Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.64 KB, 2 trang )

Làm thế nào để giữ môi trường sống
của chúng ta ngày càng sạch đẹp?
Người đăng: Thảo Nguyễn - Ngày: 23/02/2018

Đề bài: Làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp - Bài văn mâu lớp 9.
Bài làm
Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng lên khiến cho vấn đề môi trường lại càng trở nên đáng
quan tâm hơn bao giờ hết. Khi mà những hoạt động của con người đang tác động một cách tiêu cực tới môi
trường thì hành động bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu của tất cả mọi người dân sống trên trái đất này.
Ai cũng có thể nhận thấy tầm quan trọng của môi trường đối với hoạt động sống của con người. Con người
có thể tồn tại được là nhờ vào môi trường tự nhiên. Từ không khí để thở, thức ăn để duy trì sự sống, đất
đai để ở, nguồn nước để uống. Tất cả mọi thứ từ những thứ nhỏ nhặt nhất như đất đai, nguồn nước tới những
nguyên vật liệu để duy trì cuộc sống tất cả đều là do môi trường tự nhiên ban cho con người chúng ta. Vì thế
mà con người không thể tách biệt ra khỏi môi trường tự nhiên được. Môi trường là điều kiện sinh tồn và phát
triển của xã hội loài người. Con người là một phần trong quần thể sinh vật của thế giới tự nhiên
Môi trường tự nhiên quan trọng với con người chúng ta như vậy, thế mà chính chúng ta những thực thế sống
trong môi trường tự nhiên lại đang phá hoại môi trường sống của chính mình. Con người càng phát triển, xã
hội càng hiện đại thì những ảnh hưởng tiêu cực tới tự nhiên lại ngày càng lớn hơn. Khi mà các nhà máy xí
nghiệp lớn mọc lên như nấm hằng năm thải ra hằng trăm triệu tấn khí cascbonic vào tầng khí quyển làm ô
nhiễm bầu không khí. Ở các thành phố lớn hoặc những nơi đông dân cư lượng nước thải sinh hoạt, nước rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất thải ra sông ra biển làm ô nhiễm nguồn nước. Rồi các hoạt động
chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc
thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm làm cho đất đai bị ô nhiễm.
Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường là rất lớn. Khí hậu trái đất đang nóng dần lên một cách bất thường
bởi hiệu ứng nhà kính. Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, dữ dội là nguyên nhân dẫn tới những thiên tai như
giông bão, sóng thần, lở núi, lũ quét, lũ bùn, hạn hán… dồn dập xảy ra trên khắp thế giới, gây nên những thiệt
hại ghê gớm về của cải và tính mạng, Chính vì thế mà mỗi quốc gia, mỗi người công dân của trái đất cần phải
có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Có rất nhiều giải pháp được đưa ra song vấn để quan trọng hàng đầu vẫn là giáo dục, tuyên truyền, nâng
cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Phải xem ý
thức bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mỗi con người. Nghiêm khắc phê phán, tố cáo các hành vi


phá hoại môi trường sống, kiên quyết xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực hòa hợp với môi trường.
Bên cạnh đó cần tích cực thực hiện các hoạt động cụ thể như: vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, dọn dẹp
nơi ở thường xuyên, không thải bừa bãi các chất có nguy cơ gây hại xuống môi trường nước, môi trường đất
và môi trường không khí. Hạn chế sử dụng túi nilon. Trong sinh hoạt, việc sử dụng túi nilon trở thành một
thói quen. Sử dụng túi nilon như vật dụng để đựng thực phẩm mà nhiều người không biết tới tính nguy hại.
Thay vì sử dụng túi nilon thì hãy sử dụng túi bằng vải, túi bằng giấy thay thế túi nilon để góp phần bảo vệ môi
trường. Tích cực trồng nhiều cây xanh. Cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và nó cũng là
nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để
được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn không chặt phá bừa bãi. Tạo thói quen tiết
kiệm điện. Bởi có rất nhiều người có thói quen lãng phí điện như để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả


khi không dùng đến các thiết bị điện ( TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…) Hành động này vô tình gây lãng phí
một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện.
Hay không tắt điện, tắt quạt, tắt máy tính khi đi ra khỏi phòng điều này không những gây lãng phí điện năng mà
còn gây lãng phí tiền bạc. Chính vì thế hãy tạo thói quen tiết kiệm điện cho chính bản thân và gia đình mình.
Đồng thời hãy bắt đầu ưu tiênsử dụng những sản phẩm tái chế. Sử dụng giấy tái chế là để cứu rừng cây.
Giấy tẩy trắng thường được dùng để in báo và loại giấy này khi sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước. Tốt nhất
nên sử dụng giấy tái chế hay loại giấy không qua tẩy trắng.Tái chế chất thải của bạn càng nhiều càng tốt khi có
thể. Khí mê-tan, loại “khí nhà kính” có ảnh hưởng nhiều nhất, được phát thải vào không khí khi rác trong bãi
rác bị phân hủy. Giảm lượng rác chở đến bãi rác sẽ giúp làm giảm lượng khí mê-tan phát thải từ bãi rác.

Bảo vệ môi trường sống không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Ngay cả những người học sinh cũng có thể
bảo vệ môi trường thông qua các hành động nhỏ nhưng thiết thực như không vứt rác bưà bãi, có ý thức
bảo vệ môi trường, trồng va chăm sóc cây xanh, tham dự những cuộc thi tìm hiểu về môi trường để có
những hiểu biết cơ bản và từ đó tự giác góp phần tạo ra môi trường sống xanh – sạch – đẹp.




×