Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đánh giá thực trạng năng lực , chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, ông bad trong các gia đình nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.49 KB, 22 trang )


Bộ văn hóa-thể thao và du lịch
Vụ gia đình






báo cáo tổng kết chuyên đề nghiên cứu:
thực trạng kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em của cha mẹ, ông bà
trong các gia đình nông thôn hiện nay

Thực hiện chuyên đề: lê đỗ ngọc

Thuộc đề tài KH&CN cấp bộ:
đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc, giáo dục
trẻ em của các gia đình khu vực nông thôn phía bắc

Chủ nhiệm đề tài: ngô thị ngọc anh












7145-3
24/02/2009

Hà nội - 2008



BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VỤ GIA ĐÌNH




Chuyên đề:
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA
CHA MẸ, ÔNG BÀ TRONG CÁC GIA ĐÌNH
NÔNG THÔN HIỆN NAY


Lê Đỗ Ngọc












Hà Nội, tháng 2 năm 2008


1
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ
GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA CHA MẸ, ÔNG BÀ TRONG GIA ĐÌNH
NÔNG THÔN

I. Đặt vấn đề:
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một quá trình liên tục, đòi hỏi
những kiến thức và kỹ năng chuyên biệt, phù hợp với tính chất của môi
trường gia đình cũng như biến đổi theo từng giai đoạn phát tri
ển của trẻ. Hoạt
động này phụ thuộc vào năng lực của cha mẹ đặc biệt là kiến thức, kỹ năng,
bên cạnh đó là yếu tố tình cảm, trách nhiệm và kinh nghiệm của cha mẹ. Nếu
như trước đây, việc chăm sóc và giáo dục trẻ phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh
nghiệm, phong tục tập quán thì nay, hoạt động này còn chịu sự chi phối của
nhiề
u yếu tố như hoàn cảnh sống, trình độ học vấn của cha mẹ, môi trường xã
hội. Do vậy, cụm từ “học làm cha mẹ” không còn là một điều mới mẻ trong
mỗi gia đình. Đây là một quá trình tự giác nhưng cũng đòi hỏi sự tác động từ
phía xã hội trong việc tạo điều kiện cho việc nâng cao kiến thức, kỹ năng của
các gia đình. Bởi chính nh
ững giá trị mà gia đình cung cấp cho trẻ sẽ quyết
định phần lớn tới nhân cách cũng như sự gia nhập, đóng góp của trẻ sau này
vào xã hội.
Để góp phần tìm ra những giải pháp trong việc xây dựng mô hình

nâng cao năng lực của các gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em, chúng ta cần tìm hiểu thực trạng kiến thức, kỹ năng của các gia đình
đối với hoạt độ
ng này cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
II. Thực trạng kiến thức của các gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em
1. Hiểu biết về luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của các gia đình:
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ
em, bởi vậy nhiều bộ luật của Nhà nước đã được ban hành nhằ
m bảo vệ các
quyền lợi của trẻ em, trong đó có Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
(Luật BV, CS &GD TE) ban hành ngày 12/8/1991 và được Quốc hội sửa đổi

2
thông qua ngày 15/6/2004. Có thể nói, đây là một trong những văn bản pháp
luật quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo quyền lợi của trẻ em
cũng như quy định rõ vai trò và trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và xã hội
trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chính vì thế, việc cha mẹ tiếp
cận và nắm bắt những thông tin trong Luật BV, CS &GD TE là rất quan
trọng.
Qua các số liệu của các
điều tra, khảo sát, đề tài nghiên cứu, có thể thấy
đa số các bậc cha mẹ đều đã biết đến luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Tuy nhiên, đa số, họ chỉ hiểu và quan tâm tới những điều luật cụ thể, liên
quan tới cuộc sống gia đình còn hiểu sâu, hiểu đúng luật thì còn là một thách
thức.
Trong khảo sát nhằm thực hiện đề tài “Gia đ
ình và cộng đồng với sự
nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em” được Uỷ ban Bảo vệ và Chăm
sóc trẻ em Việt Nam tiến hành năm 2000, số liệu thu được từ nhóm gia đình

cho thấy có 80.6% số người được hỏi biết tới Luật BV, CS và GDTE. Nhưng
38.2% chỉ mới biết luật này cách đây 2 – 3 năm, 16.4% biết cách đây 4 – 5
năm; 18.2% biết cách đây 6 – 9 năm; 14.9% biết cách đây 1 nă
m và 5.1% số
người được hỏi vẫn trả lời không biết về sự có mặt của luật này.
Luật BV, CS &GD TE năm ban hành năm 1991 (sửa đổi năm 2004) qui
định rất rõ trách nhiệm của các chủ thể là gia đình, Nhà nước, xã hội trong
việc bảo đảm các quyền của trẻ em. Đối với chủ thể là gia đình thì trách
nhiệm này được thể hiện ở vai trò của cha, mẹ hoặc người
đỡ đầu phải hoàn
thành việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ngay trong gia đình của
mình.
Bên cạnh biết đến Luật, việc nắm rõ những quy định trách nhiệm của
cha mẹ và gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em cũng cần
được tìm hiểu bởi điều này sẽ giúp cha mẹ biết và thực hành những trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình đúng theo lu
ật. Kết quả khảo sát 121 cha mẹ ở
khu vực ngoại thành Hà Nội cho thấy trong số 121 cha mẹ đã biết đến Luật
BV, CS & GD TE thì có tới 90,1% cha mẹ hiểu rằng mình là đối tượng trước

3
tiên chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước Nhà nước trong việc chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ em. Những nội dung cơ bản khác trong Luật BV, CS & GD
TE cũng được cha mẹ nắm bắt rõ như: Cha mẹ cần phải dành điều kiện tốt
nhất cho sự phát triển của trẻ (93,4%); Cha mẹ có trách nhiệm bảo vệ tính
mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em (77,7%); Cha mẹ phải thực
hiệ
n các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em, tạo môi trường lành mạnh
cho sự phát triển toàn diện của trẻ (78,5%); Cha mẹ có trách nhiệm tạo điều
kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển sáng tạo

và bày tỏ nguyện vọng của mình (71,1%); Cha mẹ phải gương mẫu về mọi
mặt để trẻ em noi theo (89,3%).
Cũng nhằm để tìm hiểu về nhận thức củ
a gia đình đối với các văn bản
pháp luật liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hai tác giả Đặng
Cảnh Khanh và Lê Thị Quý cho thấy trình độ nhận thức về pháp luật cũng
như các chủ trương chính sách của các gia đình còn nhiều hạn chế. Chỉ có
một khoảng 50% số gia đình được hỏi nói rằng họ đã biết khá rõ về luật Hôn
nhân và gia đình. Số người biế
t không đầy đủ chiếm tới 47.4%, hoàn toàn
không biết gì là 2.5%. Đối với luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì,
chỉ có 40.5% số người có hiểu biết đầy đủ về luật này, 27.1% với Công ước
quốc tế về quyền trẻ em và 21.8& với Chương trình hành động quốc gia về
quyền trẻ em.
Tuy nhiên, từ việc hiểu luật đến việc áp dụng luật vào đời sống vẫn là
một khoảng cách dù Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thu hẹp dần
khoảng cách này. Một trong những cản trở là trình độ dân trí cũng như hiểu
biết và thực hành luật pháp của người dân còn thấp. Bên cạnh đó là rào cản
của những quan niệm như “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”,
“Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư” hiện nay đã
ảnh hưởng tới thực tr
ạng bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hiện tượng trẻ
bị ngược đãi trong gia đình hoặc bị người khác ngược đãi nhưng cha mẹ
không biết hoặc lại đồng tình với những hành động đó vẫn xảy ra (vụ bảo
mẫu Quảng Thị Kim Hoa hành hạ các em ở nơi trông trẻ của mình, có cha mẹ

4
gửi trẻ đã đồng tình với việc đánh trẻ vì trẻ không chịu ăn!). Đây là những
biểu hiện của việc thiếu hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em.

Sự thiếu hiểu biết này là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện
tưởng trẻ em không được chăm sóc đầy đủ, trẻ em lang thang, bị
lạm dụng, bị
bóc lột sức lao động, bóc lột tình dục hoặc sa vào các tệ nạn xã hội như
nghiện hút, mại dâm. Sự thiếu hiểu biết của các gia đình cũng chính là nguyên
nhân gây trở ngại cho việc can thiệp của chính quyền, cộng đồng đối với gia
đình, buộc gia đình phải thực hiện trách nhiệm của mình.
2. Kiến thức và kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em của các gia
đình:
2.1. Kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe trẻ em của các gia đình:
Theo quan điểm khoa học hiện nay, việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em cần
được tiến hành ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Do vậy, việc theo dõi
và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ khi mang thai có yếu tố quyết định tới sự phát
triển của trẻ sau này. Qua các cuộc điều tra khảo sát cho thấ
y, tỷ lệ các bà mẹ
đi khám thai hiện nay khá cao và đây cũng là những tín hiệu đáng mừng, thể
hiện sự quan tâm tới việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong các gia đình.
Quan niệm về sự khoẻ mạnh đối với trẻ em cũng là một chỉ báo đánh
giá kiến thức của gia đình với việc chăm sóc trẻ. Theo một nghiên cứu về
quan niệm về trẻ khoẻ m
ạnh thì 35% cha mẹ cho rằng trẻ có đời sống thể chất
và tinh thần bình thường; 16.7% chọn có đời sống thể chất và tinh thần bình
thường; 32.5% chọn có sức khoẻ đáp ứng đòi hỏi của hoạt động lao động học
tập, nhận thức; 15.8% gần như không ốm đau.
Việc chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ em được thể hiện ở khía cạnh
dinh d
ưỡng, đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cho trẻ. Qua
khảo sát tại 203 hộ gia đình thuộc đề tài "Thực trạng sức khỏe, học tập, vui
chơi, giải trí của trẻ em và việc bảo vệ các quyền lợi đó của gia đình cũng như
cộng đồng do Ts. Vũ Hào Quang làm chủ nhiệm cho thấy đa số các gia đình

thường đảm bả
o cho trẻ ăn 3 bữa một ngày (chiếm tỷ lệ 83,3%). Tỷ lệ cha mẹ
cho con ăn nhiều hoặc ít bữa ăn hơn chiếm không nhiều. Về thành phần dinh

5
dưỡng, trẻ thường được chú ý cho ăn nhiều thịt, trứng, tôm cá vốn là những
thực phẩm giàu protein và canxin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ
(95,2%); tiếp theo là đậu, đỗ, củ, quả (69,0%) và chất đường là 42,7%.
Trong
hội nghị tổng kết đánh giá các hoạt động dinh dưỡng năm 2007
do Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức vào đầu năm nay, có báo
cáo cho thấy “tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi trên cả nước suy dinh dưỡng đã giảm
từ 23,4% (năm 2006) xuống còn 21,2%.” Nói cách khác, cứ 5 trẻ em ở nước
ta thì có 1 em suy dinh dưỡng, và đó là một vấn đề y tế công cộng rất lớn.
Thật ra, con số 1/5 có lẽ còn thấ
p so với thực tế. Theo báo cáo của UNICEF
(Quĩ nhi đồng của Liên hiệp quốc), trên thế giới ngày nay có khoảng 146 triệu
trẻ em dưới 5 tuổi được xem là thiếu cân (underweight, một chỉ tiêu chính của
định nghĩa “suy dinh dưỡng”), phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi và châu
Mĩ Latin. Trong số này có khoảng 2 triệu em từ Việt Nam. Theo thống kê,
số trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta hiện nay khoảng 5,65 triệu (chiếm 6.71% dân
số toàn quốc), cho nên con số
2 triệu em thiếu cân cũng có nghĩa là cứ 3 em
thì có 1 em thiếu cân.
Thật vậy, trong một nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng trong
cộng đồng ở Đồng Nai, các nhà nghiên cứu ước tính trong số trẻ em dưới 5
tuổi, có đến 31% ở trong tình trạng suy dinh dưỡng [1]. Do đó, có thể nói
rằng, dù tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn
khoảng 1 phần 3 trẻ em mà cơ thể ở trong tình trạng kém phát triển. Con s


này đặt nước ta vào số 36 nước trên thế giới có tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
cao nhất thế giới.
Ngoài các nguyên nhân sinh học và lâm sàng, đứng trên quan điểm của
y tế cộng đồng, nguyên nhân chính của suy dinh dưỡng như tên gọi rất
chính xác là thiếu ăn. Thiếu ăn là do nghèo và hoàn cảnh kinh tế gia đình
khó khăn. Trong khi nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, một bộ phận dân
số nhất là những người sống trong vùng nông thôn hay vùng xa v
ẫn chưa

6
đủ ăn (và chưa đủ mặc). Theo kết quả nghiên cứu ở Đồng Nai vừa đề cập
trên, phần lớn (76%) trẻ em suy dinh dưỡng là những em có cha mẹ là nông
dân hay làm thuê. Gia đình càng có nhiều con, tỉ lệ suy dinh dưỡng càng cao.
Ngược lại tại các thành phố lớn, trẻ em đang có xu hướng mắc bệnh
béo phì bởi trẻ em Việt Nam tại các khu vực thành thị, thiếu các hoạt động về
thể lực. Còn tại khu v
ực ngoại thành và nông thôn, thì khẩu phần ăn không
cung cấp đủ năng lượng cần thiết hàng ngày cho trẻ.
Đó là kết quả nghiên cứu từ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam với
sự phối hợp của công ty Nestlé Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2007. Viện
Dinh dưỡng quốc gia đã tiến hành nghiên cúu tình trạng dinh dưỡng và họat
động thể lực, cùng các yếu tố liên quan tới sự tăng trưởng của trẻ em trên
1.669 họ
c sinh tiểu học, trong lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi, thuộc 2 thành phố Hà
Nội và Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này dựa vào thành phần trẻ em ở 2 khu vực thành thị và
khu vực nông thôn – ngoại thành. Tại khu vực thành thị, đa số các trẻ em
dành thời gian rảnh rỗi cho các họat động trong nhà như xem tivi, chơi game,
đọc sách…, nhưng có rất ít trẻ có các họat động về thể lực. Dựa trên khảo sát
thì có đến gần 100% trẻ nộ

i thành mê tivi, games…
Nghiên cứu này còn cho thấy trẻ nội thành có những thói quen ăn uống
không hợp lý (fast food, bánh snack, uống nước ngọt có gas…), đã gây ra tình
trạng trẻ béo phì đang có xu hướng ngày một tăng cao tại khu vực thành thị,
nhất là trẻ em nam.
Một trong những yếu tố dẫn đến béo phì ở trẻ nội thành là từ lượng
đường được tiêu thụ rất cao, nhưng không đem lại một phần năng lượng hữu
ích nào. Trong đó, hi
ện trẻ nội thành ở thành phố Hồ Chí Minh, có tỷ lệ thừa
cân - béo phì cao gấp nhiều lần so với trẻ ở Hà Nội.
Qua các chỉ số của cuộc nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ nội thành có
chiều cao cũng như chỉ số trọng lượng đều hơn từ gấp đôi đến gấp 3 lần trẻ

7
ngoại thành. Trong khi đó, tại khu vực ngoại thành hay các vùng nông thôn,
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn là một thách thức lớn cần phải được cải thiện.
Hàm lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể trẻ ngọai thành ít hơn hẳn so với trẻ
nội thành.
Nghiên cứu đã đưa ra chế độ về ăn uống cũng như họat động thể lực
dành cho trẻ như sau: trẻ
cần ít nhất 60 phút/ngày, để tham gia vào các họat
động thể lực từ mức độ trung bình đến nặng (bơi lội, bóng rổ, bóng bàn ).
Hạn chế tối đa việc chơi games, xem tivi (chỉ xem từ 30 phút đến 1
giờ/ngày)…
Về khẩu phần ăn, cần cung cấp năng lượng theo chuẩn từng ngày, để
trẻ có thể tăng trưởng tốt. Qua nghiên cứu, trẻ ngoại thành có lượng tiêu thụ
các loại đậ
u, hạt cao gấp 3 lần lượng đậu, hạt trẻ nội thành tiêu thụ. Các loại
đậu, hạt này do có hàm lượng Vitamin B cao nên giúp cho việc chuyển hóa
năng lượng tốt, tránh dẫn đến béo phì.

Như vậy, có thể thấy rằng việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em Việt Nam
trong các gia đình còn có nhiều điểm bất hợp lý. Tại các gia đình có điều kiện,
chế độ ăn của trẻ quá nhiều ch
ất đạm, ít chất xơ hay việc lạm dụng đồ ăn
nhanh, ăn sẵn cộng với việc ít vận động đã dẫn tới tình trạng béo phì. Trong
khi đó, trong các gia đình nông thôn hay gia đình nghèo, gánh nặng kinh tế
dẫn tới việc thiếu thốn điều kiện lo lắng bữa ăn đầy đủ cho trẻ.
Theo đề tài nghiên cứu do Ts. Vũ Hào Quang tiến hành nói trên, cách
thức chăm sóc sức khỏe thể ch
ất được cha mẹ cho là tốt nhất với con cái là
cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng (71,4%). Tuy nhiên, vẫn có những người
quan niệm rằng cần cho con cái ăn thật nhiều thì mới đảm bảo sức khỏe
(8,9%). Chỉ có một số ít cha mẹ quan tâm đến việc khuyến khích con cái tham
gia vào hoạt động thể dục thể thao (7,9%) và quan tâm, theo dõi định hướng
cho trẻ trong các sinh hoạt ăn, ngủ và học tập vui chơi trong khi đó kỹ n
ăng
chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ phải là sự kết hợp toàn diện giữa việc
đảm bảo chế độ dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe.

8
Phần lớn cha mẹ trong 203 hộ gia đình được khảo sát đã biết đến các
chương trình y tế cộng đồng liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, cụ
thể 83,0% biết tới chương trình y tế và sức khỏe cộng đồng; 94,0% biết tới
chương trình tiêm chủng cho trẻ em; 82,2% biết tới chương trình chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; 70,8% biết chương trình phòng chống tiêu
chảy ở trẻ em; 85,1% biết chương trình muối iốt chống bướu cổ; 87,3% biết
chương trình HIV/AIDS; 92,0% biết chương trình kế hoạch hóa gia đình;
61,0% biết chương trình chống các bệnh lao, phong.
Trong các chương trình đó thì chương trình tiêm chủng phòng ngừa
bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của trẻ em được các gia đình thực hiện rất tốt, thể

hiện ở việc đa số cha mẹ (93,1%) đ
ã đưa con đi tiêm phòng đầy đủ, 4,4% thực
hiện khá đầy đủ, 0,5% thực hiện chưa đầy đủ và chỉ còn 4,0% cha mẹ chưa
đưa con đi tiêm chủng
1
.
Những số liệu trên thể hiện các gia đình đã có ý thức cao trong việc chủ
động phòng ngừa những bệnh dễ gặp phải ở trẻ, đảm bảo sức khỏe ổn định,
lâu dài cho trẻ.
Cùng với việc đề cao ý thức phòng ngừa bệnh tật cho trẻ em, các bậc
cha mẹ cũng thể hiện trách nhiệm cao trong việc chăm sóc, chữa trị cho con
cái khi con cái bị ốm đau, bệ
nh tật. Kết quả thu được từ thực tế cho thấy: đại
đa số các bậc cha mẹ (96,9%) đã có biện pháp chữa trị kịp thời cho trẻ em khi
trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít gia đình (3,1%) không chữa trị khi
con họ mắc bệnh mà để tự khỏi
2
. Tuy tỷ lệ các gia đình này chiếm không
nhiều song nó cũng thể hiện sự chủ quan của gia đình trong việc bảo vệ sức
khỏe của trẻ.
Biện pháp chủ yếu mà phần lớn cha mẹ lựa chọn đó là đưa con tới các
cơ sở y tế của nhà nước để chữa trị (78,0% đến bệnh viện tuyến huyện, tỉnh,
thành phố; 68,6% đến trạm xá xã, phườ
ng). Chỉ có 19,2% cha mẹ trả lời đã
đưa con đến dịch vụ y tế tư nhân và 5,7% đến nhà thầy lang để chữa trị. Điều


1
§Ò tµi nh¸nh 3, tr. 77.
2

§Ò tµi nh¸nh 2, tr. 104.

9
này phản ánh rõ ưu thế của các cơ sở y tế nhà nước so với các cơ sở y tế tư
nhân.
Khoảng 43,7% cha mẹ đã tự chữa trị bệnh cho trẻ em tại gia đình. Khi
trẻ mắc các bệnh thông thường (như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng,…)
và ở mức độ nhẹ thì cha mẹ thường dùng các bài thuốc dân gian hoặc tự mua
thuốc về chă
m sóc cho trẻ ngay tại gia đình.
Ngoài ra, vẫn còn khoảng 2,1% số người được hỏi dùng biện pháp cúng
lễ khi con họ mắc bệnh. Đây chủ yếu là những cha mẹ có trình độ học vấn
thấp nên nhận thức về việc chăm sóc trẻ khi ốm đau còn hạn chế, họ vẫn còn
tin vào những điều mê tín, dị đoan.
Nhìn chung, việc chăm sóc sức khỏe thể chất của trẻ
em được các gia
đình nông thôn thực hiện khá tốt thông qua việc chăm sóc về mặt dinh dưỡng
cũng như quan tâm phòng ngừa, chữa trị bệnh tật cho trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh
đó cũng có một số hạn chế đó là các bậc cha mẹ nông thôn hiện nay mới chỉ
quan tâm đến việc đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ mà chưa quan tâm
nhiều đến việc thực hiện chế độ ăn uống củ
a trẻ theo nề nếp sinh hoạt hợp lý,
điều độ và khoa học. Mặt khác, vai trò chăm sóc trẻ của người mẹ nổi bật hơn
so với vai trò của các thành viên khác trong gia đình. Trên thực tế việc chăm
sóc trẻ em đòi hỏi sự quan tâm và chia sẻ trách nhiệm của mọi thành viên
trong gia đình.
2.1.2. Chăm sóc sức khỏe tinh thần:
Như đã nói, sức khỏe không chỉ đơn thuần là khỏe về thể
chất mà còn
khỏe về tinh thần. Thông thường sức khỏe về thể chất dễ dàng nhìn thấy

được, trong khi sức khỏe về tinh thần không dễ nhận ra hoặc ít được lưu ý.
Chính vì thế, chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ em cũng là vấn đề cần được
gia đình đặc biệt quan tâm.
Hầu hết các bậc cha mẹ nông thôn hiện nay chưa quan tâm nhiều đến
đời sống tinh thần c
ủa trẻ em, cụ thể họ dành quá ít thời gian để vui chơi với
trẻ. Khi được hỏi ”Người thân trong gia đình dành thời gian trong một ngày

10
để vui chơi với các em như thế nào?”, kết quả thu được từ câu trả lời của
chính trẻ em như sau.
Theo ý kiến của trẻ em, những người thân trong gia đình (cha mẹ, ông
bà, cô chú, ) chỉ dành cho các em 15 phút trong một ngày là chủ yếu (46,2%
em đưa ra ý kiến). Lượng thời gian này qúa ít so với nhu cầu vui chơi, giải trí
bên người thân của trẻ. 16,7% em cho rằng cha mẹ dành 30 phút và 26,9%
dành 1 giờ vui chơi với mình. Không có cha mẹ nào dành hơn 2 giờ để vui
chơi bên tr
ẻ.
Chúng ta đều biết rằng, nếu cha mẹ thường xuyên quan tâm, dành nhiều
thời gian để nói chuyện, hỏi han và nắm được thời gian biểu của con trong
ngày thì mới hiểu được nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của con như thế nào.
Việc quan tâm tới các hoạt động của con cái, lắng nghe tâm tư tình cảm của
con không chỉ giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn mà còn mang lại cho trẻ
cảm giác yên tâm vì có được chỗ dựa vững chắ
c trong cuộc sống. Thông qua
trao đổi, cha mẹ sẽ truyền cho con cái những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết
giúp trẻ bước vào cuộc sống tự tin hơn. Đáng tiếc là trên thực tế các bậc cha
mẹ ở nông thôn hiện nay chưa dành nhiều thời gian vui chơi bên trẻ. Nguyên
nhân chủ yếu là do các bậc cha mẹ còn tập trung nhiều vào việc kiếm sống,
đặc biệt với những gia đình có mức sống trung bình hoặc th

ấp thì cha mẹ còn
mải lo làm ăn kinh tế, đem lại nguồn thu nhập cho cả gia đình nên thời gian
giành cho việc trông nom, chăm sóc con cái là rất ít, thậm chí có những gia
đình cha mẹ phải “đầu tắt mặt tối” lo kiếm miếng ăn hàng ngày mà không có
lấy một chút thời gian giành cho con cái.
Năng lực chăm sóc đời sống tinh thần của trẻ em cũng được thể hiện
qua việc gia đình tạo điều ki
ện cho con cái được vui chơi giải trí. Nhìn chung,
cha mẹ chưa tạo điều kiện nhiều cho nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em. Chỉ
hơn 1/2 số cha mẹ được hỏi (53,2%) mua truyện, sách báo cho con xem,
22,2% đi dạo chơi, tham quan cùng con, 4,9% mua đồ chơi cho con, 3,9%
cung cấp và đáp ứng những gì trẻ yêu cầu.

11
Ngoài giờ học nhiều em không được vui chơi giải trí hoàn toàn ngoài
thời gian học tập mà còn phải phụ giúp cha mẹ công việc gia đình (gồm việc
nhà hoặc làm kinh tế phụ giúp thêm cho cha mẹ). Hoạt động phụ giúp công
việc gia đình đứng ở vị trí thứ hai trong các hoạt động mà trẻ em thường tham
gia ngoài giờ học (21,2%). Điều đó cho thấy, việc sử dụng lao động trẻ em là
tình trạng khá phổ biế
n ở khu vực nông thôn nước ta hiện nay, thậm chí được
coi là cứu cánh đối với các gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Việc huy
động trẻ em vào quá trình lao động sản xuất đang trở thành một nhu cầu, đòi
hỏi khách quan ở những gia đình thiếu nhân lực và thiếu vốn sinh sống, làm
ăn.
Có thể thấy, các hình thức vui chơi giải trí của trẻ em ở nông thôn là
khá đơn điệu và trong phạm vi h
ạn hẹp (phạm vi xung quanh gia đình).
Nguyên nhân một phần vì các hình thức vui chơi giải trí tại cộng đồng cũng
như điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí, phát triển

thể chất và tinh thần của trẻ em ở cộng đồng còn hạn chế cả về số lượng và
chất lượng. Chỉ có 35,5% trẻ em và 64,2% các gia đình được khảo sát cho
r
ằng địa phương có điểm vui chơi giải trí mà chủ yếu các điểm vui chơi này
chỉ là nhà văn hoá, sân bãi trống để tập thể thao
3
.
Sự định hướng của gia đình đối với việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của
trẻ cũng thể hiện vai trò của gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần
của trẻ.
Kết quả điều tra cho thấy sự quan tâm, định hướng của cha mẹ đối với
việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của trẻ em chưa giúp trẻ em thự
c sự có được
thời gian vui vẻ, thoải mái, nâng cao đời sống tinh thần trong lúc rỗi rãi. Phần
đông cha mẹ (75,8%) cho rằng trong thời gian rỗi, con cái cần tự học ở nhà
hoặc đi học thêm (59,3%). Ngoài ra, khi không phải học tập, con cái cũng cần
giúp đỡ cha mẹ việc gia đình (54,4% cha mẹ đưa ra ý kiến này). Các hoạt
động khác được cha mẹ khuyến khích con cái tham gia như xem tivi, nghe đài
và vui chơi cùng bạn bè chiếm tỷ lệ thấp hơn (41,6% và 35,9% ý ki
ến). Chỉ


3
§Ò tµi nh¸nh 3, tr. 84.

12
một số ít cha mẹ (4,5%) cho là con cái không cần làm gì trong thời gian rỗi.
Như vậy, các bậc cha mẹ mới chỉ quan tâm tới việc học tập của con cái, thậm
chí trong thời gian rỗi cũng muốn con cái học tập thay vì tham gia các hoạt
động vui chơi giải trí khác. Thiết nghĩ việc học tập là rất quan trọng và cần

thiết đối với trẻ em, nhưng bên cạnh quyền và bổn phận phải học tậ
p tốt, trẻ
cũng có quyền được vui chơi, giải trí, được chăm lo cải thiện về mặt tinh thần.
Có như vậy, sự phát triển của trẻ mới mang tính toàn diện và phù hợp.
Tóm lại, các gia đình nông thôn hiện nay đã có kiến thức và kỹ năng
chăm sóc sức khỏe thể chất của trẻ em tương đối tốt, tuy nhiên việc chăm sóc
sức khỏe tinh thần cho trẻ chư
a được quan tâm đầy đủ và đúng mực. Đây là
một hạn chế đối với sự phát triển của trẻ bởi sự phát triển toàn diện đòi hỏi ở
cả hai mặt thể chất và tinh thần. Vấn đề này cần có sự quan tâm hơn nữa
không chỉ của các gia đình mà còn của các cơ quan chức năng và của toàn xã
hội.
2.2. Kiến thức và kỹ năng giáo dục, xã hộ
i hóa trẻ em của các gia đình:
2.2.1. Quan niệm của gia đình trong việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em:
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng bậc nhất đối
với mỗi một con người. Một đứa trẻ sinh ra có hình thành được những nét
tính cách tốt đẹp hay không chủ yếu phụ thuộc vào cách thức, phương pháp
giáo dục, xã hội hóa của gia đình, đặc biệt là cha mẹ. Điều đó có nghĩa việc
quan ni
ệm và xác định cho trẻ những phẩm chất cần thiết là quan trọng, có ý
nghĩa quyết định trong việc hình thành đạo đức, tính cách, lối sống của trẻ
phù hợp với sự phát triển của xã hội. Để đạt được điều này thì cha mẹ cần lựa
chọn các giá trị, phẩm chất cần thiết để giáo dục con cái.
Mỗi xã hội, qua các thời kỳ, giai đoạn phát triển khác nhau, đề
u đặt ra
những yêu cầu nhất định trong việc giáo dục những phẩm chất, tính cách,
năng lực cho thế hệ trẻ phù hợp với bối cảnh và xu thế biến đổi của thời đại.
Có những giá trị mới cần được giáo dục mở rộng thêm nhưng cũng có những
giá trị truyền thống tốt đẹp cần được truyền thụ lại. Đó là nhóm những ph

ẩm
chất thuộc về giá trị đạo đức truyền thống (giản dị, tiết kiệm, trung thực,

13
thẳng thắn, quan tâm chăm sóc người khác, tôn trọng mọi người, hiếu thảo,
khiêm tốn, nhường nhịn) và nhóm những phẩm chất thuộc về năng lực, tính
cách cần thiết của bản thân (tính kỷ luật, nhanh nhẹn, tháo vát, sáng tạo, kiên
trì, độc lập, mạnh dạn, quyết đoán).
Trong hai nhóm đó thì các bậc cha mẹ chú trọng giáo dục những phẩm
chất đạo đức cho con cái nhiều hơn. Những phẩ
m chất đứng ở vị trí hàng đầu
mà cha mẹ quan tâm giáo dục cho con cái là: giản dị, tiết kiệm 86,2%; trung
thực, thẳng thắn 84,1%; quan tâm chăm sóc người khác 82,1%; tôn trọng mọi
người 78,6%; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 74,6%; khiêm tốn, nhường nhịn
69,3%.
Chúng ta đều biết rằng, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sự vận hành của nền kinh tế thị
truờng và sự
giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế của thế kỷ 21. Thế hệ trẻ Việt
Nam hôm nay luôn cần cố gắng phấn đấu trở thành những con người thông
minh, nhanh nhẹn, tháo vát, có sự độc lập, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự
tin,… Bởi vậy đây là những giá trị, những phẩm chất cần thiết mà cha mẹ cần
hướng tới cho trẻ em. Những phẩm ch
ất này dần dần sẽ được hoàn thiện và
phát triển trong cuộc sống sau này của trẻ nhưng trước hết nó phải được sớm
hình thành thông qua cái nôi giáo dục của gia đình.
Nhìn chung, quan niệm của cha mẹ về những nét tính cách cần thiết
giáo dục cho trẻ em thể hiện sự kết hợp mối quan hệ giữa đức và tài: một con
người muốn thành đạt phải bao hàm cả hai yếu tố đức và tài. Tuy nhiên, yếu
tố đức vẫn được các bậc cha mẹ quan tâm giáo dục cho con cái nhiều hơn vì

đó là những giá trị trung tâm, là cơ sở, nền tảng để trẻ bước vào đời, hình
thành và phát triển những nét tính cách tốt đẹp, đảm bảo cho sự thành đạt
trong cuộc sống sau này.
2.2.2. Phương pháp giáo dục trẻ em trong gia đình:
Dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệm và truyền thống của địa phương
và gia đình mà các bậc cha mẹ có nhữ
ng phương pháp giáo dục con cái khác
nhau.

14
Hầu hết các bậc cha mẹ (92,1%) đều sử dụng phương pháp kiên trì
khuyên giải khi giáo dục con cái tại gia đình. Đây là phương pháp mang lại
nhiều hiệu quả tích cực trong giáo dục trẻ em vì trình độ nhận thức những vấn
đề khác nhau trong cuộc sống, trong xã hội của trẻ em (nhất là trẻ nhỏ tuổi)
còn hạn chế. Lối suy nghĩ mang tính trực giác, cảm tính còn chi phối mạnh
mẽ quá trình nhận thức c
ủa trẻ em. Các em chưa có khả năng đi sâu phân tích
và tìm được bản chất của vấn đề, đặc biệt là những vấn đề phức tạp nảy sinh
trong các quan hệ gia đình và xã hội. Do vậy, việc kiên trì thuyết phục,
khuyên giải, phân tích của cha mẹ là việc làm rất cần thiết để các em thấy rõ
được vấn đề để từ đó có hành vi ứng xử phù hợp.
Phương pháp giáo dục thông qua lao động, từ
lao động giản đơn như
lao động tự phục vụ bản thân, lao động phụ giúp gia đình cho đến lao động
góp phần tạo ra thu nhập cho gia đình cũng được nhiều cha mẹ (64,8%) áp
dụng trong việc giáo dục con cái mình. Mỗi hình thức lao động khác nhau,
nếu được tổ chức một cách khoa học và vừa sức, đều được xem như là cách
thức giáo dục trẻ em phù hợp, giúp trẻ hình thành tính tự lập, biết quý trọ
ng
giá trị sức lao động- những phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách. Đó là nhân tố

thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nếu áp
dụng hình thức giáo dục này một cách thái quá để trẻ em mất nhiều thời gian
lao động phụ giúp gia đình mà không có thời gian học tập, vui chơi hoặc làm
những công việc không vừa sức của trẻ thì lại là một hình thức phản giáo dụ
c,
thậm chí là một hình thức lạm dụng sức lao động của trẻ em, mang lại hậu
quả tiêu cực cho sự phát triển của trẻ. Và trên thực tế, có không ít trường hợp
cha mẹ đã vô tình lạm dụng hình thức giáo dục này đối với con cái mà không
nhận thấy. Đây là một vấn đề không dễ phát hiện nhưng cũng đáng phải quan
tâm.
Điều đáng chú ý là vẫn còn một bộ phậ
n cha mẹ dùng biện pháp xỉ
mắng (38,6%), đánh đòn (37,4%) ở các mức độ khác nhau trong việc giáo dục
trẻ em. Những hình thức dạy dỗ con kiểu như vậy gây ảnh hưởng không tốt
đến sự phát triển về mặt thể chất lẫn tinh thần của trẻ bởi lứa tuổi trẻ em, đặc

15
biệt giai đoạn thiếu niên, là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành và phát
triển nhân cách. Trẻ luôn có nhu cầu được học hỏi, khám phá và nhất là được
tự khẳng định. Cha mẹ không nắm bắt được tâm lý, nguyện vọng của trẻ,
không lựa lời khuyên bảo mà sử dụng những hình thức mạnh mẽ, áp đặt khi
trẻ mắc lỗi sẽ dễ tạo ra những phản ứng tiêu cực, hình thành nh
ững nét tính
cách không tốt như lỳ lợm, tự ti, chống đối,… ở trẻ.
Bên cạnh đó, một số cha mẹ (27,2%) cho rằng đôi khi cần phải kết hợp
cả ba phương pháp khuyên giải, mắng mỏ, doạ nạt hoặc đánh đòn để trẻ em
nghe lời. Nghĩa là trong từng trường hợp cụ thể họ sẽ áp dụng những phương
pháp giáo dục trên.
Như vậ
y, mặc dù hầu hết cha mẹ cho rằng cách tốt nhất để giáo dục con

cái là kiên trì khuyên giải, nhẹ nhàng, khéo léo thì trẻ em sẽ dễ tiếp thu, song
phương pháp đánh đòn, xỉ mắng khi giáo dục con cái của một bộ phận cha mẹ
vẫn là điều cần phải quan tâm.
2.2.3. Sự quan tâm của gia đình đến việc học tập của trẻ em:
Như đã thấy qua số liệu khảo sát ở trên, các gia đ
ình nông thôn hiện
nay có sự quan tâm đến việc học tập của con cái. Ngay cả thời gian ngoài giờ
học trên lớp, họ cũng định hướng con cái tập trung vào việc học (cụ thể là tự
học và học thêm). Mong muốn cho con được học tập tại môi trường như thế
nào là một yếu tố thể hiện sự quan tâm của gia đình đối với việc học tập của
con cái.
* Gia đình t
ạo điều kiện cho việc học tập của trẻ em:
Nhìn chung, các gia đình nông thôn đã tạo điều kiện học tập cho con cái
bằng cách mua đầy đủ đồ dùng học tập cho con (86,6%)
4
, mua đầy đủ sách
giáo khoa cho con (97,5%) và khoảng 1/3 gia đình được khảo sát (32,5%) có
góc học tập riêng cho con
5
. Do các thiết bị đồ dùng học tập là những thứ rất
cần thiết, không thể thiếu cho việc học tập như sách, vở, bút,… nên hầu hết
các gia đình đã quan tâm mua sắm đầy đủ cho con cái. Tuy nhiên, việc có góc


4
§Ò tµi nh¸nh 2, tr. 112.
5
§Ò tµi nh¸nh 3, tr.87.


16
hc tp riờng cho con thỡ khụng phi l ph bin i vi cỏc gia ỡnh nụng
thụn do khu vc ny ngi dõn hu nh khụng cú khụng gian sinh hot cỏ
nhõn tỏch bit m thng s dng khụng gian sinh hot chung cho cỏc thnh
viờn trong gia ỡnh, vỡ th ớt gia ỡnh cú gúc hc tp riờng cho con cỏi. Dự
vy, cng ó cú mt b phn cha m to iu kin cho vic hc tp ca con
cỏi ti gia ỡnh.
* Gia ỡnh quan tõm chm súc n vic hc t
p ca con cỏi
Trong cuc kho sỏt nghiờn cu do Vin khoa hc dõn s, gia ỡnh v
tr em tin hnh gn õy ti 5 tnh phớa Bc gm: Phỳ Th, Bc Giang, Thỏi
Nguyờn, Qung Bỡnh v H Ni (ch kho sỏt vựng nụng thụn) v thc trng
v cỏc hỡnh thc xõm hi tr em
6
, kt qu cho bit s quan tõm dn hc hnh
ca con cỏi trong gia ỡnh hin nay vn ch yu l ngi m (90,4%), ngi
b cng quan tõm n vic hc hnh ca con cỏi nhng mc thp hn
982,1%). S quan tõm chm súc n vic hc tp ca tr em trong gia ỡnh
cũn l trỏch nhim ca cỏc thnh viờn ln tui khỏc, xem hỡnh.
Qua hỡnh trờn chỳng ta thy ngoi ngi b v ngi m ra thỡ cỏc anh
chi v ụng b ca cỏc em cng dnh s quan tõm ch
m súc n cỏc em v
chỏu cht trong gia ỡnh. iu ny hon ton phự hp vi truyn thng gia
ỡnh Vit Nam v hon cnh nụng thụn Vit Nam hin nay, khi m s cu
kt gia ỡnh, s phõn cụng trong gia ỡnh cũn l c s tn ti ca chớnh nú.
Thc tin cho thy trong cỏc gia ỡnh nụng thụn do cha m quỏ bn rn
khụng cú thi gian rnh ri ngi kốm cp con cỏi hc tp ti nh, hoc vỡ
trỡnh hn ch khụng
kin thc ch dn cho con cỏi. Do vy, vic ny
bú m thng giao cho nhng a tr l anh hay ch ln hn giỳp cỏc em.

ễng b thng nhc nh cỏc chỏu gi gic hc tp, vỡ lo lng s cỏc chỏu mi
chi quờn hc hnh
* S kt hp ca gia ỡnh v nh trng trong vic qun lý hc tp ca
con cỏi:


6
Khảo sát thực trạng và nhận thức về các hình thức xâm hại trẻ em tại một số địa phơng của Việt Nam (Hà
Nội, Bắc Giang, Phous Thọ, Thái nguyên, Quảng Bình.) Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Đức Mạnh. Hà Nội 9-
2006. tr55.

17
Để nắm bắt được tình hình học tập cũng như kết quả học tập của con cái
ở trường học thì cha mẹ phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường, đặc biệt
là gặp gỡ trao đổi thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm của con cái mình.
Thực tế hiện nay, gia đình có kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục con
cái nhưng mức độ k
ết hợp chưa cao. Phần lớn các gia đình (71,9%) thường
hết một học kỳ mới gặp gỡ trao đổi với thầy cô giáo về việc học tập của con
cái mình. 13,3% gia đình trao đổi với giáo viên chủ nhiệm 1 lần/năm. Chỉ có
8,4% gia đình hàng ngày gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm hoặc các
thầy cô có trách nhiệm liên quan.Với tư tưởng coi việc giáo dục trẻ em không
còn là vấn đề riêng c
ủa gia đình mà nó thuộc trách nhiệm của nhà trường, một
số ít gia đình (5,9%) đã phó thác hoàn toàn việc giáo dục con cái cho nhà
trường. Cũng có gia đình không quan tâm đến việc học tập của trẻ mà để trẻ
tự quyết định. Thật may mắn số gia đình thiếu trách nhiệm như vậy không
đáng kể (0,5%).
Tóm lại, các hộ gia đình nông thôn hiện nay có sự quan tâm đến việc
học tập của con cái, tuy nhiên sự quan tâm mới ch

ỉ dừng ở mức tạo điều kiện
để việc học tập của con cái được đảm bảo chứ chưa dành nhiều thời gian và
công sức để trực tiếp dạy dỗ con cái. Đặc biệt việc phối kết hợp với nhà
trường trong việc quản lý học tập của con cái là chưa cao.
III. Kết luận:
Cùng với sự biến đổi của xã hội Việ
t Nam trong những năm gần đây,
gia đình ở nông thôn Miền Bắc nước ta đang diễn ra nhiều biến đổi mạnh mẽ.
Điều đó thể hiện ở nhiều góc độ, trong đó có sự biến đổi về các chức năng của
gia đình, biến đổi trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em của gia đình. Chức
năng sinh đẻ của gia đình biến đổi theo hướ
ng giảm mức sinh, nghĩa là khi gia
đình ít con, cha mẹ có thể dành thời gian cũng như tập trung đầu tư các nguồn
lực của gia đình vào việc chăm sóc, giáo dục con cái được tốt hơn. Chức năng
kinh tế được coi trọng, mức sống gia đình được nâng cao giúp cha mẹ có thể
đáp ứng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái, tuy nhiên mặt hạn
chế là ở chỗ nhiều cha mẹ
mải mê bươn chải kiếm sống nên không có thời

18
gian để chăm lo cho con cái mình. Chức năng giáo dục trẻ em của gia đình
đang đứng trước những thách thức mới do xu hướng phát triển nhanh các gia
đình hạt nhân đã làm hạn chế vai trò giáo dục, dạy dỗ con cháu của người lớn
tuổi trong các gia đình nhiều thế hệ. Mặt khác, xu hướng xã hội hoá công tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em diễn ra ngày càng mạnh mẽ khiến nhiều
gia đình đã chuyể
n một phần trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con cái sang cho
nhà trường, cho xã hội. ý kiến, nguyện vọng của trẻ em được cha mẹ chú ý
lắng nghe và trẻ em có quyền đòi hỏi, kỳ vọng tình cảm từ phía cha mẹ. Tuy
nhiên, sự thiếu hụt về thời gian quan tâm, dành tình cảm cho con cái của cha

mẹ hoặc thậm chí là sự bất hòa, mâu thuẫn trong quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, tình trạng bạo lực gia đình,… cũng là nguy cơ đe dọ
a đời sống
tâm lý, tình cảm của trẻ em. ở khu vực nông thôn việc đáp ứng nhu cầu tình
cảm đơn giản hơn ở thành phố, thậm chí có nơi đời sống tinh thần của trẻ em
còn chưa được quan tâm từ phía gia đình.
Năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ em của các gia đình, đặc biệt là các gia
đình ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho trẻ em có
được điều ki
ện và môi trường phát triển tốt nhất. Thực trạng năng lực chăm
sóc, giáo dục trẻ em của các gia đình nông thôn thời gian qua đã được cải
thiện rất nhiều mà trước hết phải kể đến nhận thức của gia đình về trách
nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em là khá tốt. Phần lớn cha mẹ nông thôn miền
Bắc đã nhận thức được trách nhiệm về mặt pháp lý trong việ
c chăm sóc, giáo
dục trẻ em, cụ thể họ đã biết đến Luật BVCSGDTE Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhận thức của gia đình về các điều kiện chăm sóc, giáo
dục trẻ em một cách hiệu quả là khá sâu sắc và mang tính chủ động cao. Họ
đề cao các điều kiện chủ quan từ phía gia đình (trình độ học vấn của cha mẹ,
điều kiện kinh tế gia đình, cha mẹ
đầu tư nhiều thời gian cho giáo dục cái, cha
mẹ có phương pháp giáo dục con tốt) hơn là các điều kiện thuộc về vai trò của
xã hội (môi trường xã hội tốt, sự hỗ trợ của nhà nước và các đoàn thể, truyền
thống gia đình, địa phương và hệ thống truyền thông đại chúng). Điều này
khẳng định ý thức về vai trò và trách nhiệm của cha mẹ trong việc chăm sóc,

19
giáo dục con cái là rất lớn, không lệ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ phía cộng
đồng xã hội.
Kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe thể chất cho con cái của các

gia đình nông thôn có những tiến bộ rõ rệt. Phần lớn cha mẹ đã hiểu được tầm
quan trọng của việc chăm sóc con từ trong bào thai. Quan niệm của họ về một
trẻ khỏe m
ạnh khá toàn diện khi cho rằng một đứa trẻ khỏe mạnh phải có đời
sống thể chất và tinh thần hài hòa, sức khỏe đó phải đáp ứng được đòi hỏi của
các hoạt động lao động, học tập, nhận thức.
Bên cạnh đó cũng có một số hạn chế đó là các bậc cha mẹ nông thôn
hiện nay mới chỉ quan tâm đến việc đảm bảo các chấ
t dinh dưỡng cho trẻ mà
chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện chế độ ăn uống của trẻ theo nề nếp
sinh hoạt hợp lý, điều độ và khoa học. Họ chưa khuyến khích con cái tham
gia vào các hoạt động thể dục thể thao, chưa quan tâm theo dõi, định hướng
cho trẻ trong các sinh hoạt ăn, ngủ và học tập, vui chơi một cách đúng mực.
Mặt khác, vai trò chăm sóc trẻ của ngườ
i mẹ nổi bật hơn so với vai trò của các
thành viên khác trong gia đình. Trên thực tế việc chăm sóc trẻ em đòi hỏi sự
quan tâm và chia sẻ trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình.
Kiến thức và kỹ năng giáo dục, xã hội hóa trẻ em đã được các gia đình
quan tâm đúng mực, trước tiên thể hiện ở việc cha mẹ quan niệm và xác định
giáo dục cho trẻ những phẩm chất cần thiết, có ý nghĩ
a quyết định trong việc
hình thành đạo đức, tính cách, lối sống của trẻ. Về phương pháp giáo dục, hầu
hết các bậc cha mẹ đều sử dụng phương pháp kiên trì khuyên giải khi giáo
dục con cái tại gia đình. Đây là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả tích cực
trong giáo dục trẻ em. Phương pháp giáo dục thông qua lao động, từ lao động
giản đơn như lao động tự phục vụ bản thân, lao động phụ
giúp gia đình cho
đến lao động góp phần tạo ra thu nhập cho gia đình cũng được nhiều cha mẹ
áp dụng trong việc giáo dục con cái mình.
Các gia đình nông thôn hiện nay đã có sự quan tâm đến việc học tập

của con cái. Tuy nhiên, sự quan tâm của gia đình đến việc học tập của con cái

20
mới chỉ dừng ở mức tạo điều kiện học tập chứ chưa dành nhiều thời gian và
công sức để trực tiếp dạy dỗ con cái.
Về việc quản lý học tập của con cái, gia đình có kết hợp với nhà trường
trong việc quản lý học tập con cái nhưng mức độ kết hợp chưa cao. Gia đình
chủ yếu chỉ trao đổi v
ới thầy cô chủ nhiệm 1 lần/học kỳ, một số ít gia đình
trao đổi với thầy cô chủ nhiệm 1 lần/năm, còn việc gặp gỡ trao đổi hàng ngày
với cô giáo chủ nhiệm hoặc các thầy cô có trách nhiệm liên quan là hầu như
không có. Điều đáng nói là vẫn có những gia đình phó thác hoàn toàn việc
học tập của con cái cho nhà trường hoặc để tự trẻ quyết định việc học tậ
p mà
không quan tâm. Tuy tỷ lệ này không cao nhưng nó cũng cho thấy sự thiếu
trách nhiệm của một số gia đình trong việc chăm lo học tập cho con cái.










21

×