Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tìm hiểu truyện ngắn hai đứa trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.46 KB, 10 trang )

Tìm hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Hai đứa trẻ – Thạch Lam
Mở bài:
Thạch Lam là một cây bút nổi bậc của nền văn học Việt Nam thế kỉ 20. Là thành
viên của Tự lực văn đoàn nhưng văn chương Thạch Lam đi theo hướng riêng: viết
về những người lao động cơ cực, bế tắc với tấm lòng thương cảm sâu sắc. Truyện
ngắn Thạch Lam thường không có cốt truyện. Diễn biến thiên về tâm trạng, đem
chất thơ đó vào văn xuôi. Giọng điềm đạm nhưng chứa chan tình cảm. Nhân vật
của Thạch Lam là nhân vật của cảm xúc, tâm trạng nhiều hơn là tư duy. Văn phong
giản dị, giàu chất thơ, có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực với yếu tố lãng mạn.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện sâu sắc phong cách ấy của ông.

Thân bài:


Thạch lam có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, lành mạnh, đặc biệt là khẳng định
chức năng cao quý của văn chương đối với cuộc sống. Đối với ông: “văn chương
không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và
thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong
sạch và phong phú hơn”.

Cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến
trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn
ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam…Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ
ràng ta thấy yêu con người, quý trọng con người hơn. Và cũng từ đó ta thương
cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.


Cảnh phố huyện lúc chiều tàn
Cảnh ngày tàn:


– Âm thanh: Một buổi chiều êm ả như ru. Tiếng trống thu không: điểm nhịp cho
cuộc sống nặng nề trôi. Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng. Tiếng muỗi vo
ve trong cửa hàng của hai chị em Liên

– Màu sắc: Phương đông đỏ rực… những đám mây hồng… dãy tre làng đen sẫm..>đỏ-hồng-đen –thời gian dịch chuyển. Cái ánh nắng rực rỡ của một ngày sắp qua,
bóng tối bắt đầu bao phủ và chiếm lĩnh không gian.


-Không gian:yên ả, tĩnh lặng

-Mùi vị: Mùi âm ẩm bốc lên…mùi riêng của đất, của quê hương này. Mùi vị của
chợ tàn-mùi vị của cuộc sống đói khổ, lầm than, cơ cực.

=> Cảnh vật bình dị, gần gũi, êm đềm, thơ mông nhưng man mác một nỗi buồn
bâng khuâng của một buổi chiều quê, khơi gợi tình cảm con người bằng những câu
văn giàu hình ảnh và nhạc điệu.Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của
nhà văn.

Hình ảnh cuộc sống con người:
– Cảnh chợ tàn: người về hết và tiếng ồn ào cũng mất, chỉ còn lại trên đất rác rưởi,

vỏ thị, lá nhãn, lá mía….

– Kiếp người tàn:
+ Đảm trẻ con con nhà nghèo nhặt nhạnh những gì còn sót lại của buổi chợ.
+ Chị Tí : ngày mò cua bắt tép, tối đến mới dọn hàng nước nhưng kiếm được
chẳng bao nhiêu…


+ bà cụ Thi hơi điên nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ, sau khi uống
xau cút rượi cụ đi dần vào bóng tối.
+ Chị em Liên : với cửa hàng nho, ngày phiên mà bán chẳng ăn thua gì..


=> Cuộc sống nghèo nàn, vất vả, buồn tẻ, đơn điệu thể hiện cái nhìn đầy xót
thương của Thạch Lam.

Tâm trạng của Liên.
Trước cảnh phố huyện lúc chiều tàn, tâm trạng của Liên có nhiều biến động:
– Lòng buồn man mác…
– Cảm nhận mùi riêng của đất, mùi vị của quê hương.
– Động lòng thường trước những đứa trẻ con nhà nghèo.

=> Là cô gái có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, gắn bó thân thiết với quê hương.

Cảnh phố huyện lúc về đêm

– Khung cảnh thiên nhiên và con người phố huyện lúc đêm tối được miêu tả như
thế nào?Nhận xét cách miêu tả bong tối và ánh sang( tương quan, tác dụng…)

– Bức tranh thiên nhiên: ngập chìm trong đêm tối mênh mông

Bóng tối và ánh sáng xung đột dữ dội:

– Tối hết cả: đường phố, ngõ con…


– Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào bong tối.


Bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của
sinh vật, con người khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn
đèn con của chị Tí (7 lần), bếp lửa của bác Siêu chiểu sang một vùng đất cát, ngọn
đèn của Liên vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Ánh sáng lẻ loi,
hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé tan màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn.

Tương phản: động- tĩnh; ánh sáng- bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi… ->
Khung cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.

Nhịp sống của con người nơi phố huyện:
+ Gia đình chị Tí: chiều nào chị Tí cũng dọn hàng “ từ chập tối cho đến đêm “
+ Bác phở Siêu: Tối nào cũng nhóm lửa

+ Gia đình bác xẩm : góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu, ; thằng con bò ra đất,
nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát… tối nào cũng chờ khách
+ Bà cụ Thi: bà già hơi điên, đến mua rượu rồi đi lần vào bóng tối với tràng cười
khanh khách.

+ Chị em Liên: Trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ, đếm những phong thuốc lào, xếp
vào hòm, các bánh xà phòng, tối nào cũng tính tiền hàng, phải đợi đến khuya khi
tàu chạy xuống để bán hàng, may ra còn có người mua.

=>Nhịp sống người dân lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ với những động
tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ mong đợi một cái gì
tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ làm cho họ càng trở nên tội

nghiệp hơn – Niềm xót thương da diết của thạch Lam


Tâm trạng của Liên trước khung cảnh thiên nhiên và nhịp sống con người khi phố
huyện về đêm
+ Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội được đi chơi bờ hồ, uống những
cốc nước lạnh xanh đỏ với niềm tiếc nuối.
+ Ý nghĩ món phở bác Siêu là một thứ quà xa xỉ.
+ Buồn bã, yên lặng theo dõi những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ.

Liên là đứa trẻ nghèo, hiếu thảo, đảm đang, có tâm hồn và biết ước mơ nhưng cuộc
sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng, cướp đi niềm vui và quyền lợi của tuổi

thơ. Liên sống mòn mỏi đợi chờ.

Liên chính là người đau khổ nhất trong các nhân vật vì Liên đã biết thế nào là ánh
sáng chốn thị thành. Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người. Liên cảm nhận được
cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết mơ
ước, khát khao ánh sáng.

Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy
đủ và sâu sắc về cuộc sống đó:

Cuộc sống tù túng, quẩn quanh trong ao đời bằng phẳng.
Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu

Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người.

(Quẩn quanh- Huy Cận)


Chuyến tàu đêm và tâm trạng của hai đứa trẻ
Hình ảnh phố huyện khi tàu chưa đến, khi tàu đến, khi tàu khuất:

Khi tàu chưa đến: Trống cầm canh…vào bóng tối. Người vắng mãi; một lát…ở
tỉnh về. Sự ngự trị gần như tuyệt đối của bóng tối và sự tĩnh lặng:

Khi tàu đến: Thấy ngọn lửa xanh biếc…vang lại. Nó như con thoi ánh sáng xuyên

thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh
sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện. Nghe thấy tiếng dồn dập…ồn ào khe khẽ. Tiếng
còi đã rít, tàu rầm rộ đi tới, đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, những toa
hạng trên sang trọng, đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng. Âm thanh của còi
tàu, tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện.

=> Tập trung miêu tả âm thanh và ánh sáng. Sự xuất hiện của đoàn tàu tượng trưng
cho niềm vui, sự sang trọng và giàu có, đối lập với bức tranh phố huyện trong hiện
tại: quẩn quanh, mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm của người dân nơi phố huyện. Nó là
thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi, trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, nước
uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện.


Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu đối với cuộc sống phố huyện:

+ Khi tàu đi khuất: Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay
tung trên đường sắt. Tiếng vang động của xe hỏa nhỏ dần rồi mất dần trong bóng


tối. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh…đồng ruộng vẫn mênh mang, yên lặng.
Nhấn mạnh cuộc sống tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện nghèo

Tâm trạng của Liên và An:

+ Khi tàu chưa đến: An và Liên buồn ngủ ríu cả mắt …vẫn gượng để thức khuya

đợi tàu. Hai chị em chờ đợi trong khắc khoải

Chị em Liên cố thức để đợi đoàn tàu:
+ Tàu đến: Liên đánh thức em, An nhổm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn…hai chị
em nghe thấy…Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn tàu vụt qua…Liên chỉ thoáng
trông thấy.. Niềm vui, sự háo hức và say mê, là sự dồn tụ niềm mong mỏi trong
suốt một ngày dài

+ Khi tàu khuất: Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ…rặng tre. Liên lặng theo
mơ tưởng…Liên thấy mình sống trong bao sự xa xôi không biết… Nuối tiếc bâng
khuân và man mác buồn


– Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích tầm thường là có khách mua hàng
mà vì:

+ Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu
sang.
+ Niềm say mê
+ Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội


Ánh sáng đoàn tàu đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ thiết tha.
+ Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư tưởng -> nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn
sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống.


+ Tâm trạng của Liên : Hân hoan , hạnh phúc khi chuyến tàu đêm đến, bâng
khuâng ,tiếc nuối khi chuyến tàu đêm đi qua . Con tàu mang theo mơ ước về một
thế giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên những hồi ức lung linh về Hà
Nội.

=> Ý nghĩa :Lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ
và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Nhân vật Liên
– Hoàn cảnh:


+ Vì bố mất việc nên cả gia đình phải chuyển từ Hà Nội về phố huyện nghèo sống.
+Mẹ làm hàng xáo, chị em Liên được giao trông coi một gian hàng nhỏ
+ Liên là một cô gái đảm đang:giúp mẹ trông coi cửa hàng, lo cho em, có ý thức về
công việc và trách nhiệm của mình “chiếc xà tích…đảm đang”

– Tính cách:

+ Nhân hậu, giàu lòng thương người: Liên động lòng thương những đứa trẻ
nghèo,cảm thông sâu sắc với mẹ con chị Tí, cụ Thi ,bác Siêu, bác xẩm


+ Tần tảo,chu đáo, đảm đang: Thay mẹ trông coi của hàng ( yêu quý chiếc khoá và

chiếc xà tích, đóng cửa hàng), thay mẹ chăm sóc em rất chu đáo (chở che cho em,
vực em vào hàng…)
+Tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc: Lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn.
“Cái buồn của chiều quê thấm dần vào tâm hồn ngây thơ của chị”
“cảm nhận được mùi riêng của đất của quê hương”.
“Lặng ngắm vì sao đến nhìn ánh đèn của chị Tí, ánh lửa của bác Siêu để suy nghĩ,
cảm thông.
“Hoa bàng rụng xuống vai khe khẽ, tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn”

Liên ý thức được cuộc sống tăm tối của mình và những người xung quanh. Liên là
cô bé có tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, đầy tình yêu thươngnhững nét đẹp tình cảm của người phụ nữ việt Nam truyền thống.


– Tâm trạng:

+ “Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái gì khắc của
ngày tàn”.
+ “Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn có những cảm giác mơ hồ không hiểu” khao khát,
hy vọng mong manh, mơ hồ.
+ Chờ đợi đoàn tàu
+ “Liên lặng theo mơ tưởng”
+ “Liên thấy mình …. đất nhỏ”


Tác giả đã phát hiện tâm hồn Liên – một tâm hồn tưởng như phẳng lặng trong cuộc

sống đơn điệu hàng ngày ở phố huyện. Sự khát khao, niềm hy vọng cho dù nó mơ
hồ không rõ ràng.

Kết bài:.
Nội dung:
– Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng của
những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát
vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ
– Giàu giá trị nhân văn.

Nghệ thuật:
– Thể hiện rõ phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam.

+ Cốt truyện đơn giản chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật với những cảm xúc mơ
hồ, mong manh.
+ Bút pháp tương phản, đối lập.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
+ Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, đượm chất thơ sâu lắng.
+ Nghệ thuật tả cảnh, diễn biến tâm trạng với những biến thái tinh vi.



×