Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó học giỏi em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.76 KB, 2 trang )

Đất nước ta có nhiều tấm gương học
sinh nghèo vượt khó học giỏi Em hãy
trình bày một số tấm gương đó và nêu
suy nghĩ của mình
Người đăng: Thảo Nguyễn - Ngày: 23/02/2018

Đề bài: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số
tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình - Bài văn mẫu lớp 9

Bài làm
Cuộc sống không phải luôn may mắn với tất cả mọi người. Khi mà trong xã hội vẫn luôn có những người
phải chịu hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn thể chất. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể ngăn cản
họ vươn lên trong cuộc sống bằng chính tinh thần và nghị lực sống mãnh liệt của mình. Điển hình như
thầy Nguyễn Ngọc Ký, chàng hiệp sỹ trẻ Nguyễn Công Hùng – đều là những tấm gương vượt lên và
chiến thắng số phận, khiến bao người phải cảm phục.
Nguyễn Ngọc Ký, một cái tên quá đỗi quen thuộc đối với những thế hệ học sinh Việt Nam. Thầy là
một biểu tượng cho sự quyết tâm và kiên trì vượt lên khó khăn để có được thành công. Năm lên 4
tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất
buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.
Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký đến trường, đưng ngoài cửa nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà,
cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần
Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được
lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn
Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi
Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2. Lên cấp
III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm
1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4
năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách. Tốt
nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó
khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực


vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể
trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân
trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người
dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.
Hay như chàng hiệp sỹ trẻ Nguyễn Công Hùng.Từ nhỏ anh đã mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt toàn
thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ thông
tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh chinh
phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội.
Bên cạnh đó còn rất nhiều những tấm gương các bạn học sinh vượt khó học giỏi trên khắp cả nước.
Như bạn Nguyễn Ánh học sinh lớp 12A2 học sinh lớp 12A2, Trường THPT Chu Văn An (Gia Nghĩa – Đăk
Nông) sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ba chạy xe thồ, mẹ là lao động tự do. Dù vậy,
nhưng tất cả 3 chị em Nguyệt đều được đến trường. Chính sự tần tảo, vất vả của ba mẹ đã khiến cho
Nguyệt và các em càng nỗ lực hơn trong học tập.Ngoài giờ học, vào mỗi buổi tối, Nguyệt thường tranh
thủ thời gian phụ mẹ cùng đi rửa chén bát, về lại tranh thủ học bài tới tận đêm khuya mới nghỉ. Thế


nhưng, học tập của Nguyệt cũng luôn đạt thành tích khá cao, trong các năm lớp 10, 11 đạt học sinh tiên
tiến, còn học kỳ 1 năm lớp 12 này đạt học sinh giỏi. Chính vì tình yêu đối với cha mẹ, thấy cha mẹ khó
khăn gồng gánh nuôi các con mà bạn nỗ lực vượt khó cố gắng đạt được thành tích cao trong học tập để
ba mẹ vui.
Các tấm gương sáng ngời của những người dù không được may mắn như bao người khác nhưng lại có
một nghị lực kiên cường khiến bao người ngưỡng mộ. Điều đó càng khiến những người may mắn
như chúng ta nhìn nhận lại chính mình. Khi mà chúng ta được sinh ra với một thân thể lành lạnh và
khỏe mạnh, chúng ta được sống trong một môi trường hòa binh với những điều kiện kinh tế đầy đủ.
Nhưng thực sự chúng ta đã biết trân trọng những điều may mắn đó hay chưa? Chúng ta đã nỗ lực hết
mình, phấn đấu hết mình để đạt được những thành tích tốt nhất hay chưa? Thật đáng xấu hổ nếu chúng
ta không biết rằng mình đã may mắn hơn người khác thế nào để từ đó mà cố găng vươn lên. Đừng bao
giờ an phận thủ thường, để mình tự mờ nhạt và chìm dần vào trong lãng quên giữa cuộc sống hiện đại
này. Như Xuân Diệu đã từng nói: “ Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt – Còn hơn buồn le lói suốt trăm
năm.” Hãy biết tận dụng những điều kiện của mình để vươn lên tới thành công gây dấu ấn giữa cuộc đời

này.
Qua những tấm gương vượt qua số phận, chúng ta chợt cảm thấy mình quá bé nhỏ, tầm thường. Chúng
ta học tập ở họ không chỉ ở lòng kiên trì, nhẫn nại, say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời.
Lặng lẽ như nụ chồi từ bóng tối vươn ra ánh sáng, họ đã vượt lên chính mình để có một ngày mai tươi
sáng hơn.



×