Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bao cao thuc hanh điện điện lạnh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 12 trang )

Chương1.Mở Đầu
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay kinh tế Việt Nam dang ngày càng phát triển với tốc độ cao.Kéo theo là sự phát
triển của các công trình hạ tần nhà ở các công ty, nhà máy, trạm điều hành… Để phục vụ
cho nhu cầu cung cấp điện chiếu sáng và cấp nguồn năng lượng đặt biệt và có rất nhiều ưu
điểm như chuyền hóa năng lượng khác, dễ truyền tải và phân phối…Do đó ngày nay điện
được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Cùng với xu hướng phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế đời sống xã hội ngày càng được nâng cao nhu cầu sử dụng
điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… tăng lên không ngừng.
Để đảm bảo những nhu cầu to lớn đó chúng ta phải có một hệ thống cung cấp điện an toàn
và đáng tin cậy.
Để đáp các nhu cầu trên thì phải có đội ngũ nhân viên, lớp Điện công Nghiệp phải cố gắng
rất nhiều. Ngoài giờ học lý thuyết tại trường thì chúng em còn được tiếp xúc thực tế bằng
cách đi thực tập tại các công ty, công trình để áp dụng vào các giờ học lý thuyết, cọ xác với
thực tế để học hỏi kinh nghiệm. Thực tập là một chuyến đi bổ ích không thể thiếu trong các
ngành nhất là ngành Điện.
1.2 Mục Đích.
Nhà trường phải tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập để tiếp cận với thực tế với các nhà
máy, xí nghiệp và các công trình.Ở các công ty cơ sở thi công lắp đặc điện. Qua đó chúng
em làm quen với tác phong nghề nghiệp trong các công trình.
Phải tìm hiểu và học hỏi và tham gia lắp thiết bị hệ thống điều khiển tại nơi thực tập. Trực
tiếp tham gia bảo dưỡng sửa chữa thiết bị… Sau khi thực tập xong phải viết báo cáo gửi về
trường.
1.3 YÊU CẦU
Phải nắm vững kiến thức đã học tại trường và kiến thức ngoài thực tế. Biết áp dụng kiến thức đã
học áp dụng vào công trìnhvà nếu nếu những vấn đề không rõ có thể hõi những người có kinh
nghiệm về chuyên môn. Nên chủ động gặp gỡ những người có kinh nghiệm chuyên môn hay
giáo viên trong trường , trong thời gian theo thực tập phải tuân thủ đúng nội qui nơi thực tập.
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN
Nơi em đi thực tập là công trình cung cấp điện cho các nhà ở tram điều hành thường là nhà cấp 4
(cấp nguồn cho ổ cắm ,đèn ,quạt) thi công lắp máy lạnh (tháo lắp, vệ sinh, sữa chữa) lắp đặt nước


sinh hoạt(lắp máy năng lượng mặt trời)
Quy mô: vừa bao gồm( điện, nước, máy lạnh,)
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Địa Điểm: em làm công trình trạm điều hành, nhà cấp 4 ngân hàng, bệnh viện…Trong tỉnh
Vĩnh Long.
3.2 Thời Gian em đi thực tập từ ngày 2-5 đến 11-7-2018


3.3 Các phần em làm được tại công trình:
*Phần Điện:
-Điện âm tường: cắt, đục, âm ống, âm đế và cuối cùng là lắp thiết bị.
-Điện nổi: đóng nẹp, bắt thiết bị và đi dây.
*Phần điện lạnh: có 2 loại.
+ Loại âm ống đồng và nước thoát từ máy lạnh.
+Loại đi nổi chỉ khoan lỗ cho vừa ống và đưa ra ngoài.
*Phần nước: cũng có 2 loại đi âm và đi nổi.
- Cũng như điện âm cắt, đục rồi đặt ống cố định rồi trám hồ lại.
-Đi nước nổi khỏi phải cắt đục chỉ đóng đinh móc lại cho cứng là được.
+ Phần máy nước nóng năng lượng mặt trời:âm ống cùng với nước lạnh và cuối cùng là lắp máy.
Chương 4: Kết Quả và Thảo Luận.
-

Phần điện:
*Điện Âm:

+ Đi trên la phong: lúc thi công rất cực trước hết phải biết xem bản vẽ và vị trí của công tắc,
ổ cắm và xem đường nào dễ đặc ống nhất rồi tiến hành cắt sau cho qua khỏi la phong thì
được rồi đục. Đặt đế(có 2 loại đế đế đơn và đế đôi) cuối cùng là đặt ống cho qua la phong rồi
đi ống trên la phong (khỏi cắt trên la phong) có 2 loại ống được dùng phổ biến để đi điện âm
là ống lò xo ( ống ruộc gà). Hay ống nhựa AC nếu đi ống nhựa ta dùng kéo cắt ống, hộp nối

dây, bọ, tắc kê vít, và khúc lò xo uốn ống. Khi uốn ống AC phải uốn cho khéo nếu không sẽ
bị rạng nức hay ống bị biến dạng dẫn đến sau này luồn dây sẽ bị khó. Trước khi trám hồ phải
bịt các đầu ống lại nếu không sẽ bị hồ rớt vào trong ống và luồn dây khó khăn hơn.

Hình 1.1 âm ống trên tường..


*Điện Nổi: dụng cụ hỗ trợ kiềm, băng keo điện, dây điện, đế nổi, nẹp(có nhiều loại nẹp bán
nguyệt nẹp vuông…), đinh, búa, tắc kê, vít, máy khoan bê tông, máy bắn đinh(nếu có) và tiến
hànhđi nẹp.
Nẹp phải đi sau cho vuông góc và thẳng lúc đóng nắp phải đóng vừa tránh bị tét nắp sau đó thì
khoan tường đóng tắc kê bắt đế và tiến hành đi điện.
Thông thường ta đi tuyến chính nếu đi trên la phong phải xỏ đây vào ống lò xo và cấp nguồn cho
công tắc ổ cắm. Đối với nguồn đèn ta nối dây nguội gần nhất và dây khiển đưa về công tắc các
mối nối phải nối so le và đảm bảo an toàn..
+Cuối cùng là lắp thiết bị ổ cắm, công tắc, hộp số quạt và bóng đèn,
..Cách lắp: Ồ cắm có nhiều loại có nối đất và không nối đất, thường dây nối dất có màu

Hình 1.2 lắp CB ổ cắm.
vàngsọc xanh dây L và N có 2 màu khác nhau để dễ phân biệt. Còn công tắc hộp số quạt thì
nên nối dây L. Lắp bóng đèn có nhiều loại đèn đèn huỳnh quang 120cm và 60cm, đèn chữ U,
đèn led 120cm và 60cm led tròn âm trần và đèn chùm. Lúc trước người ta sử dụng đèn huỳnh
quang là phổ biến. Nhưng hiện nay loại được sử dụng phổ biến là led âm trần và led 120cm,
60cm vì loại đèn này có ánh sáng gần giống với ánh sáng ban ngày vì vậy được sử dụng rộng
rãi.


Hiện nay người ta sử dụng led nhiều vì led tiết kiệm điện hơn huỳnh quang nhưng cho đỡ tốn
nhiều chi phí ngườ ta mua bóng led về nối lại hay gỡ chấn lưu ra là bóng đèn sáng bình
thường. Còn led âm trần phải khoét la phong sau cho vừa đèn tránh khoét rộng quá.


Hình 1.3 thay đèn huỳnh quang sang đèn led
Quạt không thể thiếu trong mỗi gia đình quạt có nhiều loại quạt trần quạt treo tường, quạt hút
và cũng tùy theo loại quạt mà có cách mở khác nhau: như quạt trần thì dùng hộp số, quạt treo
tường thì có dây để giật.

Hình 1.4 khoan lắp quạt treo tường.
Cuối cùng ta tiến hành đo kiểm và cấp nguồn thử và giao công trình.


-Phần nước:
Để có uy tính và việc làm lâu dày thì người thợ điện phải hiểu biết về nước để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng thì người thợ điện phải làm cả phần nước. Nói về nước xem bản vẽ cũng
rất khó nhưng ngoải thực tế thì cũng không khó lắm chỉ cần có kinh nghiệm và nắm vững
nguyên lý nước cấp và nước thải là làm được. Hiện nay ngoài thị trường có nhiều thiết bị với
nhiều mẫu mã khác nhau rất tiện lợi cho người sử dụng. Muốn làm nước cho tốt điều đầu tiên
ta phải biết nguồn cấp vào và nơi sử dụng rồi mới tính đi ống sao cho tiện lợi và tiết kiệm
ống và các phụ kiện. Nước thải phải sử lý không có mùi bay lên từ ống.
Theo như ngành nước em làm tại công trình thì nước cấp và nước thải phải sử dụng ống tốt
như ống nhựa Bình Minh vì loại ống này rất bền nếu lắp đặt tốt thì sử dụng lâu dài hơn các
loại ống nhựa thông thường.
Đây là số liệu ống mà em lắp đặt trong thời gian em đi thực tập.
Nước cấp từ đồng hồ vào nên sử dụng ống 27 hoặc 34. Và đưa ra sử dụng thì nên giảm xuống
ống 21 và kèm theo là phụ kiện co răng trong hoặc răng ngoài tùy theo thiết bị được sử dụng.
Nước thoát máy giặc bồn rửa tay, chậu rửa chén và ống tiểu nên sử dụng ống 34 hoặc 42 và
phiễu thoát nước sàn nhà vệ sinh sử dụng ống 60 là được.
Ống thoát phân và ống thoát nước mưa nên sử dụng ống 90 hoặc 114. Tùy theo người lắp đặt và
dính kèm là một số phụ kiện liên quan như co, co lơ, nối T, nối Y nối , nối giảm, van khóa, keo

Hình 2.1 chia tiêm đặt ống và lắp chậu rửa tay.

dán ống, kéo cắt ống hoặc máy cắt.vv…cách lắp chậu rửa chén đầu tiên ta lắp ống xả nước thải
(lắp con thỏ)rồi cấp nước vào và thử.


Tiến hành thi công ta lắp từng thiết bị như vòi nước, bồn cầu, chậu rửa chén,vv…
Cách lắp: Đầu tiên ta lắp bàn cầu cho ngay tiêm ống thoát phân. Tiếp theo ta lắp nắp bàn cầu và
cuối cùng là lắp bồn chứa nước dội bàn cầu và đợi khoảng 30p rồi dội nước thử.

Hình 2.2 lắp bàn cầu.
Lắp máy năng lượng mặt trời: ta cần những phụ kiện sau máy hàn ống, co, nối, nối T, nối giảm,
co lơ, van khóa, van 1 chiều, co răng, ống nước nóng(có nhiều loại nhưng ống em thường sử
dụng ở công trình là là ống 20 và ống 25)tiếp tục ta đặt ống theo như em thì nên đi ống âm vào
tường đẹp hơn đi ống nổi và tiếp tục ta hàn ống đầu tiên ta đưa 2 đầu ống vào máy hàn (tùy theo
ống như ống 20 thì ta đưa vào đầu máy hàn 20) và thấy ống chảy ra rồi nối lại.

Hình 2.3 hàn ống nước năng lượng mặt trời.


Tiếp tục ta lắp dàn chân và đưa lên máy nhà cố định chân lạy cho chắt chắn rồi đặt bồn nước lên
và tiến hành hàn ống trên bồn.
Tiếp tục ta gắn ống thủy tinh lên trên bồn nên lấy nước rửa chén pha với nước tha lên ống thủy
tinh và bồn nước nóng vì tha như vậy sẽ dễ dô ống hơn và tùy theo máy, máy nhỏ thì 15 ống thủy
tinh và máy lớn thì 20 ống thủy tinh. Sao khi gắn ống xong thì cấp nước lạnh lên bồn nước lạnh
và gắn phao cơ hay phao thông minh tùy theo người lắp, xong ta cấp nước xuống bồn nước nóng
và kết nối van 1 chiều vào công dụng của van này là cho nước xuống bồn nước nóng nếu không
gắn nước nóng sẽ dội ngược lên và làm ống hơi như hình trên. Lắp xong nếu trời đang nắng thì
mở nước qua từ từ cho đến khi đầy bồn nếu trời đang nắng mà mở nước cho chảy nhanh thì ống
thủy tinh sẽ bị vỡ.

Hình 2.4 lắp đặt bồn và hàn ống trên bồn. hình 2.5 sự cố bị vỡ ống.

Sau khi lắp xong nếu trời nắng thì khoảng 1 ngày thì nước sẽ nóng , theo như em biết lúc nước
nóng khoảng 70-80 độC.Bồn nước nóng năng lượng mặt trời đã hoàn thành nếu như chủ nhà kĩ
thì mua nước sơn về sơn lên ống nhựa thì sẽ bền hơn. Cuối cùng là lắp van nước nóng tùy theo
có loại van pha nướcvà không pha nước khoảng cách từ ống nước lạnh và ống nước nóng là
15cm


Hình 2.6 máy năng lượng đã hoàn thành và gắn vòi.
-Phần Máy Lạnh: Hiện nay đất nước ngày càng phát triển hiện đại và bị biến đổi khí hậu toàn
cầu với nhiệt độ ngày càng tang nên ai ai cũng muốn lắp máy lạnh cho phòng mình để mát mẻ.
Nhưng phải lựa chọn máy lạnh sao cho vừa túi tiềnvà tại cơ sở em thực tập cũng có kinh doanh
mua bán máy cũ còn sử dụng đượcvà lúc em thực tập em được hướng dẫn tháo lắp máy lạnh, vệ
sinh máy lạnh, máy giặt, sữa chữa máy lạnh. Máy lạnh em lắp có 2 dàn(dàn nóng và dàn lạnh)
dành lạnh được lắp trong phòng cho căn phòng được mát và còn dàn nóng được lắp ngoài trời để
trao đổi nhiệt.
Dụng cụ dùng để thao, lắp máy lạnh gồm: kìm, vít, máy khoan bê tông, bộ lã, dao cắt chuyên
dụng, cây uốn ống đồng, hàn gió đá, máy hút chân không, đồng hồ ga, ape kìm, mỏ lết.v.v…

Hình 3.1 tháo máy lạnh.
Dụng cụ lúc tháo: mỏ lết, lục giác, vít, kiềm băng keo. Trước khi tháo phải cho máy chạy rồi
dùng lục giác vặn ống nhốt ga lại rồi mới tháo.


Dụng cụ chuẩn bị lắp:ống đồng, gen cách nhiệt, si vải, dây điện, kiềm,vít, máy khoan, lục giác,
mỏ lết,bộ lã, dao cắt ống đồng, máy hút chân không, đồng hồ ga, ape kìm.v.v..và lắp dàn lạnh lên
trước rồi mới lắp dàn nóng xỏ ống đồng, dây điện vào gen cách nhiệt rồi quấn si vải lại và lã ống
đồng rồi kết nối ống đồng từ dàn lạnh qua dàn nóng rồi đấu dây cấp nguồn vào dàn lạnh và nối
dây từ dàn lạnh qua dàn nóng theo số thứ tự tùy theo loại máy có loại 2 dây và loại 3 dây. Cuối
cùng là hút chân không thử xì và thử áp nếu bị xì thì kiểm tra lại các đầu tán.


Hình 3.2 lắp máy lạnh và hút chân không thử xì.
Phần vệ sinh máy chuẩn bị máy rửa chuyên dụng tấm bạc cây vít xô đựng nước. Trước hết cho
máy chạy thử rồi tiến hành vệ sinh đầu tiên tháo nắp nhựa xuống lau cho hết bụi rồi lấy tấm bạc
che lại cho cẩn thận chú ý che cho kĩ ở phần bo điều khiển tránh bị ẩm và tiến hành vệ sinh và
dàn nóng thì vệ sinh ngay dàn tản nhiệt.


hình 3.3 vệ sinh máy lạnh.
Chương 5 Kiến Nghị Và Kết Luận.
Sau khi chuyến đi thực tập này em biết được nhiều thứ và rút kinh nghiệm cho bản thân em được
trực tiếp bắt tay vào làm và học hỏi nhiều kinh nghiệm. Nhờ chuyến đi thực tập này em học
được nhiều cái mới được áp dụng trên nhiều thiết bị mà em chưa được học tại trường.
Sau chuyến đi thực tập này em biết được nhiều thứ về nước (làm nước sinh hoạt lắp phụ kiện
nước sinh hoạt ) và em học hỏi thêm bên ngành lạnh(tháo lắp vệ sinh máy và kiểm tra sửa chữa
máy.
Tuy nhiên nếu không học những giờ lý thuyết và thực hành trên mô hình tuy không đủ đồ nghề
nhưng đã làm căn bản cho chuyến đi thực tập tuy nhiên bên cạnh cũng có nhiều khó khăn. Trong
trường những giờ thực hành làm trên mô hình còn ít quá và thiết bị không hiện đại cho lắm còn
ngoài thực tế thì có nhiều cái mới và hiện đại. Nếu không nắm được kiến thức trong trường thì ra
ngoài thực tế sẽ không làm được.
Nhờ chuyến đi thực tập này mà giờ đây em có thể làm điện, nước máy lạnh cho những ngôi nhà
cấp 4
Sau chuyến thực tập này em đề nghị nhà trường phải nâng giờ thực hành và giờ thực tập nhiều
hơn nữa để chúng em có tay nghề vững chắt hơn.
Sau một thời gian làm báo cáo dưới sự hướng dẫn của thầy chủ nhiệm đến nay về cơ bản em đã
hoàn thành bài báo cáo thực tập. Do thời gian có hạng nên bài báo em không tránh khỏi những
thiếu sót em mong các thầy bộ môn chỉ dạy cho em để bài báo cáo của em được hoàn thiện.Đồng
thời giúp em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm để em có tay nghề vững chắt để em đáp ứng được
các nhu cầu của các doanh nghiệp và người dân. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã dạy
bảo em trong thời gian em theo học tại trường !



Danh Mục Hình
Hình 1.1 âm ống trên tường ……………………………………………………………trang 2
Hình 1.2 Lắp CB ổ cắm ………………………………………………………………...trang 3
Hình 1.3 Thay đèn huỳnh quang sang đèn led…………………………………………trang 4
Hình 1.4 Khoan lắp quạt treo tường……………………………………………………trang 4
Hình 2.1 Chia tiêm đặt ống và lắp chậu ………………………………………………trang 5
Hình 2.2 Lắp bàn cầu …………………………………………………………………trang 6
Hình 2.3 hàn ống nước máy năng lượng mặt trời……………………………………..trang 6
Hình 2.4 Lắp đặt bồn và hàn ống trên bồn…………………………………………….trang 7
Hình 2.5 sự cố bị vỡ ống……………………………………………………………….trang 7
Hình 2.6 máy năng lượng đã hoàn thành …………………………………………….trang 8


Hình 3.1 Tháo máy lạnh ……………………………………………………………..trang 9
Hỉnh 3.2 Lắp máy lạnh và thử xì………………………………………………………trang 9
Hình 3.3 vệ sinh máy lạnh……………………………………………………………trang 10



×