Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giáo dục giới tính cho trẻ em ở lứa tuổi 6 – 10 trong các gia đình tại thành phố vinh – tỉnh nghệ an (nghiên cứu tại trường hợp phường hà huy tập)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

HOÀNG THỊ DIỆU THƢƠNG

GIÁO DụC GIớI TÍNH CHO TRẻ EM
ở LứA TUổI 6-10 TRONG CÁC GIA ĐÌNH
TạI THÀNH PHố VINH- TỉNH NGHệ AN
(Nghiên cứu trƣờng hợp phƣờng Hà Huy Tập)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

HOÀNG THỊ DIỆU THƢƠNG

GIÁO DụC GIớI TÍNH CHO TRẻ EM
ở LứA TUổI 6-10 TRONG CÁC GIA ĐÌNH
TạI THÀNH PHố VINH- TỉNH NGHệ AN

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60310301

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà



Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu:............................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn .....................................................................10
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................11
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...........................................................11
6. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................12
7. Giả thuyết nghiên cứu: ..........................................................................................12
8. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................12
9. Khung phân tích lý thuyết .....................................................................................15
NỘI DUNG ..............................................................................................................15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................16
1.1 Khái niệm công cụ .............................................................................................16
1.1.1 Khái niệm giáo dục ..........................................................................................16
1.1.2 Khái niệm giáo dục giới tính ............................................................................17
1.1.3 Khái niệm gia đình ...........................................................................................20
1.1.4 Khái niệm trẻ em ..............................................................................................20
1.2 Lý thuyết ứng dụng ...........................................................................................21
1.2.1. Lý thuyết xã hội hóa ........................................................................................21
1.2.2 Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý ...................................................................22
1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục giới tính cho trẻ em ...........23
1.4 Quan điểm của Bộ Y Tế, Bộ Giáo Dục về giáo dục giới tính cho trẻ em ..............24
1.5 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...........................................................................26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ EM TỪ
6 - 10 TRONG CÁC GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ VINH ....................... 26

2.1 Nhận thức của cha mẹ về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em trong các
gia đình ........................................................................................................ 30
2.2 Mục đích giáo dục giới tính cho trẻ em của các bậc cha mẹ hiện nay..........44
2.3 Nội dung giáo dục giới tính cho trẻ em của các bậc cha mẹ hiện nay ..........46


2.4 Phƣơng pháp giáo dục giới tính cho trẻ em của các bậc cha mẹ hiện nay ..54
2.5 Những kết quả chính trong hoạt động giáo dục giới tính trong gia đình ....62
CHƢƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ VINH...............69
3.1 Ảnh hƣởng từ các đặc trƣng nhân khẩu xã hội của ngƣời giáo dục ............69
3.2 Ảnh hƣởng của quan điểm cá nhân và tâm lý của ngƣời giáo dục ..............72
3.3 Ảnh hƣởng của truyền thông đại chúng .........................................................76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
PHỤ LỤC .................................................................................................................86


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị
Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu, cung cấp
các nguồn tài liệu cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới UBND phường ban văn hóa hội phụ nữ và
các hộ gia đình phường Hà Huy Tập, TP Vinh tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ, cung cấp tư
liệu và giúp đỡ để tôi thu thập các thông tin cần thiết cho luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở khoa xã hội học đã cho
tôi những kiến thức thì báo trên thích nhiều học tập và nghiên cứu trong suốt thời
gian học ở đây.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè thân thiết
đã động viên, khích lệ về mặt tinh thần và đã tạo điều kiện về thời gian cũng như
vật chất để tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong đoạn văn nhưng không tránh khỏi thiếu
sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2017
Học viên

Hoàng Thị Diệu Thương


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, từ cuối những năm 80 (của thế kỷ XX), giáo dục giới tính đã được
đưa vào chương trình thực nghiệm giảng dạy tại 17 tỉnh và thành phố trên toàn
quốc. Tuy nhiên, nội dung kiến thức còn sơ sài, tập trung chủ yếu ở những nội dung
có tính chất giải phẫu sinh lý cơ thể, chưa đề cập tới quan hệ giữa hai giới, vấn đề
tình dục và quan hệ tình dục. Trong xã hội truyền thống vấn đề giới tính, tình dục
căn bản là vấn đề tế nhị, thầm kín. Cho đến khi sự bùng nổ thông tin và sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, nhất là ở đô thị, thì thông tin đến với mỗi cá nhân
rất đa dạng, khiến các yếu tố tiêu cực như: văn hóa đồi trụy, sách báo, video đen đã
làm ảnh hưởng, tác động mạnh đến quan hệ giữa hai giới. Tệ nạn xã hội ngày càng
gia tăng làm rối loạn trật tự xã hội.
Và đáng báo động hơn cả là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang diễn
biến ngày càng nghiêm trọng và phức tạp khiến dư luận vô cùng bức xúc. Đó là
nhận định của nhiều cơ quan được đưa ra tại buổi Tọa đàm về “Việc chấp hành các
quy định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em” do Ủy ban Tư pháp Quốc hội tổ chức ngày 27/03/2017.
Theo báo cáo của Tổng cục Cảnh Sát bộ công an năm 2016 trong Toàn quốc

phát hiện 1.641 vụ xâm hại trẻ em, gồm 1.807, đối tượng 1.627 nạn nhân bị xâm hại
trong đó có 1.248 vụ xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 77% tổng số vụ. Trong số vụ
xâm hại trẻ em, tội giao cấu chiếm tỷ lệ cao nhất 677 vụ, hiếp dâm trẻ em 446 vụ,
dâm ô 189 vụ, cưỡng dâm 9 vụ...Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, trên cả nước có
805 vụ xâm hại trẻ em. Phần lớn đối tượng phạm tội xâm hại trẻ em là nam giới
(1.756 đối tượng, chiếm tỉ lệ 97,2%), chủ yếu trên 18 tuổi, không có nghề nghiệp ổn
định và đa phần là những người quen.
Nạn nhân bị sát hại chủ yếu do trẻ em gái (1.358 người, chiếm 84%), thậm
chí các cháu bị thiểu năng trí tuệ cũng bị xâm hại tình dục. Phần lớn nạn nhân bị
xâm hại trong độ tuổi từ 13-16 (1.037 người,chiếm 63,4%), còn lại dưới 6 tuổi là
120 người, trong độ tuổi 6-13 tuổi là 479 người. Các vụ xâm hại thường xảy ra ở

1


các khu chung cư, tập thể, một số vùng nông thôn, sông nước, … nơi không có
người trông coi, giám sát thường xuyên.
Còn theo thống kê mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH, trong 5 năm (2012-2016)
cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em, với gần 10.000 nạn nhân, trong đó
số vụ xâm hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Hồng
Lan cho rằng, con số này chỉ là những vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn
nhân bị kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã không được thống kê.
Theo thống kê cuả Bộ Y Tế cũng thông tin, hàng năm, các cơ quan giám
định khoảng 2.000 vụ có dấu hiệu bị xâm hại tình dục trẻ em. Trong năm 2006 và
quý 1/2017, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã khám và chăm sóc cho 33 trẻ bị xâm
hại tình dục, trong đó trẻ ít nhất tuổi nhất là 4 tuổi, ngoài ra còn có 29 trẻ dưới 16
tuổi sinh con.
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng xâm hại tình dục không chỉ nguy hại
đến sức khỏe mà còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về tinh thần. Trẻ em dễ bị tự ti,
mặc cảm, suy sụp tinh thần và chịu rất nhiều áp lực khác từ phía gia đình và xã hội.

Từ đó sa vào các tệ nạn mại dâm, ma túy.
Trên đây là những con số thực sự đáng lo ngại cho một thế hệ trẻ em của
Việt Nam. Liệu có phải hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em bây giờ mới bắt đầu
xuất hiện hay đã có từ lâu rồi nhưng bây giờ mới được lên tiếng? Liệu có phải trách
nhiệm lớn nhất của những sự việc này thuộc về gia đình của chính các em- môi
trường tiếp xúc đầu tiên khi đứa trẻ chào đời? Trên thực tế cha mẹ là người đầu tiên
phát hiện được sự trưởng thành về mặt sinh lý, nhận thức của con mình, đặc biệt là
với độ tuổi mầm non, tiểu học – lứa tuổi có nhiều chuyển biến tâm lý, ham học hỏi
và khám phá. Do đó, cha mẹ là người nắm giữ vai trò quan trọng trong bước đầu
của thời kỳ giáo dục giới tính cho con cái để dẫn dắt con đi đúng hướng.
Với tất cả những lý do đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục giới
tính cho trẻ em ở lứa tuổi 6-10 trong các gia đình tại thành phố Vinh- tỉnh Nghệ
An” với mong muốn sẽ có một cái nhìn về nhận thức của các bậc phụ huynh khi nói
đến vai trò của GDGT cũng như cách thức, nội dung, hành động GDGT của các bậc

2


cha mẹ đối với con cái của chính họ. Từ đó tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động GDGT cho con cái của các bậc làm cha làm mẹ.
2. Tổng quan nghiên cứu:
Gia đình là tế bào của xã hội, vì vậy vấn đề gia đình đã và đang trở thành
mối quan tâm chung của mọi quốc gia. Trong đó, lĩnh vực giáo dục trong gia đình
luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà xã hội học khác nhau. Các đề tài
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề về: Vai trò của gia đình trong việc giáo
dục con người, giáo dục giới tính cho trẻ em trong các gia đình và những khó khăn,
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục trẻ em trong các gia đình đó
Trong phần tổng quan dưới đây, chúng tôi cố gắng tổng quan lại những
nghiên cứu lớn xoay quanh vấn đề giáo dục gia đình trong việc giáo dục thực trạng
giáo dục giới tính cho trẻ em trong các gia đình và các khó khăn trong quá trình giáo

dục giới tính cho trẻ em. Chúng tôi mong muốn từ việc tìm hiểu những nội dung được đề
cập đến trong các nghiên cứu khác nhau, sẽ tìm ra được những khoảng trống chưa được
đề cập đến để được ngiên cứu sâu hơn trong đề tài của mình.


Các nghiên cứu về vai trò của gia đình trong vấn đề giáo dục

Nghiên cứu về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con người đã có nhiều
công trình nghiên cứu, các bài viết, sách, báo và tạp chí dưới góc độ Xã hội học, có
thể kể đến một số nghiên cứu như sau:
Từ năm 1992-1995, đề tài KX 07- 09 “Vai trò của gia đình trong sự hình
thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam”. Đã nghiên cứu những vấn
đề lý luận xã hội hóa con người, về chức năng xã hội hóa gia đình, lịch sử và hiện
đại; Phân tích vai trò gia đình Việt Nam trong việc tổ chức đời sống con người, nuôi
dưỡng, đào tạo lớp trẻ hoàn thiện nhân cách con người trưởng thành; trách nhiệm và
những hạn chế của giáo dục gia đình trong tình hình hiện nay, những điều kiện, biện
pháp, chính sách cần thiết nhằm giúp đỡ gia đình làm tròn chức năng của mình.
Năm 1999, cuốn sách: “Vai trò gia đình trong công cuộc xây dựng nhân
cách con người Việt Nam”. Do giáo sư Lê Thi chủ biên đã chọn lọc những nghiên
cứu ở đề tài trên in trong cuốn sách này.

3


Năm 1993, bài viết về “Vấn đề giáo dục trong gia đình”của Hồng Than và
Ngọc Anh, đề tài tập trung nghiên cứu chức năng giáo dục con cái trong gia đình
của các bậc cha mẹ. những quan điểm nhận thức, nội dung giáo dục và phương pháp
giáo dục của cha mẹ đối với con cài trong gia đình ở nông thôn
Năm 1996, cuốn “Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa” của Lê
Ngọc Văn nói đến vai trò quan trọng của gia đình trong việc xã hội hóa con người,

đồng thời đề cập đến nội dung và phương pháp giáo dục của gia đình Việt Nam
truyền thống và sự biến đổi của chức năng xã hội hóa gia đình
Đề tài khoa học:“Vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (1999-2000) do Phạm Tất Dong làm chủ
nhiệm đã nghiên cứu vấn đề trong gia đình, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em
trong gia đình và cộng đồng.Trong đó đề tài đề cập đến vị trí của gia đình trong việc
chăm sóc học tập của con cái, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Các nghiên cứu này đều cho tác giả thấy rằng, gia đình đóng vai trò rất quan
trong trong tiến trình giáo dục con người.


Các nghiên cứu về thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ em
Cho đến những năm gần đây, cùng với sự biến đổi của xã hội thì vấn đề giới,

giới tính đã được cởi mở hơn. Đặc biệt người ta đã quan tâm hơn đến vấn đề giáo
dục giớ tính cho con cái trong gia đình. Một số nghiên cứu về giáo dục giới tính
trong gia đình như:
Trang vinaresearch.net đã có một khảo sát dựa trên nhóm đáp viên trực tuyến
Vinaresearch về vấn đề “giáo dục giới tính cho trẻ”. Ở đây trang đã khảo sát trực
tuyến các bậc cha mẹ độ tuổi từ độ tuổi 20 với 862 mẫu hợp lệ và cho ra các kết
quả, số liệu cụ thể rõ ràng và chi tiết. Bài nghiên cứu với những câu hỏi thiết thực
về vấn đề liên quan tới vấn đề cha mẹ giáo dục giới tính cho con cái. Mặt khác mẫu
nghiên cứu cũng đã cho thấy được rằng các bậc phụ huynh chỉ thỉnh thoảng hay lúc
con cái thắc mắc về vấn đề giới tính mới bày tỏ, nói cho con hiểu nhưng mà vẫn
không giải thích tỉ mỉ cho con cái, nhưng giải thích cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm
và hiểu biết của bản thân. Hầu hết các bậc phụ huynh ủng hộ vấn đề GDGT trong
trường học nhưng cũng có một bộ phận các phụ huynh không đồng ý vì sợ ảnh
4



hưởng tới tâm lý trẻ nếu GDGT quá sớm. Bài khảo sát cũng đã cho ta thấy được cha
mẹ cũng đã có nhiều xu hướng nhìn nhận tích cực về vấn đề GTGT cho trẻ, giúp trẻ
nhận thức tốt về vấn đề giới tính. Thà vẽ cho hươu chạy đúng đường còn hơn là để
hươu chạy sai đường.
ThS. Đào Thị Vân Anh thuộc trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông cũng
đã có bài viết “Cha mẹ với việc giáo dục giới tính trong gia đình”. Tác giả đã đưa ra
những dẫn chứng cụ thể cần thiết về việc GDGT cho trẻ, những nguyên nhân khách
quan và chủ quan, hậu quả của việc GDGT không đúng cách. Tác giả cũng đã nói rằng:
“Giáo dục tình dục thật ra có mục đích duy nhất là chuẩn bị cho con cái một tâm lý phù
hợp nhất trong cuộc sống yêu đương để rồi có một đời sống tình dục thực sự hài lòng,
thực sự hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng sau này.” Việc cha mẹ GDGT hay không
GDGT cho con cái và giáo dục thế nào cho đúng và hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn tới
việc phát triển tâm lý cũng như tình dục của trẻ bị sai lệch, hiểu sai về vấn đề giới tính
thì sẽ rất dễ mắc phải những hậu quả khôn lường. Tác giả cũng đã kết luận rằng cần
giáo dục giới tính cho trẻ tự nhiên, bình thường như các chương trình giáo dục khác và
phải có sự nối kết chặt chẽ hai chiều giữa cha mẹ và con cái. Những phân tích cụ thể
của Ths. Đào Thị Vân Anh đã cho ta thấy tầm quan trọng của cha mẹ về vấn đề giáo
dục giới tính đã viết cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện hơn về việc định hướng và nhìn nhận,
suy nghĩ đúng đắn của kiến thức về giới.
Công trình nghiên cứu: “Vai trò gia đình nông thôn trong việc giáo dục giới
tính cho trẻ em ở độ tuổi thiếu niên”của Đặng Thị Lan Anh vào năm 2003, đề cập
đến những nội dung và phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ em ở độ tuổi thiếu
niên trong gia đình nông thôn, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của gia đình
trong việc giáo dục giới tính cho trẻ, đưa ra những giải pháp và khuyến nghị về vấn
đề giáo dục giới tính cho trẻ ở độ tuổi thiếu niên. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu
được tác giả sử dụng là nghiên cứu định lượng.
Năm 2009, Lê An Ni với đề tài “Đặc tính dân tích trong việc giáo dục giới
tình cho trẻ vị thành niên trong gia đình” đã chỉ ra sự nhận thức của cha mẹ và
những nội dung, phương pháp giáo dục giới tình cho trẻ vị thành niên được thực
hiện của gia đình dân tộc thiểu số.

5


Ngoài những công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học,
vấn đề giáo dục giới tính trong gia đình cũng được đề cập đến nhiều trên các
website như:
Bài viết “Giáo dục giới tính và thái độ của người lớn” của TS Thụy Anh
đăng trên wedsite Tuoitre.vn. Bài viết đã cho chúng ta thấy, ngay từ khi còn rất nhỏ
trẻ đã có những thắc mắc, tò mò về vấn đề giới tính thông qua các câu được đặt ra
cho bố mẹ. Đó chính là những tìm hiểu đầu tiên về giới tính chính đáng cần được bố
mẹ giải đáp rõ ràng, khéo léo, dễ hiểu chứ không phải lảng tránh hoặc lờ đi. Bắt đầu
từ những hỏi - đáp như thế, bố mẹ có thể giáo dục giới tính cho con rất nhẹ nhàng
và tự nhiên. Nếu bố mẹ có thói quen bỏ qua không đối mặt với những câu hỏi hóc
búa của con hoặc những câu hỏi liên quan đến các vấn đề tế nhị, không sớm thì
muộn đứa trẻ sẽ tiếp cận nguồn thông tin khác để thỏa mãn tò mò của mình. Vô
hình chung, đây chính là bước đầu tiên cho việc chính các phụ huynh bị sốc sau này
khi bé con khoe những kiến thức thu nhặt được bên ngoài, từ các nguồn đáng tin
hoặc chưa được kiểm chứng. Cũng theo tác giả vai trò của bố mẹ hoặc giáo viên rất
quan trọng. Họ phải vượt qua được cảm giác ngại ngùng khi bàn vấn đề này với trẻ
và tỏ ra rất bình thản, đúng mực, không hoảng hốt. Thái độ đó khiến trẻ nhìn vấn đề
một cách khoa học hơn và cũng không quá lo sợ khi nhìn ra thế giới. Thêm vào đó,
người lớn phải có thái độ chấp nhận và đối mặt với bất kỳ vấn đề gì trẻ nêu ra, cũng
lại một cách bình thản, để giữa trẻ và người lớn có thể có những thảo luận thật sự,
chân thành, không e ngại, cũng không tự đánh lừa mình rằng “con/học trò của mình
còn quá bé, chưa biết đến điều này đâu” Thái độ tôn trọng, bình tĩnh, tiếp nhận vấn
đề và sẵn sàng cùng giải quyết bất kỳ vấn đề nào của trẻ là thái độ cần có trong giáo
dục giới tính.
Bài viết của Đỗ Hồng Ngọc “Giáo dục giới tính: Cần một chương trình toàn
diện” đã khẳng định giáo dục giới tính là tiến trình suốt cả đời người, là chuyện
phải làm hàng ngày, trước hết là ở gia đình nhằm trang bị kiến thức, hình thành

nhân cách, tạo nên một nền tảng vững chắc cho sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh
sản sau này.

6


Bài viết “Giáo dục giới tính trong gia đình” của Nguyễn Thị Vân Anh cho
rằng trong sự phát triển tình dục, môi trường gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng,
làm sao để giáo dục giới tính trong gia đình trở thành một việc làm bình thường, tự
nhiên như các nội dung giáo dục khác và thật sự đạt hiệu quả khi trong giáo dục
giới tính có sự truyền đạt thông tin hai chiều thường xuyên giữa cha mẹ và con cái.
Thông qua những bài viết, công trình nghiên cứu này đã cung cấp cho tôi
một số thông tin để phục vụ cho đề tài như là thực trạng việc giáo dục giới tính hiện
nay, những sai lầm trong quan niệm của những bậc cha mẹ, đồng thời còn giúp
chúng tôi giải thích được một số nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng nhiều trẻ
những nhận thức sai lệch về giới tính. Từ đó, giúp đưa ra một số kiến nghị, giải
pháp giúp không chỉ các bậc phụ huynh mà còn cả các nhà chức trách về giáo dục
đưa hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ em được hiệu quả hơn.
 Các nghiên cứu về thực trạng sức khỏe sinh sản của trẻ em vị thành niên
Nghiên cứu “Gia đình với việc cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản cho
thanh niên và vị thành niên” của Nguyễn Hữu Minh (2006) đã tổng hợp một số
nghiên cứu gần đây và cho thấy việc giáo dục giới tính trong gia đình, việc cung cấp
thông tin và trang bị kiến thức cho con cái về vấn đề sức khỏe nói chung và sức
khỏe sinh sản là rất cần thiết nhưng còn hạn chế, giáo dục giới tính trong gia đình
phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh gia đình; Điều kiện kinh tế của gia đình là yếu tố
quan trọng giúp gia đình thực hiện được vai trò là nguồn cung cấp thông tin cho
thanh niên và vị thành niên. Phương pháp được tác giả sử dụng chủ yếu là phương
pháp định lượng.
Năm 2008, nghiên cứu” Kiến thức phòng tránh thai của vị thành niên và
thanh niên” của Hà Thị Minh Khương phân tích từ số liệu của cuộc điều tra về tình

dục và sức khỏe sinh sản của thanh niên Hà Nội năm 2003 cho thấy: kiến thức về
phòng tránh thai của vị thành niên và thanh niên còn hạn chế. Đồng thời nghiên cứu
cũng dựa vào kết quả từ các nghiên cứu trước của Ủy ban dân số gia đình và trẻ em
và PRB, NOPEF, CPSI, FPIA ( 1999), Lê Ngọc Vân ( 2007) và rút ra kết luận có sự
khác biệt theo khu vực sống, nam nữ vị thành niên và thanh niên ở nông thôn có tỷ

7


lệ hiểu biết về biện pháp phòng tránh thai thấp hơn so với thành thị. Phương pháp
nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp định lượng.
Bài viết “Tại sao cần giáo dục giới tính cho lứa tuổi Vị thành niên” của trang
cẩm nang sức khỏe cũng đã có bài viết nêu rõ một số nguyên nhân để chứng minh
rằng việc giáo dục kiến thức giới tính ở độ tuổi VTN là rất quan trọng. Trong bài
viết này tác giả cũng đã đưa ra những con số cụ thể của việc trẻ không được GDGT
như: “Việt Nam là nước đứng thứ 5 thế giới về tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên. Theo số liệu của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, tỷ lệ trẻ vị thành niên có
thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010 là 2,9%,
năm 2011 là 3,1% và đến năm 2012 là 3,2% tương ứng với tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi
này là 2,2% năm 2010, 2,4% năm 2011 và 2,3% năm 2012.” Những số liệu cụ thể
cũng đã phần nào minh chứng cho việc giáo dục giới tính ở trẻ VTN là rất quan trọng và
cần thiết. Giúp các em trong bị đầy đủ các kiến thức cơ bản nhất về vấn đề giới tính
chính là một cách phòng tránh cho các em những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Các nghiên cứu, bài viết trên cho tác giả nhận ra rằng, việc giáo dục về nội
dung “ Sức khỏe sinh sản của trẻ em vị thanh niên” còn nhiều hạn chế. Điều đó cho
thấy sự thay đổi trong việc nhận thức, hoạt động giáo dục nội dung vệ sinh nói riêng
cho con của các bậc phụ huynh là điều rất cần thiết. Những hậu quả về thực trạng
nạo, phá thai ở trẻ lứa tuổi vị thành niên bắt nguồn từ việc thiếu sót về giáo dục giới
tính của các bậc cha mẹ đối với con khi ở độ tuổi nhỏ hơn trước đó.
 Các nghiên cứu về những rào cản, khó khăn trong quá trình giáo dục

giới tính cho trẻ.
Bài viết “Người lớn là rào cản...khi giáo dục giới tính” của tác giả Lê Hiền
đăng trên báo Thanhnien online, bằng việc những số liệu nghiên cứu của Trung tâm
Sáng kiến sức khỏe và dân số tác giả đã chứng minh việc thiếu hụt kiến thức về giới
tính ở độ tuổi vị thành niên là rất lớn, đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm trong
quan niệm của cha mẹ và thầy cô trong việc giáo dục giới tính. Theo tác giả việc
giáo dục giới tính trong nhà trường còn mang tính hàn lâm, khô cứng, không thiết
thực, khiến cho nó trở nên nhàm chán không thu hút được sự quan tâm và hứng thú
của học sinh. Vì thế, các em có xu hướng tự tìm hiểu, khám phá, đây chính là
8


nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ và hành vi lệch lạc về giới tính. Bài viết cũng
thể hiện những mong muốn của trẻ trong việc tiếp cận với những thông tin về giới,
họ mong muốn người lớn coi chuyện tình yêu tình dục tuổi vị thành niên một cách
nghiêm túc. Thông qua bài viết tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
giáo dục về giới tính, mà vai trò của người lớn đối với vấn đề này.
Một bài viết thuộc bản quyền của viện Xã hội học của tác giả Nguyễn Thị Tố
Quyên viết về vấn đề “giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình”. Tác giả đã đề
cập đến nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em không được giáo dục giới tính từ
cha mẹ, nhà trường do tâm lý ngại ngùng nên họ sẽ im lặng trước các câu hỏi liên
quan tới giới tính mà các em thắc mắc thì các em sẽ tò mò mà tìm đếm các mạng xã
hội, sách báo... để thỏa chí tò mò. Ngoài ra tác giả cũng đã nêu ra mục đích cuối
cùng mà giáo dục giới tính mang lại cho các em đó chính là trang bị những kiến
thức tâm lý đặc điểm của mỗi giới. Tác giả cũng đã có những số liệu cụ thể về tính
cần thiết cũng như mức độ hiểu biết về giới tính của các bậc cha mẹ trong đó thì
phần lớn cha mẹ vẫn ý thức được tầm quan trọng của những cuộc nói chuyện trao
đổi trực tiếp với con cái. Nhưng cũng có một số bộ phận cha mẹ còn chưa ý thức
được tầm quan trọng của GDGT cho thấy họ vẫn còn có những tầm nhìn hạn hẹp,
theo xu hướng truyền thống hơn là hiện đại. Thông điệp mà tác giả gửi đến đó là

cha mẹ cần nghiêm túc, tế nhị trong giảng dạy về giới tính cho con trẻ và không
được đánh trống lảng hay bỏ mặc trẻ trong những vấn đề nhạy cảm như giáo dục
giới tính.
Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều rào cản khó khăn trong quá trình
GDGT cho trẻ. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề GDGT
cho trẻ có hiệu quả hay không.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều đã đề cập đén những
vấn đề của giáo dục giới tính cho trẻ em tuổi vị thanh niên và thanh niên. Điều này
đã cung cấp những nền tảng cho tác giả tìm hiểu về giáo dục giới tính đối với nhóm
đối tượng đặc thù nhất định. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếu
đi sâu phân tích nhóm đối tượng là trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Việt Nam hiếm có
công trình nghiên cứu nào điều tra sâu về vấn đề giáo dục giới tính. Vấn đề trẻ em ở

9


độ tuổi mầm non, tiểu học ở các gia đình. Trong khi đó thời gian gần đây tệ nạn
xâm hại tình dục trẻ em đang ở mức đáng báo động, mà nạn nhân chủ yếu trẻ ở độ
tuổi mầm non, tiểu học. Các khía cạnh về giáo dục giới tính. Bên cạnh đó do mỗi
công trình đều có cách tiếp cận riêng về giáo dục giới tính nên đa phần: nội dung,
phương pháp của các bậc phụ huynh trong giáo dục giới tính dành cho trẻ em nói
chung chưa được đề cập một cách đầy đủ. Do đó GDGT còn rất nhiều khoảng trống
cho các nhà nghiên cứu về Xã hội học đi sâu. Nghiên cứu này sẽ tiếp thu và kế thừa
những kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đó, đồng thời tập trung, đi sâu phân
tích vào thực trạng GDGT cho trẻ em trong các gia đình ở lứa tuổi từ 6-10, tìm hiểu
những yếu tố ảnh hưởng đến việc GDGT cho con cái của các bậc cha mẹ.
3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Với tư cách là một nghiên cứu khoa học, đề tài đã sử dụng cách tiếp cận và
kết hợp tổng thể các phương pháp nghiên cứu của xã hội học. Trong đề tài có vận

dụng những lý thuyết như: lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý để
có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể về vấn đề giáo dục giới tính cho con cái trong
các gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Kết quả nghiên cứu đạt được mang một ý nghĩa lý luận quan trọng, khẳng định
tính hợp lý và ý nghĩa của việc vận dụng những lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu xã
hội học. Tuy nhiên nghiên cứu này không nhằm mục đích xây dựng và phát triển lý luận
xã hội học cơ bản. Nó chỉ là những đóng góp thêm vào nhằm làm rõ thực trạng giáo dục
giới tính cho con cái trong các gia đình ở Việt Nam hiện nay.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài này mang tính thực tiễn cao khi góp phần thực
hiện được các vấn đề sau:
Một là tìm hiểu sâu về vấn đề giáo dục giới tính cho con cái của các gia đình
Việt Nam hiện nay từ nhận thức đến hoạt động giáo dục giới tính trong thực tiễn
cho con.
Hai là khái quát một vài kết quả chính trong hoạt động của các gia đình có
con từ 6-10 tuổi. Từ đó thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến việc GDGT của các
bậc phụ huynh.
10


Ba là nhìn nhận được những khó khăn của các bậc cha mẹ trong quá trình
giáo dục giới tính cho con cái. Từ đó đưa ra được những giải pháp thích hợp để việc
giáo dục giới tính cho con cái ngày càng được phổ biến và có tính hiệu quả.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mô tả thực trạng giáo dục giới tính trong các gia đình tại TP. Vinh, Nghệ An
cũng như phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục giới tính cho
con cái của các bậc phụ huynh, từ đó đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp nâng
cao hiệu quả của hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ trong các gia đình.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của việc GDGT đối với trẻ em từ 6 –
10 của các bậc cha mẹ. Mô tả thực trạng GDGT cho con cái thông qua việc phân
tích mục đích, nội dung, phương pháp và hiệu quả của hoạt động giáo dục thể hiện
qua những kiến thức và kỹ năng mà trẻ em tiếp nhận được.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chính đến hoạt động giáo dục giới tính cho
trẻ trong các gia đình của các bậc cha mẹ như : yếu tố đặc trưng nhân khẩu; yếu tố
truyền thông; yếu tố quan điểm và tâm lý của các bậc phụ huynh.
Đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giới
tính cho trẻ em trong các gia đình.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
“ Giáo dục giới tính cho trẻ em lứa tuổi từ 6 – 10 trong các gia đình tại TP.
Vinh, Nghệ An”.
5.2 Khách thể nghiên cứu
Các bậc phụ huynh, trẻ em lứa tuổi 6-10 tại phường Hà Huy Tập – Thành
phố Vinh – tỉnh Nghệ An.
5.3 Phạm vi nghiên cứu
 Không gian nghiên cứu: Phường Hà Huy Tập, TP. Vinh, Nghệ An.
 Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2016 – 8/2017

11


 Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Tác giả tập trung phân tích thực trạng
GDGT của các bậc phụ huynh đối với con cái ở độ tuổi từ 6 – 10; các
tác động chủ yếu đến hoạt động GDGT bao gồm: yếu tố đặc trưng
nhân khẩu; yếu tố truyền thông; yếu tố quan điểm và tâm lý của các
bậc phụ huynh.
6. Câu hỏi nghiên cứu
 Các bậc phụ huynh có nhận thức như thế nào vấn đề GDGT đối với

trẻ em lứa tuổi từ 6 – 10?
 Thực trạng hoạt động GDGT cho trẻ em ở độ tuổi từ 6 – 10 trong các
gia đình diễn ra như thế nào?
 Có những yếu tố gì ảnh hưởng đến thực trạng GDGT đối với trẻ ở lứa
tuổi từ 6-10 trong các gia đình?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
- Các bậc cha mẹ, đa số đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục
giới tính cho con cái nhưng thực tiễn hoạt động giáo dục giới tính cho con hàng
ngày còn ở khoảng cách xa. Phần lớn các bậc phụ huynh cho rằng thời gian phù hợp
nhất để cha mẹ bắt đầu thực hiện giáo dục giới tính cho con cái là khi trẻ bước vào
độ tuổi vị thành niên.
- GDGT cho trẻ em từ 6 – 10 tuổi trong các gia đình tại thành phố Vinh, Nghệ
An diễn ra ở hầu khắp các gia đình. Tuy nhiên, ở mỗi gia đình sẽ khác nhau về mục
đích, nội dung, phương pháp giáo dục. Vì vậy, cũng nhận được các kết quả khác
nhau đối với sự nhận biết của trẻ.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giới tính cho con cái của các bậc
cha mẹ. Trong đó yếu tố về đặc trưng nhân khẩu xã của các bậc cha mẹ cùng đi đôi
với định kiến tâm lý hay yếu tố ảnh hưởng từ phía truyền thông chính là những yếu
tố chính dẫn đến việc giáo dục giới tính cho con cái chưa hiệu quả.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Để có thể có một sơ sở lý luận vững chắc nhằm nhìn nhận chính xác về vấn
đề giáo dục giới tính cho con cái trong các gia đình Việt Nam hiện nay, việc tổng
12


hợp tài liệu là một phương pháp cần thiết. Những tư liệu về nội dung giáo dục giới
tính, các đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính cho con cái trong các gia đình,
các đề tài về thực trạng phạm tội của trẻ tuổi vị thành niên và các thông tin số liệu từ
các trang báo sẽ góp phần cung cấp cho nghiên cứu những thông tin đa chiều hơn.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tiến hành tham khảo một số tài liệu
liên quan đến đề tài giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản và ngoài ra còn
tham khảo một số nghiên cứu, bài viết, tạp chí Xã hội học, Internet.
8.2 Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn được tiến hành với 22 đối tượng là cha mẹ và con cái
- Nội dung phỏng vấn sâu đối với cha mẹ ( Gồm 12 trường hợp): nhận thức của cha
mẹ, mục đích, nội dung, phương pháp, những yếu tố tác động đến hoạt động GDGT
của các bậc cha mẹ dành cho con cái trong các gia đình.
- Cơ cấu mẫu như sau:
Giới tính:
+ Nam: 4 trường hợp
+ Nữ: 8 trường hợp
Trong đó:
+ Phỏng vấn cha mẹ: 12 trường hợp
+ Phỏng vấn con cái: 10 trường hợp
8.3 Phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu trưng cầu ý kiến
* Cơ cấu phiếu trƣng cầu ý kiến
- Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trưng cầu ý kiến với 190 phiếu, số phiếu hợp lệ
thu về là 182 phiếu.
- Nội dung phiếu trưng cầu gồm:
+ Thực trạng GDGT cho trẻ em trong các gia đình
+ Những yếu tố tác động đến hoạt động GDGT cho con cái của các bậc
phụ huynh.
+ Thông tin cá nhân
- Cơ cấu mẫu:
13


Giới tính:


+ Nam:

17,9% : 32 ( Người)

+ Nữ:

82,1% : 147 (Người)

Tuổi
+ Tuổi từ ( 30 - 40):

58,6 %

: 105 (Người)

+ Tuổi từ ( 41 - 50):

38 %

: 68 (Người)

+ Trên 50 tuổi:

3,4 %

: 6 (Người)

+ Tiểu học:

0,5%


: 1 (Người)

+ Trung học cơ sở:

0,5%

: 1 (Người)

+ Trung học phổ thông:

30,6% : 56 (Người)

+ Trung cấp, THCN và dạy nghề:

1,6%

+ Cao đẳng, đại học:

60,8% : 111 (Người)

+ Trên Đại học:

6%

: 11 (Người)

38%

: 68 (Người)


Trình độ học vấn:

Nghề nghiệp: + Công nhân viên chức:

-

: 3 (Người)

+ Kinh doanh:

36,3% : 65 (Người)

+ Khác:

25,7% :46 (Người)

Phương pháp xử lý dữ liệu:

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16
8.4 Phương pháp thảo luận nhóm:
Đây là phương pháp trò chuyện , thảo luận được tổ chức trên một nhóm
đối tượng có chung đặc điểm nhất định. Thông qua các câu hỏi được đưa ra để
các đối tượng trong nhóm trả lời, đưa ra những ý kiến, trao đổi quan điểm cá
nhân. Qua các cuộc thảo luận nhóm, tác giả sẽ quan sát và phân tích dựa trên
những thông tin thu được.
Ở nghiên cứu này, tác giả tiến hành tổ chức hai cuộc thảo luận nhóm ở hai
khu vực khối khác nhau trong phường Hà Huy Tập mà các bé ở độ tuổi từ 6 – 10
chính là những đối tượng trực tiếp tham gia. Mỗi nhóm thảo luận sẽ bao gồm cả bé
trai và bé gái. Số lượng của mỗi nhóm là 6 – 8 em.


14


9.Khung phân tích lý thuyết
Bối cảnh kinh tế - xã hội
Chính sách
Nhà nước

Thực trạng GDGT cho
trẻ em lứa tuổi từ 6-10
trong các gia đình

Truyền thông

Nhận thức về
tầm quan trọng
của GDGT

Mục đích
GDGT

Nội dung
GDGT
NỘI
DUNG

15

Phương pháp

GDGT

Đặc trưng
nhân khẩu
xã hội
Quan điểm
cá nhân và
tâm lí các
bậc PH

Những kết quả
chính trong hoạt
động GDGT


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1

Khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm giáo dục
Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo
đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục
thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự
học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ,
cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường
được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục
trung học, và giáo dục đại học.
“Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát

triển tinh thần thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng đó dân có
những phẩm chất và năng lực cho yêu cầu đề ra”.
Các nhà xã hội học giáo dục luôn nhấn mạnh tính định hướng của giáo dục,
coi giáo dục là hoạt động có ý thức của con người. Trên thực tế, nếu thiếu hoạt động
giáo dục sẽ không thể tạo ra quá trình tái sản xuất các hoạt động tinh thần và vật
chất khác.
Chức năng cơ bản của giáo dục là xã hội hóa thế hệ trẻ, duy trì tính liên tục
văn hóa của xã hội, và sự truyền đạt những kinh nghiệm lịch sử xã hội được tích lũy
trong quá trình phát triển của loài người nhằm đảm bảo quá trình sản xuất xã hội,
đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
Trong nghiên cứu này, khái niệm giáo dục được hiểu là các hoạt động của
các bậc cha mẹ đối với con cái của họ ở trong nhóm lứa tuổi từ 6 – 10. Tìm hiểu rõ
nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng GDGT, nội dung, phương pháp của
hoạt động GDGT mà họ lựa chọn nhằm mục đích tạo nên những phẩm chất , những
mong muốn ở con cái họ những kiến thức về giới tính, những kĩ năng về phòng
chống xâm hại tình dục cho trẻ em.

16


1.1.2 Khái niệm giáo dục giới tính


Khái niệm giới tính
Theo Ann Oakley, được xem là người đầu tiên đưa thuật ngữ giới vào trong

xã hội học những năm 1970: giới tính là những khác biệt sinh lý căn bản nhất giữa
đàn ông và đàn bà, khác biệt với cơ quan sinh dục của những khả năng sinh sản.
Một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến yếu tố sinh học và gen trong khi định
nghĩa “giới tính và những đặc điểm sinh học của phụ nữ và nam giới được xác định

bởi gen”. Luật bình đẳng giới (năm 2006) định nghĩa “giới tính chỉ các đặc điểm
sinh học của nam, nữ”.
Còn các nhà nhân học xã hội sử dụng thuật ngữ giới tính để chỉ những đặc
điểm nhận dạng bên ngoài phân biệt một người nam và một người nữ, cần thiết cho
sự tái sản xuất sinh học của con người.


Khái niệm giáo dục giới tính
Vấn đề giáo dục giới tính là một vấn đề còn hết sức mới mẻ, vì vậy khái

niệm về giáo dục giới tính còn nhiều quan điểm khác nhau.
Theo A.V. Petrovxki, giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và
sư phạm nhằm giáo dục cho thiếu nhi, thiếu niên và thanh niên có thái độ đúng đắn
đối với các vấn đề giới tính.
Giáo sư Trần Trọng Thủy và giáo sư Đặng Xuân Hoài cho rằng, giáo dục
giới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lý, đạo đức con người
“là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín
của đời sống con người, hình thành những quan điểm đạo đức lành mạnh giữa em
trai và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự “kiềm chế có đạo đức”,
sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các em”.
Ngoài ra, giáo dục giới tính còn được định nghĩa:
Giáo dục giới tính nam hình thành cho trẻ những kiến thức khoa học tối thiểu
về giải phẫu cơ thể, cơ chế thụ thai, biện pháp tránh thai…
Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nhân cách nằm cung cấp cho
đối tượng những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi; kiến thức về sự phát triển cơ thể,
về cấu tạo cơ quan sinh sản, kiến thức về tình bạn, tình yêu, tình dục; kiến thức về
17


cơ chế mang thai, biện pháp tránh thai; kiến thức về bệnh lây nhiễm qua đường tình

dục. Giáo dục giới tính nhằm mục đích xây dựng các chuẩn mực trong quan hệ khác
giới giúp cho cá nhân hoàn thiện nhân cách bản thân.
Giáo dục giới tính giúp trẻ nhận thức được sự khác biệt giới, giúp trẻ nắm
được các thuộc tính đặc trưng của từng giới, trên cơ sở đó biết ứng xử phù hợp và
thực hiện tốt vai trò của giới mình; đồng thời giúp các em nắm được các chuẩn mực
của đạo đức và thực hiện hành vi có văn hóa trong quan hệ với người khác giới ở
mọi lúc mọi nơi.
Theo định nghĩa của ngành y tế: “Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng
miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khỏe
sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các
khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông
thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các
chiến dịch sức khỏe cộng đồng.
Tóm lại giáo dục giới tính trong nghiên cứu này được hiểu là một bộ phận
quan trọng của giáo dục nhân cách. Giáo dục giới tính nhằm trang bị cho trẻ em ở
lứa tuổi từ 6 - 10 những hiểu biết cần thiết về giới tính, hình thành cho trẻ những
thái độ và kĩ năng phản ứng trong quan hệ với những người khác giới, người lạ,
người thân, người quen nhằm giúp trẻ có nền tảng về giới tính và góp phần giảm
thiểu tệ nạn xâm hại tình dục đang diễn ra. Và những nội dung GDGT cơ bản ở lứa
tuổi này được rút ra từ trong các tài liệu bổ ích như : Tập bài giảng GDGT của tổ
chức Lớn lên an toàn, tài liệu tập huấn cho trẻ em và Người chưa thành niên nhằm
phòng ngừa xâm hại tình dục của dự án Tuổi thơ (một sáng kiến của chính phủ Úc).
Những nội dung cụ thể GDGT cho nhóm lứa tuổi có thể tập trung vào hai nhóm
chính. Nhóm thứ nhất cung cấp về những nhận thức về giới tính như : nhận biết, gọi
tên chính xác các bộ phận trên cơ thể người bao gồm cả cơ quan bộ phận sinh dục;
phân biệt giới tính; tìm hiểu những quy tắc về sự riêng tư các bộ phận kín trên cơ
thể; kiến thức cơ bản về sinh sản; kiến thức cơ bản về dậy thì. Nhóm nội dung thứ
hai cung cấp về các kỹ năng liên quan đến GDGT như: cách vệ sinh thân thể đúng
cách, các phản ứng nếu có của trẻ khi có người đụng chạm/xâm hại và mức độ tiếp
18



xúc người lạ, người quen, người thân của trẻ. Tuy nhiên, trong nhóm nội dungtác
giả đưa vào khảo sát như trên thì có những nội dung không phù hợp với lứa tuổi từ
6 – 10 như kiến thức tìm hiểu về người đồng tính, lưỡng tính; an toàn tình dục và
các biện pháp phòng tránh thai nhưng nghiên cứu vẫn đưa vào nhằm đánh giá đúng
hơn về nhận thức cũng như hoạt động GDGT của các bậc phụ huynh đối với con cái
của họ.
Giáo dục giới tính trong các gia đình
“Giáo dục giới tính trong gia đình là xây dựng cho thế hệ trẻ thái độ đúng
đắn đối với vấn đề giới tính. Mục đích của giáo dục giới tính trong gicó nền tảng
vêa đình nhằm hình thành cho trẻ kiến thức tối thiểu về giải phẫu cơ thể, cơ chế thụ
thai, biện pháp tránh thai”. Trong xã hội xưa, rất ít khi người ta đề cập đến vấn đề
giới tính trong gia đình. Nhưng trong xã hội ngày nay, xã hội hiện tại chỉ dưới cơ
bản mọi người đều nhận thấy giáo dục giới tính là một nội dung giáo dục quan trọng
cần được chú trọng. Tuy nhiên, giáo dục giới tính đang còn là vấn đề nhiều vướng
mắc trong việc đánh giá một cách khoa học xem: gia đình, nhà trường hay xã hộichủ thể nào sẽ đóng vai trò chính trong giáo dục giới tính cho trẻ, và thời gian giáo
dục, nội dung, phương pháp giáo dục giới tính như thế nào để đạt được hiệu quả tối
ưu. Một số yêu cầu đặt ra đối với giáo dục giới tính trong gia đình, đó là: thứ nhất là
kết hợp giáo dục giới tính với giáo dục ý thức công dân, thứ hai là: người giáo dục
phải có một khoảng cách tuổi nhất định đối với đối tượng giáo dục, phải có uy tín
và chiếm được lòng tin với đối tượng, thứ ba là: tùy theo lứa tuổi học mà có những
nội dung giới tính giáo dục sao cho phù hợp.
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục giới
tính cho con cái trong gia đình được thể hiện ở các khía cạnh: nhận thức của cha mẹ
về tầm quan trọng của giáo dục giới tính mục đích, nội dung giới tính và phương
pháp giáo dục giới tính cho con cái. Đồng thời chỉ rõ được những yếu tố tác động
đến việc giáo dục giới tính của các bậc phụ huynh.
Như vậy, GDGT cho trẻ em trong nghiên cứu này được xem xét với nhóm
giáo dục chính là các bậc cha mẹ và nhóm đối tượng nhận hoạt động GDGT là trẻ

em trong các gia đình có độ tuổi từ 6 – 10 với việc đánh giá xem xét các nội dung
19


GDGT theo độ tuổi đó thuộc hai nhóm: nhóm GDGT vè kiến thức và nhóm GDGT
về kỹ năng.
1.1.3 Khái niệm gia đình
Gia đình là một phạm trù xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và
đã không ngừng biến đổi cùng với bước tiến của nền văn minh nhân loại. Có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình:
Năm 1994, tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc đã lấy là năm Quốc tế về
gia đình và đưa ra định nghĩa “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng,
cùng sống chung và có ngân sách chung”.
Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000), “Gia đình là tập hợp
những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc giao quan hệ
nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau”.
Từ góc độ xã hội học đưa ra định nghĩa: “Gia đình là một thiết chế xã hội
đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau về quan hệ
hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh
hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành
viên cũng như để tự thực hiện tính tất yếu của xã hội về tài sản xuất con người”.
1.1.4 Khái niệm trẻ em
Khái niệm “trẻ em” được nêu trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Theo
Luật Trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 05/4/2016, “trẻ em” được quy định là người dưới 16 tuổi. Còn Ủy ban bảo vệ
và chăm sóc trẻ em Việt Nam thì đưa ra khái niệm: “Trẻ em là công dân Việt Nam
dưới 16 tuổi trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành
niên sớm hơn”. Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu, trẻ
em là người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt sinh lý và tâm lý,
dễ bị tổn thương do các tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa trẻ em là "mọi con
người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em. (Theo Wikipedia
Tiếng Việt)

20


×