Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

du luong thuoc tru sau goc clo tren hai san tai khanh hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.06 KB, 6 trang )

Tp chớ Khoa hc - Cụng ngh Thy sn

S 1/2017

THONG BAO KHOA HOẽC

D LNG THUC TR SU GC CLO TRấN HI SN
TI KHNH HềA
ORGANOCHLORINE PESTICIDE RESIDUES IN SEAFOOD
AT KHANH HOA PROVINCE
Nguyn Thun Anh1, Phan Th Thanh Hin1
Ngy nhn bi: 14/7/2015; Ngy phn bin thụng qua: 8/12/2015; Ngy duyt ng: 10/3/2017

TểM TT
Mc ớch ca nghiờn cu ny nhm cung cp nhng thụng tin v d lng thuc tr sõu gc Clo trong cỏc
loi hi sn i din cho 5 loi hỡnh ngh khai thỏc ph bin Khỏnh Hũa c khai thỏc vi sn lng ln v
tiờu th nhiu t ú cú cỏc gii phỏp kp thi nhm m bo sc khe ngi tiờu dựng. Hm lng thuc tr
sõu gc Clo c phõn tớch bng phng phỏp sc ký khớ u dũ bt in t GC-ECD (Gas Chromatography Electron Capture Detector). Kt qu phõn tớch cho thy t l mu nhim Heptachlor, Aldrin, Endrin, Dieldrin
ln lt l 65,3%, 61,3%, 60,0% v 48,0%. Hm lng thuc tr sõu gc Clo trung bỡnh ca 5 loi hi sn
xỏc nh c nh sau: Heptachlor trong cỏ ng (7,5 àg/kg), mc (9,2 àg/kg), cỏ ng (7,3 àg/kg), cỏ c
(6,9 àg/kg) v cỏ nc (9,0 àg/kg); Aldrin trong cỏ ng (8,3 àg/kg), mc (9,5 àg/kg), cỏ ng (5,2 àg/kg), cỏ c
(7,3 àg/kg) v cỏ nc (12,9 àg/kg); Endrin trong cỏ ng (6,9 àg/kg), mc (5,7 àg/kg), cỏ ng (6,7 àg/kg), cỏ
c (6,5 àg/kg) v cỏ nc (6,9 àg/kg); Dieldrin trong cỏ ng (6,4 àg/kg), mc (6,6 àg/kg), cỏ ng (5,4 àg/kg),
cỏ c (6,6 àg/kg) v cỏ nc (8,7 àg/kg). Khụng cú s khỏc bit cú ý ngha thng kờ gia hm lng Heptachlor,
Aldrin, Endrin, Dieldrin trung bỡnh trong cỏc loi hi sn (cỏ c, cỏ ng, cỏ ng, cỏ nc, mc) (P > 0,05).
T khoỏ: hi sn, thuc tr sõu gc clo, cng cỏ, cỏ c, cỏ ng, cỏ ng, cỏ nc, mc, Khỏnh Hũa
ABSTRACT
The objective of this study is to analyse organochlorine pesticide residues in seafoods consumed
in Khanh Hoa province, using representative of the 5 popular high-yield sheries exploitation types, and also
provide timely solutions to ensure the consumers health. The organochlorine pesticide contents are determined
by GC-ECD (Gas Chromatography - Electron Capture Detector). The results showed that the rates of samples


contaminated by Heptachlor, Aldrin, Endrin, Dieldrin were 65.3%, 61.3%, 60.0% and 48.0%, respectively.
The average organochlorine pesticide concentrations in the ve seafood species were: Heptachlor in tuna
(7.5 àg/kg), squid (9.2 àg/kg), paradise sh (7.3 àg/kg), horsehead sh (6,9 àg/kg) and round scad (9,0 àg/kg);
Aldrin in tuna (8.3 àg/kg), squid (9.5 àg/kg), paradise sh (5.2 àg/kg), horsehead sh (7.,3 àg/kg) and round
scad (12,9 àg/kg); Endrin in tuna (6.9 àg/kg), squid (5.7 àg/kg), paradise sh (6.7 àg/kg), horsehead sh
(6.5 àg/kg) and round scad (6,9 àg/kg); Dieldrin in tuna (64 àg/kg), squid (6.6 àg/kg), paradise sh
(5.4 àg/kg), horsehead sh (6.6 àg/kg) and round scad (8.7 àg/kg). There is no signicant difference between
the average heptachlor, aldrin, endrin, dieldrin concentrations in seafood (horsehead sh, tuna, paradise sh,
round scad and squid) (P > 0,05).
Keywords: seafood, organochlorine pesticides, sh port, horsehead sh, tuna, paradise sh, round scad,
squid, Khanh Hoa

1

Khoa Cụng ngh Thc phm - Trng i hc Nha Trang

TRNG I HC NHA TRANG 3


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hải sản là một nguồn thực phẩm giàu dinh
dưỡng nhưng ở nước ta do chưa được kiểm
soát tốt nên hải sản kém chất lượng vẫn được
lưu thông trên thị trường và tiềm ẩn nhiều mối
nguy gây mất an toàn cho sức khỏe người tiêu
dùng. Hiện nay, thuốc trừ sâu được sử dụng
khá phổ biến trong nông nghiệp. Việc sử dụng
thuốc trừ sâu bừa bãi, không tuân thủ các qui
định trong quá trình trồng trọt làm ảnh hưởng

đến môi trường đất, nước. Khi phun thuốc trên
cây trồng, có hơn 50% thuốc bị rơi vãi xuống
đất. Ước tính có tới 90% thuốc sử dụng không
tham gia diệt sâu, bệnh mà gây nhiễm độc cho
đất, nước, không khí và nông sản. Trong số các
nhóm thuốc trừ sâu thì thuốc trừ sâu gốc Clo có
khả năng tồn lưu rất lâu trong môi trường đất,
nước và khó bị phân hủy hơn các nhóm thuốc
trừ sâu khác. Quá trình rửa trôi của các cơn
mưa làm nước bị nhiễm thuốc trừ sâu. Thêm
vào đó là hệ thống kênh rạch, sông ngòi, ao hồ
dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên
diện rộng. Các loài thủy hải sản sống trong môi
trường nước bị ô nhiễm thuốc trừ sâu sẽ có
khả năng bị nhiễm mối nguy này từ môi trường
nước và từ nguồn thức ăn do sự tích lũy sinh
học (Fontcubert và cộng sự, 2008; Meng và
cộng sự, 2009; Moon và cộng sự, 2009).
Thuốc trừ sâu gốc Clo không chỉ phát
hiện được trong nước và thủy sản ở Việt Nam
(Kannan và cộng sự, 1992; Dang và cộng sự,
2001; Hung và Thiemann, 2002; NAFIQAD,
2006; Ngo, 2008; Hsia và Huiyi, 2008) mà
còn ở các nước châu Á khác như Thái Lan,
Campuchia, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Indonesia,
Hồng Kông, Trung Quốc và Nhật Bản (Monirith
và cộng sự, 2000; Cheevaporn và cộng sự,
2005; Yang và cộng sự, 2006; Guo và cộng
sự, 2007; Hsia và Huiyi, 2008) và một số nước
trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Úc, Niu

Di-lân, Ma rốc (Kelly, 1994; Stancius và cộng
sự, 2005; Vannoort và Thomson, 2005; Coat
và cộng sự, 2006; Bouchaib và cộng sự, 2007).
Thường xuyên ăn phải những thực phẩm có
thuốc trừ sâu sẽ gây những tác động không tốt

4 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Số 1/2017
đối với cơ thể. Do đó, việc kiểm tra hàm lượng
thuốc trừ sâu trong các sản phẩm thủy hải sản
được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều tổ
chức quốc tế và quốc gia nhằm bảo vệ sức
khỏe con người.
Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam - Trung
Bộ có sản lượng đánh bắt và tiêu thụ hải sản
lớn, là đầu mối cung cấp hải sản quan trọng
cho cả nước. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn là
vùng chuyên canh nông nghiệp khá lớn ở khu
vực Nam - Trung Bộ nên việc sử dụng thuốc
trừ sâu khá phổ biến. Trong số các loại thuốc
trừ sâu thì thuốc trừ sâu gốc Clo hiện nay đang
bị lạm dùng nhiều, rất độc và lại có khả năng
tồn lưu lâu trong môi trường. Vì vậy, việc khảo
sát dư lượng thuốc trừ sâu gốc Clo trong các
loài hải sản được khai thác với sản lượng lớn
và được tiêu thụ nhiều là vấn đề mang tính
chất thời sự và cấp thiết cao để từ đó có các
giải pháp cụ thể giúp bảo đảm an toàn cho
người tiêu dùng.

II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: 5 loại hải sản đại
diện cho 5 loại hình nghề khai thác ở Khánh
Hòa (sản phẩm nghề chụp: mực, sản phẩm
nghề lưới kéo: cá đổng, sản phẩm nghề lưới
rê: cá ngừ, sản phẩm nghề lưới vây: cá nục,
sản phẩm nghề câu: cá cờ). Đây là các loại hải
sản được khai thác với sản lượng lớn và tiêu
thụ nhiều tại Khánh Hòa.
Mẫu để phân tích thuốc trừ sâu gốc Clo
được lấy tại 5 cảng cá (cảng cá Hòn Rớ, cảng
cá Vĩnh Trường, cảng cá Vĩnh Lương, cảng cá
Đá Bạc và cảng cá Đại Lãnh)
Số lượng mẫu của 5 loại hải sản được
lấy tại 5 cảng ở 3 đợt trải đều trong năm là 75
mẫu (5 loại*5 cảng* 3 đợt = 75 mẫu). Việc lấy
mẫu được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia
TCVN 5276:1990 và quy định của Bộ Y tế tại
Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011
(Bộ Y tế, 2011). Khối lượng mẫu lấy tại 1
điểm trong 1 lần thu mẫu là 1,5 kg (nếu khối
lượng của cá thể lớn hơn 1,5 kg thì lấy toàn bộ


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
cá thể ấy). Mẫu mang tính đại diện, đảm bảo
tính khách quan, ngẫu nhiên và được bao gói,
ghi ký mã hiệu nhận diện. Mẫu được lấy bằng
dụng cụ đã được rửa sạch, sấy khô. Mẫu và

nước đá được bỏ vào các túi nilon sạch riêng
biệt và cột chặt miệng rồi bỏ vào thùng cách
nhiệt để duy trì nhiệt độ 0 - 50C. Tránh không
cho nước đá tiếp xúc trực tiếp với mẫu. Mẫu
nhanh chóng vận chuyển về phòng thí nghiệm
phân tích. Việc bảo quản mẫu được thực hiện
ở -800C tại Trung tâm Thí nghiệm - Thực hành,
Trường Đại học Nha Trang.
Mẫu được loại nước bằng Na2S04 khan và
dùng hỗn hợp n-hexane:acetone (2:1, v/v) để
ly trích các thuốc trừ sâu gốc Clo ra khỏi mẫu.
Thực hiện tách chiết và làm giàu mẫu trên cột
florisil. Hàm lượng thuốc trừ sâu gốc Clo được
xác định bằng phương pháp sắc ký khí đầu
dò bắt điện tử GC-ECD (Agilent 6890, Mỹ)
(AOAC 2007.01, 2007) với giới hạn phát hiện
(LOD: Limit of Detection) xác định được từ
thực nghiệm là: 2,4 - D methyl ester: 3 µg/kg;
silvex methyl ester: 1 µg/kg; lindan: 0,4 µg/kg;
heptachlor, dieldrin: 0,3 µg/kg; aldrin: 0,6 µg/kg;

Số 1/2017
γ - chlordan: 4,6 µg/kg; α - chlordan: 3,5 µg/kg;
nonachlor: 3,8 µg/kg; pp’ - DDE: 0,8 µg/kg;
endrin: 0,4 µg/kg; pp’ - DDT: 0,7 µg/kg;
methoxychlor: 2,3 µg/kg. Sử dụng chất chuẩn
thuốc trừ sâu gốc Clo của Supelco (USA) và
hóa chất tinh khiết của Merck (Đức).
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các giá

trị dư lượng thuốc trừ sâu gốc Clo trung bình
trong 5 loại hải sản khai thác được kiểm tra
bằng phép phân tích phương sai một yếu tố
(one-way ANOVA) ở mức ý nghĩa α = 0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Kết quả phân tích tình hình nhiễm thuốc trừ
sâu gốc Clo trên 5 loại hải sản tương ứng với
5 loại hình nghề khai thác tại Khánh Hòa cho
thấy tất cả các mẫu phân tích tích đều không
phát hiện thấy 2,4 - D methyl ester, silvex
methyl ester, lindan, α- chlordan, γ - chlordane,
nonachlor, pp’DDE, pp’DDT, methoxychlor
nhưng lại phát hiện thấy bị nhiễm heptachlor,
aldrin, endrin, dieldrin với tỷ lệ (%) mẫu nhiễm
được trình bày ở biểu đồ Hình 1.

Hình 1. Tỷ lệ (%) nhiễm heptachlor, aldrin, endrin và dieldrin trong mẫu phân tích 5 loài hải sản
(cá cờ, cá nục, cá ngừ, cá đổng, mực) khai thác tại Khánh Hòa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 5


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 1/2017

Kết quả trình bày ở Hình 1 cho thấy tỷ lệ mẫu
hải sản nhiễm thuốc trừ sâu gốc Clo như sau:
65,3% mẫu nhiễm Heptachlor (trong đó 13,3%
mẫu cá ngừ, 14,7% mẫu mực, 13,3% mẫu cá

đổng, 10,7% mẫu cá cờ và 13,3% mẫu cá nục),
61,3% mẫu nhiễm Aldrin (trong đó 12,0% mẫu
cá ngừ, 13,3% mẫu mực, 13,3% mẫu cá đổng,
14,7% mẫu cá cờ và 9,3% mẫu cá nục), 60,0%
mẫu nhiễm Endrin (trong đó 9,3% mẫu cá ngừ,

13,3% mẫu mực, 13,3% mẫu cá đổng, 10,7%
mẫu cá cờ và 13,3% mẫu cá nục) và 48% mẫu
nhiễm Dieldrin (trong đó 9,3% mẫu cá ngừ,
8,0% mẫu mực, 10,7% mẫu cá đổng, 6,7% mẫu
cá cờ và 13,3% mẫu cá nục).
Hàm lượng Heptachlor, Aldrin, Endrin và
Dieldrin trung bình, nhỏ nhất và lớn nhất trong
các mẫu phân tích 5 loại hải sản khai thác tại
Khánh Hòa được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1. Hàm lượng heptachlor, aldrin, endrin và dieldrin trung bình, nhỏ nhất và lớn nhất
trong các mẫu phân tích 5 loại hải sản (cá cờ, cá nục, cá ngừ, cá đổng, mực) khai thác tại Khánh Hòa
Cá ngừ

Hàm lượng (µg/kg)

Heptachlor

Aldrin

Endrin

Dieldrin


Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất

7,5
2,4
23,9
8,3
2,5
23,3
6,9
3,7
9,5
6,4
2,7
11,6

Kết quả biểu diễn ở Bảng 1 cho thấy: hàm
lượng Heptachlor trung bình trong cá ngừ
(7,5µg/kg), mực (9,2µg/kg), cá đổng (7,3 µg/kg),
cá cờ (6,9 µg/kg) và cá nục (9,0 µg/kg)); hàm

lượng Aldrin trung bình trong cá ngừ (8,3 µg/kg),
mực (9,5 µg/kg), cá đổng (5,2 µg/kg), cá cờ
(7,3 µg/kg) và cá nục (12,9 µg/kg); hàm lượng
Endrin trung bình trong cá ngừ (6,9 µg/kg),
mực (5,7 µg/kg), cá đổng (6,7 µg/kg), cá cờ
(6,5 µg/kg) và cá nục (6,9 µg/kg); hàm lượng
Dieldrin trung bình trong cá ngừ (6,4 µg/kg),
mực (6,6 µg/kg), cá đổng (5,4 µg/kg), cá cờ
(6,6 µg/kg) và cá nục (8,7 µg/kg).
Việc kiểm tra bằng phép phân tích phương
sai một yếu tố kèm theo phép so sánh luân phiên
từng cặp cho thấy không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (P > 0,05) giữa hàm lượng
Heptachlor, Aldrin, Endrin và Dieldrin trung bình
trên các mẫu phân tích 5 loại hải sản (cá ngừ,

6 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Mực

9,2
1,3
23,1
9,5
3,7
21,9
5,7
0,5
9,6
6,6

3,8
9,5

Cá đổng

7,3
1,2
15,3
5,2
1,2
15,3
6,7
1,7
11,3
5,4
1,2
11,6

Cá cờ

6,9
1,2
15,2
7,3
1,2
14,2
6,5
3,6
11,7
6,6

5,3
8,5

Cá nục

9,0
3,1
23,8
12,9
2,8
26,3
6,9
3,3
12,5
8,7
1,5
14,8

cá đổng, cá nục, mực, cá cờ).
Nguyên nhân nhiễm thuốc trừ sâu gốc Clo
vào hải sản khai thác tại Khánh Hòa có thể là
do một số loại thuốc trừ sâu gốc Clo có đặc
tính hoá học bền, khó phân huỷ nên tích tụ lại
trong đất; quá trình rửa trôi làm nguồn nước bị
nhiễm thuốc trừ sâu gốc Clo. Thêm vào đó là
việc lạm dụng thuốc trừ sâu quá nhiều trong
nông nghiệp, công tác quản lý, kiểm soát thuốc
bảo vệ thực vật còn lỏng lẻo; công tác tuyên
truyền, hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu đúng
nguyên tắc vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Kết quả phân tích hàm lượng thuốc trừ sâu
gốc clo (heptachlor, aldrin, endrin, dieldrin) trung
bình trên 5 loại hải sản trong nghiên cứu này
được so sánh với các mức giới hạn hàm lượng
thuốc trừ sâu gốc Clo được phép có trong thủy
sản theo quy định của Cộng đồng chung Châu
Âu và Việt Nam được trình bày ở Bảng 1.


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 1/2017

Bảng 2. So sánh kết quả hàm lượng thuốc trừ sâu gốc Clo (heptachlor, aldrin, endrin,
dieldrin) trung bình trên 5 loại hải sản đại diện cho 5 loại hình nghề khai thác
trong nghiên cứu này với các quy định liên quan
Giới hạn cho phép (mg/kg)
của Cộng đồng chung
Thuốc trừ Châu Âu (Chỉ thị 96/23/EC)
sâu gốc Clo và Việt Nam (Quyết định
số 46/2007/QĐ-BYT)
(Bộ Y tế, 2007)

Hàm lượng trung bình thuốc trừ sâu gốc clo trên 5 hải sản trong nghiên cứu này
(mg/kg)
Cá ngừ

Mực

Cá đổng


Cá cờ

Cá nục

Heptachlor

0,2

0,008 ± 0,005 0,009 ± 0,004 0,007 ± 0,004 0,007 ± 0,003 0,009 ± 0,005

Aldrin

0,2

0,008 ± 0,005 0,01 ± 0,004 0,005 ± 0,004 0,007 ± 0,003 0,013 ± 0,009

Endrin

0,05

0,007 ± 0,002 0,006 ± 0,002 0,007 ± 0,002 0,007 ± 0,002 0,007 ± 0,002

Dieldrin

0,2

0,006 ± 0,002 0,007 ± 0,003 0,005 ± 0,003 0,007 ± 0,001 0,009 ± 0,003

Kết quả so sánh ở Bảng 1 cho thấy hàm

lượng thuốc trừ sâu gốc Clo trung bình trong
hải sản khai thác tại Khánh Hòa của nghiên
cứu này thấp hơn giới hạn hàm lượng thuốc
trừ sâu cho phép trong thủy sản của Cộng
đồng Châu Âu (Chỉ thị 96/23/EC) và Việt Nam
(Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT). Mặc dù hàm
lượng thuốc trừ sâu Clo trong hải sản xác định
từ nghiên cứu này nằm trong ngưỡng giới hạn
cho phép trong quy định Việt Nam và Châu Âu
nhưng chưa thể nói là an toàn vì còn tùy thuộc
vào lượng và tần suất sử dụng hải sản của
người tiêu dùng. Hơn thế nữa, ngoài việc ăn
hải sản thì người tiêu dùng còn ăn các thực
phẩm khác cũng có khả năng chứa mối nguy
thuốc trừ sâu gốc Clo như rau, củ, trái cây...
Do vậy, để đánh giá được mức độ an toàn cho
sức khỏe cũng như nguy cơ của người tiêu
dùng đối với mối nguy thuốc trừ sâu Clo do ăn
các thực phẩm ẩn chứa mối nguy này thì cần
tiến hành các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá
mức độ tiêu thụ và phơi nhiễm của người tiêu
dùng đối với mối nguy này.

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả của nghiên cứu đã xác định được
heptachlor, aldrin, endrin, dieldrin trong các
mẫu hải sản đem phân tích với hàm lượng
trung bình dao động từ 0,005 ÷ 0,01 mg/kg.
Việc đánh giá mức độ an toàn đối với sức khỏe
và cảnh báo nguy cơ của người tiêu dùng đối

với các mối nguy thuốc trừ sâu gốc Clo trên
cần được tiếp tục thực hiện để đưa ra các giải
pháp quản lý an toàn thực phẩm hải sản có
hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại
để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng tránh
cho người tiêu dùng khỏi nguy cơ đối với mối
nguy thuốc trừ sâu thì cần kiểm soát chặt
chẽ việc chấp hành các quy định trong việc
sử dụng thuốc trừ sâu, đồng thời kết hợp với
tuyên truyền việc sử dụng thuốc trừ sâu đúng
nguyên tắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Tiếng Việt
(Đặng Văn Hợp), Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Thuần Anh, Vũ Ngọc Bội, 2007. Phân tích kiểm nghiệm thực phẩm
thủy sản. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 261.
Bộ Y tế, 2007. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô
nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”, Hà Nội.
Bộ Y tế, 2011. Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 Về việc ban hành “Hướng dẫn chung về mẫu thực
phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”, Hà Nội.
NAFIQAD (National Agro-forestry and Fisheries Quality Assurance Department), 2006. Báo cáo của NAFIQAD
năm 2006 thực hiện nhiệm vụ kiểm soát an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5276:1990. Thủy sản - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu. Ủy ban Khoa học Nhà nước.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 7



Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
6.
7.

8.
9.
10.

11.
12.

13.

14.

15.
16.

17.

18.
19.
20.
21.

22.
23.
24.


Số 1/2017

Tiếng Anh
AOAC 2007.01, 2007. AOAC Official Method 2007.01- Pesticide Residues in Foods by Acetonitrile Extraction
and Partitioning with Magnesium Sulfate
Bouchaib B., Mohamed F., Abdellah E.A., Larbi I., Pierre L., 2007. Résidus de pesticides organochlorés chez
les bivalves et les poissons de la lagune de Moulay Bousselham (Maroc), ISSN 1813-548X. Afrique Science,
3,1, p.146 – 168.
Cheevaporn V., Duangkaew K., Tangkrock-Olan N., 1994. Environmental Occurrence of Organochlorines in the
East Coast of Thailand. Journal of Health Science, 2005, 51, 1: 80-88.
Coat S., Bocquené G., and Godard E., 2006. Contamination of some aquatic species with the organochlorine
pesticide chlordecone in Martinique. Aquatic Living Resources, 19: 181-187.
Dang D.N., Carvalho F.B., Nguyen M.A., Nguyen Q.T., Nguyen T.H.Y., Villeneuve J.P., Cattini C., 2001.
Chlorinated pesticides and PCBs in sediments and molluscs from freshwater canals in the Hanoi region.
Environmental Pollution, 112: 311-320.
European Union (EU), 1996. Council Directive 96/23/EC on measures to monitor certain substances and
residues thereof in live animals and animal products.
Fontcuberta M., Arqués J.F., Villalbí J.R., Martínez M., Centrich F., Serrahima E., Pineda L., Duran J., Casas C.,
2008. Chlorinated organic pesticides in marketed food: Barcelona, 2001–06. Science of the Total Environment
389: 52-57.
Guo J.Y., Zeng E.Y., Wu F.C., Meng X.Z., Mai B.X., Luo X.J., 2007. Organochlorine pesticides in seafood
products from southern China and health risk assessment. Journal Environmental Toxicology and Chemistry,
26, 6: 1109-1115.
Hsia T. L., Huiyi S., 2008. Technical Compilation of Heavy Metals, Pesticide Residues, Histamine and Drug
Residues in Fish and Fish Products in Southeast Asia Japanese Trust Fund II Project on Research and Analysis
of Chemical Residues and Contamination in Fish and Fish Products 2004 ÷ 2008, 212p.
Hung D.Q., Thiemann W., 2002. Contamination by selected chlorinated pesticides in surface waters in Hanoi,
Vietnam. Chemosphere, 47: 357-367.
Kannan K., Tanabe S., Hoang T.Q., Nguyen D.H., Tatsukawa R., 1992. Residue Pattern and Dietary Intake

of Persistent Organochlorine Compounds in Foodstuffs from Vietnam, J. Archives of Environmental and
Toxicology, 22: 367-374.
Kelly A.G., Campbell D. Persistent Organochlorine Contaminants in Fish and Shellfish from Scottish Waters,
Scottish Fisheries Research Report, N.54, ISSN 0308 8022, The Scottish Office Agriculture and Fisheries
Department, 28p.
Meng X.Z., Guo Y., Mai B.X., Zeng E.Y., 2009. Enantiomeric Signatures of Chiral Organochlorine Pesticides in
Consumer Fish from South China. Journal of Agricultural Food Chemistry, 57: 4299-4304.
Monirith I., Nakata H., Watanabe M., Takahashi S., Tanabe S., Tana T.S., 2000. Organochlorine contamination
in fish and mussels from Cambodia and other Asian countries. Water Science and Technology, 42: 241-252.
Monirith I., Nakata H., Watanabe M., Takahashi S., Tanabe S., Tana T.S., 2000. Organochlorine contamination
in fish and mussels from Cambodia and other Asian countries. Water Science and Technology, 42: 241-252.
Moon H.B., Kim H.S., Choi M., Yu J., Choi H.G., 2009. Human health risk of polychlorinated biphenyls and
organochlorine pesticides resulting from seafood consumption in South Korea, 2005-2007. Food and Chemical
Toxicology 47: 181-1825.
Stanciu G., Mititelu M., Gutaga S., 2005. Pesticides and Heavy Metals Determination in Marine Organisms
from Black Sea, Chemical Bulletin of “POLITEHNICA” University of Timisoara, 50, 64,1-2:123-126.
Vannoort R.W., Thomson B.M., 2005. New Zealand Total Diet Survey Agricultural Compound Residues, Selected
Contaminants and Nutrients, New Zealand Food Safety Authority, New Zealand, ISBN 0-478-29801-3, 144p.
Yang N., Matsuda M., Kawano M., Wakimoto T., 2006. PCBs and organochlorine pesticides (OCPs) in edible
fish and shellfish from China. Chemosphere, 63, 8:1342-1352.

8 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



×