Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bộ 30 câu hỏi thi tuyển viên chức Khuyến Nông năm 2018 (Có đáp án kèm theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.13 KB, 11 trang )

UBND HUYỆN PHÚ BÌNH
TRẠM KHUYẾN NÔNG

CẤU TRÚC ĐỀ THI VIÊN CHỨC 2018

PHẦN: BẢO VỆ THỰC VẬT
Anh chị hãy cho biết ý nào mà anh chị cho là đúng, trong các câu sau:
Câu1: Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật có mấy chương,? có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
a. 4 chương
b. 5 chương.
Trả lời:
Ý b. 5 chương =15điểm
Có hiệu lực thi hành:
a/ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013
b/ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014
c/ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Trả lời:
Ý c : Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 =15điểm
Câu 2: Thông tư 03/2018/TT-BNNPTNT ngày 9/2/2018 về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng tại việt nam có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm
nào?
a/ Ngày 28/03/2018
b/Ngày 9/2/2018
Trả lời:
Ý a :Ngày 28/03/2018 = 30 điểm.
Cây 3: Theo độ độc, thuốc Bảo vệ thực vật được phân làm mấy nhóm?gồm những nhóm nào?
a/ 2 nhóm
b/ 3 nhóm
c/ 4 nhóm
d/ 5 nhóm
Trả lời:


Ýc: 4 nhóm.= 20 điểm
+Phân theo độ độc gồm những nhóm sau: = 10 điểm.
- Nhóm cực độc (2,5 điểm)
- Nhóm độc vừa ( 2,5 điểm)
- Nhóm ít độc (2,5 điểm)
- Nhóm an toàn (2,5 điểm)
Câu 4: Khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật phải tuân theo mấy nguyên tắc?gồm những nguyên
tắc nào?
a/ 4 nguyên tắc
b/ 5 nguyên tắc
c/ 6 nguyên tắc
Trả lời:
Ýa: 4 nguyên tắc.= 20 điểm
Gôm những nguyên tắc sau: = 10 điểm.
- Đúng thuốc ( Chủng loại thuốc, đối tượng cây trồng…) = 2,5 điểm
1


- Đúng lúc
- Đúng cách
- Đúng nồng độ, liều lượng

= 2,5 điểm
= 2,5 điểm
= 2,5 điểm

Câu 5: Khi mua thuốc Bảo vệ thực vật người mua cần chú ý đến những thông tin gì trên bao bi?
a/ Tên thuốc
b/ Ngày sản xuất
c/ Hạn sử dụng

d/ thời gian cách ly
e/ đối tượng phòng trừ
f/ Tất cả các ý trên
Trả lời
Ý f:Tất cả các ý trên = 30 điểm
Câu 6: Bệnh đạo ôn phát sinh gây hại trong điều kiện nào? Gây hại ở những bộ phận nào trên
cây lúa ?
a/ Năng, nóng, khô hanh
b/ Trời âm u, có mưa nhỏ.
c/ Cả hai ý trên
Trả lời
:Ý b: Trời âm u, có mưa nhỏ = 15điểm
Gây hại ở những bộ phận nào trên cây lúa ?
a/ Trên lá
b/ trên thân
c/ trên bông
d/ Cả 3 ý trên.
Trả lời:
Ýd/ Cả 3 ý trên = 15điểm
Câu 7: Bệnh khô vằn hại lúathường gây hại trong điều kiện nào? Nguyên nhân gây bệnh?
a/ Nắng mưa xen kẽ, nhiệt độ cao
b/ Ruộng bón thừa đạm
c/ cả hai ý trên.
Trả lời:
Ýc/ Cả 2 ý trên = 15điểm
*Nguyên nhân gây bệnh?
a/ Do nấm.
b/ Do vi khuẩn
c/ Do vi rút
d/ Cả ba ý trên

Trả lời
Ýa/ :Do nấm = 15 điểm.
Câu 8: Phun trừ sâu cuốn lá vào thời điểm nào đạt hiệu quả cao nhất?có mấy loại sâu cuốn lá hại
lúa?
a/ Khi sâu non ở tuổi: 1-2.
b/ Khi sâu ở tuổi: 4-5
c/ Bướm ra rộ
2


d/ Cả ba thời điểm trên
Trả lời:
Ýa: Khi sâu non ở tuổi: 1-2 =15 điểm.
*Có mấy loại sâu cuốn lá hại
a/ 4 loại
b/ 3 loại
c/ 2 loại.
Trả lời
Ý c: 2 loại. = 15 điểm
Câu 9: Vòng đời sâu đục thân lúa trải qua mấy pha phát dục?gồm những pha nào? Pha nào sẽ
gây hại trên cây lúa?
a.
3 pha
b.
4 pha
c.
5 pha
Trả lời:
Ý b: 4 pha. = 10 điểm
* Gồm những pha sau: = 10 điểm

- Bướm = 2.5 đ
- Trứng
= 2.5 đ
- Sâu non = 2.5 đ
- Nhộng .= 2.5 đ
* Pha nào sẽ gây hại trên cây lúa?
Pha sâu nôn gây hại cho cây lúa: = 10 điểm
Câu 10: Rầy nâu để trứng ở bộ phận nào của cây lúa? Rầy nâu gây hại nặng nhất đến năng suất,
sản lượng ở giai đoạn sinh trưởng nào trên cây lúa?
a/ Trong bẹ lá
b/ Trong gân lá
c/ Cả hai ý trên.
Trả lời :
Ýc: Cả hai ý trên. = 15 điểm
Rầy nâu gây hại nặng nhất đến năng suất, sản lượng ở giai đoạn sinh trưởng nào trên
cây lúa?
Trả lời:
Giai đoạn trỗ đến chín sáp = 15 điểm.

CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
Câu 11: Tiêu chuẩn việt GAP là gì? Giá trị tối đa cho phép của một số kim loai nặng trong đất,
giá thể sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn việt GAT qui định tại : QCVN 01-132:2013/BNNPTNT
-Trả lời :
+ Tiêu chuẩn Việt GAP là những nguyên tắc, trình tự,thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản
xuất, thu hoạch, sử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc
lợi xã hội, nâng cao sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng đồng thời bảo vệ môi trường và truy xuất
nguồn gốc sản phẩm = 15 điểm

3



+Giá trị giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất, giá thể qui định tại
qui chuẩn việt nam số 01-132 :2013/BNNPTNTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất. = 15 điểm.

TT

Thông số(1)

1
2
3
4
5

Arsen (As)
Cadimi (Cd)
Chì (Pb)
Đồng (Cu)
Kẽm (Zn)

Giá trị giới hạn
(mg/kg đất khô)
12
2
70
50
200

Câu 12: Khuyến nông là gì? Để làm tốt công tác khuyến nông chúng ta cần trang bị kiến thức

tổng hợp. Đó là những kiến thức gì? Tại sao?
Đáp án:
- Khuyến nông là một quá trình, một hệ thống hoạt động, nhằm truyền bá kiến thức,
huấn luyện tay nghề cho nông dân, cung cấp những hiểu biết, những chủ trương, chính sách về
nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin thị trường, để
họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm thúc đẩy sản
xuất, cải thiện mức sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn.
= 10 điểm
. Khuyến nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo… cho nông dân theo
nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt; đồng thời đó là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng một
cách theo quá trình và tự giác của nông dân. = 5 điểm.
-Để làm tốt công tác khuyến nông chúng ta cần trang bị kiến thức tổng hợp sau: = 15 điểm
+ Cán bộ, người làm công việc khuyến nông cần hiểu sâu một kỹ thuật chuyên ngành đồng
thời có kiến thức và hiểu biết các chuyên ngành khác (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, thị trường ....) = 2.5 điểm
+ Kiến thức xã hội và cuộc sống nông thôn, địa phương nơi mình làm việc. = 2.5 điểm
+ Kiến thức về đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương
= 2.5 điểm.
+ Có kỹ năng tuyên truyền và hướng dẫn cho người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp. = 2.5 điểm.
Vì đối tượng của người làm công tác khuyến nông là :
+ Nông dân ở nhiều độ tuổi, trình độ khác nhau. = 2.5 điểm
+ Chủ trang trại, nhà doanh nghiệp…có nhu cầu hiểu biết về lĩnh vực chuyên ngành
nông nghiệp, và những chủ trương chính sách của đảng, nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp.
= 2.5 điểm.
Câu hỏi 13: Anh (Chị) cho biết mục tiêu của khuyến nông ( theo nghị định 83/2018/ NĐ – CP,
ngày 24/5/2018 của chính phủ).
Trả lời: Mục tiêu của khuyến nông được quy định tại Điều 3, chương I của Nghị định
83/2018/ NĐ – CP, ngày 24/5/2018 của chính phủ như sau:


4


1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái,
khí hậu và thị trường thông qua các nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông.
= 10 điểm
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng
hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất
khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai;
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.= 10 điểm.
3. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia
chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.= 10 điểm.
Câu hỏi 14 : Nêu nguyên tắc hoạt động khuyến nông (theo nghị định 83/2018/ NĐ – CP, ngày
24/5/2018 của chính phủ).
Trả lời:
Tại điều 4, chương I Nghị định 83/2018/ NĐ – CP, ngày 24/5/2018 của chính phủ) quy
định nguyên tắc hoạt động khuyến nông như sau:
1. Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp
của Nhà nước. = 3 điểm.
2. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự nguyện và trách nhiệm giải trình của các tổ
chức, cá nhân trong hoạt động khuyến nông. = 4 điểm.
3. Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng và sự quản lý của Nhà nước.
= 3 điểm.
4. Nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông phù hợp với từng địa bàn và
nhóm đối tượng người sản xuất, cộng đồng dân tộc khác nhau.=4 điểm.
5. Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chuyển giao phải được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc
chấp thuận.= 3 điểm.
6. Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp

với nông dân và giữa nông dân với nông dân.= 3 điểm
7. Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để huy động
nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông.
= 4 điểm
8. Ưu tiên hoạt động khuyến nông ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn. = 3 điểm
9. Ưu tiên phụ nữ, người dân tộc thiểu số; tổ chức có tỷ lệ cao về nữ hoặc người dân tộc
thiểu số tham gia hoạt động khuyến nông.= 3 điểm.
Câu 15: .Anh, chị cho biết nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ khuyến nông cơ sở?
Đáp án:
1.Giúp UBND cấp xã hướng dẫn, cung cấp thông tin đến người sản xuất, tuyên truyền
chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ thông
tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; tham gia xây
dựng chương trình, kế hoạch, đề án phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, các chương trình, dự án về chăn nuôi, thú y; = 4 điểm.
2. Quản lý chất lượng giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm theo
hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; = 4 điểm.
5


3.Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức về
bảo vệ thực vật, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế, tổ chức tham quan, khảo sát, học tập cho
người sản xuất; = 4 điểm.
4. Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với địa
phương, nhu cầu của người sản xuất và chuyển giao kết quả từ mô hình trình diễn ra diện rộng;
= 4 điểm.
5. Tổng hợp nhanh, báo cáo kịp thời tình hình sâu bệnh hại, đề xuất, hướng dẫn biện
pháp kỹ thuật phòng, trừ dịch bệnh cây trồng; tiếp thu và phản ánh với cấp có thẩm quyền
nguyện vọng của nông dân về khoa học công nghệ, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông
nghiệp và PTNT; = 4 điểm
6.Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực: = 8 điểm.

a. ( 2 điểm) Tư vấn, hỗ trợ chính sách, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh
nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông, lâm, ngư nghiệp;
b. ( 2 điểm) Tư vấn ứng dụng công nghệ chế biến sau thu hoạch;
c. ( 2 điểm) Tư vấn, hỗ trợ cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành trong lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp;
d. ( 2 điểm) Dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, cung cấp thông tin, chuyển giao công
nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị và các lĩnh vực khác liên
quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn.
7.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cơ quan quản lý và UBND cấp xã giao. = 2 điểm.
Câu hỏi 16: Nêu mục đích và các bước tổ chức lớp, tập huấn cho người sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp ?
Đáp án:
* Mục đích:
Cung cấp kiến thức và kỹ năng về một chủ đề nào đó cho người sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp = 15 điểm.
* Các bước tiến hành = 15 điểm
- Bước 1: Chuẩn bị
+ Báo cáo với chính quyền địa phương, bàn với các thôn có người sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp tham dự về kế hoạch tập huấn (trường hợp tập huấn tại cơ sở)
+ Lập kế hoạch chi tiết lớp tập huấn.
+ Thông báo tới các thành phần tham gia trước một tuần
+ Chuẩn bị địa điểm, ánh sáng, bàn, ghế, bảng … và hiện trường tham quan trước một
ngày
- Bước 2: Tiến hành tập huấn
+ Khai mạc: Phát biểu chào mừng những người tham gia, giới thiệu khách mời. Nói rõ
mục đích, nội dung và chương trình lớp học (nếu người học là từ các địa phương khác nhau thì
yêu cầu từng người tự giới thiệu)
+ Thực hiện tập huấn theo nội dung và trình tự đã chuẩn bị.
- Bước 3: Tổng kết, đánh giá
+ Thu thập ý kiến của học viên: Nội dung có phù hợp không? Thời lượng tập huấn? Khả

năng áp dụng?.... (có thể dùng phiếu đánh giá)
+ Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả và bế mạc lớp tập huấn.

6


Câu 17: Anh (chị) nêu nguyên tắc canh tác lúa theo phương pháp cải tiến (SRI).
Trả Lời:
1. Tuổi mạ khi cấy: cấy mạ non, tuổi mạ 2 - 2,5 lá; trường hợp đất phèn, mặn, cấy mạ 4
lá. = 6 điểm.
2. Phương pháp cấy: cấy thưa cây cách cây 25cm hàng cách hàng 25cm vuông mắt sàng,
cấy 1 dảnh/khóm, cấy nông tay.= 6 điểm.
3. Điều tiết nước: rút nước xen kẽ 3-4 lần/vụ nhất là sau khi bón phân lần đầu; luôn giữ
ẩm đất.= 6 điểm.
4. Quản lý cỏ dại: làm cỏ sục bùn ít nhất 2 lần vào 10-12 ngày, và 25-27 ngày sau cấy.
Không sử dụng thuốc trừ cỏ.= 6 điểm.
5. Quản lý dinh dưỡng: bón theo quy trình của từng giống lúa đảm bảo cân đối N, P, K;
bón phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục.= 6 điểm.
CÂY TRỒNG
Câu:18 Cây đầu dòng của cây ăn quả lâu năm là cây dùng để:
a. Nhân giống bằng phương pháp vô tính?
b. Lấy hạt nhân giống ?
c. Lai tạo giống mới ?
d. Tạo ưu thế lai ?
Trả lời:
Ý a:Nhân giống bằng phương pháp vô tính = 30 điểm.
Câu: 19 Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây công nghiệp,cây ăn quả lâu năm và cây lâm nghiệp
bằng phương pháp nhân giống vô tính nhân giống từ:
a/ Cây mẹ qua bình tuyển ?
b/ Cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng?

c/ Cây rừng ?
d/ Vườn cây ăn quả qua bình tuyển ?
Trả lời:
Ý b:Cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng = 30 điểm.
Câu: 20 Nội dung khảo nghiệm giống cây trồng mới bao gồm:
a/ khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, tính chống chụi sâu bệnh, giá
trị canh tác, giá trị sử dụng, giá trị nông sản, giá trị bản quyền
b/Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, tính chống chụi sâu bệnh, giá
trị canh tác, giá trị sử dụng, ?
c/Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, tính chống chụi sâu bệnh, giá
trị canh tác, giá trị sử dụng, giá trị nông sản ?
d/Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác, giá trị sử
dụng?
Trả lời:
Ý c:Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, tính chống chụi sâu bệnh,
giá trị canh tác, giá trị sử dụng, giá trị nông sản. = 30 điểm.
Câu 21: Giống đã qua khảo nghiệm có giá trị sử dụng, giá trị canh tác phù hợp với yêu cầu sản
xuất. muốn được công nhận cho sản xuất thử phải có năng xuất hơn hạt giống đối chứng là :
a. tối thiểu 20%
b. tối thiểu 15%
7


c. tối thiểu 10%
d. tối thiểu 5%
Trả lời:
Ýc. tối thiểu 10% = 30 điểm.
Câu22: Hãy cho biết những quy định pháp luật về sản xuất nông lâm kết hợp trong rừng?
Trả lời:
Tại Điều 53 Nghị định 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và

phát triển rừng, sản xuất nông lâm kết hợp trong rừng được quy định như sau:
1.Việc sản xuất nông lâm kết hợp chỉ được áp dụng trong rừng phòng hộ và rừng sản
xuất nhưng phải tuân theo quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.. = 5 điểm.
2. Đối với rừng phòng hộ: được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu và sản xuất
ngư nghiệp trên đất rừng nhưng không được làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.
= 5 điểm
3. Đối với rừng sản xuất: = 15 điểm.
a.( 8 điểm)Rừng sản xuất là rừng tự nhiên được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược
liệu dưới tán rừng nhưng không làm suy giảm rừng tự nhiên và không ảnh hưởng đến mục đích
kinh doanh lâm sản của khu rừng.
b. (7 điểm) Rừng sản xuất là rừng trồng: được sử dụng không quá 30% diện tích đất
chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được trồng xen cây nông nghiệp, cây
dược liệu trên đất rừng nhưng không làm ảnh hưởng đến mục đích kinh doanh lâm sản của khu
rừng.
4. Việc chọn giống cây trồng xen phải tuân theo các quy định của pháp luật về giống cây
trồng, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thủy sản và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.. = 5 điểm.
Câu 23: Anh (chị) nêu kỹ thuật trồng rừng cây keo tai tượng ?
Trả Lời: Kỹ thuật trồng.
1. Mật độ trồng: = 5 điểm.
Mật độ trồng 1.660 cây/ha (cây cách cây 2m; hàng cách hàng 3m).
2 . Thời vụ trồng := 5 điểm.
Thời vụ trồng chính là vụ Xuân - Hè (từ tháng 3 - tháng 6), có thể trồng vụ Hè - Thu (từ
tháng 7 đến 15/9) khi đất đủ ẩm, trồng vào những ngày có mưa hoặc trời râm mát.
3. Nguồn giống, tiêu chuẩn cây giống:= 5 điểm.
- Nguồn giống: Hạt giống phải được quản lý chất lượng giống theo chuỗi hành trình giống
cây trồng lâm nghiệp chính, qui định tại Qui chế quản lý giống cây lâm nghiệp ban hành kèm
theo Quyết định số 89/2005/QĐ - BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Giống
keo phải từ nguồn giống được cơ quan nhà nước quản lý.

- Tiêu chuẩn cây con đem trồng rừng: Cây giống được gieo trong bầu Polyeylen có kích
thước: Chiều cao (H)=11 cm, đường kính (D) = 5 cm. Cây keo giống có chiều cao cây từ 25 cm
đến 35 cm, đường kính gốc 0,2cm đến 0,3cm, lá xanh, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, không
cong queo, cụt ngọn, vỡ bầu (trước khi vận chuyển cây đến nơi trồng phải tưới nước trước 1
ngày).
4. Xử lý thực bì: = 5 điểm.
Phát trắng và dọn sạch thực bì toàn bộ diện tích (dọn thực bì xếp thành luống theo đường đồng
mức) trước khi cuốc hố.
5. Làm đất:= 5 điểm.
8


Làm đất thủ công hoặc cơ giới, cuốc hố hoặc cày trước khi trồng 15 ngày đến 30 ngày .
- Những nơi có độ dốc nhỏ hơn 150 (tuỳ điều kiện địa hình) có thể làm đất bằng cày ngầm
sâu 0,5m đến 0,6m. Băng cày song song với đường đồng mức. Sau khi cày xong, tiến hành cuốc
hố, hố cuốc có kích thước: rộng 20cm, dài 20cm, sâu 20cm.
- Những nơi có độ dốc lớn hơn 150 làm đất thủ công: Cuốc hố có kích thước: rộng 40cm,
dài 40cm, sâu 40cm.
- Bón lót và lấp hố: Trước khi trồng khoảng 7 - 10 ngày, bón lót NPK từ 50 gam –
100gam/hố. Phân được trộn đều với 1/3 lượng đất lấp ở dưới đáy hố, sau đó gạt lớp đất mặt
nhiều mùn (đã nhặt hết rễ cây, cỏ, đá sỏi) xuống hố. Hố được lấp hình mâm xôi cao hơn mặt đất.
6. Kỹ thuật trồng cây:= 5 điểm.
Moi ở giữa hố một lỗ sâu khoảng 15cm, rộng đủ đặt vừa bầu cây, xé bỏ vỏ bầu (không
làm vỡ bầu) đặt cây đứng thẳng vào giữa hố, mặt trên của bầu ngang với mặt hố; lấp đất nén chặt
xung quanh bầu và lấp kín mặt bầu bằng đất màu tơi xốp, lấp đất dày từ 1,5cm đến 2cm cho kín
cổ rễ.
Câu 24: Pháp luật nước ta quy định có những loại rừng nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004: căn cứ vào mục
đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây:

1.Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói
mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao
gồm: = 10 điểm.
- Rừng phòng hộ đầu nguồn;(2.5điểm)
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;(2.5điểm)
- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;(2.5điểm)
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.;(2.5điểm)
2Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái
rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn
hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi
trường, bao gồm:. .= 10 điểm.
- Vườn quốc gia;(2.5điểm)
- Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh;
(2.5điểm)
- Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh;
(2.5điểm)
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.(2.5điểm)
3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và
kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:. = 10 điểm.
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;( 3 điểm)
- Rừng sản xuất là rừng trồng;(3 điểm)
- Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận(4 điểm)
Câu 25: Anh/ Chị hãy cho biết quy định về việc khai thác rừng trồng?
Trả lời:
Việc khai thác rừng trồng được thực hiện theo quy định sau đây:
9


- Trường hợp chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng thì được
tự quyết định việc khai thác rừng trồng. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được

tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác
phải thực hiện theo quy định của Chính phủ;.=10 điểm.
- Trường hợp rừng trồng bằng vốn từ ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai
thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Các sản phẩm khai thác từ
rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây
gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ;.=10 điểm.
- Trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác hoặc thực hiện biện pháp
tái sinh tự nhiên trong quá trình khai thác.=10 điểm.
Câu:26 Để có được giống lúa nguyên chủng từ vật liệu khởi đầu, tác giả phải trải qua bao nhiêu
vụ sản xuất?
a/ một vụ ?
b/ hai vụ ?
c/ ba vụ ?
d/ bốn vụ ?
e/ năm vụ ?
Trả lời:
Ý d: bốn vụ.= 30 điểm.
Câu 27: Mười biện pháp kỹ thuật chủ yếu để tăng năng suất ngô = 30 điểm.
1 Lựa chọn xác định giống tốt phù hợp
= 3 điểm.
2 Sử dụng hạt giống tốt đạt tiêu chuẩn
=3 điểm.
3 Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp
=3 điểm.
4 Chọn đất và kỹ thuật làm đất phù hợp, hiệu quả
=3 điểm.
5 Bảo đảm mật độ và khoảng cách gieo trồng
=3 điểm.
6 Bón phân cân đối hiệu quả
= 3 điểm.

7 Tưới tiêu nước đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô
=3 điểm.
8 Chăm sóc tỉa định cây làm cỏ
=3 điểm.
9 Phòng trừ sâu bệnh
= 3 điểm.
10 Thu hoạch phơi sấy bảo quản
=3 điểm.
Câu 28: Anh, chị hãy trình bày yêu cầu của cây đậu tương đối với yếu tố nhiệt độ.
Trả lời:
- Cây đậu tương có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịu được rét.=3 điểm
- Tuỳ theo giống chín sớm hay chín muộn mà tổng tích ôn biến động là 1800o C - 2700 o C
=3 điểm
- Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là 22 - 27 o C. =3 điểm
- Thời kỳ mọc: nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này, cây đậu mọc nhanh ở 30 o C.=3 điểm
- Sự sinh trưởng của cây ở giai đoạn trước lúc ra hoa tương quan chặt chẽ với nhiệtđộ. Nhiệt
độ > 40 o C ảnh hưởng sâu sắc đến hoàn thành đốt, sinh trưởng lóng và phân hoá hoa. =3 điểm
- Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến ra hoa, kết quả, nhiệt độ < 18 o C có khả năng quả không đậu.
=3 điểm
- .Nhiệt độ ảnh hởng đến sự cố định Nitơ của đậu tương. Vi khuẩn nốt sần bị hạn chế hoạt
động nếu nhiệt độ > 33 o C. Sự vận chuyển các chất trong cây càng chậm khi nhiệt độ càng thấp
và ngừng lại ở 2 - 3 o C. =3 điểm
- Sự hút dinh dưỡng của đậu tương chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Trong giai đoạn sinh
trưởng cuối của cây nếu nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự vận chuyển và tích luỹ chất khô dẫn đến
10


hạt khó chín, chín không đều và chất lượng xấu. ở giai đoạn này nhiệt độ chênh lệch lớn thuận
lợi cho tích luỹ dinh dưỡng vào quả: nhiệt độ ban ngày 28-30 o C, nhiệt độ ban đêm 23 - 25 o C
là lý tưởng nhất cho vận chuyển và tích luỹ chất khô. = 9 điểm.

Câu 29: Anh, chị hãy nêu vai trò và đặc điểm của vụ lạc thu, thu đông ở miền Bắc Việt
Nam
Trả lời:
- Ở miền bắc Việt Nam do đặc điểm về thời tiết, khí hậu, do truyền thống canh tác nên
chỉ trồng lạc xuân là chính, vụ lạc xuân cây sinh trởng trong điều kiện thời tiết thích hợp nên
năng suất và phẩm chất tương đối khá. Tuy nhiên nếu chỉ trồng lạc xuân thì thời gian bảo quản
giống sẽ kéo dài, sức nảy mầm bị giảm sút nghiêm trọng. = 4 điểm
- Để khắc phục tình trạng đó một số vùng sản xuất lạc trồng lạc thu, thu đông để làm
giống cho vụ lạc xuân. = 4 điểm
- Gieo lạc thu để làm giống sẽ giảm được lượng giống phải chuẩn bị cho vụ sau nên làm
tăng lượng hàng hoá của vụ lạc xuân. = 4 điểm
- Đặc điểm của vụ lạc thu, thu đông: Lạc thu gieo từ 15/7 - 15/8 thu hoạch từ tháng 11 12. = 4 điểm
- Lạc thu đông gieo từ 20/8- 20/9 thu hoạch 20/12 - 31/12(15/1).
- Thời kỳ sinh trưởng ban đầu gặp điều kiện nhiệt độ cao 30 - 35 o C nên thời gian sinh
trưởng dinh dưỡng ( thời kỳ cây con) bị rút ngắn dẫn tới tổng thời gian sinh trưởng bị rút ngắn
20 - 25 ngày so với vụ lạc xuân, do đó lượng chất khô tích luỹ thấp, số hoa, quả/ cây thấp, năng
suất thấp. = 4 điểm .
- Do sinh trưởng cá thể của lạc thu, thu đông kém, chiều cao cây, số cành/ thân ít, diện
tích lá ít nên có thể trồng dày hơn so với lạc xuân. = 6 điểm.
Câu 30 : Trình bày quy luật phân cành của cây lạc.
Trả lời:
Lạc trồng của ta hiện nay đa số thuộc nhóm Spanish thân đứng có 2 cấp cành với tổng
số cành từ 6-10 cành( 4-6 cành cấp 1 và 2-4 cành cấp 2).
Quy luật phân cành của cây lạc :
- Có 4-6 cành cấp 1 mọc từ nách lá thân chính, 2 cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm tạo
thành cặp cành thứ nhất, cặp cành này xuất hiện khi cây có 2-3 lá thật, cành số 3,4 mọc từ nách
lá thật thứ 1,2 tạo thành cặp cành thứ 2. Cành 5,6 mọc tương đối gần nhau tạo thành cặp cành thứ
3. = 10 điểm.
- Cành cấp 2: Cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành thứ nhất, vị trí cành cấp 2,
thường xuất hiện ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1, như vậy trên cây lạc thường chỉ có 4 cành cấp

2. Cành cấp 2 xuất hiện khi cây lạc có 5,6 lá thật trên thân chính, các cành trên đều là cành quả.
= 10 điểm.
- Số hoa và quả ở tầng cành thứ nhất ( Gồm cành số 1,2 và các cành cấp 2 của nó)
chiếm 50-70% tổng số quả trên cây. Tầng cành thứ 2 chỉ chiếm< 30% số hoa trên cây và phần
lớn hoa vô hiệu. = 10 điểm.
TRẠM KHUYẾN NÔNG

11



×