Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

KỸ THUẬT NUÔI gà CHUYÊN THỊT (BROILER)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.55 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
LỚP NÔNG HỌC K16

CHUYÊN ĐỀ:

KỸ THUẬT NUÔI GÀ CHUYÊN THỊT
(BROILER)

GVHD: Đoàn Vĩnh Phúc
SVTH: Nhóm 10
Phạm Thị Tuyết Nhung
Đỗ Nguyễn Trúc Linh
Cao Thị Ngọc Hằng
Lê Minh Tuấn
Võ Lâm Triều

Vĩnh Long, 10/2018


Tên khóa học: Nông dân thời hội nhập
Tên chuyên đề: Kỹ thuật nuôi gà chuyên thịt (Broiler)
Ngày học:

Thời gian:

Mục tiêu:
Sau khi kết thúc bài học này, học viên có thể:
1. Về kiến thức:
- Gọi tên một số giống gà chuyên thịt.


- Phân biệt gà chuyên thịt và gà chuyên trứng.
- Nắm được đặc điểm sinh trưởng, kỹ thuật nuôi gà chuyên thịt từ đó quản lý dịch
bệnh tốt hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. Về kỹ năng:
- Xây dựng được chuồng trại, bố trí đèn, quạt,… tạo điều kiện tốt nhất cho vật nuôi.
- Chọn được con giống khỏe đưa vào nuôi dưỡng
- Biết cách chăm sóc tốt cho vật nuôi ( điều kiện nuôi, quản lý dịch bệnh, nguồn thức
ăn,…) tạo được năng suất cao.
3. Về thái độ:
- Có cái nhìn khác hơn từ việc chăn nuôi gà, tạo hiệu quả kinh tế cao.
- Hướng dẫn cho các hộ nuôi chưa có hiệu quả.
- Có ý thức bảo về môi trường ( quản lý chất thải, thức ăn thừa,…)
Các nội dung chính:
Nội dung 1: Kỹ thuật chăn nuôi gà chuyên thịt (Broiler).
Nội dung 2: Một số bệnh thường gặp, cách phòng tránh để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thời gian dự kiến: 1h 35 phút.


KẾ HOẠCH CHI TIẾT
Nội dung/ Hoạt động
Khởi động, ôn bài
Giới thiệu bài giảng

Nội dung 1

Phương pháp

Thời Gian

Tập Huấn Viên


Yêu cầu nguồn lực

Quan sát thực
tế hay sử dụng
các dụng cụ
trực quan hoặc
dùng hình ảnh
(máng ăn,
máng uống,
kính đeo mắt
cho gà,…)

3- 5 phút

Các dụng cụ trực
hoặc hình ảnh về các
dụng cụ đó

Thuyết trình,
thảo luận
nhóm, quan sát
thực tế một số
dụng cụ chăn
nuôi

25 phút

Máy chiếu, laptop,
micro, giấy khổ lớn,

bút,…(trường
hợp
không sử dụng được
các thiết bị trên)

10 phút

Nước giải khát

Giải lao
Khởi động giữa giờ

Động não bằng
thẻ, câu hỏi
liên quan đề
nội dung 2

10 phút

Các mảnh giấy có
màu khác nhau, bút

Nội dung 2

Thuyết trình

20 phút

Máy chiếu, laptop,
micro, giấy khổ lớn,

bút,…(trường
hợp
không sử dụng được
các thiết bị trên)

Tổng kết bài giảng

Trò chơi

10 phút

Các ô ghép chữ hoặc
các hình ảnh gợi nhớ
về các nội dung tập
huấn

Đánh giá của học viên Phiếu đánh giá

5 phút

Giấy, bút

Nhiệm vụ của học Nhắc lại việc
viên
cần làm

2 -3 phút


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
I. TỔNG QUAN:.................................................................................................................................................... 1
1. Tình hình chung về chăn nuôi gia cầm của cả nước.......................................................................................... 1
2. Tình hình dich bệnh trên gia cầm đã và đang diễn ra ở nước ta.......................................................................1
3. Quy mô chăn nuôi của trang trại hay cơ sở sản xuất gia cầm nước ta...............................................................2
4. Gà Broiler:........................................................................................................................................................ 2
II. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP:....................................................................................................... 3
1. Một số giống gà chuyên dụng thịt phổ biến như:............................................................................................ 3
2. Xây dựng chuồng trại:..................................................................................................................................... 3
3. Chuẩn bị chuồng và các điều kiện trước khi nuôi gà........................................................................................ 4
3.1 Vệ sinh chuồng trại........................................................................................................................................ 4
3.2 Tẩy uế sát trùng dụng cụ chăn nuôi............................................................................................................... 4
3.3 Vệ sinh thú y khu vực chuồng trại:................................................................................................................. 4
4. Chuẩn bị trước và sau khi nhận gà (0-4 tuần):................................................................................................. 5
4.1. Tiêu chuẩn mật độ nuôi, mật độ máng ăn, máng uống:................................................................................5
4.2. Sưởi ấm gà con:........................................................................................................................................... 5
4.3. Cho ăn uống:................................................................................................................................................ 6
4.4. Điều kiện môi trường trong chuồng nuôi gà con:..........................................................................................6
5. Nuôi gà giò sau 4 tuần tuổi............................................................................................................................... 6
5.1. Gà mổ hay cắn nhau:.................................................................................................................................... 7
5.2. Chế độ thức ăn cho gà giò (gà broiler).......................................................................................................... 7
5.3. Gà ăn theo đúng khẩu phần:........................................................................................................................ 7
5.4. Chế độ nước uống........................................................................................................................................ 8
5.5. Nuôi gà broiler tách riêng trống mái............................................................................................................. 8
5.6. Chế độ không khí......................................................................................................................................... 8
5.7. Độ ẩm không khí.......................................................................................................................................... 9
5.8. Nồng độ khí độc cho phép trong chuồng nuôi gà.......................................................................................... 9
III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP:...................................................................................................................... 11
1. Bệnh Newcastle (bệnh gà rù):........................................................................................................................ 11
2. Bệnh đậu gà (Powl Pox):................................................................................................................................. 11

3. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính - CRD (Chronic respiratory disease) hoặc Mycoplasmosis:.......................11
IV. HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH............................................................................................................................... 12
1. Các khoản chi:................................................................................................................................................ 12
2. Các khoảng thu:............................................................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................ 13


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam nhu cầu tiêu thụ thịt gà là rất lớn và đồng
thời người tiêu dùng lại yêu cầu thịt gà phải có chất lượng cao, ngon và đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm. Loại thịt thương phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chon
có thể kể đến là thịt gà công nghiệp. Giống gà công nghiệp được chọn tạo theo hướng
chuyên dụng thịt có năng suất cao tiêu tốn thức ăn thấp, giống gà này lớn nhanh, nhiều
thịt và rất ngon được nhiều người ưa chuộng. Gà chuyên thịt thường có đầu thô; mào
đơn hoặc kép; mình ta hình chữ nhật hay vuông, hơi tròn; xương to; chân to; bắp thịt
đều và lườn phát triển.
Chuyên đề này nhóm thực hiện tìm hiểu về kỹ thuật nuôi gà chuyên thịt mà cụ thể là
trên đối tượng gà Broiler.


I. TỔNG QUAN:
1. Tình hình chung về chăn nuôi gia cầm của cả nước.
Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi gia cầm của cả nước trong tháng 10/2017
tiếp tục phát triển, thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt gia cầm ở mức có lãi cho người
chăn nuôi. Các mô hình gia trại, trang trại đa dạng về đối tượng và chất lượng đàn
ngày càng tăng. Người chăn nuôi tập trung sản xuất để đáp ứng thị trường tiêu thụ cuối
năm và dịp tết sắp tới. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn gia cầm cả
nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất
chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng
12,6%. Một số tỉnh có sản lượng trứng gia cầm lớn tăng cao là: Thái Nguyên tăng

33,04%, Bắc Giang tăng 15,02%; Phú Thọ tăng 41,58%; Thanh Hóa tăng 14,86%; Hà
Tĩnh tăng 19,48%; Bình Định tăng 27,81%; Lâm Đồng tăng 18,23%; Long An tăng
26,97%; Tiền Giang tăng 20,47% và Sóc Trăng tăng 38,99%.
Tăng so với năm 2016, điển hinh ở tỉnh Đồng Tháp vào năm 2016, theo Cục thống kê
tỉnh, 6 tháng đầu năm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 24.726 tấn, bằng 105,11% so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thịt gia cầm 4.471 tấn. Tuy vậy, việc phát triển chăn
nuôi vẫn còn một số khó khăn về chất lượng con giống, nguồn vốn sản xuất, đầu ra thị
trường... khiến người chăn nuôi hạn chế đầu tư và mở rộng sản xuất, gia tăng sản
lượng dẫn đến việc khôi phục và gia tăng số lượng gia súc, gia cầm vẫn còn chậm.
2. Tình hình dich bệnh trên gia cầm đã và đang diễn ra ở nước ta.
Nhiều năm qua Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh cúm gia cầm A/H7N9 trên người
cũng như đàn gia cầm nhưng nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất
cao. Một số chủng virus cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2,
AH5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển,
buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là
đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản
phẩm gia cầm nhập lậu. Trước diễn biến các chủng virus cúm gia cầm độc lực cao
đang xuất hiện tại Trung Quốc, trong đó có cúm A/H7N9, Cục Thú y (Bộ NNPTNT)
đã đưa ra nhiều khuyến cáo, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống
Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát
chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm 28/03/2017 tình hình dịch bệnh trong cả nước như
sau: Hiện nay, cả nước có 04 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 04 hộ chăn nuôi
trên địa bàn 04 tỉnh và 01 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi của
01 tỉnh chưa qua 21 ngày:
- Thành phố Cần Thơ (cúm A/H5N1): Dịch xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi thuộc phường
Thới Hòa, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ (đã qua 09 ngày). Số gia cầm mắc bệnh,
chết và tiêu hủy là 794 con vịt.
1



- Tỉnh Hậu Giang (cúm A/H5N1): Dich xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi gà thuộc xã Vị
Bình, huyện Vị Thủy làm 891 con gà mắc bệnh, chết và tiêu hủy.
- Tỉnh Quảng Trị (cúm A/H5N6): Dịch xảy ra taiij 01 hộ chăn nuôi gà thuộc xã Triệu
Ái, huyện Triệu Phong (đã qua ngày). Số gia cầm chết và tiêu hủy là 200 con gà.
- Tỉnh Hà Tỉnh (cúm A/H5N1): Dịch xảy ra tại 01 hộ chan nuôi gia cầm thuộc
phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh làm 50 con vịt mắc bệnh. Toàn bộ đàn gia cầm đã
được tiêu hủy theo quy định.
- Tỉnh Vĩnh Long (cúm A/H5N1): Dịch xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi vịt thuộc xã Đông
Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là
400 con vịt.
3. Quy mô chăn nuôi của trang trại hay cơ sở sản xuất gia cầm nước ta.
Tùy theo số lượng gia cầm nuôi mà ta xây dựng một mô hình phù hợp với số lượng gia
cầm. Điển hình như mô hình trang trại chăn nuôi gia cầm của gia đình ông Nguyễn
Văn Thơm, hội viên nông dân xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, với
diện tích gần 2 ha trên vùng đất chuyển đổi. Quy mô chăn nuôi của gia đình ông có
trên 2.000 vịt đẻ trứng thương phẩm, 2.000 vịt hậu bị nuôi gối, trên 500 gà hậu bị
giống Chọi Lương Phượng, ngoài ra trang trại còn sản xuất cá giống, cá thịt. Chỉ tính
riêng đối với sản phẩm trứng vịt, hàng năm bình quân trang trại của ông sản xuất
khoảng 60 vạn trứng, doanh thu đạt khoảng 1,2 tỷ đồng.
4. Gà Broiler:
Gà thịt Broiler là giống gà tổ hợp lai giữa 2, 4 hoặc 6 dòng gà thịt cao sản. Gà Broiler
có ưu thế lai về mọi mặt: cường độ sinh trưởng và trao đổi chất nhanh, sức sống cao,
hiệu quả kinh tế lớn.
Hiện nay thường áp dụng công thức lai 4 máu (4 dòng gà lai với nhau) để tạo ra gà
Broiler nhanh và hiệu quả nhất. Gà Broiler được lai tạo từ bộ bốn dòng thuần chủng
của giống Hydro:
Dòng A: Màu lông thân trắng, ánh bạc, mào đơn màu đỏ tươi, tích tai màu đỏ, da,
mỏ, chân màu vàng nhạt, chân to, đùi, lườn phát triển, dáng đi nặng nề chậm chạp. Tốc
độ mọc lông nhanh. Khối lượng cơ thể lúc 7 tuần tuổi của gà trống là 1,8 - 1,9 kg, của

gà mái 1,5 - 1,65 kg. Lúc trưởng thành con mái 4,2 - 4,5 kg, con trống 5,0 - 5,5 kg.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,22 kg.


Dòng V1: Đặc điểm ngoại hình tương tự dòng A. Tốc độ mọc lông nhanh. Lúc
7tuần tuổi con trống nặng 1,8 -1,9 kg, con mái 1,35 - 1,5 kg. Lúc trưởng thànhcon mái
cân nặng 4,0 - 4,2 kg, con trống 4,5 - 5,0 kg. Tiêu tốn thức ăn cho1 kg tăng trọng:
2,27 kg.


Dòng V3: Màu lông trắng, thỉnh thoảng có con chân đen, đốm lông đen ở cánh
vàđầu (tỷ lệ ít). Mào đơn màu đỏ tươi. Tốc độ mọc lông lúc 1 ngày tuổi chậm. Lúc 7


2


tuần tuổi con mái đạt 1,3 - 1,4 kg, con trống đạt 1,6 - 1,7 kg. Lúc trưởngthành con mái
đạt 3,7 - 3,8 kg, con trống đạt 4,0 - 4,5 kg. Tiêu tốn thức ăncho 1 kg tăng trọng
2,35 kg.
Dòng V5: Màu lông toàn thân trắng, mào đơn màu đỏ. Da, mỏ, chân màu vàng. Đùi
lườn phát triển kém V3. Tốc độ mọc lông nhanh. Lúc 7 tuần tuổi, con máicân nặng 1,3
- 1,35 kg, con trống 1,5 - 1,6 kg. Lúc trưởng thành con mái đạt 3,6 - 3,8 kg, con trống
3,8 - 4,2 kg.


Trong bộ giống này, người ta dùng dòng A, V1, làm dòng trống, dòng V3, V5 được
dùng làm dòng mái để lai tạo gà nuôi thịt (broiler). Sơ đồ các công thức lai giữa các
dòng như sau:
Có thể dùng dòng V5 làm dòng trống và V3 làm dòng mái để lai tạo ra mái lai V53.

Sau đó dùng con trống lai AV1 lai với mái V53 để tạo gà thịt công nghiệp broiler.


Ngoài công thức lai 4 dòng, có thể dùng công thức lai giữa 3 dòng. Dùng dòng A
hoặc V1 làm dòng trống lai với mái lai V35 hoặc V53để tạo gà broiler.


Trong các năm 1989 - 1994 một số xí nghiệp và cơ sở chăn nuôi gia đình ở Việt
Nam đã dùng tổ hợp V35 và V53 làm mái nền cho việc lai tạo với các gàtrống bố mẹ
của các giống gà cao sản như AA (Arbor Acress), Avian, BE88, Isa Vedette.


II. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP:
1. Một số giống gà chuyên dụng thịt phổ biến như:
Hybro HV -85, Arbor – Acroes – AA, BE 88, Plymouth Rock, ISa - MPK 30.
- Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
- Chọn những con có đầu to, mào đơn hoặc kép, mình to, chân to, bắp thịt đều và lườn
phát triển
- Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt
bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.
2. Xây dựng chuồng trại:
Nguyên liệu: tre, nứa, gỗ, gạch, xi măng, mái ngói, …
Quy cách chuồng tùy theo diện tích đất của trang trại hoặc của hộ gia đình, đối với
trang trại lớn chuồng có chiều dài trên dưới 80m, chiều ngang 7-12m, chiều cao trên
dưới 5m (nền đến nóc). đối với hộ gia đình chiều dài chuồng trại từ 20-30m, rộng 45m.
Mỗi chuồng gà lớn có thể ngăn ra một số ô nhỏ hơn, với diện tích trên dưới 30-50m 2
để dễ chăm sóc quản lí, cửa mỗi ô chuồng có hố sát trùng.
Chuồng trại cần được xây dựng xa khu dân cư (nền cao 40-50cm so với mặt bằng),
quanh chuồng trại phải có hệ thống cống rãnh để thoát nước, giữa các chuồng cách
nhau tối thiểu 15m.

3


3. Chuẩn bị chuồng và các điều kiện trước khi nuôi gà
3.1 Vệ sinh chuồng trại
Chuồng nuôi đàn gà mới phải được cạo quét sạch phân (của đàn gà trước), mạng nhện,
bụi bẩn ở lưới, trần nhà, bạt che. Sau đó dùng vòi áp lực mạnh rữa sạch nền chuồng,
trần và các lưới quanh chuồng.
Để sau 1 ngày cho chuông khô ráo rồi bổ sung chất độn chuồng vào và trải đều trên
nền chuồng với độ dày 15-20cm (tùy theo thời gian nuôi gà)
Đóng kín bạt, phun thuốc sát trùng bằng formol 2% lên trần, tường lưới, bạt,… sau đó
tiếp tục phun formol 2% và đồng sunfat 0,5% lên chất độn chuồng để diệt vi khuẩn và
nấm mốc.
3.2 Tẩy uế sát trùng dụng cụ chăn nuôi
- Máng ăn, máng uống phải được rửa sạch. Ngâm trong bể chứa dung dịch sát trùng
formol 1% trong 15 phút sau đó lấy ra phơi khô và cất vào kho.
- Quây gà được quét sạch, rửa bằng nước sạch, để khô sau đó phun formol 2%, để khô
và cất vào kho.
- Chụp sưởi được quét sạch bụi bẩn, lau bằng giẻ ẩm có thấm formol 2%, để khô cho
vào kho.
- Phương tiện vận chuyển cũng phải được rửa sạch, tẩy uế bằng thuốc sát trùng.
- Trang bị bảo hộ cho công nhân: giày dép, quần áo, ủng, mũ, tất tay phải được giặt,
phơi khô xông thuốc sát trùng.
- Kho đựng dụng cụ cũng phải được rửa sạch và phun thuốc sát trùng
- Việc vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi áp dụng cho các loại gà: gà con 1 ngày
tuổi, gà dò,…
3.3 Vệ sinh thú y khu vực chuồng trại:
- Đối với khu vực quanh trại: phải có vành đai trắng và vành đai an toàn dịch. Vành
đai trắng (khu vực không nuôi gia cầm khác) có bán kính trên 500m đối với gà bố mẹ,
trên dưới 200m đối với gà thương phẩm. Ở vành đai an toàn dịch có bán kính 3-5km

kể từ vành đai trắng trở ra được phép nuôi gia cầm khác nhưng phải tiêm phòng hoặc
dùng vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm.
- Cổng trại phải có người thường trực, có hố đựng dung dịch sát trùng.
- Ngay ở cổng trại có nhà để quần áo, phòng tắm nước sát trùng, tắm nước sạch cho
người trước khi vào chuồng nuôi gà.
- Cửa kho chứa dụng cụ chăn nuôi, đặc biệt kho thức ăn chính phải có hố đựng thuốc
sát trùng (thuốc crezin 3%).
- Định kì diệt những loài gặm nhắm, côn trùng, chim thú hoang dã truyền bệnh: chuột,
4


chim, chồn, quạ, him sẻ, đặc biệt phải diệt trừ chuột tận gốc.
4. Chuẩn bị trước và sau khi nhận gà (0-4 tuần):
Chuồng gà: Trước khi nhận gà 1 ngày tuổi phải vệ sinh, tiêu độc chuồng gà, và
dụng cụ chăn nuôi tối thiểu 2 lần. Lần đầu dùng vòi nước áp lực cao xối rửa sạch sẽ
nền, tường, trần nhà. Sau khi chuồng khô, tưới xút nóng 3-5%, hoặc vôi tôi; nền
chuồng khô, rải chất độn chuồng (đã phơi khô) dày 15-20cm, phun Formol 2% vào
chất độn trộn đều, phun tiếp Formol lên tường, trần nhà, dụng cụ, máng ăn, máng
uống, đóng kín bạt quanh chuồng; cửa chuồng, có hố đựng thuốc sát trùng (vôi bột)
Sau 3 ngày tẩy uế mới nhận gà.


Đổ nước uống: có pha đường glucose, vitamin C vào các máng uống của gà con
trước khi nhận gà. Liều lượng 50g đường + 1g vitamin C/1 lít nước uống.


Đổ thức ăn: Sau khi gà được uống nước đầy đủ khoảng sau 4h, mới được đổ thức
ăn vào khay ăn, tốt nhất là rải lên tấm bìa, báo, carton, gà mổ có tiếng kêu kích thích
mọi con đều ăn, mặt khác rốn gà ngày đầu đỡ tiếp xúc với chất độn gây tổn thương
nhiễm trùng.



Cách cho ăn: Chia thành nhiều lần ăn, mỗi lần một lượng ít. Giữ thức ăn luôn khô,
sạch; ngày sàng thức ăn 4-5 lần, để lại phân và chất độn. Đổ thức ăn dày 1/3 độ dày
của khay, hoặc máng.


4.1. Tiêu chuẩn mật độ nuôi, mật độ máng ăn, máng uống:


Mật độ nuôi: 15 con/m2 nền

Máng ăn: 100 con/khay gà dưới 2 tuần tuổi, 50 con/máng cho thùng gà 2-4 tuần
tuổi.




Máng uống: 50 con/máng chụp 4 lít, hoặc 1,5cm máng dài/1 gà.

4.2. Sưởi ấm gà con:
Gà con dưới 4 tuần tuổi, đặc biệt lúc dưới 1 tuần tuổi cần nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ cơ
thể, nếu không gà không chịu được rét, kém ăn và không tăng cân, dễ nhiệm bệnh về
đường hô hấp, đường ruột. Có thể sưởi bằng nguồn điện, nếu không có điện thì sưởi
bằng lò đốt không khí, đèn dầu, củi … nhưng đảm bảo thoát tán khí ra ngoài.
Sưởi bằng điện (chụp sưởi): cứ 500 gà con/1 chụp sưởi 1000W (hay bằng 2 bóng
đèn 500W). Bật chụp sưởi 1 giờ trước khi thả gà vào quây (1 quây gà/500 con). Quây
gà làm bằng cót ép, hoặc khung tre đan xung quanh ghép bao tải, hoặc giấy báo để
chắn gió.



Quan sát nhiệt độ chuồng nuôi: Nếu gà co cụm lại sát quây xa chụp sưởi và kêu là
do không khí ngột ngạt hoặc gió lùa. Nếu gà co cụm lại giữa chụp và kêu là gà bị rét,
thiếu nhiệt sưởi; lúc này nên hạ thấp chụp sưởi xuống chút nữa. Nếu gà tản vòng
quanh chụp sưởi là do nhiệt trong quây quá nóng (trên 38 độ C); lúc này nên nâng cao
chụp sưởi hoặc tắt đèn ngắt quãng hoặc giảm cường độ điện đèn. Nếu gà tản đều trong
5



quây, ăn no, nằm ngủ, tức là nhiệt độ trong quây hoặc trong chuồng đủ ấm cho gà. Lúc
này nên nâng cao chụp sưởi hoặc điều chỉnh giảm cường độ của đèn sưởi.
Điều chỉnh độ rộng của quây: 2-3 ngày đầu quây để giữ độ ấm; sau đó nới rộng
dần đến khi gà 3 tuần tuổi thì bỏ quây vào mùa hè, hoặc vào mùa động thì 4 tuần bỏ
quây, nhưng vẫn giữ chụp sưởi cho đến khi gà hết 5 tuần tuổi (đề phòng khi mưa rét
đột ngột, phải bật chụp sưởi).


4.3. Cho ăn uống:
Cho gà ăn uống liên tục 23-24 giờ/ngày.
Sau 2 tuần: thay đổi dần số lượng 1/2 số khay ăn bằng máng ăn treo, đến 4 tuần
tuổi thay hoàn toàn khay ăn bằng máng ăn treo, hoặc máng ăn dài dạng thủ công hoặc
tự động … Thức ăn đảm bảo luôn luôn có trong máng ăn. Thức ăn phải thơm ngon,
đảm bảo chất lượng phù hợp.


Sau 4-5 tuần tuổi: mới thay máng uống chụp (galon) bằng máng dài, hoặc máng tự
động hình đĩa, núm … Nếu sử dụng máy thủ công thì phải thay và tráng rửa máng 4
lần/ngày. Nước uống phải đảm bảo trong sạch, ấm vào mùa đông. Vào mùa đông có
thể phải hâm nước cho ấm trước khi cho gà uống, tuy nhiên điều này không bắt buộc,

có được thì càng tốt cho gà.


4.4. Điều kiện môi trường trong chuồng nuôi gà con:


Độ ẩm: yêu cầu độ ẩm từ 60-70%

Không khí: Đảm bảo không khí trong chuồng luôn được lưu thông, trong sạch
bằng quạt hút, quạt đẩy không khí, để đảm bảo 0,2m3 không khí/gà. Tốc độ gió
0,5m/giây (tuỳ theo mùa). Lượng khí độc CO2 không quá 0,07-0,1%. Lượng amoniac
NH3 không quá 0,01-0,017mg/lít không khí. Lượng H2S không quá 0,01mg/lít.




Chế độ chiếu sáng:

o

Tuần 1: 24h/ngày đêm, tuần 2: 23h/ngày đêm, tuần 3 trở đi 21-23h/ngày đêm.



Công suất chiếu sáng:

o

1-3 tuần tuổi: 3,5-4W/m2 nền chuồng


o

4-5 tuần tuổi: 2W/m2 nền chuồng

o

Sau 5 tuần tuổi: 0,2-0,5W/m2 nền chuồng.

o

Có thể chiếu sáng ngắt quãng không quá 30 phút/lần để kích thích gà ăn thức ăn.

Đối với gà broiler giai đoạn gà con (0-4 tuần tuổi) cần cường độ chiếu sáng cao để
kích thích gà phát triển sau đó giảm dần.
o

5. Nuôi gà giò sau 4 tuần tuổi
Gà giò ăn nhiều, uống nhiều, lớn nhanh vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thức
ăn, nước uống và môi trường không kém phần quan trọng như nuôi gà giai đoạn gà
6


con.
Môi trường nuôi: Gà ở thời kỳ này tăng trọng rất nhanh (rất béo) nên không chịu
được nóng. Mùa hè nóng bức, cần làm giảm nhiệt độ chuồng bằng quạt và phun nước
trên mái. Chất độn chuồng phải khô sạch. Vào mùa đông không để nhiệt độ trong
chuồng dưới 25 độ C vì gà mất năng lượng, tăng trọng chậm. Tuy nhiện, môi trường
trong chuồng vẫn phải thông thoáng khi che bạt kín quanh chuồng.



Mật độ nuôi gà giò: Mùa đông nuôi với mật độ từ 10-12 con/m2 nền, còn vào mùa
hè mật độ nuôi từ 8-10 con/m2. Mật độ máng ăn cần rộng khoảng 5-7cm miệng
máng/1 gà. Nếu chật gà chen nhau ăn và con khoẻ sẽ ăn được nhiều, con yếu ăn ít làm
cho đàn gà không đồng đều, phải loại thải nhiều. Lưu ý không để gà đói quá 2 giờ.


Mật độ máng uống cần rộng khoảng 2-3cm, miệng máng uống dài hoặc tròn/1 gà. Mùa
hè cần bổ sung máng uống, vì gà sẽ uống nhiều hơn so với các mùa khác. Lưu ý để gà
uống liên tục, không để gà thiếu nước bất kỳ lúc nào.
5.1. Gà mổ hay cắn nhau:
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng gà mổ cắn nhau là thức ăn thiếu chất dinh
dưỡng, mật độ nuôi cao, môi trường ngột ngạt do thiếu không khí và tích tụ lượng khí
độc cao. Vì vậy phải khắc phục những thiếu sót này. Gà bị mổ cắn tốt nhất nên nuôi
cách ly.
Gà broiler ăn uống nhiều, cường độ hô hấp cao, nếu nuôi mật độ cao, thiếu không khí,
thì gà bị bệnh “báng nước” ở khoang bụng. Cần lưu ý: khi gà trên 5 tuần tuổi phải
giảm bớt mật độ nuôi, môi trường nuôi thông thoáng, chất độn chuồng khô.
5.2. Chế độ thức ăn cho gà giò (gà broiler)
Khẩu phần thức ăn cho gà tương ứng với giai đoạn nuôi:
Khẩu phần thức ăn khởi động: Lúc gà 0-3 tuần tuổi bảo đảm chất lượng thức ăn tốt
nhất so với các giai đoạn kết tiếp, nhất là protein và axit amin.


Khẩu phần thức ăn tăng trưởng: Lúc gà 4-5 tuần tuổi cần chứa năng lượng cao hơn,
nhưng protein và axit amin thấp hơn so với khẩu phần thức ăn khởi động.


Khẩu phần thức ăn kết thúc (vỗ béo) và giết thịt: Lúc gà 5 tuần tuổi chứa năng
lượng xấp xỉ, nhưng protein và axit amin thấp hơn so với khẩu phần thức ăn tăng
trưởng. Còn các vật chất khác bảo đảm xấp xỉ nhau qua 3 giai đoạn nuôi.



Gà broiler nguyên tắc phải cho ăn tự do 23-24 giờ/ngày, không để đói quá 2 giờ. Có
thể cho ăn theo bữa, với khoảng cách 25-30 phút/lần, sau đó tắt điện, khi cho ăn mới
bật điện.
5.3. Gà ăn theo đúng khẩu phần:
Nếu cho gà ăn không đúng khẩu phần thức ăn sẽ gây nên hiện tượng thừa hoặc thiếu
các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức sống, duy trì và phát triển của gà broiler ở mỗi
7


giai đoạn tuổi.
Vào mùa nóng gà thịt ăn ít hơn 10% so với mùa thu và mùa đông, vì vậy phải tăng 2%
protein, giữ nguyên mức năng lượng. Nếu bổ sung mỡ, dầu ăn để cân đối năng lượng
vào mùa hè thì tốt, do mỡ, dầu ăn dễ tiêu hoá và khi tiêu hoá hầu như không sản sinh
ra nhiệt.
Cung cấp đầy đủ số lượng thức ăn tuỳ theo tuổi gà: Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà
phụ thuộc vào mức năng lượng trong khẩu phần, và nhiệt độ môi trường, stress, bệnh
tật và màu sắc, mùi vị thức ăn. Khi mức năng lượng cao hơn tiêu chuẩn thì mức tiêu
thụ thức ăn giảm và ngược lại, gà sợ tiếng động: bị bệnh, nhiệt độ môi trường cao cũng
là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gà ăn ít.
5.4. Chế độ nước uống
Nước cho gà uống phải đảm bảo trong, sạch. Hàng ngày gà phải được uống thoải mái.
Gà tiêu thụ gấp 3 lần lượng thức ăn tính bằng khối lượng (g/kg).
Kiểm tra nguồn nước cung cấp thường xuyên qua các chỉ tiêu vi sinh vật, khoáng (chủ
yếu là sắt). Nếu vượt tiêu chuẩn quy định phải xử lý vệ sinh nguồn nước uống.
Máng uống cho gà giò luôn đặt ngang lưng gà để gà dễ uống.
5.5. Nuôi gà broiler tách riêng trống mái
Hình thức chăn nuôi gà broiler tách riêng trống mái ở các nước tiên tiến thường là khi
gà 1 ngày tuổi nhờ phương pháp soi lỗ huyệt hoặc phân biệt màu lông. Còn ở nước ta

thường là chăn nuôi theo mô hình nhỏ nên có thể áp dụng phương thức này sau khi gà
kết thúc 3-4 tuần tuổi, lúc đó có thể phân biệt được trống, mái qua mào gà (gà trống
mào dựng, màu đỏ, kẽ mào thưa, còn gà mái thì ngược lại). Loại hình chăn nuôi tách
riêng gà trống mái có những đặc điểm sau:
Gà trống xuất bán trước 1 tuần, do khối lượng gà trống lúc 6 tuần tuổi cao hơn gà
mái 30%. Như vậy có thể giải phóng chuồng sớm để nuôi lứa khác, giảm nhân công,
năng lượng, thuốc phòng chống bệnh cho 1/2 số lượng gà nuôi trong 1 tuần.


Dễ dàng cho thức ăn theo chế độ trống mái để khai thác tối đa mức tăng trọng của
con trống. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, 2 tuần đầu gà trống, gà mái ăn khẩu phần
thức ăn như nhau, nhưng sang tuần thứ 3 trở đi gà trống ăn nhiều hơn gà mái, mức
protein thô trong thức ăn cao hơn 2% so với gà mái, còn mức năng lượng như nhau.




Độ đồng đều của gà cao, tăng năng suất thịt.

5.6. Chế độ không khí
Gà thịt broiler tăng trọng nhanh, ăn nhiều, trao đổi chất cao, cần nhiều không khí (oxy)
kèm theo thở thải nhiều thán khí – CO2 ngoài ra còn khí NH 3, H2S, CH4, bốc ra từ
phân và chất độn chuồng. Vì vậy, phải có hệ thống quạt thông khí quạt trần, quạt
ngang, … trong chuồng.
8


Bảng 1: Yêu cầu không khí cho kg KLS của gà broiler.
Lượng khí lưu thông m3/giờ/1kg KLS


Tuần tuổi

Mùa đông

Mùa xuân, thu

Mùa hè

1-2

1,1

2,4

14

3-5

1,1

1,7

9,1

6-8

1,4

4,6


6,6

>8

1,3

4,3

6,3

5.7. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tương đối đảm bảo 60-79% trong 2 tuần đầu, sau đó giảm còn 5570%, bình quân là 65%
5.8. Nồng độ khí độc cho phép trong chuồng nuôi gà
- Trong một ngày đêm gà thải trung bình 38 lít khí CO 2 /1 kg KLS của gà, sau 10 ngày
tuổi là 58 lít. Quy định:
- Lượng khí CO2 tối đa không quá 0,1%.
- Lượng NH3 trong không khí quá 0.01%
- Lượng H2S không quá 0.01%

9


Bảng 2. Lịch dùng thuốc phòng cho gà thịt (broiler)

(Theo quy trình phòng bệnh của ngành gia cầm)
Ngày
tuổi

Vacxin và thuốc phòng


Cách dùng

1-4

Thuốc tăng sức đề kháng: vitamin B.complex

Pha nước uống

Thuốc phòng bệnh đường hô hấp: tylosyn, Pha nước uống theo chỉ
định
Farmacin ...
3-4

Thuốc phòng bệnh đường ruột Furazolidon, Trộn vào thức ăn theo chỉ
Tetracylin
định

5

Thuốc phòng bệnh đường ruột Furazolidon, Nhỏ măt mũi theo hướng
Tetracylin
dẫn

7

Vacxin đậu gà

Chủng màng cánh

Vacxin lasota


Nhỏ mắt mũi

15

Vacxin gumboro lần 2

Nhỏ măt mũi hoặc uống

20-21

Thuốc phòng
erythromycin

26-28

Thuốc phòng bệnh đường ruột coccistat 2000, Trộn vào thức ăn hoặc pha
coccistop 2000, Furazolidon
nước uống 0.5-1g/1 lít nước
trộn vào thức ăn 200g/1 tấn
Thuốc bổ vitamin B.complex
thức ăn

42

Vacxin lasota lần 2

Pha nước uống

52-54


Thuốc phòng bệnh đường ruột

Pha nước uống 0.5-1g/1 lít
nước trộn vào thức ăn
200g/1 tấn thức ăn

bệnh



hấp:

synavia, Pha nước uống theo chỉ
định

coccistop 2000
Furazolidon
54

Vacxin Newcastle hệ 1 hoặc Lasota lần 3

Tiêm cơ-pha nước uống

10


III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP:
1. Bệnh Newcastle (bệnh gà rù):
Bệnh do virus Paramyxo gây ra, loại virus này trong cơ thể gà sinh ra độc lực cao, gây

chết hàng loại, là bệnh truyên nhiễm cho các giống gà
- Triệu chứng điển hình: gà ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, diều chướng không tiêu, khó
thở, đi phân trắng, loãng, lẫn xanh. Mào, tích tai bầm tím. Nhiệt độ cơ thể cao. Vài
ngày sau gà chết tỉ lệ rất cao (50-90%), có khi đến 100%.
- Phòng bệnh: dùng vacxin nhược độc Lasota, Newcatle hệ I theo lịch phòng bệnh ở
bảng 2.
- Trị bệnh: Không có thuốc chữa. Phòng bệnh là chính: vệ sinh chuồng trại sạch sẽ,
vành đai xung quanh an toàn dịch, triệt để thực hiện lịch tiêm phòng, có thể loại trừ
bệnh này.
2. Bệnh đậu gà (Powl Pox):
- Nguyên nhân: do virus nhóm pox gây ra.
- Triệu chứng: mụn đậu mọc ở mào, khóe mắt, mép miệng, chân, hậu môn, mặt trong
cánh. Mụn đậu có màu nâu xám, vài ngày sau đóng vảy bong ra. Tỷ lệ chết 10-50%.
- Phòng bệnh: vệ sinh chuồng trại, chất độn chuồng sạch sẽ, sát trùng. Diệt côn trùng
hút máu (rệp, muỗi, mạt, mò). Phòng bệnh bằng vacxin đông khô hoặc nước theo lịch.
- Trị bệnh: không có thuốc chữa trị đặc hiệu, mà chỉ phòng bệnh cho tốt. Tuy nhiên
cũng có cách chữa hạn chế lây lan: dùng xanh metylen (màu xanh) 2%, glyxerin Iot
10%, axit boric 1-3% hoặc giã hạt cau bôi vào các mụn đậu đã cạy vảy. Ổ sung
vitamin A, vitamin C vào thức ăn.
3. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính - CRD (Chronic respiratory disease) hoặc
Mycoplasmosis:
- Nguyên nhân: do vi khuẩn truyền nhiễm Mycoplasma Gallisepticum và một số loài
khác. Bệnh CRD còn gọi là bệnh “hen gà” chúng lây lan qua đường hô hấp, khi không
khí bụi bẩn nhiễm vi khuẩn này.
- Triệu chứng: ngày đầu mắc bệnh, gà vảy mỏ liieen tục, chảy nước mắt, nước mũi,
giảm ăn, thở khó. Tiếp theo xoang mũi chứa đầy dịch nhầy, mặt gà sưng. Mào tím bầm
kiệt sức rồi chết. Gà con chết tỷ lệ thấp 4-5% nếu được cứu chữa kịp thời. Gà đẻ giảm,
ấp nở kém.
- Phòng bệnh:
+ Ăn uống đảm bảo số lượng chất lượng và vệ sinh tốt cho uống bổ sung vitamin

nhóm B định kỳ 2 lần/tuần.
+ Chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng khí, khô ráo, thoáng mát mùa hè, ấm áp thoáng khí
11


mùa đông, tránh gió lùa đặc biệt đối với gà dưới 5 tuần tuổi.
+ Kiểm tra hàng ngày để phát hiện gà bị bệnh, có biện pháp xử lý.
+ Khử trùng vỏ trứng tại nhà kho, trạm ấp.
+ Không nhập gà, trứng giống từ đàn bố mẹ bị mắc bệnh CRD.
+ Kiểm tra kháng thể ở huyết thanh của đàn gà bố mẹ vào 42, 140, 308 ngày tuổi đối
với gà giống thịt, đối với gà giống trứng vào lúc 63, 133, và 266 ngày tuổi.
- Trị bệnh:
+ Loài gà bị bệnh khỏi đàn để chăm sóc và chữa trị.
+ Dùng một số thuốc để điều trị: Tiamulin 1g/4 lít nước cho uống x 3-5 ngày, Suanovil
0,5g/lít nước uống x 3-5 ngày, Tylosin 0,5g/lít nước uống x 3-5 ngày.
IV. HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH
Đối với gà nuôi nhốt nuôi nhiều có tính chất hàng hóa thì giá thành sản phẩm có nhiều
mục phải hạch toán. Xin giới thiệu để tham khảo các mục hạch toán.
1. Các khoản chi:
- Tiền mua giống
- Tiền thức ăn, nước uống.
- Tiền thuốc thú y.
- Vật rẻ tiền mau hỏng (máng, chổi, ...)
- Nguyên vật liệu (chất độn, vôi, sát trùng, ...)
- Văn phòng phẩm (giấy, bút, ...)
- Lương cán bộ công nhân viên
- Bảo hiểm xã hội
- Bồi dưỡng, thưởng các dịp lễ tết
- Khấu hao tài sản
- Sửa chữa nhỏ hằng năm.

-Chi phí vận chuyển
- Sửa chữa lớn
- Bảo hộ lao động (quần áo, ủng, khẩu trang, bao tay, ...)
- Lãi suất ngân hàng (nếu có vay vốn Nhà nước)
- Quản lý phí (lương lãnh đạo, bảo vệ, tạp vụ, thủ kho,..)
2. Các khoảng thu:
- Gà bán
12


- Phân gà

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cẩm nang chăn nuôi gia súc - gia cầm tập II Nhà suất bản Nông nghiệp năm 2002

Internet.

13



×