Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Viết bài làm văn số 1 văn thuyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.2 KB, 3 trang )

Viết bài làm văn số 1 văn thuyết minh
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 07/07/2017

Vận dụng những kĩ năng học từ các tiết học trước, chúng ta sẽ tiến hành bài viết hoàn chỉnh về văn
thuyết minh. Tech12h gửi đến các bạn dàn ý tham khảo bài thuyết minh về cây lúa. Mời các bạn cùng
tham khảo

Dàn ý tham khảo
I. Mở bài:


Giới thiệu chung về cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam hoặc để cây lúa tự giới thiệu về mình.

II. Thân bài:
1. Nguồn gốc
Lúa là một loại cây trồng cổ có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu,
triệu người trên Trái đất. Cây lúa gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam. Nền văn minh lúa nước
sông Hồng có ngàn năm nay (có thể dẫn vài câu ca dao nói về sự gắn bó của người dân Việt Nam với
cây lúa).
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…”
2. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa


Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống
nổi.




Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.





Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể
dùng tay bóp nát một cách dễ dàng. Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ
60 – 80 cm.



Lúa được chia thành ba bộ phận:
o

Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.

o

Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.

o

Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và
người nông dân gặt về làm thực phẩm.

3. Phân loại


Có nhiều loại: lúa tẻ, lúa nếp. Mỗi loại lại có nhiều loại nhỏ khác nhau…………………




Căn cứ vào thời vụ gieo trồng, có: lúa chiêm, lúa mùa, lúa xuân hè, lúa hè thu,…



Căn cứ cách gieo trồng, có: lúa cấy, lúa sạ, lúa trời,…

4. Quá trình sinh trưởng: trải qua nhiều giai đoạn


Từ hạt thóc – nẩy mầm – lên mạ - thành cây lúa – bén rễ - hồi xanh – rồi đẻ nhánh – làm đốt –
làm đòng – trổ bông – làm hạt – nở hoa – thụ phấn – hình thành hạt chín



Quá trình tạo hạt: từ chín sữa chín sáp chín hoàn toàn.

5. Lợi ích và vai trò của cây lúa
a. Về kinh tế


Là cây lương thực chính nuôi sống con người (40% dân số thế giới coi lúa là lương thực chính).



Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh
phở…



Gạo để xuất khẩu (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới)




Lúa gạo dùng để chăn nuôi



Lúa còn chế biến ra nhiều sản phẩm như: bánh, cốm, rượu,…



Sản phẩm phụ từ lúa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực:



Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm
được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh,


làm thức ăn cho gia súc, sản xuất giấy, đồ gia dụng, làm đồ thủ công mỹ nghệ, trồng nấm rơm,
làm chất đốt…
o

Tấm để sản xuất tinh bột, rượu…

o

Cám làm thức ăn cho gia súc, gia cầm,…

o


Trấu dùng sản xuất men làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng lót hàng, độn
chuồng, làm phân bón, chất đốt,…

b. Về văn hóa:


Cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Gắn với nền văn
minh lúa nước song Hồng. Gắn với văn hoá ẩm thực, với nhiều phong tục, tập quán của người
dân Việt như : tục gói bánh chưng, bánh giầy, lễ hội xuống đồng, tục cúng cơm mới, thổi cơm
thi,...



Cây lúa đã đi vào nhiều câu ca dao tục ngữ, nhiều câu chuyện dân gian, nhiều bài thơ bài hát…

III. Kết bài:


Khẳng định vai trò của cây lúa trong sản xuất và đời sống tinh thần người Việt Nam.



Cảm nghĩ chung về cây lúa.



×