Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Sơ lược tình hình chăn nuôi Bò sữa trên thế giới cũng như ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.43 KB, 25 trang )

Sơ lược tình hình chăn nuôi Bò sữa trên thế giới cũng như ở Việt Nam
1.1.Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có 1.500 triệu con Bò sữa nhưng được phân bố không
đều giữa các châu lục. Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa lý tự
nhiên của mỗi nước và tập trung chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu úc. Các
nước có nền kinh tế kém phát triển ở Châu Phi và Châu á chủ yếu chăn nuôi bò
hướng thịt và cày kéo.
Trong những năm gần đây, một số nước đã chú trọng và có nhiều dự án để
phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, đặc biệt một số nước ở Châu á như Trung Quốc,
Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, có một số nước đã thành
công với tốc độ này như Trung Quốc, năm 2002 có 5.66 triệu con bò sữa, tổng sản
lượng sữa sản xuất trong nước đạt 11,23 triệu tấn đáp ứng được 70-80% nhu cầu
tiêu dùng trong nước. Đài Loan đã tự sản xuất và đáp ứng được trên 70% nhu cầu
về sữa. Thái Lan đã sản xuất được 40% nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước...
Khác với các nước ở Châu Âu là khu vực có ngành chan nuôi bò sữa và sản
xuất sữa lâu đời, các nước Châu á có 2 loại hình sản xuất sữa:
+Loại hình 1: sản xuất sựa chủ yếu dựa trên sông (River Baffalo) và bò U
(Bos Indicus) với yêu cầu đầu tư và kỹ thuật không cao, sữa tiêu thụ rộng rãi ở
nông thôn và thành thị. Nhóm này chủ yếu gồm các nước ở Nam á: ấn Độ,
Pakixtan,Bănglađet, Nepan, Xrilanca, là các nước có nghề sản xuất sữa truyền
thống.
+Loại hình 2 : gồm các nước có nghề sản xuất sữa chưa phải là truyền thống,
chỉ nuôi bò hạn chế ở 1 số vùng với giống bò có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc
Mỹ, đòi hỏi đầu tư và trình độ kỹ thuật cao, lao động lành nghề. Nhóm nay gồm
các nước Thái Lan, Malaixia, Philipin, Inđonexia,Việt Nam ( Nguyễn Văn Thiện,
2000)[ ].
Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành chăn nuôi trâu bò sữa
nói chung và bò sữa nói riêng là là khối lượng sữa tính trên đầu người. Đứng hàng
đầu là Tây Tây Lan (1902kg sữa/đầu người). Lượng sữa đạt trên 500kg/đầu người
là Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, úc, Thuỵ Sĩ, Ba Lan. Từ 300-500kg sữa/đầu người là
Nga, Đức, Canada, Nhật, Thuỵ Điển. Các nước khác như: Trung Quốc, ấn Độ,


Mehico, Thổ nhĩ kỳ... chỉ đạt 4-71kg sữa/đầu người (Giáo trình chăn nuôi Bò sữa).
1.2. Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
Với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về phát triển ngành
chăn nuôi: " Chăn nuôi phải nhanh chóng trở thành ngành sản xuất chính nhằm
cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng về thịt, trứng và tiến tới cung cấp sữa".Với
mục tiêu đó, năm 1958 nước ta đã nhập bò lang trắng đen Bắc Kinh về nuôi thử tại
Ba Vì (Hà Tây), SaPa(Lào Cai), Đồng Giao(Ninh Bình). Đến năm 1968 đã nhập
tiếp bò lang trăng đen Bắc Kinh thích nghi nuôi ở Ba Vì. Nhưng các đàn bò sữa
này phát triển kém, tỷ lệ loại thải cao, năng suất sữa thấp. Sau đó, đàn bò được
chuyển lên Mộc Châu(Sơn la), nơi có điều kiện khí hậu, thời tiết thích hợp hơn và
đã thu được kết quả tốt hơn.
Từ năm 1970-1978 nước ta đã nhập thêm 883 con bò sữa HF từ CuBa về
nuôi thích nghi ở Mộc Châu. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia CuBa và áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà đàn bò sữa gốc CuBa nuôi ở Mộc Châu đã đạt tới
3900-4200kg/chu kỳ. Năm 1977, chuyển 255 con từ Mộc Châu vào Lâm Đồng và
một số nơi khác để nhân rộng nhưng do chưa được chú trọng nhiều nên ngành chăn
nuôibò sữa ở nước ta phát triển còn chậm.
Từ năm 1986, do chuyển đổi cơ cấu quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế
thị trường, các nông trường chăn nuôi bò sữa đã gặp rất nhiều khó khăn do đòi hỏi
phải chuyển đổi hình thức, cơ cấu, mục tiêu sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chăn
nuôi bò sữa đã mất dần vị trí và giảm số lượng đáng kể. Nhưng từ năm 2001,
ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã được khôi phục và phát triển với chính sách
đầu tư và khuyến khích của Đảng. Các địa phương đã chú trọng đầu tư, tăng cường
nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật và phát triển đàn bò sữa bằng cách vừa lai tạo vừa
nhân dàn bò thuần, đồng thời nhập nội đàn bò thuần và tinh bò cao sản. Kết quả là
đến cuối năm 2003, tổng đàn bò sữa cả nước có khoảng 80.000 con. Dự tính đến
năm 2010 tổng đàn bò sữa nước ta khoảng 300.000 con.
II. Những đặc điểm chính về cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục bò cái
Cơ quan sinh dục bò cái gồm những bộ phận chủ yếu sau: Buồng trứng, ống
dẫn trứng, tử cung, âm đạo, và âm hộ.

2.1. Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng gần mút
sừng tử cung, cạnh trước của xương ngồi hay ở phía dưới sừng tử cung. Buồng
trứng thường nằm trong xoang chậu khi chưa sinh sản.
Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng, nhưng phần lớn có hình bầu dục
hoặc hình ô van dẹt, không có lõm rụng.
Buồng trứng bên ngoài là một lớp màng liên kết, bên trong được chia làm
hai miền: miền vỏ và miền tuỷ. Hai miền này được cấu tạo bằng lớp mô liên kết sợi
xốp tạo cho buồng trứng một chất đệm. Trên buồng trứng của bò có từ 70.000-
100.000 noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tầng ngoài là những noãn
bào sơ cấp được phân bố tương đối đồng đều. Tầng trong là những noãn bào thứ
cấp đang sinh trưởng. Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là các tế bào
noãn. Khi noãn bào chín sẽ được nổi lên trên bề mặt buồng trứng. Đến một giai
đoạn nhất định, noãn bào vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào đi vào loa kèn và
đi vào ống dẫn trứng. Nơi noãn bào sẽ vỡ ra hình thành thể vàng và thể vàng tồn tại
phụ thuộc vào tế bào trứng được thụ tinh hay không thụ tinh. Nếu tế bào trứng
không được thụ tinh thì thể vàng tồn tại không lâu, rồi tan biến mất. Còn trứng
được thụ tinh thì thể vàng tồn tại tới khi sinh đẻ. Thể vàng tồn tại sẽ tiết ra
Progesterone.
Buồng trứng ngoài chức năng sinh ra tế bào trứng còn tiết ra dịch nội tiết
(trong đó có hormone Oestrogen)
2.2. ống dẫn trứng (Ovidustus)
ống dẫn trứng của bò nằm trên màng treo ống dẫn trứng, một đầu thông với
xoang bụng gần sát buồng trứng và có hình loa kèn. Đầu kia thông với mút sừng tử
cung.
Có thể chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: Đoạn tua diềm, phễu,
phồng ống dẫn trứng và đoạn eo của ống dẫn trứng (Nguyễn Tấn Anh,1995).
ống dẫn trứng được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài là lớp sợi liên kết
- Lớp giữa là lớp cơ

- Lớp trong là lớp niêm mạc
Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều
ngược nhau và đồng thời một lúc. Dịch ống dẫn trứng cung cấp điều kiện thích hợp
cho sự thụ tinh và phân chia của phôi bào gồm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh
trùng, noãn bào và hợp tử - phôi sau đó.
Ngoài ra niêm mạc ống dẫn trứng và tử cung còn tiết ra men hyaluronidaza
tham gia vào quá trính thụ tinh (Xukhaep, 1975, V.S.Sipilep, 1976).
2.3. Tử cung (Uteus)
Tử cung của bò hình sừng cừu, nhìn từ ngoài vào trong gồm cổ tử cung, thân
tử cung và sừng tử cung. Đối với bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang
chậu, khi đẻ nhiều lứa thì tử cung nằm trong xoang bụng.
a. Cổ tử cung
Là phần cuối cùng của tử cung, cổ tử cung tròn thông với âm đạo và luôn
đóng, chỉ mở khi hưng phấn cao độ, lúc sinh đẻ hay khi bị bệnh lý.
b. Thân tử cung
ở bò thân tử cung ngắn, và được nối giữa sừng tử cung và cổ tử cung
c. Sừng tử cung
Sừng tử cung ở bò gồm 2 sừng : trái và phải, 2 sừng này gắn với thân tử
cung và dính lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng phía trên của tử cung
gọi là rãnh đầu tử cung.
Tử cung cũng được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài cùng là lớp liên kết sợi mỏng
- Lớp giữa là lớp cơ trơn: đây là lớp cơ khoẻ nhất trong cơ thể, nó giữ vai trò
quan trọng trong việc đẩy thai ra ngoài.
- Lớp cơ trong cùng là lớp niêm mạc: niêm mạc tử cung bò gấp nếp nhiều
lần làm cho tử cung không đồng đều tạo thành những thuỳ, gọi là thuỳ hoa nở.
Tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, ở đây hợp tử sau này là thai và phát triển
được là nhờ dưỡng chất từ cơ thể mẹ thông qua lớp nội mạc tử cung cung cấp. Giai
đoạn đầu phần hợp tử sống được một phần dựa vào noãn hoàng, một phần dựa vào
"sữa tử cung" thông qua cơ chế thẩm thấu. Sau này giữa mẹ và con hình thành hệ

thống nhau thai.
Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ một vai trò chủ chốt trong qúa trình
sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chức năng của thể
vàng, đảm nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ.
2.4. Âm đạo (Vagina)
Âm đạo là cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục khi giao phối, đồng thời là
bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ.
Trước âm đạo là tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh (hymen) che lỗ
âm đạo.
Cấu tạo âm đạo cũng được chia làm 3 lớp: tổ chức liên kết ở ngoài, cơ trơn ở
giữa, lớp niêm mạc ở trong.
2.5. Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận trên thì cơ quan sinh dục bò cái còn có : âm môn, âm vật,
âm đạo. Đây là những bộ phận sinh dục bên ngoài, có thể nhìn, sờ và quan sát
được.
iii. Đặc điểm sinh lý, sinh sản của bò cái
3.1. Sự thành thục về tính
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện,
buồng trứng có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung
cũng biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những dấu
hiệu động dục trên xuất hiện với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thành thục về tính.
Trong thực tế, sự thành thục về tính thường sớm hơn sự thành thục về thể vóc. Sự
thành thục về tính và thể vóc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, dinh dưỡng,
ngoại cảnh... Nếu bò lai hướng sữa nuôi dưỡng tốt thì sự thành thục về tính lúc 12
tháng tuổi, còn thể vóc đảm bảo cho cho sự phối giống thì từ 15 tháng tuổi trở lên
(Theo Sipilop, 1967) và (TXL,1999). Đối với bò HF nếu cho ăn đầy đủ, chăm sóc
tốt thì có thể thành thục lúc 10-12 tháng tuổi.
3.2. Chu kỳ tính (Chu kỳ động dục)
Khi đã thành thục về tính thì những biểu hiện tính dục của bò được diễn ra
liên tụcvà có tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển đến độ chín nổi

cộm lên trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ thì trứng
rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện tính dục
ra bên ngoài gọi là chu kỳ động dục. Trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng
có chu kỳ, 1 chu kỳ động dục của Bò thường là 21 ngày và dao động 17-24 ngày.
Quá trình trứng chín và rụng chịu sự điều hoà chặt chẽ của hormone. Trên cơ sở đó
có nhiều tác giả chia chu kỳ sinh dục ra làm 2 pha:
- Pha Folliculin: gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng
- Pha Lutein: Gồm những biểu hiện sau khi rụng trứng và hình thành thể
vàng
Trong các chu kỳ động dục của bò có nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt
sóng nang (Foliculas Ware).
Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một thời
gian. Các công trình nghiên cứu theo dõi sự phát triển buồng trứng Invivo bằng
phương pháp nội soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố. Các tác giả cho thấy ở
bò trong một chu kỳ thường có 2-3 sóng nang phát triển (một số ít có 4 đợt). Đợt 1
bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào ngày thứ 3-9 của chu kỳ. Đợt 2 vào ngày
11-17 và đợt 3 vào ngày 18-20. Mỗi đợt sóng nang có thể huy động tới 15 nang,
kích thước từ 5-7mm. Sau này có một số nang phát triển hơn gọi là nang trội (nang
khống chế), kích thước của nang khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạt tới 12-15mm và
các kích thước nang tương ứng quan sát thấy vào ngày thứ 6,13,21
(Salin,1987,Monget,Inter-Ag,1994)[]
Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có tính tự
điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Mỗi đợt có 1-2 nang trội, vài nang lớn phát
triển và sự phát triển của các nang khác bị kìm hãm. Tuy vậy, khi thể vàng còn tồn
tại thì nang không chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá, chỉ có đợt cuối cùng khi thể
vàng không còn thì nang khống chế mới phát triển tới chín và quá trình rụng trứng
mới được xảy ra. Do đặc điểm này các đợt phát triển nang gọi là sóng phát triển.
Trong mỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của các nang không phải nang khống chế
dao động 5-6 ngày (Irelan,1987; Forture và cs, 1988). Riêng nang khống chế có thể
phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ phát triển của nang khống chế ở

thời điểm này có thể đạt 1,6mm/ngày(Forture và cs,1998, Savio và ctv, 1998) (trích
Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997)[]
ở bò chu kì động dục thường kéo dài 21 ngày, thời gian động dục thường
kéo dài 25 - 36 giờ (V.S. Sipilop, 1967), chu kì động dục ở gia súc mang tính đặc
trưng theo loài.
Chu kì động dục của bò dược chia làm 4 giai đoạn :
- Giai đoạn trước động dục
- Giai đoạn động dục
- Giai đoạn sau động dục
- Giai đoạn cân bằng sinh học
3.3. Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục
Hoạt động sinh sản chịu sự điều tiết chặt chẽ của hệ thần kinh và thể dịch.
Hệ thần kinh thông qua các cơ quan nhạy cảm là nơi tiếp nhận tất cả các xung
động của ngoại cảnh vào cơ thể, trước tiên là đại não và vỏ não mà mà trực tiếp là
vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng) kích
thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH. Hai hormone này theo mạch máu tác
động vào buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độ chín và tiết ra
oestrogen.
Trong quá trình sinh lý bình thường khi gia súc đến tuổi trưởng thành, buồng
trứng đã có nang phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể đã có sẵn một
lượng nhất định về oestrogen. Chính hormone này tác động lên trung khu vỏ đại
não và ảnh hưởng đến vỏ đại não tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các
xung động thần kinh gây tiết GnRH chu kỳ (Gonadotrapin Realising Hormone hay
là hormone giải phóng FRH và L.R.H)
FRH (Folliculin Realising Hormone)
LRH (Lutein Realising Hormon)
FRH và LRH gọi chung là GnRH
FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folicullin Stimulating
Hormone). Kích tố này kích thích sự phát triển của noãn nang buồng trứng, noãn
nang phát triển trứng chín, lượng oestrogen tiết ra nhiều hơn, Oestrogen tác động

vào các bộ phận sinh dục thứ cấp đồng thời tác động lên trung tâm Hypothalamus,
vỏ đại não gây nên hiện tượng động dục, LRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết
ra hormone kích thích hoàng tố LH (Lutein hormone). LH tác động vào buồng
trứng làm trứng chín muồi. Kết hợp với FSH làm noãn bào vỡ ra va gây ra hiện
tượng thải trứng, hình thành thể vàng và PRH (Prolactin Realising Hormone) kích
thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH (Lutein tropin hormon), LTH tác động
vào buồng trứng duy trì sự tồn tại của thể vàng, kích thích thể vàng phân tiết

×