Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

CON ĐƯỜNG HOẠT HOÁ BỔ THỂ CỔ ĐIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.7 KB, 2 trang )

CON ĐƯỜNG HOẠT HOÁ BỔ THỂ CỔ ĐIỂN

Hoạt hoá theo con đường này là sự hoạt hoá dây chuyền từ yếu tố C1 đến
yếu tố C9. Các thành phần bổ thể tham gia vào 3 giai đoạn là:
-Giai đoạn 1: C1q
-Giai đoạn 2: Từ C1r đến khi hình thành C5 convertaza
-Giai đoạn 3: Từ C5 đến C9
1. Hoạt hoá yếu tố C1
Yếu tố C1 gồm 5 phân tử hợp thành là C1q, 2C1r, 2C1s được liên kết với
nhau không đồng hoá trị mà nhờ sự có mặt của ion Ca++.
C1q là một polime gồm 6 dưới đơn vị. Để được hoạt hoá C1q phải gắn với ít
nhất là 2 thụ thể đặc hiệu của nó nằm ở phần Fc củ phân tử IgC hoặc với 2 thụ thể
đặc hiệu của cùng một phân tử IgM có 5 đơn vị. Bởi vậy kháng thể thuộc lớp IgM
có hiệu suất hoạt tác bổ thể cao hơn kháng thể lớp IgG rất nhiều. Các kháng thể
thuộc các lớp IgA, IgD, IgE không có thụ thể đặc hiệu cho C1q do đó không hoạt
hoá bổ thể khi kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu.
Khi C1q đã được hoạt hoá sẽ hoạt hoá tiếp C1r và đến lượt C1r hoạt hoá
C1s. C1s hoạt hoá là một men có hoạt tính tiêu đạm và tiêu este: Nhóm C1 đã hoạt
hoá này lại hoạt hoá yếu tố tiếp theo là C4.
2. Sự hoạt hoá của yếu tố C4
C4 là một glycoprotein được tổng hợp từ đại thực bào. C1 đã hoạt hoá xúc
tác làm cắt yếu tố C4 thành 2 phần: phần nhỏ là C4a, còn mảnh lớn là C4b. Mảnh
C4b được hoạt hoá có khả năng bám lên bề mặt tế bào và để lộ thụ thể để C2 gắn
vào. C1s cũng tác dụng như một men cắt yếu tố C2 đã gắn trên C4b.
3. Hoạt hoá yếu tố C2
C2 là một glycoprotein được C1s cắt thành một thành phần hoạt động là C2a
vẫn gắn với C4 để cho một phức hoạt động là C4b2a là một men sẽ tác động lên


C3 và do đó phức C42 còn được gọi là C3 convertaza. Còn lại là C2b đi vào huyết
tương và bị phân huỷ.


4. Hoạt hoá yếu tố C3
C3 là một β glopulin được đại thực bào tiết ra ở dạng chưa hoạt hoá là pro
C3. Dưới tác dụng của C42 yếu tố C3 được cắt làm 2 mảnh: C3a nhỏ và C3b lớn
hơn. Các mảnh C3a, C3b đều có nhiều thuộc tính sinh học quan trọng. Mảnh C3b
có khả năng kết dính lên bề mặt nhiều loại tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu
hạt… Các tế bào của cơ thể có hệ thống ức chế bổ thể nên chúng không bị ly giải.
Trái lại khi mảnh C3b dính trên bề mặt vi khuẩn , các đơn bào thì biến các vi sinh
vật này thành mục tiêu của đáp ứng miễn dịch như bị thực bào, ly giải… C3b còn
liên kết với C42 để cho phức hoạt tác C423, phức này là một men có khả năng hoạt
tác C5 và được gọi là C5 convertaza.
5. Phức hợp tấn công màng
Sự hoạt hoá tiếp theo của các yếu tố C5 đến C9 để tạo thành một phức hợp
hình ống làm thủng màn tế bào mục tiêu.
C5, C6, C7 đều là các glopulin. C5 được cắt làm hai mảnh C5a nhỏ với rất
nhiều hoạt tính sinh học, còn mảnh C5b lớn hơn sẽ gắn với thành phần C6, C7 để
cho một phức hoạt động C567 bám lên màng tế bào và có tác dụng khu trú sự hoạt
hoá của các thành phần tiếp theo là C8 và C9.
C8 và C9 được định vị hoạt tác nhờ vị trí của phức C567 và tạo thành một
ống thủng xuyên màng. Nước và chất điện giải chảy qua lỗ thủng này vào bào
tương và ngược lại các đại phân tử protein từ bào tương thoát ra ngoài, kết quả
cuối cùng là tế bào mục tiêu bị ly giải.



×