Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.81 KB, 12 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
HVTH: Phạm Hồng Mơ1
GVHD: PGS.TS.Nguyễn Kim Hồng
TÓM TẮT
Sự phát triển dân số (DS) ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đến quy mô, chất lượng,
đầu tư cho giáo dục (GD) thông qua quy mô, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số và phân bố
địa lí dân cư. Và ngược lại, việc phát triển GD cũng ảnh hưởng đến các động lực phát triển
dân số như mức sinh, tử, hôn nhân, di cư và các mặt xã hội của dân cư. Bài viết nghiên cứu
tác động của gia tăng dân số tới vấn đề giáo dục ở Việt Nam nhằm làm cơ sở để xây dựng
kế hoạch đầu tư thỏa đáng cho GD, phát huy vai trò “GD là quốc sách hàng đầu” trên con
đường phát triển kinh tế xã hội (KT – XH) nước ta.
Từ khóa: Phát triển dân số, phát triển giáo dục, Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Con người là vốn quý nhất của xã hội, là động lực để phát triển kinh tế - xã hội và cũng là
mục tiêu hướng tới của mỗi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, chiến lược phát triển KT –
XH thời kì 2011 – 2020 của đảng ta đã khẳng định “Phát triển con người phải được coi là
chiến lược trung tâm của Việt Nam”. Trong vấn đề phát triển con người thì giáo dục được
coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn
nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiêp hoá - hiện đại hoá đất nước. Giáo dục vừa là mục
tiêu, vừa là sức mạnh của nền kinh tế. Sự phát triển dân số đã tạo động lực toàn diện tới tác
vấn đề kinh tế - xã hội. Hiện nay, dân số là vấn đề có tính thời sự và là mối quan tâm của
toàn nhân loại. Dân số tăng ngày càng nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền
vững về các mặt của con người và xã hội. Không nằm ngoài thực trạng chung, Việt Nam
dưới tình hình dân số hiện nay cũng đang đứng trước cơ hội và thách thức nhiều mặt, trong
đó phải kể đến vấn đề giáo dục. DS tác động đến GD thông qua quy mô, cơ cấu, tốc độ gia
tăng và chất lượng dân cư…Phát triển dân số hợp lí sẽ trở thành điều kiện thuận lợi cho phát
triển GD hoặc ngược lại, sẽ dẫn đến sự trì trệ của ngành GD.
2. Nội dung
2.1. Một số khái niệm cơ bản
- Dân số: Là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ quy mô, cơ cấu.
1 Học viên cao học khóa 26, ngành Địa lí học, trường ĐHSP TP HCM




- Phát triển dân số:Là quá trình phát triển số dân trên một lãnh thổ một quốc gia hoặc trên
toàn thế giới, trong một thời gian nhất định ( thường tính từ 1 năm trở lên)
- Giáo dục: Giáo dục là một quá trình tổ chức có mục đích, là hoạt động hướng tới con
người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và
kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối
tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích
mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động. Một cách khái quát nhất có thể định
nghĩa GD là tất cả các dạng học tập của con người.
- Phát triển GD: Là việc mở rộng quy mô của hệ thống GD trên các mặt nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nhân cách, đáp ứng những đòi hỏi phát triển
của xã hội cũng như của mỗi thành viên.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của giáo dục
- Tỉ lệ người lớn biết chữ (trên 15 tuổi)
- Số năm đi học trung bình hay tỉ lệ nhập học các cấp
- Số học sinh trên 1 vạn dân
- Chi phí cho giáo dục: % trong GDP hay so với tổng chi ngân sách
- Số lượng giáo viên / học sinh
- Trình độ trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện dạy học
→ Kinh tế càng phát triển thì các chỉ số càng cao.
2.3. Vai trò của giáo dục
- Giáo dục được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng dân số,
phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiêp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh của nền kinh tế.
- Giáo dục là nền tảng văn hoá, là điều kiện quan trọng cho một nền dân chủ, chính trị ổn
định.
- Giáo dục là nền tảng xã hội của nền kinh tế tri thức (Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam
coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.)
- Muốn tiếp cận nền được nền kinh tế và kỹ thuật hiện đại, có trình độ dân trí của nhân dân

và trình độ chuyên môn nghề nghiệp của người lao động.


- Trình độ giáo dục là một đại lượng đặc trưng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội
của một quốc gia.
2.4. Tác động của dân số tới vấn đề giáo dục ở Việt Nam
DS và GD có mối liên hệ tác động lẫn nhau và chịu tác động của nhiều yếu tố khác như
kinh tế, chính trị, quan niệm, phong tục, truyền thống văn hóa, tôn giáo... Sự thay đổi về quy
mô và cơ cấu dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng và chất lượng của hệ thống
giáo dục.
2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô và tốc độ gia tăng dân số đến chất lượng giáo dục
Việt Nam là nước có tỷ lệ gia tăng dân số cao. Quy mô và tốc độ tăng dân số có tác động
trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của giáo dục. Ở nước ta do quy mô dân số tăng nhanh
nên số lượng học sinh cũng không ngừng tăng nên. Tốc độ tăng dân số cao sẽ làm cho số
học sinh trong độ tuổi đến trường tăng nhanh chóng.Tuy nhiên, tác động gián tiếp của quy
mô và tốc độ tăng dân số thể hiện thông qua ảnh hưởng của sự tăng nhanh dân số đến chất
lượng cuộc sống, mức thu nhập từ đó ảnh hưởng đến quy mô giáo dục, đầu tư cho giáo dục,
chất lượng giáo dục. Tốc độ gia tăng dân số không tương xứng với sự phát triển của nền
kinh tế dễ dẫn đến tình trạng đói nghèo, thiếu ăn, thiếu chỗ ở, thu nhập thấp, dẫn đến tình
trạng những gia đình đông con không có tiền đóng học cho con, nên con cái phải nghỉ học
để phụ giúp gia đình đi làm kiếm tiền. Như vậy, khi dân số tăng mà thu nhập thấp thì tỉ lệ trẻ
em đến trường thấp dẫn đến tỉ lệ mù chữ trong dân cư cao.
Việt Nam là một quốc gia có quy mô dân số lớn, tốc độ phát triển dân số ngày càng
nhanh, khoảng cách dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn. Năm 2015 Việt Nam đạt 91,7
triệu người, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, chỉ sau Indo-nêxia (257,6 triệu người) và Philippin
(100,7 triệu người) và xếp thứ 14 trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới [7].
Mặc dù tỷ lệ giảm sinh vừa qua đã giảm và còn tiếp tục giảm, nhưng kết quả giảm sinh
chưa thật sự vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng dân số nhanh trở lại. Nếu không
duy trì sự nỗ lực thì quy mô dân số nước ta vào giữa thế kỷ XXI có thể nên tới 125 triệu
người hoặc cao hơn, và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Ở nước ta, nhiều trường lớp cũng được mở ra và đội ngũ giáo dục cũng tăng nhằm đáp
ứng cho nhu cầu số lượng học sinh tăng lên.Trong giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ nhập học tinh
tăng nhanh, trong đó mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 72% lên 98%, tiểu học từ 94% lên 97%, trung
học cơ sở từ 70% lên 85%, trung học phổ thông từ 33% lên 50%; quy mô đào tạo nghề tăng
3,08% lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,69 lần, cao đẳng và đại học tăng 2,32 lần; tỷ lệ


lao động đã qua đào tạo đạt 43%, bước đầu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Mạng
lưới cơ sở giáo dục phát triển rộng khắp trong toàn quốc đã mở rộng cơ hội học tập cho mọi
người; bước đầu xây dựng xã hội học tập.
Năm học 2015-2016, cả nước có 4,0 triệu trẻ em đi học mẫu giáo, tăng 6,0% so với năm
học 2014-2015; 15,3 triệu học sinh phổ thông, tăng 1,8%, bao gồm: 7,8 triệu học sinh tiểu
học, tăng 3,3%; 5,1 triệu học sinh trung học cơ sở, tăng 0,8% và 2,4 triệu học sinh trung
học phổ thông, giảm 0,6% [4]. Tính đến tháng 9/2015, cả nước có 32/63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 63/63 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó 10
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi mức độ 2. Theo kết quả Điều tra, số trẻ em đi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1
đạt tỷ lệ 96,8%; số trẻ em độ tuổi tiểu học đi học đúng tuổi đạt tỷ lệ 97,9%, số trẻ em độ tuổi
tiểu học không đi học là 1,5%. Số trẻ em độ tuổi trung học cơ sở đi học đúng tuổi đạt tỷ lệ
90,4%; số trẻ em độ tuổi trung học cơ sở không đi học là 6,0%. Số học sinh hoàn thành cấp
trung học cơ sở tiếp tục đi học trung học phổ thông đạt tỷ lệ 90%. Số trẻ em độ tuổi trung
học phổ thông đi học đúng tuổi đạt tỷ lệ 70,7%; số trẻ em độ tuổi trung học phổ thông
không đi học là 24,1% [4].

 Tác động của dân số đến việc giảng dạy
Dân số tăng nhanh đẫn đến số lượng học sinh trong 1 lớp tăng nhanh. Số lượng học sinh
trong 1 lớp mà Bộ giáo dục quy định là từ 35 – 45 học sinh. Năm học 2015-2016, tỷ lệ học
sinh trên lớp cấp tiểu học là 27 học sinh/lớp; cấp trung học cơ sở là 33 học sinh/lớp và cấp
trung học phổ thông 38 học sinh/lớp. Tỷ lệ giáo viên trên lớp cấp tiểu học là 1,4 giáo

viên/lớp; cấp trung học cơ sở là 2,0 giáo viên/lớp và cấp trung học phổ thông là 2,4 giáo
viên/lớp [4]. Tuy nhiên, còn nhiều trường có số lượng học sinh trong 1 lớp là từ 40 – 50 học
sinh, thậm chí là 55 học sinh. Điều này nói lên một thực trạng đáng cảnh báo về việc lớp
học quá tải ở đa số các trường của nước ta hiện nay. Đây là thực trạng chung của các thành
phố lớn khi dân số ở đây quá đông và chật chội. Vì thế, điều này hưởng không nhỏ đến việc
giảng dạy của giáo viên. Đa số các giáo viên đều cho rằng họ cảm thấy khó khăn trong việc
dạy học một lớp có sĩ số đông, đó là việc truyền tải kiến thức, ổn định nề nếp của lớp đông
học sinh không được tốt bằng lớp có ít học sinh hơn, do giáo viên không thể bám sát được
từng em, làm cho chất lượng học sinh không đều, có khi bị chênh lệch lớn. Đó là một trong
những vấn đề nan giải của giáo dục hiện nay khi tình trạng thiếu lớp, thiếu giáo viên đã ảnh
hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy và học trong các trường của nước ta hiện nay.


 Tác động của dân số đến việc học tập
Do số lượng học sinh trong 1 lớp đông nên không tránh khỏi tình trạng có những em
không hiểu bài. Do giáo viên không có thời gian quan tâm từng em một. Việc trong một lớp
mà có đến 45 -50 học sinh thì chắc chắn việc truyền thụ kiến thức đầy đủ cho cả lớp là một
việc vô cùng khó khăn, ngay với việc giữ trật tự ổn định trong giờ đã là một việc vô cùng
vất cả đối với các giáo viên. Hơn nữa, việc các em tiếp thu được hết bài giảng của giáo viên
thì đòi hỏi các em phải tập trung và không mất trật tự. Ở lứa tuổi học sinh, đặc biệt là các
em tiểu học vẫn còn rất nghịch ngợm và ham chơi, đây cũng là một nguyên nhân lớn cản trở
quá trình tiếp thu bài giảng của một tập thể đông. Vì thế, dẫn đến tình trạng học sinh phải đi
học thêm bên ngoài để bổ sung kiến thức. Việc quá tải này còn dẫn đến nhiều bất cập, như
phải chia thành nhiều ca học, học sinh phải học cả thứ 7, chủ nhật là hiện tượng rất phổ biến
hiện nay.

 Tác động của dân số đến cơ sở vật chất
Dân số tăng nhanh cũng là gánh nặng đầu tư cho giáo dục. Năm học 2015-2016, cả
nước có 14513 trường mẫu giáo, tăng 334 trường so với năm học 2014-2015; 28951
trường phổ thông, tăng 29 trường, bao gồm: 15254 trường tiểu học, giảm 23 trường;

10312 trường trung học cơ sở, tăng 19 trường; 2399 trường trung học phổ thông, tăng 13
trường; 597 trường phổ thông cơ sở, tăng 12 trường và 389 trường trung học, tăng 8
trường [4]. Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục ngày một tăng: do ngân sách chưa
lớn, nên đầu tư cho ngành giáo dục chưa cao, cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu thốn,
nhiều nơi còn chưa xây dựng được trường lớp khang trang, bàn ghế sách vở đồ dùng còn
thiếu. Điều này thể hiện rõ nhất trong các trường học ở nông thôn, miền núi, vùng sâu
vùng xa. Tại các môi trường như vậy, điều rõ nhận thấy là sự mất cân đối sâu sắc về chất
lượng giáo dục giữa các vùng nông thôn, miền núi còn nhiều khó khăn với các thành phố
lớn. Việc không được tiếp cận với các trang thiết bị học tập hiện đại sẽ gây cản trở lớn
tới việc hình thành và áp dụng những phương pháp học tập đổi mới đối với cả giáo viên
và học sinh. Điều này làm cho họ bị lạc hậu, do không được tiếp cận với những kiến
thức rộng lớn và giảm bớt kĩ năng cần thiết cho một xã hội hiện đại.
2.4.2. Cơ cấu dân số ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục.
Cơ cấu dân số ở nước ta trong thời gian qua là không hợp lí cả về giới tính, nhóm tuổi,
giữa thành thị và nông thôn. Thực tế cho thấy tình trạng mất bình đẳng về giới ở nước ta vẫn
xảy ra nhất là khả năng tiếp cận giáo dục, đào tạo về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch
hoá gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái còn nhiều hạn chế. Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh


hưởng trực tiếp đến phát triển giáo dục. Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính là những yếu
tố xác định hình thức, cơ cấu của hệ thống giáo dục.
+ Cơ cấu DS theo tuổi: dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ, tuy vậy mức độ trẻ ngày
càng giảm. Nhóm 0-14 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 còn 23,5% tổng dân số năm 2014 [3].
Cơ cấu tuổi phụ thuộc vào mức sinh, mức sinh càng cao thì cơ cấu tuổi càng trẻ. Thời gian
gần đây do có các biện pháp hạn chế mức sinh nên mức sinh đã giảm, vì vậy mức độ trẻ
hiện nay đã giảm so với thời kỳ trước. Dân số trong độ tuổi đến trường cao, thì quy mô giáo
dục tương ứng càng phải lớn. Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, tháp dân số có dạng
hình tam giác, đáy rộng không đồng đều giữa các vùng, miền ảnh hưởng trước tiên tới quy
mô, cơ cấu khung và cơ cấu lãnh thổ ngành giáo dục. Nếu tất cả trẻ em đến tuổi đi học đều
đến trường thì hệ thống giáo dục cũng có dạng hình tháp giống như tháp dân số trẻ.

+Theo giới tính: Tỷ lệ nữ trên tổng số dân ở nước ta không ổn định và biến động thất
thường, tư tưởng trọng nam khinh nữ có chuyển biến nhưng vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
Tính đến năm 2015 vẫn còn 4/6 vùng có tỉ số giới ính khi sinh vượt ngưỡng gồm Đồng bằng
sông Hồng (120,7), Trung du và miền núi phía Bắc (114,3), Bắc Trung Bộ và DH Nam
Trung Bộ (112,2) và Đông Nam Bộ (114,2). Trong khi đó, tỉ số này của cả nước là 112,8,
tuy nhiên, tỷ số giới tính chung vẫn ở mức cho phép đạt 97,3 [4].
Bảng 1: Tỷ lệ nhập học tinh ở cấp tiểu học phân theo giới tính (%)
Năm học

Nam

Nữ

Chung

2006-2007
2007-2008
2008-2009
2009-2010
2010-2011
2011-2012
2012-2013

92,24
92,84
94,16
95,43
95,39
95,58
96,92


94,15
98,82
97,26
97,11
98,68
99,35
96,38

95,96
96,07
96,95
97,54
97,58
97,67
98,31
Nguồn: [1]

Tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học luôn ổn định ở mức cao, tăng dần từ 95,96% năm học
2006-2007 lên 98,31% năm học 2012-2013. Số liệu ở Bảng 1 cũng cho thấy tỷ lệ nhập học ở
cấp tiểu học ít có sự chênh lệch giữa nam và nữ.


Bảng 2: Tỷ lệ nhập học cấp THCS phân theo giới tính
Năm học
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005

2005-2006
2006-2007
2007-2008
2008-2009
2009-2010
2010-2011
2011-2012
2012-2013

Tỷ lệ nhập học tinh ở cấp THCS
Nam
Nữ
Chung
71,12
68,88
70,0
76,65
75,04
75,8
79,15
73,85
76,5
77,17
76,55
76,86
78,10
77,14
77,62
79,21
78,27

78,74
82,80
79,22
81,04
84,74
80,06
82,70
88,27
78,25
83,08
88,76
81,17
84,95
83,68
84,53
84,09
92,47
82,19
87,24
91,17
84,96
88,04
Nguồn: [1]

Tỷ lệ nhập học THCS tăng ổn định qua từng năm nhưng vẫn còn có sự chênh lệch giữa
học sinh nam và học sinh nữ.
Tỉ lệ nữ nhiều có thể dẫn đến một số ngành đào tạo cao đẳng, đại học thay đổi để phù hợp
với cơ cấu dân số theo giới. Ví dụ: thường thì nam sẽ chọn những ngành như công nghệ
thông tin, xây dựng,… Nữ sẽ chọn những ngành như sư phạm (đặc biệt là mầm non và tiểu
học), thư kí văn phòng,

+Cơ cấu nghề: Do xuất phát điểm của Việt Nam là đi lên từ một nước nông nghiệp nghèo
nàn, lạc hậu nên dân số trong khu vực nông nghiệp vẫn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, mặc dù
những năm gần đây có giảm nhưng tốc độ chậm. Tuy nhiên không thể phủ nhận những bước
chuyển mình theo hướng tích cực của cơ cấu ngành nghề của Việt Nam trong những năm
gần đây đó là giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Kéo theo đó
là tỉ số dân cư cũng dịch chuyển theo tương ứng mặc dù sự xê dịch vẫn còn khá chậm. Do
xuất phát điểm là nông nghiệp nên trình độ dân trí còn thấp, khả năng tiếp thu khoa học kĩ
thuật chưa cao. Gia đình làm nông thường không quan tâm đến việc học của con, hoặc
không đủ trình độ để dạy con học, dẫn đến tình trạng một số học sinh bỏ học, ở nhà làm
nông cùng gia đình.
+ Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn: Cơ cấu theo trình độ học vấn còn nhiều bất cập
và có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Dân số ở thành thị thì có điều kiện


thuận lợi cho học tập hơn ở nông thôn do đó ở thành thị dân số có trình độ học vấn cao cả về
số lượng và chất lượng.
2.4.3. Phân bố dân cư và mật độ dân số ảnh hưởng tới giáo dục
Phân bố địa lý dân số cũng có ảnh hưởng đến giáo dục. Ở nước ta dân số phân bố không
đều giữa đồng bằng và miền núi; giữa thành thị và nông thôn. Ở thành thị và các vùng đông
dân kinh tế thường phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều cơ hội được đến trường hơn những
vùng kém phát triển dân cư thưa thớt. Ngoài ra do điều kiện kinh tế chưa có nên nước ta
chưa quan tâm đúng mức đến sự phát triển giáo dục ở các vùng hẻo lánh và nhiều giáo viên
không muốn làm việc ở vùng này. Mật độ dân số ở các khu vực thành thị quá lớn nên ảnh
hưởng đến số lượng và chất lượng giáo dục. Mật độ dân số quá lớn số trẻ em đến tuổi đi học
cao gây quá tải, học sinh phải học 3 ca, ví dụ như c ở các thành phố lớn như : Hà Nội ,
Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…
Ngược lại ở nơi dân cư thưa thớt, ví dụ như các dân tộc sống rải rác trên núi, số trẻ em
trong độ tuổi đi học không nhiều, khoảng cách từ nhà đến trường lớn cũng là một yếu tố gây
khó khăn cho ngành giáo dục.Dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn
theo vùng. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, là châu thổ của

hai sông lớn, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi, có 43%
dân số của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên, là những vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu số sinh
sống chủ yếu, chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) dân số của cả nước. Dân số Việt
Nam cũng phân bố không đều giữa các tỉnh, đặc biệt dân cư tập trung ở các đô thị lớn.
Bảng 3: Diện tích, dân số và mật độ dân cư của các vùng trong cả nước năm 2015
Nguồn: [4]

Cả nước

Diện tích
(Km2)
330966,9

Dân số TB
Mật độ dân số
(Nghìn người)
(Người/km2)
91713,3
277

Đồng bằng sông Hồng

21060,0

20925,5

994

Trung du và miền núi phía Bắc


95266,8

11803,7

124

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên

95832,4
54641,0

19658,0
5607,9

205
103

Đông Nam Bộ

23590,7

16127,8

684

Đồng bằng sông Cửu Long

40576,0


17590,4

434

Vùng


Chính sự phân bố không đồng đều trên đã ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng giáo dục của
nước ta. Những vùng đông dân thường là những vùng có đất đai màu mỡ, giao thông thuận
lợi và kinh tế phát triển nên giáo dục ở những nơi này có điều kiện phát triển tốt hơn, tốt
hơn những nơi khác cả về chất và lượng.
Bảng 4: Tỷ lệ người lớn (15+) biết chữ phân theo các vùng địa lý (%)
Năm
Toàn quốc
Miền núi phía Bắc
Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Trung bộ và DH Nam TB
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng Sông Cửu Long

2010
93,7
88,3
97,3
93,3
89,9
96,3
92,2


2012
94,7
89,2
98,0
94,5
92,1
97,0
93,1

2013
94,8
89,5
98,1
94,7
91,2
97,1
93,4

2014
94,7
89,0
98,1
95,2
90,3
97,2
92,6

2015
94,9

89,9
98,2
95,2
90,4
97,3
92,9
Nguồn: [4]

Nhìn chung, tỷ lệ biết chữ ở các vùng địa lý đều tăng trong giai đoạn 2010-2015. Tỷ lệ
biết chữ của người lớn (15+) ở vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ luôn ổn định ở
mức cao nhất. Vùng có tỷ lệ biết chữ của người lớn (15+) thấp nhất là vùng miền núi phía
Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu long, thấp hơn tỷ lệ trung bình của toàn quốc từ
5-6% (người lớn 15+). Như vậy, có thể thấy rằng, số người mù chữ hiện nay chủ yếu là
người dân tộc thiểu số, sinh sống ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông cách
trở, địa bàn sinh sống rộng lớn, kinh tế - xã hội chậm phát triển.
Bảng 5: Tỉ lệ người lớn (15+) biết chữ phân theo nông thôn, thành thị (%)
Năm

Tổng số

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015


93,6
93,8
93,6
94,0
93,7
94,2
94,7
94,8
94,7
94,9

Theo giới tính
Nam
96,0
96,2
96,1
96,1
95,9
96,5
96,6
96,6
96,4
96,6

Nữ
91,4
91,6
91,3
92,0

91,6
92,2
92,9
93,1
93,0
93,3

Theo thành thị, nông thôn
Thành thị
96,9
97,0
97,0
97,3
97,0
97,3
97,5
97,6
97,5
97,6

Nông thôn
92,3
92,5
92,2
92,5
92,3
92,7
93,3
93,4
93,3

93,5
Nguồn: [4]


Tính chung cả nước, tỷ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên tiếp tục được cải thiện;
tăng dần từ 93,6% lên 94,9% (người lớn 15+). Tuy nhiên:
- Tỷ lệ biết chữ của nữ giới (từ 15 tuổi trở lên) tăng từ 2006 đến nay, tuy nhiên luôn thấp
hơn nam giới từ 3-5%.
- Tỷ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên giữa nông thôn và thành thị chênh lệch
đáng kể, ở nông thôn luôn thấp hơn từ 3-4% so với thành thị.
2.4.4. Di cư và giáo dục
Việc di cư, nếu không có tổ chức, không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến tình trạng bị gián
đoạn hoặc bỏ học ở trẻ; do đó, việc hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cần phải tính
toán đến các yếu tố này.Theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở 1/4/2009, dân số nước ta gần 86
triệu người, tăng 11,3% so với năm 1999. Cũng theo kết quả cuộc Tổng điều tra này, trong 5
năm, từ 2004 đến 2009, gần 7 triệu người di cư, tăng 50% so với giai đoạn 1994-1999. Năm
2013, cả nước có gần1,8 triệu người di cư, tăng 33% so với trung bình giai đoạn (20042009). Xét về cường độ cũng có sự gia tăng khá mạnh. Di cư giữa các tỉnh, tăng từ 29 người
di cư/1000 dân năm 1999 lên 43 người di cư/1000 dân năm 2009. Di cư giữa các vùng tăng
từ 19 người di cư/1000 dân năm 1999 lên 30 người di cư/1000 dân năm 2009. Rõ ràng,
người di cư ngày càng nhiều và tăng mạnh hơn nhiều so với tăng dân số.
Bảng 6: Số dân di cư qua các thời kỳ ở nước ta
Thời kỳ

1984-1989

1994-1999

2004-2009

Số người di cư (nghìn người)


1.415

4.482

6.725
Nguồn: [2]

Do vốn đầu tư nước ngoài vào các vùng cũng rất khác nhau, cũng là nguyên nhân dẫn
đến tình trạng di cư giữa các vùng trong cả nước. So vùng Tây Nguyên, mức đầu tư nước
ngoài vào đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ gấp rất nhiều lần. Thực trạng này chứa
đựng nguy cơ di cư tự do lớn so với di dân theo dự án. Theo số liệu điều tra người di cư nội
địa Việt Nam năm 2015, cả nước có 11170 lượt di cư giữa các vùng kinh tế. Ở TP. Hồ Chí
Minh luồng di cư tự do đến không ngừng tăng lên. Nhìn chung tình trạng di dân tự do và sự
di chuyển của lực lượng lao động đó đã làm trầm trọng thêm việc đáp ứng những dịch vụ xã
hội cơ bản gây ô nhiễm môi trường sống, tàn phá tài nguyên, gia tăng các tệ nạn xã hội và
tạo sức ép cho giáo dục. Quy mô dân số ở thành thị vượt quá khả năng đáp ứng của kết cấu
hạ tầng (nhà ở, giao thông, cấp thoát nước…) Tuy nhiên, di cư nông thôn - thành thị còn có
tác dụng thúc đẩy giáo dục phát triển ở khu vực thành thị: làm tăng số người có nhu cầu đi


học, tăng thêm giáo viên, cơ sở vật chất. Tạo sức ép cho giáo dục tại những thành phố có
mật độ dân cư đông.
2.4.5. Ảnh hưởng của tuổi kết hôn tới hệ thống giáo dục
Tuổi kết hôn cao tạo cơ hội kéo dài thời gian học tập ở các trường học. Thông thường, ở
khu vực miền núi, nông thôn khi các em học sinh đến tuổi trưởng thành, những tình cảm nảy
sinh là điều hoàn toàn tự nhiên và không tránh khỏi. Nếu các em kết hôn sớm dẫn đến tình
trạng bỏ học giữa chừng và ngược lại, các em bỏ học thì có khả năng kết hôn sớm hơn.
2.4.6. Chất lượng dân số ảnh hưởng đến giáo dục
Chất lượng dân số được thể hiện ở trình độ văn hóa, khả năng nhận thức học hỏi và thể

lực của người dân.Ở Việt Nam đã thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu học nhưng đến năm
2009 có khoảng 1,7 triệu người mù chữ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục Việt
Nam. Làm giảm chất lượng của giáo dục vì chưa biết chữ thì không thể nào mà thu nhận
được các kiến thức khác và nhà nước cẩn phải chi thêm nhiều tiền để dành cho việc xóa mù
thay vì chi để nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo thống kê của UNDP năm 2011 thì số năm đi học trung bình của người dân là 5,5
năm. Rất thấp so với mức kì vọng là 10 năm. Năm 2011 cả nước có 14,8 triệu học sinh phổ
thông với tổng số 587,2 nghìn giáo viên. Điều đó cho thấy nước ta có tỉ lệ dân số đi học khá
cao, cùng với đội ngũ giáo viên đủ để đáp ứng nhu cầu học tập. Nhưng số năm đi học trung
bình lại thấp. Điều đó cho thấy người Việt Nam không dành nhiều thời gian cho việc học và
tình trạng bỏ học nửa chừng rất phổ biến. Với số lượng học sinh bậc phổ thông lớn sẽ là
nguồn cung cấp đầu vào cho các hệ đại học cao đẳng sau này, do đó để nâng cao thêm trình
độ của dân số thì cần phải có những biện pháp nâng cao số năm đi học trung bình của người
dân.
Nhìn một cách tổng quát chất lượng dân số Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu xây
dựng nguồn nhân lưc chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Các yếu tố về thể lực của người Việt Nam nhất là chiều cao cân nặng sức bền còn rất
hạn chế. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người lớn còn cao và số trẻ em thuộc diện thấp, còi (thấp
hơn so với lứa tuổi ) còn nhiều. Ngoài ra có hàng triệu trẻ em bị tàn tật, mắc bệnh bẩm sinh,
ảnh hưởng bởi chất độc màu ra cam. Tội phạm, tiêu cực xã hội tăng, trong đó có cả trẻ em
đang là vấn đề quan tâm của xã hội.
3. Kết luận


Sự phát triển dân số có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển giáo dục của nước ta, dân số
phát triển nhanh nhưng lại phân bố không đồng đều sẽ gây ra sự chênh lệch về trình độ phát
triển giữa các vùng miền, khu vực trong cả nước.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, các điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn
thì việc gia tăng dân số nhanh và liên tục là một điều không tốt cho sự phát triển của đất
nước. Vì vậy, cần có các biện pháp thiết thực, hiệu quả để đảm bảo sự phát triển dân số một

cách hợp lí, đảm bảo cho các hoạt động KT-XH nói chung và ngành giáo dục nói riêng phát
triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014) Báo cáo quốc gia giáo dục cho mọi người 2015 của
Việt Nam, Hà Nội.
[2]. Tổng cục thống kê (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009: Giáo dục Việt
Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu, Hà Nội.
[3]. Tổng cục thống kê (2011), Điều tra dân số và nhà ở giữa kì năm 2014: Cơ cấu tuổi,
giớới tính và một số vấn đề kinh tế xã hội của Việt Nam, NXB Thông Tấn, Hà Nội.
[4]. Tổng cục thống kê (2016), Niên giám thống kê 2015, NXB Thống Kê, Hà Nội
[5]. Tống Văn Đường và ntg (2001), Giáo trình dân số và phát triển, Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
Một số website:
[6]. Bộ Giáo dục và đào tạo (www.moet.gov.vn)
[7]. Ngân hàng thế giới (www.worldbank.org)



×