một người anh hùng có những phẩm chất phi thường.

* Nghệ thuật

– Nghệ thuật miêu tả đặc sắc; ngôn từ tráng lệ

– Hình tượng có tính ước lệ

– Cảm hứng vũ trụ kì vĩ, phi thường→ người anh hùng Từ Hải mang tầm vóc vũ
trụ.


Câu hỏi luyện tập:

– Hãy nêu vị trí của văn bản “chí khí anh hùng”

– Hãy cho biết thái độ, tình cảm của Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.

– Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế
nào?

– Hãy cho biết khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “chí khí anh
hùng”.

– Cảm nhận của em về lí tưởng anh hùng của Từ Hải qua đoạn thơ sau:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Bằng nay bốn bểkhông nhà,


Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.



×