Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thu thập và xử lý số liệu huyết áp dùng phương pháp thính chẩn, dao động và mp30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.58 KB, 16 trang )

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

HUYẾT ÁP

GVHD: Lê Cao Đăng
Nhóm 10


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU

3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3

CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý

6

KẾT QUẢ ĐO

7

TRẢ LỜI

8

1 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm



I.

Giới thiệu về các giá trị huyết áp
• Huyết áp động mạch là lực của máu tác động lên một đơn vị diện tích
thành động mạch. Máu chảy được trong động mạch là kết quả của hai
lực đối lập, lực đẩy máu của tim và lực cản của thành động mạch,
trong đó lực đẩy máu của tim mạnh hơn nên máu chảy được trong
động mạch với một tốc độ và áp suất nhất định. Đơn vị đo huyết áp là
mmHg hoặc KPa ( 1KPa = 7.5 mmHg)
• Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa, là giới hạn cao nhất
của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch, thể hiện sức
bơm máu của tim.
• Huyết áp tâm trương, hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, là giới hạn
thấp nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch,
thể hiện sức cản của thành mạch.

II.

Cơ sở lý thuyết
• Phương pháp thính chẩn
▪ Nguyên lý:
Đo huyết áp bằng phương pháp thính chẩn là nghe âm thanh
máu tạo ra khi di chuyển trong động mạch cánh tay.
Túi hơi được bao lấy cánh tay và bơm phồng lên đến một áp
lực có thể cản làm ngưng dòng máu ở động mạch chính (ÐM)
đi qua cánh tay.
Sau đó, xả áp lực trong túi hơi khoảng 3mmHg/giây.
Khi áp lực giảm dần nhân viên y tế sẽ nghe bằng ống nghe
ngay trên ÐM ở khuỷu tay. Khi huyết áp động mạch vượt quá

áp suất túi hơi, máu sẽ chảy qua từng phần và tạo âm thanh
mạch đập tức tiếng động Korotkoff (K sound).
Áp lực tại đó nhân viên y tế nghe mạch đập lần đầu là huyết áp
tâm thu (systolic pressure). Khi áp lực túi hơi giảm hơn nữa, áp
lực tại đó mạch ngưng là huyết áp tâm trương (diastolic
pressure).
▪ Các bước thực hiện:
Bước 1: Quấn túi hơi quanh cánh tay, đeo ống nghe vào

2 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


Bước 2: Để đồng hồ ở chỗ dễ xem

Bước 3: Đeo ống nghe vào tai. Để phần chuông ống nghe vào
vị trí động mạch cánh tay

Bước 4: Khóa ốc của bóng hơi. Bóp bóng cho túi hơi phồng
căng cho đến khi kim đồng hồ chỉ đến 180 mmHg. Chú ý sự
mất âm thanh trong ống nghe

Bước 5: Mở ốc của bóng hơi để xả khí ra từ từ ( 3mmHg/s).
Huyết áp tâm thu ở vị trí khi nghe mạch đập trở lại, huyết áp
tâm trương là vị trí khi không nghe mạch đập nữa

3 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


Bước 6: Ghi lại 2 trị số này


• Phương pháp dao động ( bán tự động)
▪ Nguyên lý
Đo huyết áp bằng phương pháp dao động cũng sử dụng túi hơi
giống trên.
Khi động mạch thay đổi, thể tích phần máu nằm dưới túi hơi sẽ
làm thay đổi thể tích không khí trong nó - tức làm thay đổi áp
suất túi hơi.
Sự dao động áp suất này có thể quan sát được qua đồng hồ đo
áp suất hay áp kế thuỷ ngân và áp suất túi hơi lúc này nằm giữa
hai giá trị huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Một cảm biến áp suất được lắp sẵn trong máy đo tự động sẽ dò
ra sự thay đổi này.
▪ Các bước thực hiện:
Bước 1: Đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng của máy
Bước 2: Quấn túi hơi quanh cánh tay theo đúng chỉ dẫn
Bước 3: Nhấn công tắc nguồn của máy sang vị trí “ON”
Bước 4: Bơm bóng túi hơi đến giá trị 180mm Hg
Bước 5: Để máy tự động đo huyết áp.

4 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


• Pha Korotkoff

Hình 1: Sự xuất hiện tiếng động Korotkoff giữa huyết áp tâm thu và huyết
áp tâm trương.
Hình 1 Trình bày các phương pháp đo huyết áp gián tiếp.
▪ Phía trên áp suất túi hơi (cuff pressure) và tiếng động
Korotkoff.
▪ Phía dưới là tín hiệu dao động đã được khuếch đại của sự thay

đổi áp lực trong túi hơi, do cảm biến áp lực thu lại.
▪ S0 là điểm tại đó dao động bắt đầu tăng.
▪ As – biên độ dao động tương ứng huyết áp tâm thu
▪ Ad – biên độ dao động tương ứng huyết áp tâm trương
▪ Am - biên độ lớn nhất tương ứng huyết áp trung bình (mean
blood pressure).
• 5 pha Korotkoff

5 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


III.

▪ Pha 1: ĐM cánh tay bị tắc, áp lực bao quấn cao hơn áp lực tâm
thu, không nghe được tiếng Korotkoff, không bắt được mạch
▪ Pha 2: ĐM cánh tay vừa mở, áp lực băng quấn bằng áp lực tâm
thu, nghe được tiếng Korotkoff nhỏ
▪ Pha 3: ĐM cánh tay mở nhiều hơn trong tâm thu, áp lực băng
quấn giữa áp lực tâm thu và tâm trương, nghe được tiếng
Korotkoff rõ nhất
▪ Pha 4: ĐM cánh tay mở gần như hoàn toàn, áp lực băng quấn
bằng áp lực tâm trương, nghe được tiếng Korotkoff yếu đi
▪ Pha 5: ĐM cánh tay mở liên tục cả hai thì thu và trương, áp lực
băng quấn dưới áp lực tâm trương, mất tiếng Korotkoff
Các vấn đề lưu ý khi đo huyết áp
Bệnh nhân không sử dụng chất kích thích, thuốc ảnh hưởng huyết áp, nếu
có thì nghỉ 30 phút sau đo
Tư thế bệnh nhân:
• Ngồi
▪ Thứ 1: tay ngang tim ( loại sự ảnh hưởng của trọng lực): ngang

điểm giữa xương ức hay ngang xương sườn 4
▪ Thứ 2: ghế phải có điểm tựa, nếu không bệnh nhân phải căng
cơ lưng, không thoải mái ảnh hưởng huyết áp (tăng)
▪ Thứ 3: không gác chân này qua chân kia, cũng gây căng cơ,
không thoải mái.
• Nằm
▪ Thứ 1: Tay ngang tim, kê gối dưới cánh tay
▪ Thứ 2: Đầu từ 00 tới 300 sẽ có ảnh hưởng trọng lực
▪ Thứ 3: Hai chân duỗi thẳng, thoải mái
• Đứng: Cách này rất ít dùng
Nơi đo: yên tĩnh, ở nhiệt độ phòng (250-300, 280 là tối ưu, nếu lạnh sẽ gây
run cơ làm co mạch, huyết áp tăng)
Chọn băng quấn: chiều rộng 40% (2/3), chiều dài 80% chu vi cánh tay.
Kiểm tra túi hơi: có bị xì không (túi hơi chỉ là phần nhỏ của băng quấn, chỗ
gồ lên sờ đc bằng tay 4 cạnh của nó).
Tay BN đo phải để trần
Điểm giữa túi hơi (gấp đôi túi hơi lại xác định) phải nằm trên động mạch
cánh tay.
Sau khi quấn băng quấn, phải kiểm tra coi quấn có lỏng hay chật quá
không: bằng cách cho 2, 3 ngón tay vào.
Phải chỉnh lại vị trí cho ngang tim (quan trọng nhất)
Dùng phương pháp nghe: kiểm tra ống nghe, trục ống nghe bằng trục tai
(chếch ra trước

6 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


Khi xả túi hơi phải xả chậm 3 mmHg để tránh sai sót trong khi đo.
Nếu tiếng Korotkoff yếu quá, bảo bệnh nhân giơ tay lên, nắm và mở bàn tay
5-10 lần, sau đó bơm nhanh túi hơi.

IV.

Kết quả đo
Thông tin người được đo
Họ tên: Nguyễn Trường Giang
Giới tính: Nam
Tuổi: 20
Chiều cao: 163 cm
Cân nặng: 52 kg
Thói quen (hút thuốc, uống rượu, chất kích thích…):
Không
Ăn uống (quá no, quá đói), hoạt động thể thao trước khi đo: Không
• Phương pháp đo thính chẩn
Tay trái
Lần
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm
(mmHg)
trương (mmHg)
1
90
68
2
86
58
3
88
62
4
94

68
5
89
60
Trên đầu
72
44
Xuôi tay
99
74
Sau khi chạy 1 phút
105
69
Trung bình
90
63
Phương sai
10
9
Vậy huyết áp tâm thu: 90  10 (mmHg)
huyết áp tâm trương: 63  9 (mmHg)
Tay phải
Lần
Huyết áp tâm thu
(mmHg)
1
108
2
97
3

103
4
101
5
104
Trên đầu
86
Xuôi tay
113
Sau khi chạy 1 phút
118
Trung bình
104
Phương sai
10

7 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm

Huyết áp tâm
trương (mmHg)
64
58
68
72
68
58
74
76
67
7



Vậy huyết áp tâm thu: 104  10 (mmHg)
huyết áp tâm trương: 67  7 (mmHg)
• Phương pháp đo bán tự động bằng máy theo dõi huyết áp
Tay trái
Lần
Huyết áp
Huyết áp tâm Nhịp mạch
tâm thu
trương(mmHg) (lần/ phút)
(mmHg)
1
120
74
111
2
127
74
117
3
119
67
114
4
124
71
114
5
126

70
115
Trên đầu
90
52
118
Xuôi tay
131
74
117
Sau khi chạy 1 phút
127
42
121
Trung bình
121
66
116
Phương sai
13
12
3
Vậy huyết áp tâm thu: 121  13 (mmHg)
huyết áp tâm trương: 66  12 (mmHg)
nhịp mạch: 116  3 ( lần/ phút)
Tay phải
Lần
Huyết áp
Huyết áp tâm Nhịp mạch
tâm thu

trương(mmHg) (lần/ phút)
(mmHg)
1
118
64
107
2
113
63
116
3
113
62
113
4
109
65
106
5
116
64
109
Trên đầu
88
45
115
Xuôi tay
120
59
118

Sau khi chạy 1 phút
126
62
131
Trung bình
113
61
114
Phương sai
11
7
8
Vậy huyết áp tâm thu: 113  11 (mmHg)
huyết áp tâm trương: 61  7 (mmHg)
nhịp mạch: 114  8 ( lần/ phút)
So sánh kết quả giữa phương pháp thính chẩn và phương pháp bán
dao động ?

8 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


Gọi  12 ,  22 lần lượt là phương sai của kết quả đo huyết áp ở phương
pháp thính chẩn và phương pháp dao động
Đặt giả thiết kiểm định H0 :  12 =  22
Đặt giả thiết đối H1 :  12   22
Xét đối với huyết áp tâm thu ( tay trái)
Có: n1 = 8, n2 = 8
Độ lệch mẫu hiệu chỉnh: S1 = 9.75 ; S2 = 12.93
Chọn miền ý nghĩa:  = 0.05
Miền bác bỏ: W = ( f (n1 − 1; n2 − 1), +) = (3.79 ; + )

S12 9.752
= 0.57  W
Tiêu chuẩn kiểm định: Fqs = 2 =
S 2 12.932

Từ đó bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận H0
Vậy phương pháp thính chẩn có độ chính xác tương đương phương
pháp dao động trong TH này
Xét đối với huyết áp tâm thu ( tay phải)
Có: n1 = 8, n2 = 8
Độ lệch mẫu hiệu chỉnh: S1 = 9.82 ; S2 = 11.29
Chọn miền ý nghĩa:  = 0.05
Miền bác bỏ: W = ( f (n1 − 1; n2 − 1), +) = (3.79 ; + )
Tiêu chuẩn kiểm định: Fqs =

S12 9.822
=
= 0.76  W
S 22 11.292

Từ đó bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận H0
Vậy phương pháp thính chẩn có độ chính xác tương đương phương
pháp dao động trong TH này
Xét đối với huyết áp tâm trương ( tay trái)
Có: n1 = 8, n2 = 8
Độ lệch mẫu hiệu chỉnh: S1 = 9.28 ; S2 = 11.98
Chọn miền ý nghĩa:  = 0.05
Miền bác bỏ: W = ( f (n1 − 1; n2 − 1), +) = (3.79 ; + )
Tiêu chuẩn kiểm định: Fqs =


S12 9.282
=
= 0.6  W
S 22 11.982

Từ đó bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận H0
Vậy phương pháp thính chẩn có độ chính xác tương đương phương
pháp dao động trong TH này
Xét đối với huyết áp tâm trương ( tay phải)
Có: n1 = 8, n2 = 8
Độ lệch mẫu hiệu chỉnh: S1 = 6.84 ; S2 = 6.52
9 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


Chọn miền ý nghĩa:  = 0.05
Miền bác bỏ: W = ( f (n1 − 1; n2 − 1), +) = (3.79 ; + )
Tiêu chuẩn kiểm định: Fqs =

V.

S12 6.842
=
= 1.1 W
S22 6.522

Từ đó bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận H0
Vậy phương pháp thính chẩn có độ chính xác tương đương phương
pháp dao động trong TH này
Trả lời câu hỏi
So sánh kết quả của 2 phương pháp đo ?

Ta thấy giữa hai phương pháp này có sự chênh lệch khá lớn.
Giải thích:
Do ảnh hưởng của thời gian đối với người được đo: phương pháp
bán tự động đo sau khi mới ăn nhẹ, còn phương pháp thính chẩn đo
sau khi ăn được hơn 1 tiếng đồng hồ.
Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhiều tác nhân bên ngoài như:
Về phương pháp đo: Ảnh hưởng do thiết bị đo không được hiệu chỉnh
chính xác, thiết bị bị hư hỏng ,do pin,do va đập đo bị hoặc do sự dịch
chuyển trong quá trình đo …
Về cách đo: Ảnh hưởng do cách đo và tư thế đo không chuẩn xác, đo
trạng thái và tâm trạng người đo…
Cái gì đã xảy ra trong bước 7 ở mỗi phương pháp đo. Tại sao? Giải
thích cho sự khác nhau nào đó mà bạn phát hiện thấy.
Bước 7 ở mỗi phương pháp đo chính là: Ghi lại huyết áp trong 2
trường hợp giơ thẳng tay lên đầu và hạ thẳng tay dọc theo thân mình
Trường hợp đưa tay trên đỉnh đầu:
Theo định nghĩa ở trên, tim có nhiệm vụ bơm máu để nuôi các mô,
cơ trong cánh tay và tạo một áp lực lên thành mạch máu, đó chính là
huyết áp ở cánh tay.
Khi đưa tay lên đầu, dòng máu đi lên sẽ chịu ảnh hưởng bởi trọng lực
của Trái Đất kéo nó xuống theo chiều ngược lại => Áp lực của máu
do tim tạo ra sẽ bị tiêu hao để chống lại trọng lực của máu.
Vì vậy, áp lực máu tác dụng lên thành mạch cánh tay sẽ giảm.
Ta lại có công thức tính áp suất :
p=

F
S

Trong đó:

p: áp suất
F: áp lực máu tác dụng lên thành mạch
S: tiết diện mạch máu
Do lực F khi đưa tay lên đỉnh đầu giảm so với đặt cánh tay ngang tim
nên huyết áp đo được sẽ giảm so với lúc đo bình thường.
10 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


Trường hợp xuôi tay theo thân mình:
Áp lực máu sẽ tăng do áp lực máu lên thành mạch bằng áp lực máu
từ tim và trọng lực của máu cộng lại.
Áp dụng công thức trên ta có F tăng nên dẫn đến giá trị của p cũng
tăng.
Ta kết luận rằng khi xuôi tay theo thân mình thì huyết áp đo được sẽ
cao hơn so với bình thường.
Cái gì đã xảy ra trong bước 8 ở mỗi phương pháp đo ? Tại sao?
Bước 8 ở mỗi phương pháp đo chính là: Ghi lại huyết áp sau khi đã
chạy bên ngoài một phút
Ở bước 8 chỉ số huyết áp và nhịp tim đều tăng cao.
Vì khi chúng ta tập luyện (chạy bên ngoài 1 phút) thì các cơ bắp hoạt
động mạnh nên cần rất nhiều năng lượng do đó tế bào trong cơ thể
cần nhiều oxy để tạo ra ATP giúp cơ bắp vận động.
Do đó não phát tín hiệu tới tim để tăng cường hoạt động lưu thông
máu dẫn đến nhịp tim tăng và huyết áp tăng để kịp đưa máu đến các
tế bào.
Hãy giải thích lý thuyết hoạt động của máy theo dõi huyết áp hãng
microlife?

Nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp tự động hãng Microlife là
đo gián tiếp dao động của áp lực máu bằng mạch cảm ứng điện.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách:
11 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


Bước 1: Cuốn quanh tay một túi chịu áp lực, túi này có gắn thêm cảm
biến âm để thu các âm thanh Korotkoff.
Bước 2: Sau đó túi hơi sẽ được bơm bằng máy đã tích hợp sẵn trong
huyết áp kế, máy bơm này được dùng để kiểm soát áp lực bơm tối đa,
công nghệ này sẽ tự động cảm nhận mức huyết áp của người để bơm
đến áp lực thích hợp nhất (không còn nghe tiếng mạch đập).
Bước 3: Sau đó máy sẽ tự động xả khí từ từ có kiểm soát đến khi cảm
nhận được âm thanh Korokoff, các âm thanh này đi qua chất áp điện
sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện tương ứng.
Bước 4: Sau đó các tín hiệu này sẽ được khuếch đại và truyền đi qua
các bộ lọc thông dải để loại bỏ nhiễu. Từ các tín hiệu điện thu được
người ta xác định được áp suất tâm thu và tâm trương tương ứng.
Trong sơ đồ khối máy đo huyết áp tự động, hãy chỉ ra những phần
cần thiết không bỏ được.

• Cấu tạo:
Bộ vi xử lý: Xử lý toàn bộ thông tin, điều khiển mọi hoạt động của hệ
thống
Nguồn: Cung cấp năng lượng cho hoạt động của toàn bộ hệ thống
Bơm: Bơm khí vào bao đo
Van bơm 1 chiều: Cho phép khí từ bơm đi vào bao đo mà không đi
theo chiều ngược lại
Bao đo: chứa khí được bơm vào
Bộ cảm biến áp suất: Cảm nhận sự thay đổi áp suất trong bao đo
Van xả chậm: Cho phép bao đo được xả từ 2-3mmHg/s
Van xả khẩn cấp: Được mở ra khi đo xong áp suất tâm trương, tạo

cảm giác thoải mái cho người đo
Hiển thị: Đưa ra kết quả ra màn hình
• Máy huyết áp tự động đều được cấu tạo từ những bộ phận thật sự
quan trọng và cần thiết, không thể thiếu nhưng theo nhóm em có 3 bộ
phận là quan trọng nhất, đó là:
Bơm khí vì khi đo huyết áp cần một lượng khí để tạo ra một áp suất
nhất định để đo được huyết áp
12 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


Túi hơi với mục đích Bao lấy phần cần đo, đến p nhất định sẽ xả dần
với v= 3mmHg
Cảm biến áp suất vì để xác định huyết áp tâm thu, tâm trương, nhịp
tim
Hãy thiết kế máy đo huyết áp gián tiếp cầm tay cho mục đích cấp
cứu, đo mỗi 5 phút 1 lần. Vẽ sơ đồ khối và mô tả vận hành của hệ
thống bao gồm nguồn, cảm biến, bộ nhớ và giải thuật

Bộ vi xử lý gửi tín hiệu đến nguồn để khởi động máy
Nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của hệ thống
Bơm khí có nhiệm vụ bơm khí vào bao đo
Bao đo bao lấy phần cần đo huyết áp, chứa khí được bơm vào
Cảm biến áp suất dựa vào sự thay đổi áp suất của bao đo để xác định
được khoảng nào là p tâm thu, tâm trương và xác định luôn cả nhịp
đập của tim
Bộ khuếch đại, lọc có nhiệm vụ lọc các tín hiệu bị nhiễu và khuếch
đại tín hiệu nhận được
Bộ chuyển đổi A/D sẽ chuyển đổi tín hiệu nhận được sang tín hiệu số
Tín hiệu chuyển đổi xong gửi đến bộ vi xử lý để từ đó đưa đến phần
hiển thị

Bộ vi xử lý là nơi được cài đặt chương trình như sau:
Khi có kết quả đo và lưu trong bộ nhớ thì sau thời gian 5 phút, bộ xử
lý gửi tín hiệu điện khởi động nguồn của máy hoạt động. Hoạt động
này sẽ được lặp lại cho đến khi người dùng yêu cầu dừng thì chương
trình sẽ kết thúc
Hãy xác định xem động năng có ảnh hưởng rõ rệt đến huyết áp ở
động mạch đi xuống (descending aorta) không? Giả sử vận tốc tối
đa của máu ở giữa động mạch 1.5m/s và khối lượng riêng của
máu 1060kg/m3
Như ta đã biết huyết áp là áp lực lên thành động mạch khi tim bơm
máu đi nuôi tế bào.
p=

Ta có:
Trong đó:

F
= F = pS
S

13 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


F là lực ép lên diện tích chịu lực (Áp lực) (N)
p là áp suất (Pa)
S là diện tích chịu lực (tiết diện của động mạch) (m2)
Vì máu là chất lỏng lý tưởng và không nén được
Ở đây ta chỉ xét động năng có ảnh hưởng tới huyết áp hay không, nên
ta xem nội ma sát và độ nhớt trong máu không ảnh hưởng quá lớn
đến phép đo, giả thiết phép đo khi bệnh nhân nằm ngửa, ta có thể bỏ

qua áp lực thủy tĩnh do thế năng gây ra
Phương trình Bernoulli cho khối cơ chất lỏng lý tưởng, chuyển động
ổn định:
h1 +

p1



+

v12
p
v2
= h2 + 2 + 2
2g
 2g

Trong đó:
h1, h2 : độ cao so với bề mặt được ta chọn làm chuẩn tại 2 điểm khác
nhau
p1, p2 : áp suất của chất lỏng tại 2 điểm khác nhau
g: gia tốc trọng trường ( 9.8 m/s2 )
v1, v2 : tốc độ dòng chảy khối lưu chất tại 2 điểm khác nhau
 : trọng lượng riêng của khối lưu chất
Vì khi đo huyết áp, ta để tay nằm ngang nên: h1 = h2
v12
p2 v22
h1 + +
= h2 +

+
 2g
 2g
p1

v12
p2 v22
 +
=
+
(h = h )
 2g  2g 1 2
p1

v12
v22
 p1 +
= p2 +
(x  )
2g
2g
 p1 +

v12 
v2 
= p2 + 2
2
2

Suy ra phương trình Bernoulli cho trường hợp này là:

p1 +

v12 
v2 
= p2 + 2
2
2

𝑣 là vận tốc chảy của máu trong động mạch
𝜌 là khối lượng riêng của máu
𝑝 là áp suất
𝜌𝑣 2
2

là động năng

Lại có:
p=

F
S

Suy ra:
F1 v12  F2 v22 
+
= +
S
2
S
2

14 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm


Giả sử ta xét ở cùng một vị trí là ở giữa động mạch có tiết diện (S) và
khối lượng riêng của máu là 1060(kg/m3).
Giả thiết tốc độ trung bình của dòng chảy của máu trong động mạch
chủ là: v = 1.5m/s.
Tuy nhiên sự chảy của máu là không liên tục mà thành từng xung,
nên tốc độ trung bình trong một chu kỳ co bóp tim vào khoảng:
𝑣 = 3*v = 4.5m/s
Vậy động năng trên một đơn vị thể tích của dòng máu là:
W=

𝜌𝑣 2
2

=

1060∗4.52
2

15 | Kỹ thuật thiết bị y học và thí nghiệm

= 10732.5 J/𝑚3



×