Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đồng chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.11 KB, 2 trang )

Đồng chí
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 24/08/2017

Bài thơ Đồng chí nói về tình đồng chí của những người lính cách mạng trong thời kì đầu của cuộc
kháng chiên chông thực dân Pháp gian khổ, nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đó là tình đồng đội gắn bó
thăm thiết của những người nông dân mặc áo lính, cùng chung lí tưởng chiên đấu vì độc lập, tự do
của Tổ quốc. Tech12h xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu
hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Tác giả: Chính Hữu sinh năm 1926, quê ở Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô
và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Chính Hữu làm
thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo là
tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén,
ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Chính Hữu đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.



Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia
chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu - đông 1947) đánh bại cuộc chiến quy mô lớn của giặc
Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về
người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)



Bài thơ nói về tình đồng chí của những người lính cách mạng trong thời kì đầu của cuộc kháng
chiên chông thực dân Pháp gian khổ, nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đó là tình đồng đội gắn bó
thăm thiết của những người nông dân mặc áo lính, cùng chung lí tưởng chiên đấu vì độc lập, tự


do của Tổ quốc. Tinh cảm ấy đã tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp linh thần của người lính.



Hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ đã được thể hiện qua các chi
tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9) Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy
nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 2: (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9) Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí
của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 3: (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9) Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng
chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của
những chi tiết, hình ảnh đó.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 4: (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9)
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý
nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 5: trang 130 sgk Ngữ Văn 9 tập một
Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 6: (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9) Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời

kháng chiến chống Pháp?
=> Xem hướng dẫn giải
Luyện tập (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9) Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối
bài thơ Đồng chí (“Đêm nay... trăng treo”).
=> Xem hướng dẫn giải



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×