Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Sự thâm hụt của cán cân thương mại, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu và hướng giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.71 KB, 38 trang )

MỤC LỤC.
Mở đầu.
Chương 1: Tổng quan lý thuyết cán cân thương thương mại.
1.1Khái niệm
1.2Nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
1.2.1 Xuất khẩu và nhập khẩu
1.2.2 Tỷ giá hối đoái
1.2.3 Ảnh hưởng của thu nhập
1.2.4 Chính sách thương mại và phát triển
1.2.5 Lạm phát
1.3Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế
1.3.1 Tích cực
1.3.2 Tiêu cực
Chương 2: Thực tiễn cán cân thương mại ở Việt Nam
2.1 Giai đoạn 2010 – 2016
2.2 Tháng 9 và 9 tháng năm 2017
2.3 Tình trạng nhập siêu
2.4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập xiêu
Chương 3: Giải pháp
Tài liệu tham khảo

1


Mở đầu
Trong 5 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: Tăng trưởng cao nhưng
chưa ổn định; lạm phát tăng cao và đặc biệt là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt
cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng và môi trường
đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài
vào Việt Nam chưa vững chắc. Mặc dù mức thâm hụt hiện nay có xu hướng được cải thiện song tình trạng


này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc
bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế, khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam thấp và không vững chắc.
Để hiểu rõ hơn về sự thâm hụt của cán cân thương mại, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu và
hướng giải pháp cho thực trạng đáng buồn này, chúng ta hãy đi sâu vò bài nghiên cứu này.

1


Chương 1: : Tổng quan lý thuyết cán cân thương mại
1.1Khái niệm
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc
gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành
bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch
bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem
xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía
người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự
thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép
những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước.
Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi
vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh
toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen).
Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương
mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian
nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức
chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0,
thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái
cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại

có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm
hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại.
Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương
mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán
quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
1.2.1

Xuất khẩu và nhập khẩu

Như ở trên đã trình bày, cán cân thương mại được hiểu là xuất khẩu ròng tức là sự chênh lệch giữa kim
ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Vì vậy, hai nhân tố này có ảnh hưởng trực diện đế cán cân
thương mại.
-

Nhập khẩu: Nhập khẩu trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và
dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng
hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh
toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa
vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.
Nhập khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của
nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên tức là phần của GDP có thêm mà
người dân muốn chi cho nhập khẩu.Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa
sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so
với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.

-

Xuất khẩu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại quốc tế. Theo lý luận thương mại
quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán

quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
1


Xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của
nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu
nhập của các quốc gia bạn hàng.
1.2.2

Tỷ giá hối đoái

Đây là nhân tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với
hàng hóa trên thị trường quốc tế. Điều đó có nghĩa là nó là nhân tố quyết định cuối cùng cho sự thặng dư
hay thâm hụt của cán cân thương mại. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của
hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người
nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập
khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ
có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.
Khi một đồng tiền, bất kể là dùng cho mục đích đầu tư hay để mua hàng hoá dịch vụ, chảy vào và ra một
nền kinh tế, sẽ khiến cung và cầu của đồng tiền trong nền kinh tế tăng và giảm. Điều này cũng sẽ khiến
đồng tiền tăng hoặc giảm giá. Và tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến XNK và cán cân thương mại
của một quốc gia.
1.2.3

Ảnh hưởng của thu nhập

Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng đồng thời tăng theo. Trong khi đó, khi
kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ nước khác và làm cho xuất
khẩu của đối tác thương mại tăng lên. Do vậy cán cân thương mại phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế.
Cán cân thương mại có thể thay đổi theo chu kỳ kinh doanh. Trong tăng trưởng kinh tế nhờ vào xuất khẩu

(chẳng hạn như dầu và những hàng hóa công nghiệp ban đầu), cán cân thương mại sẽ tốt hơn khi mở rộng
kinh tế. Tuy nhiên, với tăng trưởng kinh tế nhờ vào nhu cầu nội địa (như tại Mỹ và Úc), cán cân thương
mại ở cùng giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh sẽ trở nên tồi tệ hơn.
1.2.4

Chính sách thương mại và phát triển

Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hoá trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Những
rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán cân thương mại. Ví dụ như, đánh thuế
nhập khẩu cao và tăng bảo hộ hàng hóa trong nước sẽ khiến nhập khẩu giảm góp phần làm giảm thâm hụt
cán cân thương mại. Các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác cũng sẽ ảnh
hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Các hàng rào phi thuế quan như cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập
khẩu cũng tác động mạnh mẽ đến thâm hụt hay thặng dư cán cân thương mại. Ngoài ra, cán cân thương
mại còn phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia.
1.2.5

Lạm phát

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn ở nước ngoài sẽ làm
giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường cạnh quốc tế.
Tất cả những yếu tố trên có thể tác động đến cán cân thương mại chủ yếu theo hai chiều hướng là dẫn đến
thặng dư trong cán cân thương mại hoặc thâm hụt cán cân thương mại. Nhưng thực tế cho thấy hầu hết
những tác động này đều dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
của các quốc gia.

1.3 Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế của quốc gia.

1



Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ (X_M) và các yếu tố khác như tiêu dùng (C), chi cho đầu tư (I),
tiêu dùng của chính phủ (G) cấu thành tổng thu nhập quốc dân (GDP). Như vậy, cán cân thương mại là
một bộ phận cấu thành của GDP, thặng dư hay thâm hụt ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
Y = C + I + G + (X – M)
Như vậy, cán cân thương mại có mối quan hệ mật thiết với các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản. Trạng thái của
cán cân thương mại trong dài hạn và ngắn hạn là cơ sở để các chính phủ điều chỉnh chiến lược và mô hình
phát triển kinh tế, chính sách cạnh tranh…..
1.3.1 Tích cực
Xuất khẩu ròng tăng làm tăng lượng tài sản của nền kinh tế. Ngoài ra, trạng thái của cán cân thương mại
có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, ví dụ nếu thặng dự sẽ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
tạo thêm công ăn việc làm mới, tăng tích lũy quốc gia dưới dạng dữ trữ ngoại hối, tạo uy tín và tiền đề để
đồng nội tệ tự do chuyển đổi.
1.3.3

Tiêu cực

Thâm hụt cán cân thương mại kéo dài nhiều năm, đồng nghĩa với việc phải cắt bớt nhập khẩu như là một
phần cảu chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt. Kết quả là làm giảm tăng trưởng kinh tế, gia tăng tình
trạng thất nghiệp.
Tuy nhiên, tình trạng của cán cân thương mại thâm hụt hay thặng dư trong ngắn hạn chưa nói lên được
trạng thái thực của nền kinh tế, vấn đề là ở chỗ thâm hụt cán cân thương mại ở mức có thể đảm bảo sức
chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài.

1


Chương 2: Thực tiễn cán cân thương mại Việt Nam.
2.1 Giai đoạn 2010 – 2016
Kể từ sau khi gia nhập WTO thì nền kinh tế Việt Nam bước vào quá trình hội nhập và chịu nhiều tác động
của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm

2008, sự thâm hụt của cán cân thương mại Việt Nam đạt đến đỉnh điểm với mức thâm hụt 17,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, từ năm 2010 - 2016 cán cân thương mại đã có những chuyển biến tích cực.

Năm 2010
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam trong tháng 12/2010 đạt 16,29 tỷ USD tăng 11,7%; trong đó xuất khẩu đạt gần 7,5 tỷ USD, tăng
12,9% và nhập khẩu là 8,79 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng 11/2010.
Hết năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 157 tỷ USD, tăng 23,6%
so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng 26,4% và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD,
tăng 21,2%. Nhập siêu là 12,61 tỷ USD, bằng 17,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong tháng 12/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đạt 7,22 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt 3,5 tỷ
USD, tăng 6,3% và nhập khẩu là 3,72 tỷ USD, tăng 5,2%.
Hết năm 2010, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khu vực FDI là 70,92 tỷ USD, tăng 41,5% so với năm
trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 34,1 tỷ USD, tăng 41,2% và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu của khu vực này là 36,97 tỷ USD, tăng 41,8%, chiếm 43,6% tổng
kim ngạch nhập khẩu của cả nước.


Xuất khẩu
1


-

Hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 12/2010 đạt gần 1,19
tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2010 lên 11,21 tỷ USD, tăng
23,7% so với năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,8 tỷ USD,
tăng 25%.
Trong năm qua, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt

Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với năm 2009 lần lượt là 6,12 tỷ USD và 22,5%; 1,92 tỷ
USD và 16,5%; 1,15 tỷ USD và 21%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này
đạt gần 9,2 tỷ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

-

Giày dép các loại: trong tháng trị giá xuất khẩu đạt 563 triệu USD, tăng 13,5% so với tháng 11,
nâng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 lên 5,12 tỷ USD, tăng 26% so với năm trước.
Năm 2010, xuất khẩu giày dép sang EU chiếm 44% thị phần xuất khẩu nhóm hàng này của cả
nước, đạt 2,25 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm 2009. Tiếp theo là sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,41
tỷ USD, tăng 35,5%; sang Mexico đạt 192 triệu USD, tăng 38,7%; sang Nhật Bản đạt 172 triệu
USD, tăng 40,4%;…

-

Thuỷ sản: xuất khẩu trong tháng đạt 514 triệu USD, tăng 6,1% so với tháng trước, nâng tổng kim
ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong năm 2010 đạt hơn 5 tỷ USD, tăng 18% so với năm
2009.
Xuất khẩu thuỷ sản của nước ta trong năm 2010 sang EU đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7,6%; sang Hoa Kỳ
đạt 956 triệu USD, tăng 34,4%; sang Nhật Bản đạt 894 triệu USD, tăng 17,5%; sang Hàn Quốc
đạt 389 triệu USD, tăng 24,2% so với năm 2009. Tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang 4 thị
trường này đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 68,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước.

-

Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là hơn 714 nghìn tấn, giảm 0,9%, kim ngạch xuất
khẩu đạt 505 triệu USD, tăng 6,7% so với tháng 11/2010. Tính đến hết năm 2010, lượng dầu thô
xuất khẩu của nước ta đạt gần 8 triệu tấn, giảm 40,4% và kim ngạch đạt 4,96 tỷ USD, giảm 20%
so với năm 2009.
Dầu thô của nước ta trong năm 2010 chủ yếu được xuất sang Ôxtrâylia với 2,9 triệu tấn, giảm

13%; sang Malaysia: 1,3 triệu tấn, giảm 28%; sang Singapore: 997 nghìn tấn, giảm 56%; sang
Hàn Quốc: 875 nghìn tấn, tăng 4,3%; sang Hoa Kỳ: 594 nghìn tấn, giảm 44%…

-

Gạo: xuất khẩu gạo trong tháng đạt gần 500 nghìn tấn với trị giá là 260 triệu USD, tăng 0,5% về
lượng và tăng 6,4% về trị giá. Tính đến hết năm 2010, lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 6,89
triệu tấn, tăng 15,6% và kim ngạch đạt 3,25 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2009.
Philippin là đối tác dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong năm qua với 1,48 triệu tấn,
giảm 13,6% so với năm trước; tiếp theo là các thị trường: Singapore đạt 539 nghìn tấn, tăng
64,7%; Cuba đạt 472 nghìn tấn, tăng 5%. Mặc dù, xuất khẩu gạo giảm ở thị trường lớn nhất
Philippin, nhưng tăng mạnh ở một số thị trường mới nổi như thị trường Inđônêxia đạt 687 nghìn
tấn (năm 2009 chỉ là 17,8 nghìn tấn); Bănglađét đạt 359 nghìn tấn (năm 2009 là hơn 5 nghìn tấn);


-

Cao su: lượng xuất khẩu trong tháng đạt 101nghìn tấn với trị giá gần 393 triệu USD, tăng 13,3%
về lượng và tăng 21,9% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết năm 2010, lượng cao su xuất
khẩu đạt 782 nghìn tấn, tăng 6,9% và kim ngạch đạt 2,39 tỷ USD, tăng 94,7% so với năm 2009.
Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2010 với 464
nghìn tấn, giảm 9% so với năm 2009 và chiếm 59,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.
1


Tiếp theo là Malaixia: 58,9 nghìn tấn, tăng 95,5%; Hàn Quốc: 34,7 nghìn tấn, tăng 22,4%; Đài
Loan: 31,9 nghìn tấn, tăng 27,5%; Đức: 27,8 nghìn tấn, tăng 29,9%; …
-

Sắt thép các loại: Lượng sắt thép xuất khẩu trong năm 2010 đạt 1,28 triệu tấn, tăng 162,9% và

kim ngạch đạt 1,05 tỷ USD, tăng 174,2% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu do tăng mạnh ở
một số thị trường như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ, Đài Loan, Ôxtrâylia,…
Campuchia là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong năm qua với 275
nghìn tấn, tăng 32,8% so với năm trước. Tiếp theo là các thị trường: Malaixia: 136 nghìn tấn, tăng
hơn 2 lần; sang Inđônêxia: 135 nghìn tấn, tăng 132%; sang Trung Quốc: 111 nghìn tấn, tăng gấp
hơn 9 lần; sang Ấn Độ: 101 nghìn tấn, tăng gấp 9,5 lần; sang Braxin: 55 nghìn tấn, tăng gấp 9 lần;
sang Đài Loan: 40 nghìn tấn, tăng 32 lần; sang Ôxtrâylia: 28,4 nghìn tấn, tăng 20 lần so với năm
2009.



Nhập khẩu

-

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,38 tỷ
USD, tăng 15,7% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 lên 13,69 tỷ
USD, tăng 8% so với năm 2009.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là: Trung Quốc: 4,48 tỷ USD,
tăng 7,8% so với năm 2009; Nhật Bản: 2,5 tỷ USD, tăng 11,4%; Hàn Quốc: 1,1 tỷ USD,
tăng 37,7%; Đức: 906 triệu USD, tăng 11%; Hoa Kỳ: 815 triệu USD, tăng13,8%; Đài
Loan: 811triệu USD, tăng 25%,....

-

Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng, nhập khẩu nhóm hàng này
là hơn 1 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng 11/2010. Hết năm 2010, nhập khẩu nhóm hàng này đạt
9,8 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 5,36 tỷ USD, nguyên
phụ liệu: 2,62 tỷ USD, xơ sợi dệt: 1,18 tỷ USD và bông là 674 triệu USD.
Hết năm 2010, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ thị trường: Trung Quốc dẫn

đầu với 3,13 tỷ USD, tăng 50%; Hàn Quốc: 1,73 tỷ USD, tăng 20,3%; Đài Loan: 1,73 tỷ USD,
tăng 17,3%; Hồng Kông: 539 triệu USD, tăng 30%; Nhật Bản: 514 triệu USD, tăng 10,2%…
Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 7,63 tỷ USD, chiếm 78% tổng kim ngạch nhập khẩu
nhóm hàng này của cả nước.

-

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 545 triệu USD, giảm 0,8% so
với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2010 là 5,21 tỷ USD, tăng 31,7% so với
năm 2009.
Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ: Trung Quốc với 1,68 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản:
hơn 1 tỷ USD, tăng 22%; Hàn Quốc: 927 triệu USD, tăng gấp 3 lần; Malaysia: 306 triệu USD,
tăng 31%;…so với năm 2009.

-

Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt thép trong tháng là 953 nghìn tấn với trị giá gần 517 triệu
USD, tăng 15,6% về lượng và giảm 13,9% về trị giá. Hết năm 2010, tổng lượng nhập khẩu sắt
thép của cả nước là hơn 9 triệu tấn, trị giá là 6,15 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng và tăng 14,8% về
trị giá so với năm 2009.

1


Nhập khẩu sắt thép từ một số thị trường chính tăng mạnh như Trung Quốc tăng 67%, Hàn Quốc
tăng 54%, Thái Lan tăng 64%; trong khi một số thị trường khác lại giảm mạnh như thị trường Nga
giảm 51%; Đài Loan giảm 32%
-

Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng là 824 nghìn tấn, trị giá là 610

triệu USD, tăng 71,9% về lượng và tăng 86,2% về trị giá so với tháng 11/2010. Hết năm 2010,
tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước là 9,53 triệu tấn với kim ngạch 6,1 tỷ USD, giảm
25% về lượng và giảm 2,8% về trị giá.
Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2010 chủ yếu từ: Singapore với 3,47 triệu tấn, giảm 30%,
Trung Quốc: 1,5 triệu tấn, giảm 37,4%; Hàn Quốc: 1,1 triệu tấn, giảm 15%; Đài Loan: hơn 1 triệu
tấn, giảm 48% ,…

-

Chất dẻo nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 237 nghìn tấn, tăng 9,5% so với tháng trước và đạt
trị giá là 379 triệu USD, tăng 6,6%. Hết năm 2010, tổng lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu
của cả nước là 2,41 triệu tấn với trị giá 3,78 triệu USD, tăng 9,8% về lượng và tăng 34,2% về trị
giá so với năm 2009.
Các thị trường chính cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam trong năm qua là: Hàn quốc:
437 nghìn tấn, tăng 8,2%; Ảrập Xêut: gần 437 nghìn tấn, tăng 75%; Đài Loan: 368 nghìn tấn,
tăng 12%; Thái Lan: 256 nghìn tấn, giảm 9,4%,…

-

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng
là 180 triệu USD, tăng 10% so với tháng 11, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu đến hết năm 2010 là
2,17 tỷ USD, tăng 23,1% so với năm 2009.
Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu có xuất xứ từ: Achentina với 511 triệu
USD, tăng 13,2%; Ấn Độ: 412 triệu USD, giảm 12,3%; Hoa Kỳ: 357 triệu USD, tăng 103%;
Braxil: 164 triệu USD, tăng mạnh 381%;…so với năm 2009.

-

Ô tô nguyên chiếc: trong tháng, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu gần 6,6 nghìn chiếc, với trị
giá 115 triệu USD, tăng 19,9% về lượng và tăng 24,1% về trị giá so với tháng trước.

Hết năm 2010 tổng lượng nhập khẩu ô tô của cả nước là 53,8 nghìn chiếc với trị giá là 979 triệu
USD.
Xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2010 chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc
với 28,1nghìn chiếc, giảm 40% so với năm 2009. Tiếp theo là nhập khẩu từ Nhật Bản: 5,39 nghìn
chiếc, giảm 25%; từ Đài Loan: 5,1 nghìn chiếc, tăng 16%; từ Trung Quốc: 4,2 nghìn chiếc,
giảm 4%;… so với năm 2009.

Năm 2011:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước
trong tháng 12/2011 đạt 18,44 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9% so với tháng trước đó và tăng 12,6% so với tháng
12/2010. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 9,09 tỷ USD, tăng 2,6 % so với tháng 11/2011; nhập khẩu là
9,36 tỷ USD, giảm 0,7%. Kết quả là cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 12 thâm hụt
270 triệu USD, giảm mạnh 52,4% so với tháng trước và bằng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam.
Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan thì tính từ đầu năm đến ngày 25 tháng 12 năm 2011, tổng kim
ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đã chinh phục mức kỷ lục mới của Việt Nam “200 tỷ USD”
sau khi đã cán mốc 100 tỷ USD vào ngày 01 tháng 12 năm 2007.
1


Tính đến hết tháng 12 năm 2011 tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 203,66 tỷ
USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hoá xuất khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng
34,2% và thực hiện vượt 22% mức kế hoạch của cả năm 2011; trong khi đó, trị giá hàng hóa nhập khẩu là
106,75 tỷ USD, tăng 25,8% và vượt 14,2% kế hoạch của cả năm. Với kết quả trên thì cán cân thương mại
hàng hoá của Việt Nam trong năm 2011 thâm hụt 9,84 tỷ USD, bằng 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam.
-

Hàng thủy sản: kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12/2011 đạt 581 triệu USD, giảm nhẹ
0,2% so với tháng 11. Tính đến hết năm 2011, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt

6,11 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2010 và tăng 65,6% so với mức bình quân giai đoạn
2005- 2009.
Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn là 3 đối tác chính nhập khẩu hàng thuỷ
sản trong năm 2011, cụ thể: xuất mặt hàng này sang thị trường EU đạt 1,36 tỷ USD, tăng
12,9%; sang Hoa Kỳ đạt 1,16 tỷ USD, tăng 21,3%; sang Nhật Bản đạt 1,02 tỷ USD, tăng
13,6% so với năm 2010. Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn mở rộng sang các
thị trường như Hàn Quốc: 490 triệu USD, tăng 26,1%; Trung Quốc: 223 triệu USD, tăng
37,3%; Braxin: 86,3 triệu USD, tăng 153,5%...

-

Gạo vẫn là một mặt hàng nông sản chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu
nông sản của nước ta (chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản). Số liệu thống kê
của Tổng cục Hải quan cho thấy năm 2011 lượng gạo xuất khẩu đạt 7,1 triệu tấn và trị giá
đạt 3,66 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 3,3% về lượng và tuy nhiên tăng khá 12,6% về trị giá so với
năm trước.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2011

1


-

Cà phê: lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 12/2011 là 155,6 nghìn tấn, trị giá đạt 325 triệu USD,
tăng 119,9% về lượng và tăng 116,6% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 12 tháng/2011,
lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt gần 1,26 triệu tấn, trị giá đạt 2,75 tỷ USD, tăng 3,2% về
lượng và tăng 48,7% về trị giá so với năm 2010.
Thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của nước ta trong năm 2011 bao gồm EU: 490 nghìn tấn,
tăng 1,8% và chiếm 39% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam; tiếp theo là Hoa
Kỳ: 138,5 nghìn tấn, giảm 9,5%; Nhật Bản: 50,7 nghìn tấn, giảm 4,4%... so với năm 2010.


-

Cao su: tháng 12/2011, lượng cao su xuất khẩu đạt 111 nghìn tấn, trị giá 335 triệu USD, giảm
11,8% về lượng và giảm 11,1% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2011, tổng
lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 817 nghìn tấn, tăng 4,4%, trị giá đạt 3,23 tỷ USD,
tăng 35,4% so với năm 2010.
Trung Quốc vẫn là đối tác chính tiêu thụ cao su nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2011 với 502
nghìn tấn, tăng 8% và chiếm tới 61,4% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là các thị
trường: EU: 67,1 nghìn tấn, tăng 6,2%; Malaixia: 57,8 nghìn tấn, giảm 2%; Đài Loan: 34,3 nghìn
tấn, tăng 7,6%;…

-

Dầu thô: lượng dầu thô xuất khẩu năm 2011 đạt 8,24 triệu tấn, tăng 3,3% và trị giá đạt 7,24 tỷ
USD, tăng 46,1% so với năm 2010. Đơn giá xuất khẩu bình quân đạt 879 USD/tấn (khoảng 115
USD/thùng), tăng 41,4% so với năm trước.
Lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản: 1,82 triệu tấn,
tăng gấp 4 lần, sang Ôxtrâylia: 1,44 triệu tấn, giảm 50,5%; sang Trung Quốc: 1,25 triệu tấn, tăng
111%; sang Malaixia: 1,09 triệu tấn, giảm 16,1% so với năm trước.

-

Than đá: lượng than xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011 là 17,2 triệu tấn, giảm 13,4%, trị giá
đạt 1,63 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2010. Lượng xuất khẩu than đá của Việt Nam sang hầu hết
các thị trường đều giảm so với năm trước. Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhập khẩu than đá
của Việt Nam với 13,4 triệu tấn, giảm 8,2% và chiếm tới 78,3% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng
này của cả nước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc: 1,52 triệu tấn, giảm 13,5% và Nhật Bản: 1,37
triệu tấn, giảm 19,8%…


-

Hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2011 của nước ta đạt 14,04 tỷ USD, tăng
25,3% so với năm 2010 và tăng tới 132% so với kim ngạch bình quân của giai đoạn 2001 - 2010.



Nhập khẩu.

-

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá
của Việt Nam với kim ngạch năm 2011 đạt 15,34 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2010. Trong đó,
khu vực FDI nhập khẩu 6,59 tỷ USD, tăng 28,1% và các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 8,75
tỷ USD, tăng 2,4% so với một năm trước đó.
Nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với
5,18 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2010; tiếp đến là Nhật Bản: 2,8 tỷ USD, tăng 9,9%; EU:
2,42 tỷ USD, tăng 10,8%; Hàn Quốc: 1,26 tỷ USD; tăng 13,8%; Đài Loan: 899 triệu USD, tăng
10,9%; Hoa Kỳ: 848 triệu USD, tăng 4,1%;…

-

Xăng dầu các loại: tính đến hết năm 2011, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là gần
10,7 triệu tấn, tăng 11,4% so với năm 2010 với trị giá gần 9,9 tỷ USD, tăng 61,6%. Đơn giá nhập
1


khẩu bình quân trong năm 2011 tăng 45% so với năm 2010 nên kim ngạch tăng do yếu tố giá là
3,07 tỷ USD và tăng do yếu tố lượng là 698 triệu USD.
-


Sắt thép các loại: tính đến hết năm 2011, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là 7,39 triệu
tấn, giảm 18,7%, kim ngạch nhập khẩu là 6,43 tỷ USD, tăng 4,5%. Trong đó, lượng phôi thép
nhập khẩu là 878 nghìn tấn, trị giá đạt 576 triệu USD, giảm 55,8% về lượng và giảm 46,4% về trị
giá so với năm 2010.
Trong năm 2011, Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong năm 2011 chủ yếu có xuất xứ từ: Nhật Bản
với 1,93 triệu tấn, tăng 10,6% so với năm 2010; Hàn Quốc: gần 1,7 triệu tấn, tăng 2,9%; Trung
Quốc: 1,67 triệu tấn, giảm 23,7%; Đài Loan: 810 nghìn tấn, tăng 1,4%;…

-

Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng này kim ngạch nhập khẩu
đạt 939 triệu USD, giảm 12,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng
này trong năm 2011 lên 12,27 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm 2010. Trong đó trị giá nhập khẩu
vải là 6,73 tỷ USD, tăng 25,5%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 2,95 tỷ USD, tăng 12,5%; xơ sợi
dệt là 1,53 tỷ USD, tăng 30,4% và bông là hơn 1 tỷ USD, tăng 56,1%.
Trong năm 2011, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu 7,88 tỷ USD,
tăng 26,3% và các doanh nghiệp trong nước là 4,39 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2010.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm 2011 là: Trung Quốc: 3,96
tỷ USD, tăng 26,4%; Hàn Quốc: 2,11 tỷ USD, tăng 22%; Đài Loan: 2 tỷ USD, tăng 16,6%; Nhật
Bản: 737 triệu USD, tăng 43,4%; Hoa Kỳ: 733 triệu USD, tăng 70,9%; Hồng Kông: 594 triệu
USD, tăng 10,3%; … so với năm 2010.

-

Phân bón các loại: trong cả năm 2011, lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam là hơn 4,25 triệu
tấn, tăng 21,1%, trị giá là 1,78 tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2010. Trong đó nhập khẩu nhiều
nhất là phân Urê với hơn 1,13 triệu tấn, tăng 14,5%; phân Kali là 947 nghìn tấn, tăng 44,2% và
phân SA là 891 nghìn tấn, tăng 30,5% so với năm 2010.
Tính đến hết năm 2011, Việt Nam nhập khẩu phân bón chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc: 2,17

triệu tấn, tăng 26,9% và chiếm tỷ trọng 51% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả
nước; Bêlarút: 378 nghìn tấn, tăng mạnh 159%; Philippin: 319 nghìn tấn, tăng 61,6%; Nhật Bản:
239 nghìn tấn, tăng 11,9%; …

-

Ô tô nguyên chiếc: trong tháng lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 3,6 nghìn chiếc, tăng 31,3%,
nâng tổng lượng xe nhập khẩu trong năm 2011 lên 54,6 nghìn chiếc, trị giá là hơn 1 tỷ USD, tăng
1,4% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với năm 2010.
Tính đến hết năm 2011, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu xe dưới 9 chỗ là 34,9 nghìn
chiếc, giảm 0,3%; ô tô tải là 16 nghìn chiếc, tăng 13,3%; ô tô loại khác là 3,69 nghìn chiếc, giảm
32,5% so với năm 2010.
Xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc với 25 nghìn
chiếc, giảm 11% so với năm 2010. Trong đó, lượng xe dưới 9 chỗ ngồi là gần 18 nghìn chiếc,
giảm 5,3% và chiếm 71,8% lượng xe nhập khẩu từ thị trường này. Tiếp theo là các thị
trường: Trung Quốc: 5,5 nghìn chiếc, tăng 31,8%; Thái Lan: 5,38 nghìn chiếc, tăng 92,5%; Nhật
Bản: 4,55 nghìn chiếc, giảm 15,6% so với năm 2010;…

-

Hàng điện gia dụng và linh kiện: trong năm vừa qua, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu
có xuất xứ từ các thị trường Đông Nam Á.
1


Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2011 đạt 675 triệu USD, tăng 4,5% so với năm
2010. Các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam có xuất xứ từ từ các nước thành viên
ASEAN với 497 triệu USD (trong đó nhập khẩu từ: Thái Lan là 352 triệu USD; Malaixia: 123
triệu USD; Inđônêxia: 19,2 triệu USD); nhập khẩu từ Trung Quốc: 124 triệu USD; Hàn Quốc:
20,2 triệu USD; …


Năm 2012:
 Xuất khẩu
Về xuất khẩu hàng hóa, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm
2011. Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm
cả dầu thô) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%.


Nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu nhờ vào các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh
kiện, hàng dệt may, giày dép…
Về cơ cấu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2011. Nhóm tư liệu
sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011. Nhóm hàng tiêu dùng
chiếm 6,8%, giảm so với mức 7,6% của năm 2011 cũng cho thấy cầu tiêu thụ trong nước sụt giảm.
Bảng: Trị giá 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất và
10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất năm 2012

Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam gia công nhiều, do vậy tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu thường sẽ đi
đôi với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Với tình hìnhxuất khẩu được dự báo chỉ tăng trưởng 10% cùng sự
hồi phục chậm chạp của cầu trong nước, nhiều khả năng nhập khẩu trong năm 2013 sẽ có mức tăng dưới
10%. Với kịch bản này, Việt Nam hoàn toàn có thể có năm thứ 2 liên tiếp xuất siêu.

1


Như vậy, năm 2012 là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu (284 triệu USD) sau gần 20 năm liên tục nhập
siêu. Trạng thái xuất siêu trong năm vừa qua là một tín hiệu đáng mừng, giúp giảm áp lực cho cán cân
thanh toán, góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, xuất siêu trong năm vừa qua
chủ yếu đến từ khu vực đầu tư nước ngoài trong khi khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập siêu gần 12 tỷ

USD. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng xuất siêu là do suy giảm
của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị tăng thấp chứ không hẳn do
xuất khẩu đă tăng bền vững
Năm 2013
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam
trong tháng12/2013 là 23,82 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 11,64 tỷ
USD, giảm 3% và nhập khẩu là hơn 12,18 tỷ USD, tăng 10,9%. Do vậy, cán cân thương mại hàng hóa
trong tháng 12 thâm hụt 548 triệu USD.
Tính cả năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt 264,26 tỷ USD, tăng
15,7% so với năm 2012, trong đó: xuất khẩu đạt 132,135 tỷ USD, tăng 15,4% và nhập khẩu đạt 132,125
tỷ USD, tăng 16,1%. Cán cân thương mại hàng hoá khá cân bằng trong năm 2013.


Xuất khẩu

-

Điện thoại các loại & linh kiện: trị giá xuất khẩu trong tháng là gần 1,23 tỷ USD, giảm 41,2%,
nâng tổng trị giá xuất khẩu cả năm 2013 lên 21,24 tỷ USD, tăng cao tới 67,1% so với năm trước.
Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện của Việt Nam trong năm 2013 là
EU với 8,15 tỷ USD, tăng 43,9% và chiếm 38,4% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả
nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương Quốc Arập Thống nhất: 3,42 tỷ USD, tăng gấp gần 2 lần; Ấn Độ:
926 triệu USD, tăng 97,4%; Hồng Kông: 888 triệu USD, tăng 67,7%... so với năm 2012.

-

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu trong tháng là 836 triệu USD, giảm
22,6% so với tháng trước. Tính đến hết năm 2013, tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 10,6
tỷ USD, tăng 35,3% so với năm 2012.
Trong năm qua, EU chính thức vượt Trung Quốc trở thành đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng

này của Việt Nam. Cụ thể, xuất sang EU đạt 2,4 tỷ USD, tăng tới 50,1%; xuất sang Trung Quốc
đạt 2,09 tỷ USD, tăng 10,5%; xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,47 tỷ USD, tăng 57,6%; sang Malaixia đạt
1,18 tỷ USD, tăng 38,3%. Tính chung, trị giá nhóm máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện xuất
khẩu sang 4 thị trường này đạt 7,15 tỷ USD, chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng
này của cả nước.

-

Hàng dệt may: trị giá xuất khẩu trong tháng đạt 1,72 tỷ USD, tăng 17,1% so với tháng trước. Như
vậy trong năm 2013, cả nước xuất khẩu 17,95 tỷ USD hàng dệt may, tăng 18,9% so với năm 2012.
Trong năm qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ đạt 8,61 tỷ USD,
tăng 15,5%; sang EU đạt 2,73 tỷ USD, tăng 11,1%; sang Nhật Bản đạt 2,38 tỷ USD,
tăng 20,7% và sang Hàn Quốc: 1,64 tỷ USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ năm 2012.

-

Giày dép các loại: trong tháng trị giá xuất khẩu đạt 926 triệu USD, tăng 14,6%, nâng tổng trị
giá xuất khẩu trong năm 2013 lên 8,41 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2012. Trong đó, thị trường
EU và Hoa Kỳ là 2 thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam với kim ngạch và
tốc độ tăng lần lượt là 2,96 tỷ USD (tăng 11,8%) và 2,63 tỷ USD (tăng 17,3%). Tính chung, trị giá
nhóm hàng giày dép xuất khẩu sang 2 thị trường chính đạt 4,44 tỷ USD, chiếm 66,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
1


-

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác: trong tháng 12/2013, xuất khẩu đạt 539 triệu
USD, giảm nhẹ 1,6%, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2013 lên 6,01
tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2012.

Trong năm 2013, xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Nhật Bản là 1,21 tỷ USD, giảm 1,4%;
sang Hoa Kỳ: hơn 1 tỷ USD, tăng 7,1%; sang EU: 734 triệu USD, tăng 12,4%; sang Trung Quốc:
373 triệu USD, tăng 8,9%; sang thị trường Hồng Kông: 368 triệu USD, tăng 18,2%… so với năm
trước.

-

Thủy sản: trị giá xuất khẩu trong tháng 12/2013 là 662 triệu USD, tăng nhẹ 0,2% so với tháng
trước. Tính trong năm 2013, trị giá xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đạt 6,72 tỷ USD, tăng
10,3% so với năm trước.
Trong năm qua, hàng thủy sản của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao ở các thị trường Hoa Kỳ,
Trung Quốc, Canađa, Braxin; tuy nhiên chỉ tăng nhẹ ở các thị trường Liên minh châu Âu (EU 27),
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia... Cụ thể, xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,46 tỷ USD, tăng 25,5%; sang
EU: 1,15 tỷ USD, tăng 1,6%; sang Nhật Bản: 1,12 tỷ USD, tăng 2,9%; sang Hàn Quốc: 512 triệu
USD, tăng 0,5%; sang Trung Quốc: 426 triệu USD, tăng 55,1%; sang Ôxtrâylia: 191 triệu USD,
tăng 5%; sang Canađa:181 triệu USD, tăng 38,4%; sang Braxin: 121 triệu USD, tăng 53%...

-

Gỗ & sản phẩm gỗ: xuất khẩu trong tháng gần 638 triệu USD, tăng 22,7% so với tháng trước,
nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2013 lên 5,56 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2012.
Trong năm 2013, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 12,2%;
sang Trung Quốc: 1,05 tỷ USD, tăng mạnh 47,1%; sang Nhật Bản: 820 triệu USD, tăng 22,5%;
sang thị trường EU: 629 triệu USD, giảm 3,9% … so với năm 2012.

-

Cao su: tháng 12/2013, lượng xuất khẩu cao su là hơn 126 nghìn tấn, trị giá gần 276 triệu
USD, tăng 6,5% về lượng và tăng 5,4% về trị giá so với tháng trước. Tính cả năm 2013, tổng
lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước là gần 1,08 triệu tấn, tăng 5,2%; trị giá đạt 2,49 tỷ

USD, giảm 12,9% so với năm 2012.
Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm qua với hơn 507 nghìn
tấn, tăng 3% và chiếm 47% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaixia: gần
224 nghìn tấn, tăng 11,6%; Ấn Độ: hơn 86 nghìn tấn, tăng 20,5%... so với năm 2012.

-

Gạo: trong tháng 12/2013, cả nước xuất khẩu gần 388 nghìn tấn, tăng 3,2%, trị giá là hơn
187 triệu USD, tăng 7,4% so với tháng trước. Tính trong năm 2013, lượng xuất khẩu nhóm hàng
này là 6,59 triệu tấn, giảm 17,8% và trị giá đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,4% so với năm trước.
Trong năm 2013, Việt Nam xuất khẩu gạo chủ yếu sang các thị trường: Trung Quốc: 2,15 triệu
tấn, tăng 3,3%; Bờ biển Ngà: 561 nghìn tấn, tăng 17%; Philippin: gần 505 nghìn tấn, giảm mạnh
54,6%; Malaysia: 466 nghìn tấn, giảm 39%; Ghana: 381 nghìn tấn, tăng 23,7%… so với năm
2012.

-

Hạt điều: trong tháng 12/2013, cả nước xuất khẩu gần 23,3 nghìn tấn hạt điều với trị giá gần
145 triệu USD, giảm 4,7% về lượng và giảm 4,2% về trị giá so với tháng trước. Tính cả
năm 2013, lượng xuất khẩu mặt hàng này là hơn 261 nghìn tấn, tăng 17,9% và trị giá là gần
1,65 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước.

1


Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đối tác chính nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam với lượng nhập khẩu
trong nămqua lần lượt là 81,6 nghìn tấn, tăng 34,2% và 52,2 nghìn tấn, tăng 11,9%. Như vậy, tổng
lượng hạt điều Việt Nam xuất khẩu vào 2 thị trường này chiếm tới 51,2% lượng điều xuất khẩu
của cả nước trong thời gian này.
-


Than đá: tháng 12/2013 lượng xuất khẩu than đá là hơn 1,45 triệu tấn, tăng 7,1%, trị giá đạt hơn
100 triệu USD, tăng 2,9% so với tháng trước. Tính cả năm 2013, tổng lượng than xuất khẩu của cả
nước là hơn 12,8 triệu tấn, giảm 15,7%; trị giá xuất khẩu là gần 916 triệu USD, giảm 26,1% so với
năm 2012.
Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhập khẩu than đá của Việt Nam trong năm 2013 với 9,86 triệu
tấn, giảm 18,6% và chiếm gần 77% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là
thị trường Nhật Bản: gần 1,25 triệu tấn, tăng 18,9% và Hàn Quốc: 1,07 triệu tấn, bằng với năm
trước…



Nhập khẩu

-

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là gần
1,39 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2013 lên 17,69
tỷ USD, tăng 34,9%; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 16,24 tỷ USD, tăng 40,3% và nhập
khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là 1,45 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm trước.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu
gần 5,1 tỷ USD, tăng mạnh 54,7%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 4,49 tỷ USD, tăng
34,7%; Singapore: 1,94 tỷ USD, tăng mạnh 88,9%; Nhật Bản: 1,82 tỷ USD, tăng 7,4%… so với
năm 2012.

-

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là gần
1,77 tỷ USD, tăng nhẹ 1,8%, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2013 lên gần 18,69 tỷ USD,
tăng 16,5% về số tương đối và tăng 2,65 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm trước.

Trong năm qua, khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 10,43 tỷ USD, tăng 21,8% và khối các
doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 8,25 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước.
Tính đến hết năm 2013, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc là gần 6,57 tỷ USD,
tăng 26,5% so với năm 2012. Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản: 2,96 tỷ USD, giảm 13%; EU:
2,29 tỷ USD, tăng 11,7%; Hàn Quốc: 2,82 tỷ USD; tăng mạnh 61,9%; Đài Loan: 924 triệu USD,
tăng 6,7%; Hoa Kỳ: 778 triệu USD, tăng 4,4%…

-

Điện thoại các loại và linh kiện: trong tháng 12/2013, cả nước đã nhập khẩu hơn 555 triệu USD
nhóm hàng này, giảm 2,3% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong
năm 2013 lên 8,05 tỷ USD, tăng 59,6% về số tương đối và tăng hơn 3 tỷ USD về số tuyệt đối;
trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là gần 5,7 tỷ USD, tăng mạnh 66,3%; Hàn Quốc: 2,2 tỷ USD,
tăng mạnh 65,6%.

-

Xăng dầu các loại: lượng xăng dầu nhập khẩu trong tháng 12 là 687 nghìn tấn, trị giá gần 669
triệu USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 28,6% về trị giá so với tháng trước.
Trong năm 2013, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 7,37 triệu tấn, giảm 19,9% so với
năm 2012 với trị giá hơn 6,98 tỷ USD, giảm 22%. So với năm 2012, trị giá nhập khẩu xăng dầu
các loại giảm gần 1,98 tỷ USD, trong đó phần giảm do giá giảm là 193 triệu USD và phần giảm
do lượng giảm là 1,78 tỷ USD.
1


Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Singapore: 2,03 triệu tấn,
giảm 46,2%; Trung Quốc: 1,29 triệu tấn, tăng 3,5%; Đài Loan: 1,28 triệu tấn, giảm nhẹ 0,2%; Cô
oét: 703 nghìn tấn, giảm nhẹ 0,4%… so với năm trước.
-


Nguyên vật liệu ngành dệt may, da, giày: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2013 là
1,27 tỷ USD, giảm 4,9% so với tháng trước. Tính đến hết năm 2013, trị giá nhập khẩu là 14,81
tăng 18,6% so với năm 2012. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là gần 8,4 tỷ USD, tăng 19,3%;
nguyên phụ liệu dệt may da giày là gần 3,73 tỷ USD, tăng 17,9%; xơ sợi dệt là gần 1,52 tỷ USD,
tăng 8% và bông là 1,17 tỷ USD, tăng 33,4%.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm 2013 là: Trung Quốc: 5,56
tỷ USD, tăng 27,3%; Hàn Quốc: 2,63 tỷ USD, tăng 19%; Đài Loan: 2,08 tỷ USD, tăng 8,4%; Nhật
Bản: 824 triệu USD, giảm 2,8%; Hoa Kỳ: 666 triệu USD, tăng mạnh 65,7% … so với năm 2012.

-

Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt thép trong tháng là gần 760 nghìn tấn, tăng 5,8%; trị giá là
hơn 513triệu USD, tăng nhẹ 1,4%. Tính đến hết năm 2013, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả
nước là gần 9,46 triệu tấn, trị giá là 6,66 tỷ USD, tăng 24,4% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so
với năm trước.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Trung
Quốc: 3,5 triệu tấn, tăng 49,5%; Nhật Bản: 2,51 triệu tấn, tăng 16,3%; Hàn Quốc: 1,41 triệu tấn,
giảm 3,7%; Đài Loan: 928 nghìn tấn, tăng 22,7%... so với năm 2012.

-

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trị giá nhập khẩu trong tháng 12/2013 là gần 264 triệu USD, tăng
38,5% so với tháng trước. Tính đến hết năm 2013, cả nước nhập khẩu 3,08 tỷ USD nhóm hàng
này, tăng 25,4%; trong đó trị giá nhập khẩu khô dầu đậu tương là 1,74 tỷ USD, tăng 37,9% so với
năm trước.
Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc & nguyên liệu trong năm 2013 chủ yếu từ các thị trường:
Achentina: 1,02 tỷ USD, tăng 46%; Hoa Kỳ: 430 triệu USD, tăng 48,6%; Ấn Độ: 338 triệu USD,
tăng 18,9%; Brazil: 264 triệu USD, tăng mạnh 76,2%… so với năm 2012.


-

Phế liệu sắt thép: trong tháng 12/2013, cả nước nhập khẩu hơn 201 nghìn tấn, trị giá là 73 triệu
USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 13,6% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết năm 2013,
cả nước nhập khẩu gần 3,24 triệu tấn với trị giá 1,25 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 11,8%
về trị giá so với năm trước.
Các thị trường chính xuất khẩu phế liệu sắt thép cho Việt Nam trong năm 2013 bao
gồm: Ôxtrâylia: 498 nghìn tấn, giảm 9,3%; Hoa Kỳ: gần 447 nghìn tấn, giảm nhẹ 1,2%; Nhật
Bản: 391 nghìn tấn, tăng 40%… so với năm 2012.

-

Chất dẻo nguyên liệu: lượng nhập khẩu trong tháng 12/2013 là gần 296 nghìn tấn, trị giá gần
539 triệu USD, tăng 7,5% về lượng và tăng 7,1% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết năm
2013, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam là 3,16 triệu tấn, tăng 15,3%, kim
ngạch nhập khẩu là 5,71 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm trước.
Trong năm 2013, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường: Ả rập Xê út:
718 nghìn tấn, tăng 26,1%; Hàn Quốc: 635 nghìn tấn, tăng 23,2%; Đài Loan: gần 446 nghìn
tấn, tăng 16,6%; Thái Lan: 294 nghìn tấn, giảm nhẹ 1,5%… so với năm 2012.

1


-

Phân bón các loại: lượng nhập khẩu trong tháng 12/2013 là hơn 462 nghìn tấn, trị giá là 156 triệu
USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 29,2% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết năm 2013,
tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước trong là 4,68 triệu tấn, trị giá nhập khẩu là 1,71 tỷ
USD, tăng nhẹ 1% so với năm 2012.
Trong năm 2013, lượng nhập khẩu nhiều nhất là phân SA với 1,1 triệu tấn, giảm 4,3%; phân Kali

hơn 1 triệu tấn, tăng 21,8%; phân DAP là 984 nghìn tấn, tăng 29,5%; phân Ure là 798 nghìn tấn,
tăng mạnh 58,3%; phân NPK: 421 nghìn tấn, tăng 23,5% và phân bón loại khác là 354 nghìn tấn,
giảm nhẹ 0,9% so với năm 2012.
Việt Nam nhập khẩu phân bón trong năm 2013 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc: 2,53 triệu tấn,
tăng 18,4% và chiếm 54% tổng lượng phân bón nhập về của cả nước; Nhật Bản: 289 nghìn tấn,
giảm 5,4%; Bêlarút: 289 nghìn tấn, giảm 1,3%…

-

Ô tô nguyên chiếc: lượng xe nguyên chiếc nhập về trong tháng là 3,73 nghìn chiếc, tăng 41,6%, trị
giá là hơn 83 triệu USD, tăng 27,9% so với tháng trước.
Tính trong năm 2013, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của cả nước là hơn 35,2 nghìn chiếc,
tăng 28,5%; trị giá gần 727 triệu USD, tăng 18,1% so với năm 2012; trong đó tăng cả ở loại ô tô
tải và ô tô 9 chỗ trở xuống. Cụ thể, lượng nhập khẩu ô tô tải là gần 16,73 nghìn chiếc, trị giá 381
triệu USD, tăng mạnh 69,1% về lượng và tăng 29,4% về trị giá; ô tô 9 chỗ trở xuống là gần 15,5
nghìn chiếc, trị giá hơn 180 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 26,8% về trị giá so với năm
trước.

Năm 2014
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của
Việt Nam trong tháng 12/2014 là hơn 26,9 tỷ USD, tăng 3,4%, tương ứng tăng hơn 892 triệu USD so với
tháng 11/2014. Trong đó, xuất khẩu đạt 12,88 tỷ USD, giảm 2,7%, tương ứng giảm 354 triệu USD so với
tháng 11/2014 và nhập khẩu đạt 14,04 tỷ USD, tăng 9,7% tương ứng tăng 1,25 tỷ USD. Do vậy, cán cân
thương mại hàng hóa trong tháng 12/2014 thâm hụt hơn 1,16 tỷ USD.


Xuất khẩu

Tính từ đầu năm đến hết tháng 12/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt hơn
298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim

ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; và nhập khẩu đạt hơn 148,05 tỷ
USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 16,02 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2014 đạt mức
thặng dư 2,14 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.

1


-

Hàng thủy sản: trong năm 2014, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 7,84 tỷ USD, tăng 17,1%,
tương ứng tăng 1,14 tỷ USD so với năm trước. Xuất khẩu hàng thuỷ sản trong năm nay có mức
tăng kim ngạch kỷ lục và cũng có tốc độ tăng cao nhất so với năm trước trong vòng 3 năm trở lại
đây.
Xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính trong năm 2014 đã đạt được
tốc độ và mức tăng khá cao. Trong đó, sang Hoa Kỳ đạt 1,71 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng
252 triệu USD); sang EU đạt 1,4 tỷ USD, tăng 21,7% (tương ứng tăng 249 triệu USD); sang Hàn
Quốc đạt 652 triệu USD, tăng 27,8%. Riêng thị trường Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD, có mức tăng
thấp hơn là 7,5%, tương ứng tăng 84 triệu USD.

-

Hàng rau quả: hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu trong tháng 12 đạt 139 triệu USD, tăng
28,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2014 lên
1,49 tỷ USD, tăng 38,9% (tương ứng tăng 418 triệu USD).
Hàng rau quả của Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc với 436 triệu USD, tăng 44,1% so với
cùng kỳ năm trước và chiếm 29,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

-

Cà phê: lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 12/2014 là 115 nghìn tấn, trị giá đạt 255 triệu

USD, tăng 37,3% về lượng và tăng 32,9% về trị giá so với tháng trước. Trong năm 2014, lượng cà
phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,7 triệu tấnvà trị giá đạt 3,56 tỷ USD, tăng 30,1% về lượng và
tăng 30,9% về trị giá so với năm 2013 (tương ứng tăng 840 triệu USD)

-

Gạo: trong tháng 12/2014 kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 319 nghìn tấn, trị giá 150 triệu USD, giảm
32,6% về lượng và 36,3% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2014, lượng xuất
1


khẩu nhóm hàng này là 6,38 triệu tấn, giảm 3,2% và trị giá đạt 2,96 tỷ USD, tăng 1,1% so với
cùng kỳ năm trước.


Nhập khẩu

-

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này năm 2014 là 22,5 tỷ
USD, tăng 20,4% về số tương đối và tăng 3,82 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm trước. Trong đó
khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 13,56 tỷ USD, tăng 29,9% và khối các doanh nghiệp trong
nước nhập khẩu 8,94 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước.
Tính đến hết năm 2014, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc là 7,93 tỷ USD, tăng
20,8% so với năm 2013. Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản: 3,79 tỷ USD, tăng 28%; Hàn
Quốc: 3,13 tỷ USD; tăng 10,9%; Đài Loan: 1,42 tỷ USD, tăng mạnh 54,1%; Đức: 1,18 tỷ USD,
tăng 36,8%…

-


Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá nhập khẩu trong năm 2014 là 27,2 tỷ USD, tăng
5,6% so với năm trước. Khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 24,2 tỷ USD, tăng 3,8% và khối
các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu gần 3 tỷ USD, tăng 22,9%.
Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc với
10,89 tỷ USD, tăng 6,8%; Hàn Quốc: 6,76 tỷ USD, giảm 7,5%; Singapore: 2,4 tỷ USD, tăng
23,9%; Nhật Bản: 1,95 tỷ USD, tăng 6,7%; Đài Loan: 1,51 tỷ USD, tăng mạnh 62,7%… so với
năm 2013.

-

Xăng dầu các loại: trong tháng 12/2014, lượng nhập khẩu xăng dầu các loại là 752 nghìn tấn,
tăng 51,1% so với tháng trước. Tính đến hết năm 2014, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả
nước là 8,62 triệu tấn, tăng 17,1% với trị giá 7,67 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2013.
1


Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Singapore: gần 2,6 triệu tấn,
tăng 28,4%; Trung Quốc: 1,73 triệu tấn, tăng 34%; Đài Loan: 1,26 triệu tấn, giảm nhẹ 1,7%; Thái
Lan: 888 nghìn tấn, tăng mạnh 83,8%; Cô oét: 560 nghìn tấn, giảm 20,2%… so với năm trước.

Năm 2015
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong
tháng 12/2015 đạt hơn 28 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng trước; trong đó trị giá xuất khẩu là 13,73 tỷ
USD, giảm 1,1% và trị giá nhập khẩu là 14,4 tỷ USD, tăng 4,9%. Trong tháng 11/2015, cán cân thương
mại hàng hóa nhập siêu 563 triệu USD.
Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm
2014, trong đó xuất hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng
hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm
hụt 3,54 tỷ USD (tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược lại so
với xu hướng thặng dư 2,37 tỷ của năm trước.

Như vậy, so với năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng hơn 124 tỷ
USD (từ 203,7 tỷ năm 2011 lên 327,76 tỷ USD năm 2015) nhưng xét về tốc độ tăng thì năm 2015 có tốc
độ tăng thấp nhất cả giai đoạn và thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân 15,8%/năm giai đoạn 20112015.

Năm 2016
Tính đến hết 12 tháng/2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 350,74 tỷ USD, tăng 7,1%,
tương ứng tăng gần 23,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD,
tăng 9%, tương ứng tăng gần 14,62 tỷ USD; nhập khẩu đạt hơn 174,11 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng
tăng hơn 8,54 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước tháng 12/2016 thâm hụt 494 triệu USD, đưa
mức thặng dư thương mại của cả năm 2016 còn hơn 2,52 tỷ USD.


Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2016 đạt gần 126,85 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện (gần
34,32 tỷ USD); tiếp theo là hàng dệt may (hơn 23,84 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
(gần 18,96 tỷ USD),...

1


-

Điện thoại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện trong tháng 12/2016 đạt gần
2,69 tỷ USD, giảm 17,9% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này
năm 2016 đạt gần 34,32 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu điện thoại từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: thị trường EU (28
nước) với kim ngạch đạt gần 11,24 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ đạt kim
ngạch hơn 4,3 tỷ USD, tăng 55,5%; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đạt kim ngạch 3,83 tỷ

USD, giảm 14,5%; thị trường ASEAN đạt gần 2,27 tỷ USD, tăng 6,2%; ...

-

Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may tháng 12/2016 đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng 21,1% so với
tháng trước. Đưa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả năm 2016 đạt hơn 23,84 tỷ USD, tăng
4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong năm 2016 lớn nhất là Hoa Kỳ với kim
ngạch hơn 11,45 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 là thị trường EU (28
nước) đạt kim ngạch hơn 3,56 tỷ USD, tăng 2,7%; thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 2,9 tỷ
USD, tăng 4,2%; ...

-

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng
12/2016 đạt hơn 1,86 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu
nhóm hàng này trong năm 2016 đạt 18,96 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm trước tương đương tăng
3,35 tỷ USD.
Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm với 4,1 tỷ
USD, tăng 47,2%; tiếp theo là EU đạt 3,73 tỷ USD, tăng 16,5%; sang Hoa Kỳ đạt 2,89 tỷ USD,
tăng 2,05%; sang Hà Lan đạt 1,75 tỷ USD, tăng mạnh 53,5%...so với năm trước.

1


-

Giày dép các loại: Xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam trong tháng 12 năm 2016 gần 1,34 tỷ
USD,tăng 9,7%. Qua đó đưa kim ngạch cả năm của nhóm hàng này đạt 13 tỷ USD, tăng 8,3% so
với năm trước,

Xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ đạt 4,48 tỷ USD tăng gần 10%, sang EU đạt 4,22 tỷ USD
tăng 3,51%; sang Trung Quốc đạt 905 triệu USD tăng 20%... so với năm 2015.

-

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,03 tỷ USD, giảm 6,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch
nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt hơn 10,14 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm
trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác từ Việt Nam năm 2016 chủ yếu được xuất khẩu sang:
Hoa Kỳ với kim ngạch gần 2,13 tỷ USD, tăng 27,2%; Nhật Bản đạt hơn 1,56 tỷ USD, tăng 10,9%;
thị trường EU (28 nước) đạt hơn 1,29 tỷ USD, tăng 29,4%; ....

-

Hàng thủy sản: Xuất khẩu hàng thủy sản tháng 12/2016 đạt 657 triệu USD, giảm 3,1% so với
tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,4%,
tương ứng tăng 484 triệu USD so với năm trước
Hàng thủy sản chủ yếu được xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,44 tỷ USD, tăng 9,7%; sang EU đạt 1,2
tỷ USD, tăng 3,6%; sang Nhật Bản 1,1 tỷ USD, tăng 6,2%; sang Trung Quốc đạt 685 triệu USD,
tăng 53%...

-

Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt 749 triệu USD, tăng
18,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm của nhóm này đạt gần 6,97 tỷ
USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm 2016 chủ yếu sang: thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch gần
2,83 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 1,02 tỷ
USD, tăng 4,7%; thị trường Nhật Bản đạt 981 triệu USD; giảm 5,9%; ...


-

Hàng nông sản (gồm các nhóm hàng: hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo): Kim
ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong tháng 12/2016 đạt kim ngạch gần 1,1 tỷ USD.
Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2016 đạt hơn 12,45 tỷ USD, tăng
16,2% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu từ các thị trường
sau: Thị trường Trung Quốc với gần 3,13 tỷ USD, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm trước; thị trường
EU (28 nước) với hơn 2,59 tỷ USD, tăng 16,2%; Hoa Kỳ đạt hơn 1,87 tỷ USD, tăng 25,2%; ....

-

Than đá: Xuất khẩu than đá tháng 12/2016 đạt 284 nghìn tấn, tị giá 37 triệu USD, tăng 72,5% về
lượng và 74,1% về giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả
năm 2016 đạt gần 1,28 triệu tấn, trị giá 141 triệu USD; giảm 27% về lượng và 23,8% về trị giá so
với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường nhập khẩu than đá từ Việt Nam năm 2016 như: Nhật Bản với kim ngạch 675 nghìn
tấn, trị giá 65 triệu USD; tăng 5,4% về lượng và giảm 7,8% về trị giá; thị trường Malysia với 103
nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD; tăng 105,4% về lượng và 174,6% về trị giá; ....
1




Nhập khẩu:

Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 110,78 tỷ USD, chiếm 63,6% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu chủ yếu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác (hơn 28,37 tỷ USD) tiếp theo là là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 27,87 tỷ

USD); điện thoại các loại và linh kiện (hơn 10,56 tỷ USD), vải các loại (hơn 10,48 tỷ USD)...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác: Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác trong
tháng 12/2016 đạt gần 3,07 tỷ USD, tăng 12,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu
nhóm hàng này đạt hơn 28,37 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, trở thành nhóm hàng có kim
ngạch nhập khẩu lớn nhất.
Các thị trường cung cấp máy móc thiết bị cho Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: Trung Quốc với
kim ngạch gần 9,28 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 5,83 tỷ USD, tăng
14,1%; Nhật Bản đạt gần 4,17 tỷ USD, giảm 7,5%; ....
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt gần 2,51
tỷ USD, giảm 0,9% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt hơn
27,87 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2016 máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ: Hàn Quốc với kim ngạch
hơn 8,67 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt gần 5,92 tỷ USD, tăng 13,7%;
Đài Loan đạt gần 3,16 tỷ USD, tăng 44,1%; Nhật Bản đạt gần 2,81 tỷ USD, tăng 23,7%; ...
Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu trong tháng của nhóm hàng này đạt hơn 1 tỷ USD, giảm
1,2% so với tháng trước. Đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt gần 10,56 tỷ USD,
giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước.

1


Điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với hơn 6,14 tỷ
USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 3,58 tỷ USD, tăng 18,4%; ...
Nguyên phụ liệu (bao gồm: vải các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy; xơ, sợi dệt cá lại; bông các
loại): Nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu trong tháng đạt gần 1,68 tỷ USD, giảm 3,6% so với
tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cả năm đạt gần 18,82 tỷ
USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên phụ liệu trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với kim ngạch hơn 8,02 tỷ
USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 2,92 tỷ USD, tăng 3%; Đài Loan đạt 2,28

tỷ USD, giảm 2,3%; ...
Sắt thép các loại: Nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,52 triệu tấn, trị giá 771 triệu
USD, tăng 4,4% về lượng và 8,2% về trị giá so với tháng trước. Qua đó đưa lượng sắt thép các loại nhập
khẩu trong năm 2016 đạt gần 18,37 triệu tấn, trị giá gần 4,81 tỷ USD, tăng 26,7% về lượng và 13,5% về
trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 10,85 triệu tấn, trị giá hơn
4,45 tỷ USD, tăng 14,25% về lượng và 7,1% về trị giá so với năm trước; Nhật Bản đạt gần 2,64 triệu tấn,
trị giá gần 1,19 tỷ USD, tăng 2,2% về lượng và 6,4% về trị giá; Hàn Quốc đạt hơn 1,8 triệu tấn, trị giá gần
1,01 tỷ USD, tăng 3,16% về lượng và giảm 3,37% về trị giá; ...
Xăng dầu các loại: Nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng đạt gần 1,34 triệu tấn; trị giá 668 triệu
USD, tăng 28,2% về lượng và 36,1% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu
xăng dầu các loại trong năm 2016 đạt gần 11,86 triệu tấn, trị giá hơn 4,94 tỷ USD, tăng 18% về lượng,
tuy nhiên giảm 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan với hơn 1,5 triệu tấn, trị giá 638
triệu USD, giảm 33,5% về lượng và 44,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc với hơn 1,04
triệu tấn, trị giá 451 triệu USD, giảm 40,3% về lượng và 51% về trị giá; .
2.2 Tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2017
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan,tính đến hết 9 tháng /2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng
hoá của Việt Nam đạt 308,12 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất
khẩu đạt 154,32 tỷ USD, tăng 20% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 153,99 tỷ USD, tăng 22,7%.
Cán cân thương mại: Trong tháng 9/2017 Việt Nam xuất siêu 1,1 tỷ USD, qua đó đưa cán cân thương mại
hàng hóa cả nước 9 tháng/2017 đổi chiều thặng dư 328 triệu USD. Trong đó, xuất siêu với Hoa Kỳ là:
24,14 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Khối doanh nghiệp FDI trong tháng 9/2017 xuất siêu 542 triệu USD, đưa cán cân thương mại của khối
này 9 tháng /2017 thặng dư đến 13,74 tỷ USD, trong khi khối doanh nghiệp trong nước thâm hụt là 13,42
tỷ USD.


Xuất khẩu


Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa: Trong 9 tháng/2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
với 10 thị trường lớn nhất đạt kim ngạch 220,65 tỷ USD, chiếm 71,6% trong tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của cả nước. Thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam với 10 đối tác chính đều đạt mức
tăng khá cao. Trong đó, thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc tăng 43% so với cùng kỳ năm
trước; Thị trường Trung Quốc tăng 25,2%; Hồng Kông tăng 23,7%; Thái Lan tăng 22,7%; thị trường
ASEAN đạt mức tăng 21,6%; EU( 28 nước) tăng 14,3%...
Biểu đồ 2: Tỷ trọng 10 đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam 9 tháng năm 2017
1


×