Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH MTV thuốc lá an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.35 KB, 41 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Đứng trước xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên
thế giới, nước ta nổ lực từng bước tham gia vào các tổ chức kinh tế như AFTA,
ASEAN, WTO,… Cùng hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của thế giới và khu
vực nước ta sẽ có các lợi thế về thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng nhưng bên cạnh
đó cũng đầy thách thức và khó khăn không kém phần gian nan. Trước hết, thách
thức đáng phải nhắc đến đầu tiên đó là thách thức về kinh tế, thị trường mở cửa,
cạnh tranh tự do, các doanh nghiệp vừa phải chịu sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước với nhau rất khốc liệt vừa phải chịu sự cạnh tranh đến từ các
doanh nghiệp nước ngoài. Một câu hỏi đặt ra mà không một doanh nghiệp nào khi
bước chân vào thị trường mà không suy nghĩ là làm thế nào để đứng vững và phát
triển bền vững. Các doanh nghiệp sẽ trả lời câu hỏi đó thông qua hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả hay không?
Hoạt động sản xuất trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gây gắt,
việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản
xuất cho ai? Dựa trên quan hệ cung cầu , giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác.
Các doanh nghiệp phải tự đưa ra quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lãi
lỗ, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít, không có lãi sẽ đi đến phá sản. Lúc này,
mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính
chất sống còn của sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp phải sử dụng
hiệu quả các nguồn lực về đất đai, lao động, vốn,… Ngoài ra, các doanh nghiệp
cũng cần phải nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi thông tin về tình hình tài chính, tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ mục tiêu lợi nhuận. Do
vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được
quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp có thể
tồn tại và phát triển. Hiểu được vấn đề này Công ty TNHH MTV Thuốc lá An
Giang luôn có gắng đầy mạnh quan tâm đến chất lượng quản lý trong sản xuất kinh
doanh, nắm rõ tình hình của đơn vị để giúp Công ty ngày một phát triển hơn.



Được tạo điều kiện thực tập ngắn hạn tại Công ty TNHH MTV Thuốc lá An
Giang mà em có cơ hội được học hỏi và tiếp xúc trực tiếp với quý Công ty. Thông
qua đó vận dụng những kiến thức đã tích lũy và học tập tại trường em quyết định
thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH MTV
Thuốc lá An Giang” để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động cũng như hiệu quả của các
hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Thuốc lá An Giang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH MTV Thuốc lá An
Giang từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế cũng như đề ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Thuốc lá An Giang.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính của Công ty
TNHH MTV Thuốc Lá An Giang trong 3 năm 2015-2016-2017.
Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thuốc Lá An
Giang trong 3 năm 2015-2016-2017.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hieeujquar hoạt động kinh doanh của Công
ty TNHH MTV Thuốc Lá An Giang.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Không gian
Tại Công ty TNHH MTV Thuốc Lá An Giang.
3.2 Thời gian
Đề tài thực tập từ ngày 06/6/2018 đến 07/7/2018.
Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu năm 2015,2016 và 2017.
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu



Số liệu thứ cấp lấy từ trang web của công ty, các báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh công ty, số liệu từ các cục thống kê, từ các nghiên cứu, các bài báo đã
được công bố trên mạng internet.
4.2 Phương phấp phân tích, xử lý số liệu
Mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu đánh giá tình hình
hoạt động kinh doanh cửa công ty giữa các năm 2015-2017
Mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích đánh giá hiêu quả hoạt
động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thuốc Lá An Giang.
Mục tiêu 3: Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp để phân tích, lựa chọn và đề
xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Thuốc
Lá An Giang.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu đề tài còn gòn có 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH MTV Thuốc Lá An Giang.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Thuốc Lá
An Giang.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty TNHH MTV Thuốc An Giang.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV
THUỐC LÁ AN GIANG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV Thuốc Lá An Giang

-

Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ AN GIANG


-

Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY THUỐC LÁ AN GIANG

-

Tên giao dịch quốc tế: AN GIANG TOBACCO COMPANY LIMITED

-

Tên viết tắt: VINATABA AN GIANG

-

Nhãn hiệu:

-

Địa chỉ: 23/2A Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Quý, thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang

-

Điện thoại: +84 (296) 3834214

-

Fax: +84 (296) 3834913



-

Email:

-

Mã số thuế: 1600562764

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5204000002 do phòng đăng kí kinh
doanh – Sở kế hoạch đầu tư An Giang cấp ngày 29/5/2005.
Sản xuất kinh doanh, xuất khẩu trực tiếp nguyên liệu, phụ kiện, sản phẩm
chuyên ngành thuốc lá theo giấy tờ kinh doanh số 790/GP- BCN ngày qui định tại
hội nghĩ 76/2001/ NĐ- Cp ngày 20/10/2001 của chính phủ về hoạt động kinh doanh
thuốc lá về hoạt động kinh doanh của thuốc lá.
1.1.2 Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Một Thành Viên Thuốc Lá An Giang được thành lạp bởi công
ty Nông SẢN Thực Phẩm An Giang vào tháng 05 năm 1985 tị thành phố Long
Xuyên- An Giang. Với nguồn vốn khiêm tốn, cán bộ quản lý còn trẻ vẫn còn non
kinh nghiêm, đội ngủ công nhân chưa có tay nghề, có thể nói là vừa học vừa làm,
sản xuất chủ yếu bằng thủ công, chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa
thông qua mạng lưới cửa hàng thương mại quốc doanh.
Tháng 01 năm 1993, Công ty chuyển đổi thành doanh nghiệp đoàn thể, hạch
toán độc lập, trực thuộc Ban tài chính quản trị Tỉnh ủy An Giang. Với tên gọi mới là
Nhà máy Thuốc Lá An Giang.
Ngày 11 tháng 5 năm 2000, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, ra quyết
định số 1034/2000/QĐ-UB chuyển đổi nhà máy Thuốc La An Giang thành doanh
nghiệp Nhà nước thuộc quyền quản lý của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang.
Ngày 20/09/2000, Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định số 110/2000/QĐTTg chuyển đổi Nhà máy Thuốc Lá An Giang về làm doanh nghiệp của Tổng Công
Ty Thuốc Lá Việt Nam.
Ngày 30 tháng 11 năm 2005, Nhà máy Thuốc Lá An Giang đổi tên thành

Công ty TNHH Một Thành viên Thuốc Lá An Giang, hạch toán độc lập với công ty
mẹ - Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam theo quyết định số 311/2005/QĐ-TTg ngày
30/11/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ.


Thực hiện Quyết định 166/QĐ-TTg ngày 16/01/2013 của Thủ Tướng Chính
Phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2012 2015, Tổng công ty đã xây dựng “Đề án thí điểm tái cơ cấu Công ty Thuốc lá Sài
Gòn, Công ty Thuốc lá Đồng Tháp, Công ty thuốc lá An Giang hoạt động theo mô
hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó Công ty Thuốc lá Sài Gòn là Công ty mẹ”.
Ngày 06/03/2014, Bộ Công Thương đã có quyết định số 1854/QĐ-BCT về
việc phê duyệt Đề án tổ chức lại Công ty TNHH MTV Thuốc lá Đồng Tháp hoạt
động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trên cơ sở này, ngày 14/03/2014 Tổng
công ty Thuốc lá Việt Nam đã có quyết định số 76/QĐ-TLVN chuyển Công ty
Thuốc lá An Giang, Công ty Thuốc lá Đồng Tháp về làm Công ty con của Công ty
Thuốc lá Sài Gòn, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty.
1.2.1 Cơ cấu tổ chức.
Chủ Tịch Công Ty

Giám Đốc

P.GĐ phụ trách sản xuất thuốc lá
điếu

PX
máy
vấn
điếu
đóng
bao


Tổ
kiểm tra
chất
lượng
sản
phẩm

Phòng
kinh tế kế
hoạch

P.GĐ phụ trách sản xuất cây đầu
lộc

Phòng
Tổ chức
- hành
chính

Phòng
kinh tế
- kế
toán

Phòng
kỹ thuật
- cơ
điện


Phòng thị
trường

PX sản
xuất
cây đầu
lộc

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Thuốc lá An Giang)
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty THH MTV Thuốc lá An Giang


1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận:
Để đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế, công ty đã không
ngừng cải tiến cơ cấu tổ chức tại công ty với tiêu chí nhanh, gọn nhằm nâng cao
năng suất lao động và phân công đúng nhiệm vụ cho nhân viên.
Sau đây là nhiêm vụ cụ thể của từng bô phận chức năng:
Chủ tịch công ty: Người đứng đầu công ty, có quyền hạn cao nhất. Chủ
tịch công ty bầu ra Giám đốc, quyết định và bổ nhiệm Giám Đốc.
Giám đốc: Là người điều hành toàn bộ hoạt động của công ty và chịu trách
nhiệm về tình hình hoạt động về tình hình hoạt động của công ty trước Chủ tịch.
Giám đốc có quyền bổ nhiệm, bãi bỏ các chức danh Phó Giám đốc, Trưởng phòng,
phó phòng. Có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ phận chức năng xây dựng các kế hoạch sản
xuất kinh doanh phù hợp với khả năng của đơn vị.Tổ chức xây dựng, thực hiện các
mối quan hệ giao dịch, ký kết các hợp đồng kinh tế, đề ra các biện pháp thực hiện
các mục tiêu, sao cho đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Phó Giám đốc: Là người được Giám đốc phân công hay ủy quyền điều hành
một số lĩnh vực hoạt động của công ty và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
nhiệm vụ được giao, hiện nay công ty có 2 Phó Giám đốc;
- Phó Giám đốc phụ trách sản xuất thuốc điếu: chịu trách nhiệm trong việc

điều hành, quản lý phân xưởng máy vấn điếu, đóng bao và tổ kiểm tra chất lượng
sản phẩm hoạt động có hiệu quả, đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm theo
kế hoạch hay theo sản lượng đơn đặt hàng.
- Phó Giám đốc phụ trách sản xuất cây đầu lọc: chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động của phân xưởng sản xuất cây đầu lọc, đảm bảo sản xuất sản phẩm theo
đúng như kế hoạch và theo đơn đặt hàng.
Phòng kinh tế - kế hoạch: thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực lập kế
hoạch điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phòng kinh tế - kế hoạch chịu trách
nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng
đã ký. Phối hợp với phòng thị trường và phòng phân xưởng sản xuất để nghiên cứu
sản phẩm mới đám ứng nhu cầu của thị trường.


Phòng tổ chức - hành chính: nghiên cứu và tổ chức bộ máy hành chính, thực
hiện công tác tổ chức cán bộ, quản lý công nhân viên và chịu trách nhiệm về bảo vệ
an ninh trong công ty. Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, soạn thảo các văn bản,
tuyển dụng, đào tạo lao động, phụ trách thi đua khen thưởng và kỷ luật của cán bộ
công nhân viên, tiếp khách và phục vụ hoạt động của công ty.
Phòng tài chính - kế toán: Thực hiện quản lý điều hành trong lĩnh vực tài
chính - kế toán, áp dụng chế độ, hình thức kế toán, phần mềm kế toán trong công ty.
Phòng tài chính - kế toán trực tiếp thực hiện công tác hạch toán, kế toán lên bảng
CĐKT và lập các báo cáo tài chính.
Phòng kỹ thuật - cơ điện: chịu trách nhiệm trong quản lý kỹ thuật công tác
an toàn trong việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật và thiết bị điện. Theo dõi vận hành
và bảo trì, sửa chữa của toàn bộ hệ thống máy móc. Thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Phối hớp với phòng tài chính - kế toán quản lý chặt chẽ máy móc, thiết bị, hướng
dẫn quá trình vận hành, quy định về an toàn lao động trong sản xuất.
Phòng thị trường: nghiên cứu, hoạch định chiến lược sản phẩm, dự báo
nhu cầu tiêu thu từng khu vực, nắm và theo dõi diễn biến của thị trường nhằm củng
cố, giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới. Chủ động tạo mối

quan hệ với khách hàng, nắm bắt thị hiếu của từng đối tượng để cung cấp sản phẩm
phù hợp và có chiến lược phù hợp.
Phân xưởng sản xuất thuốc điếu và phân xưởng sản xuất cây đầu lọc:
có chức năng sản xuất theo kế hoạch, sắp xếp bố trí lao động vào các vị trí công
việc trực tiếp sản xuất, phục vụ sản xuất trên cơ sở máy móc, thiết bị hiện có.
Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm: kiểm tra việc tuân thủ qui trình công
nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và chất lượng sản phẩm sau sản xuất thường xuyên
kiểm tra hoạt động sản xuất.
1.3 Ngành nghề kinh doanh
Công ty TNHH MTV Thuốc lá An Giang là công ty chuyên sản xuất kinh
doanh như:
Sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc lá.


Năng lực sản xuất:
- Máy vấn điếu: 2000 điếu/phút (4 máy).
- Máy đóng bao khép kín: 180 bao/phút (4 máy).
- Với máy móc thiết bị và lực lượng lao động hiện có đảm bảo năng lực sản
xuất 100 triệu bao/năm.
1.4. Qui trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.2. Qui trình sản xuất sản phẩm của Công ty
Nguyên
liệu

Sợi thành
phẩm

Máy
đóng
bao


Máy
vấn

-Đóng chì
-Đóng gói
-Dán tem
-Đóng cây

Đóng
thùng

Nhập kho
Thành phẩm

Dán bao
tay

Máy
đóng bạc

Máy dán tem

Máy đóng cây

Nhập kho thành phẩm

Đóng thùng

Đóng cây thủ công


(Nguồn: Công ty TNHH MTV Thuốc lá An Giang)
1.5. Định hướng phát triển
Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Phối hợp hoạt động cùng công ty mẹ và các công ty khác trong tổ hợp công ty
mẹ-công ty con để hợp lực phát triển theo chiến lược chung.


Mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp
ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng.
Duy trì sản xuất phổ thông tại các thị trường truyền thống. Phát triển các sản
phẩm trung cấp và cao cấp mang thương hiệu công ty thay thế các loại hàng nhập
lậu.
1.6. Một số sản phẩm của công ty

Bastos đỏ
Bastos xanh


Vinastar White
(Nguồn: Bộ sưu tập của Trần Hồng Việt)


Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ AN GIANG
Có thể nói báo cáo tài chính là khâu cuối cùng để tổng hơp lại quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhưng muốn đánh giá quá trình kinh doanh của một
doanh nghiệp chúng ta không thể nào chỉ dựa vào bằng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh mà phải đi phân tích những kết quả đạt được. Thông qua việc phân tích
kết quả hoạt động kinh doanh .

2.1. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Thuốc lá An
Giang
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
MTV thuốc lá An Giang, có thể nói:
Nhìn chung qua 3 năm lợi nhuận KD của công ty tăng. Năm 2016 lợi
nhuận bán hàng của công ty giảm 1,25% so với năm 2015, sang năm 2017 lợi
nhuận bán hàng của công ty giảm 0,98%. Trong năm 2016, lợi nhuận bán hàng
của công ty giảm 67 triệu đồng. Do DT bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm
10.615 triệu đồng, trong đó các các khoản giảm trừ tăng 172 triệu đồng, GVHB
giảm 6.894 triệu đồng, CPBH giảm 155 triệu đồng và CPQL giảm 3.671 triệu
đồng so với năm 2015 trong đó giảm nhiều nhất là GVPIB với mức giảm là
5,15% hay giảm 6.894 triệu đồng, tỉếp theo đó là CPBH và CPQL. Như vậy
nguyên nhân của lợi nhuận bán hàng giảm là năm 2016 DT bán hàng và cung
cấp dịch vụ của công ty giảm, các chi phí tăng nhưng tỷ lệ tăng các khoản chi
phí cao hơn doanh thu. Năm 2017 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng
35.673 triệu đồng, trong đó các khoản chi phí như các khoản giảm trừ tăng 13
triệu đồng, GVHB tăng 34.902 triệu đồng, CPBH tăng 121 triệu đồng, CPQL
689 triệu đồng, tức là làm cho lợi nhuận kinh doanh của công ty giảm 52 triệu
đồng so với năm trước, trong năm 2017 các khoản chi phí tăng nhiều nhất ỉà
GVHB, CPBH và cuối cùng là CPQL.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa DT TC và CP TC.
Lợi nhuận này cho chúng ta thấy được công ty có hoạt động kỉnh doanh đầu tư có


hiệu quả hay không, DT TC và CP TC chủ yếu là các khoản là lãi tiền gửi ngân
hàng và lãi vay, đây là khoản tăng giảm lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Năm 2015
công ty bị lỗ 495 triệu đồng, sang năm 2016 công ty tăng.318 triệu đồng tới năm
2017 công ty tăng 235 triệu đồng. Trong năm 2016 DT TC của công ty tăng 134
triệu đồng, nhưng chi phí Tc giảm 679 triệu đồng tức là làm cho lợi nhuận tăng lên,
trong năm 2016 hầu như công ty không sử dụng khoản vay ngân hàng vào đầu tư

cho nên chi phí lãi vay năm nay bằng 0. Tuy DTTC năm 2016 tăng 65,12% nhưng
chi phí tài chính giảm 97% so với năm 2015. Sang năm 2017, DT TC công ty không
tăng mà lại giảm 58 triệu đồng cộng với chi phl tăng 25 triệu đòng ừong đó lãi vay
tăng 23 triệu đồng đã làm cho lợi nhuận tài chính giảm 83 triệu đồng so với năm
trước
Dựa vào bảng 1, cho chúng ta thấy rằng lợi nhuận khác của công ty năm 2016
tăng 325,7% so với năm 2015 là do trong năm này thu nhập khác của công ty 2.814
triệu đồng tương đương tăng 321,7% , trong năm này chi phí khác giảm 4 triệu
đồng, điều này làm cho lợi nhuận này tăng 2.151 triệu đồng. Nhưng sang năm 2017,
thu nhập khác giảm 1.903 triệu đồng mà chi phí lại tăng 74 triệu đồng, nên đã làm
cho lợi nhuận khác của công ty giảm 1.977 triệu đồng so với năm 2016.


Bảng 2.1 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
S
T

Chỉ tiêu

T
1

DTBH&

2

CCDV
DTT


3

2015

2016

2017

(1)

(2)

(3)

154.90

190.57

0
154.72

4
190.38

9
126.92

9
161.83


31.692

9
27.799

1
28.557

9.164

9.009

17.181

165.516
165.516

GVHB

133.823

Chênh lệch 2106/2015
Tương đối

Chênh lệch 2017/2016

Tuyệt đối

%


Tuyệt đối

(4=2-1))

(5=4/1)

(6=3-2)

Tương đối
%
(7=6/2)

(10.615)

(6,41)

35.673

23,03

(10.787)

(6,52)

35.660

23,05

(6.894)


(5,15)

34.902

27,50

(3.893)

(12,28)

756

2,73

9.129

(155)

(1,69)

121

1,34

13.510

14.199

(3.671)


(21,37)

689

5,1

4

LNG

5

CPBH

6

CPQLDN

7

LNKD

5.348

5.281

5.229

(67)


(1,25)

(52)

(0,98)

8

DTTC

206

339

281

134

65,12

(58)

(17,23)

9

CPTC

0
1


700

21

46

(679)

(97)

25

17,23

Trong

23

(87)

(100)

23

100

đó:

0 CPLV

11 LNHĐ TC

(495)

318

235

813

(164,24)

(83)

(26,14)

5.513

8.410

6.298

2.897

52,54

(2.112)

(25,11)


1.299

1.212

1.434

(88)

6,74)

222

18,28

4.213
7.197
4.864
2.984
70,83
TTNDN
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH MTV Thuốc lá An Giang)

(2.334)

(32,42)

1

LNTT


2
1

CP

3
1

THDN HH
CP
thuế

4
1

THDN HL
LN
sau

5

87

thuế


Doanh thu bán hàng.
Năm 2015 tỷ .lợi nhuận gộp của công ty là 19,15%, như vậy cứ 100 đồng
doanh thu bán hàng thì công ty có 19,15 đồng lợi nhuận gộp. Tỷ lệ chi phí bán
hàng và chi phí quản lý là 15,92% ( 5,54%+10,38%), nghĩa là công ty phải chi

15,92 đồng trong đó 5,54 đồng lợi nhuận gộp để trang trảỉ chi phí bán hàng và
10,38 đồng chi cho chi phí quản lý. Doanh thu bán hàng năm 2016 giảm 10,787
triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu giữ nguyên như năm 2015 thì lợi
nhuận kinh doanh chính giảm 349 triệu đồng. Do chi phí giá vốn cao vì nguyên
vật liệu đầu vào các một số nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm là hàng nhập
khẩu.
Năm 2016 tỷ lợi nhuận gộp của công ty là 15%, như vậy cứ 100 đồng doanh
thu bán hàng thì công ty có 15 đồng lợi nhuận gộp. Tỷ lệ chi phí bán hàng và chi
phí quản lý là 14,55% (5,82%H-8,73%) nghĩa là công ty phải chi 14,55 đồng trong
đó 5,82 đồng lợi nhuận gộp để trang trải chi phí bán hàng và 8,73 đồng lợi nhuận
gộp để trang trải chi phí quản lý. Doanh thu bán hàng năm 2017 tăng 36 triệu đồng,
tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu giữ nguyên như năm 2016 thì lợi nhuận kinh
doanh chính giảm 1.217 triệu đồng. Nguyên nhân một phần là do lạm phát, lãi suất
ngân hàng thấp dẫn đến nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty tăng nên làm cho
GVHB tăng làm cho doanh thu bán hàng giảm.
Tỷ lệ lợi nhuận gộp.
Tỷ lệ lợi nhuận gộp năm 2016 giảm 1,18% so với năm 2015. Vậy cứ 100
đồng doanh thu bán hàng, lợi nhuận gộp ít hơn năm trước 1,18 đồng, với doanh số
154.729 triệu đồng lợi nhuận gộp giảm 1.828 triệu đồng.
Tỷ lệ lợi nhuận gộp năm 2017 giảm 2,97% so với năm 2016 . Vậy cứ 100
đồng doanh thu bán hàng, lợi nhuận gộp ít hơn năm trước 2,97 đồng, với doanh số
190.389 triệu đồng lợi nhuận gộp giảm 5.649 triệu đồng.
Tỷ lệ chi phí bán hàng.


Tỷ lệ CP bán hàng năm 2016 là 5,82%, như vậy công ty phải chi thêm 5,82
đồng cho hoạt động bán hàng trong 100 đồng doanh thu, cao hơn 0,29 đồng so với
năm 2015. Với doanh thu năm 2016 là 154,729 triệu đồng, tổng chi phí bán hàng
tăng thêm 442 triệu đồng, Do vậy lợi nhuận công ty sẽ bị giảm 442 triệu đồng.
Tỷ lệ bán hàng năm 2017 là 4,80%, như vậy công ty phải chi thêm 4.80 đồng

cho hoạt động bán hàng trong 100 đồng doanh thu, thấp hơn 1,03 đồng so với năm
2016. Với doanh thu năm 2017 là 190.389 triệu đồng, tổng chi phí bán hàng giảm
xuống 1.956 triệu đồng. Do vậy lợi nhuận công ty sẽ tăng thêm 1.956 triệu đồng.
CP BH của công ty còn cao chủ yếu là hoa hồng đại lý, chi phí mua ngoài và chi phí
khác bằng tiền tăng dẫn đến chi phí tăng.
Chi phí quản lý:
Năm 2016 công ty phải chi 8,73 đồng cho hoạt động quản lý trong 100 đồng
doanh thu, thấp hơn 1,65 đồng so vói năm 2015. Với doanh thu năm 2016 là
154.729 triệu đồng, tổng chi phí quản lý giảm bớt 2.551 triệu đồng do vậy lợi nhuận
hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên 2.551 triệu đồng.
Như vậy trong năm 2016 LN KD giảm hoàn toàn là do tác động của doanh
thu, công ty nên quản lý GVHB và CPBH vì năm 2016 cứ 100 đồng doanh thu
thuần thì công ty phải bỏ ra thêm 82,03 đồng GVHB so với năm 2015 thì năm 2015
chỉ bỏ ra là 80,85 đồng cho GVHB, cũng tương tự như GVHB năm 2015 cứ 100
đồng doanh thu thuần thì công ty chỉ bỏ ra 5,54 đồng chi phí bán hàng qua năm
2016 công ty phải bỏ ra là 5,82 đồng chi phí bán hàng, nhưng bù lạỉ công ty đã quản
lý chi phí quản lý. Công ty nên phát huy thế mạnh hiện có.
Năm 2017 công ty phải chi 7,46 đồng cho hoạt động quản lý trong 100 đồng
doanh thu, thấp hơn 1,27 đồng so với năm 2016 . Với doanh thu năm 2017 là
190.389 triệu đồng, tổng chi phí quản lý giảm bớt 2.424 triệu đồng do vậy lợi nhuận
hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên 2.424 triệu đồng.
Tóm lại, LN KD của công ty nám 2017 giảm so với năm 2016 nhưng bù lại
công ty quản lý tốt các chi phí như CPBH và CPQL.


2.2 Phân tích các chỉ số tài chính
2.2.1 Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán
 Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh =
 Hệ số thanh toán tức thời:
Hệ số thanh toán tức thời =
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu thanh toán
2015

2016

Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán tức thời

2017

1,748
0,603

1,543
0,322

1,904
0,735

(0,0001)

0,059

0,385

Dựa vào bảng 2.2 cho ta thấy:




Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ tài
sản ngắn hạn của công ty đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán ngắn của công ty năm 2015, 2016 và 2017 lần lượt là
1,748, 1,543 và 1,904. Năm 2016 so với năm 2015 khả năng thanh toán giảm 0,205
lần. Đến năm 2017 bắt đầu tăng mạnh, khả năng thanh toán năm 2017 là 1,904, so
với năm 2016 tăng 0.361 lần.
Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn.
Năm 2015, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo với 1,748 đồng tài sản
lưu động.


Năm 2016, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo với 1,543 đồng tài sản
lưu động.
Năm 2017, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo với 1,904 đồng tài sản
lưu động.
TSNH của công ty tăng, giảm hàng năm, nợ ngắn hạn qua các năm cũng tăng
giảm không đều nhau. Điều này cho thấy công ty đang gặp khó khăn, mất ổn định
trong giai đoạn 2015-2016 và hiện đi vào ổn định ở năm 2017. Vậy công ty TNHH
MTV Thuốc lá An Giang vẫn đủ để đảm bảo cho nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn và
điều này sẽ làm tăng uy tính của công ty với các chủ nợ.
Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty trong 3 năm điều từ 1 trở lên cho thấy
tổng giá trị tài sản của công ty đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh
nghiệp. Tuy nhiên không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng được dùng để trả
nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay.




Hệ số thanh toán nhanh:

Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm là: Năm 2016 là
0,322 lần, giảm 0,281 lần so với năm 2015. Đến năm 2017 chỉ số khả năng thanh
toán nhanh là 0,735 lần, tăng nhanh so với năm 2016 tăng 0,413 lần.
Chỉ số này của công ty từ năm 2015-2016 giảm thì sẽ gặp khó khăn trong việc
thanh toán công nợ, công ty sẽ khó thanh toán nợ khi cần thiết. Nhưng đến năm
2017, công ty ổn định lại, hệ số thanh toán nhanh tăng mạnh, cho thấy công ty đã
hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên hệ số này có phù hợp hay không còn phụ thuộc vào
kỳ hạn thanh toán món nợ phải thu phải trả trong kỳ của công ty.
Năm 2015,2016 và 2017, hệ số thanh toán nhanh đều bé hơn 1 => công ty
đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.



Hệ số thanh toán tức thời:

Hệ số thanh toán tức thời của công ty nhỏ hơn 1 là do tính đặc thù của ngành
cho nên hệ số này của công ty tương đối thấp. Năm 2016 là 0,059 lần tăng 0,0589
lần so với năm 2015. Năm 2017 là 0,385 hệ số thanh toán tức thời tăng vượt bật, so


với năm 2016 tăng 0,326 lần. Nhìn chung hệ số thanh toán tức thì của công ty nhỏ
hơn 1 điều này cho ta thấy nên như các chủ nợ cùng đòi nợ thì công ty không có khả
năng thanh toán ngay cho các chủ nợ. Công ty cần có các biện pháp tăng khả năng
thanh toán tức thời để đảm bảo việc kinh doanh.
2.2.2 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng
 Số vòng quay tài sản:

Số vòng quay tài sản =
 Số vòng quay tài sản cố định:
Số vòng quay tài sản cố định =
 Số vòng quay vốn lưu động ròng:
Số vòng quay vốn lưu động ròng =
Số ngày quay vòng vốn lưu động ròng =
 Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho =
Số ngày tồn kho =
 Số vòng quay khoảng phải thu
Số vòng quay khoảng phải thu =
Số ngày thu tiền =
 Số vòng quay khoản phải trả
Số vòng quay khoảng phải trả =
Số ngày trả tiền =


Bảng 2.3 Chỉ tiêu các hiệu quả sử dụng
2015
Số vòng quay tài sản
Số vòng quay tài sản cố định
Số vòng quay vốn lưu động ròng
Số ngày quay vòng vốn lưu động ròng
Số vòng quay hàng tồn kho
Số ngày tồn kho( ngày)
Số vòng quay khoảng phải thu
Số ngày thu tiền (ngày)
Số vòng quay khoảng phải trả
Số ngày trả tiền (ngày)


2016

2,150
38,483
5,439
67
3,128
116
11.926
30
4,802
75

2017
1,662
33,133
5,048
72
2,710
133
9,063
40
3,188
113

2,352
44,442
5,348
68
3,460

105
13,299
28
3,975
91

Nhìn vào bảng 2.3 cho ta thấy được:
 Số vòng quay tài sản:
Ta thấy số vòng quay tổng tài sản năm 2015 là 2,150 và năm 2016 là 1,662
giảm 0,488 so với năm 2015. Đến năm 2017 thì bắt đầu tăng lại, tương ứng năm
2016 và 2017 là 1,662 và 2,352 tăng 0,69. Điều này có nghĩa cứ 1 đồng tài sản có
khả năng tạo được 2,150 đồng doanh thu năm 2015, 1 đồng tài sản có khả năng tạo
được 1,662 đồng doanh thu năm 2016, và 1 đồng tài sản có khả năng tạo được
2,352 đồng doanh thu ở năm 2017. So 3 năm thì 1 đồng tài sản sử dụng năm 2017
tạo ra doanh thu thuần cao nhất cho thấy Công ty đã có nhiều phát triển.
Do chỉ số này cao cho thấy công ty sử dụng vốn có hiệu quả và có khả năng
không còn hàng tồn kho, đáp ứng được khoảng tiền so với nhu cầu thực.
 Số vòng quay tài sản cố định:
Qua phân tích, số vòng quay tài sản cố định năm 2015 là 38,483 vòng, năm
2016 là 33,133 vòng, giảm 5,35 vòng so với năm 2015. Điều này cho ta thấy công
ty đang sử dụng tài sản cố định không hợp lý. Nhưng đến năm 2017, số vòng quay
tài sản cố định là 44,442 vòng, tăng 11,309 vòng so với năm trước, cho thấy Công
ty đã lấy lại vị thế cho mình và có những chính sách hợp lý.
 Số vòng quay vốn lưu động ròng:


Trong năm 2015-2016 vốn lưu động ròng giảm( từ 5,439 giảm còn 5,048). Số
ngày quay vòng vốn lưu động ròng tăng lên ( từ 67 ngày lên 72 ngày).
Trong năm 2016-2017 vốn lưu động ròng tăng( từ 5,048 tăng lên 5,348). Số
ngày quay vòng vốn lưu động ròng giảm xuống ( từ 72 ngày lên 68 ngày).

Trong năm 2015-2016 số vòng quay hàng tồn kho giảm nhanh ( từ 3,128
xuống còn 2,710). Số ngày tồn kho tăng ( từ 116 ngày tăng lên thành 133 ngày).
Trong năm 2016-2017 số vòng quay hàng tồn kho tăng nhanh ( từ 2,710 lên
3,460). Số ngày tồn kho giảm ( từ 133 ngày xuống còn 105 ngày).
Trong năm 2015-2016 số vòng quay khoảng phải thu giảm ( từ 11,926 xuống
còn 9,063). Số ngày thu tiền cũng tăng theo ( từ 30 ngày tăng lên 40 ngày).
Trong năm 2016-2017 số vòng quay khoảng phải thu tăng ( từ 9,063 lên
13,299). Số ngày thu tiền cũng giảm đáng kể ( từ 40 ngày xuống còn 28 ngày).
Trong năm 2015-2016 số vòng quay khoảng phải trả giảm ( từ 4,802 xuống
3,188). Số ngày trả tiền tăng (từ 75 ngày lên 113 ngày).
Trong năm 2016-2017 số vòng quay khoảng phải trả tăng ( từ 3,188 lên
3,975). Số ngày trả tiền giảm( từ 113 ngày xuống còn 91 ngày).
2.3. Phân tích chỉ tiêu cơ cấu nợ
 Tỷ lệ nợ/ tài sản:
Tỷ lệ nợ/ tài sản =
 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tài sản:
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tài sản =
 Tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu:
Tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu =
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu cơ cấu nợ
2015
Tỷ lệ nợ/ tài sản
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tài sản
Tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu

2016
0,528
0,472
1,120


2017
0,606
0,394
1,537

0,487
0,514
0,947


 Tỷ lệ nợ/ tài sản của công ty tăng qua 2 năm 2015-2016 từ 0,528- 0,606.
Năm 2016 tăng 0,018 so với năm 2015. Năm 2017 là 0,487 giảm so với năm
trước là 0,119. Cho thấy công ty ngày càng hoạt động kinh doanh hiệu quả
nhờ vào các chính sách mới và sự hỗ trợ của Tổng Công ty thuốc lá Việt
Nam.
 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tài sản của công ty giảm qua 2 năm từ 0,472-0,394.
Năm 2016 giảm 0,78 so với năm 2015. Đến năm 2017 lại có bước tăng
trưởng trở lại, tỷ lệ là 0,514 nhiều hơn năm 2016 là 0,120.
 Tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua 2 năm 2015-2016 lần
lượt tương ứng là 1,120-1,537. Năm 2016 tăng 0,0,417 so với năm 2015.
Năm 2017 giảm mạnh xuống còn 0,947, so với năm 2016 giảm 0,590.
2.4 Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời.
 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động:
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động =
 Tỷ suất lợi nhuận ròng:
Tỷ suất lợi nhuận ròng =
 Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA):
ROA =
 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE =

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu khả năng sinh lời
2015
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động
Tỷ suất lợi nhuận ròng
ROA
ROE

2016
0,136
0,025
0,054
0,116

0,122
(0,0004)
0,077
0,196

2017
0,103
0,026
0,060
0,117


Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy được:
 Tỷ suất sinh lợi của công ty giảm qua 2 năm 2015-2016 từ 0,136 giảm còn
0,122. Năm 2016 giảm 0,014 so với năm 2015. Năm 2017 giảm còn 0,103 so
với năm 2016 giảm 0,019.
Tỷ suất này cho thấy trong mỗi đồng doanh thu có 0,136 đồng là lợi nhuận từ

hoạt đông kinh doanh năm 2015, 0,122 đồng là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
năm 2016. Và năm 2017 trong mỗi đồng doanh thu thì có 0,103 đồng lợi nhuận.
 Tỷ suất sinh lợi ròng của công ty tăng qua 2 năm 2015-2016 tương ứng là
0,025- (0,0004). Năm 2016 tăng 0.0254 so với năm 2015. Bước qua năm 2017
bắt đầu tăng trở lại là 0,026 so với năm 2016 tăng 0,0264.
Tỷ suất lợi nhuận ròng cho thấy 1 ngàn đồng công ty tạo ra 0,025 ngàn đồng lợi
nhuận năm 2015. Nhưng năm 2016 cho thấy 1 ngàn đồng công ty đã lỗ 0,0004
ngàn đồng lợi nhuận ròng. Và năm 2017 cho thấy 1 ngàn đồng Công ty đã tạo ra
0,026 ngàn đồng lợi nhuận.
ROA qua 3 năm của công ty có xu hướng tăng. Năm 2015, ROA của công ty
0,054 tức là cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,054 đồng lợi nhuận. Sang năm 2016 con
sổ này tăng mạnh, đạt 0,077 tức là tăng 41,32% so với năm 2015. Nhưng sang năm
2017 thì lại có sự giảm nhẹ ROA chỉ đạt 0,060. Vì vậy trong những năm sau này
công ty nên đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hơn nữa sử dụng triệt công suất của nhà
máy sản xuất, tăng doanh thu cũng như LNST nhằm tăng hiệu quả hoạt động,
ROE cũng như ROA của công ty có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể năm 2015,
ROE của công ty chỉ đạt 0,116 tức là cứ 1 đồng VCSH tạo ra 0,116 đồng LNST,
năm 2016 ROE của công ty đạt 0,196 tăng hơn so với năm trước đó, năm 2017 cũng
tăng nhẹ tăng 0,117 so với năm 2015, nhưng giảm so vơi năm 2016. Qua phân tích
ROE công ty có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty đang hoạt
động có hiệu quả.
 Nhận xét
Ưu điểm:


Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển và theo chiều
hướng tốt, tuy mức LNST năm 2016 tăng hom so với năm 2015 ỉà 2.984 triệu đồng
nhưng sang năm 2017 LNST giảm 2.334 triệu đồng. Trong thời gian tới công ty cần
phải tiếp tục phát huy ưu thế hiện có, đồng thời tiếp tục đề ra những chính sách kinh
doanh hiệu quả để có thể tăng doanh thu và kiểm soát được chi phí.

Năm 2017, doanh thu công ty tăng cao là do công ty nhận được các đơn đặt
hàng từ xuất khẩu ở các thi trường như Lào, Campuchia, và công ty đã mở rộng thị
trường Trung Quốc, Triều Tiên nên doanh thu năm 2017 tăng mạnh.
Năm 2017, tổng chi phí kinh doanh công ty tăng chủ yếu là chi phí vốn hàng
bán và QLDN. Do sản lượng bán ra tăng, giá thành sản phẩm tăng,
Đơn vị luôn chú trọng tới chất lượng, mẫu mã và giá bán của sản phẩm, làm
sao để cho sản phẩm tiêu thụ nhiều sản phẩm và lợi nhuận vẫn đảm bảo. Vì thế, đơn
vị không ngần ngại đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại áp dụng vào quá trình sản
xuất, làm tăng công suất hiệu quả của các nhà máy,
Nhược điểm:
Công ty ít sử nguồn vốn vay từ ngân hàng dẫn đến các hoạt động sản xuất của
công ty điều sử dụng nguồn tiền măt trong công ty. Sản lượng hàng bán bị trả lại
của công cao. Công ty cần phải kiểm soát tốt chi phí như những chi phí bằng tiền
như chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị, công tác phí.
Phòng thị trường cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, thị
hiếu của người tiêu dùng để đưa ra chiến lược bán hàng có hiệu quả, để doanh thu
bán hàng tăng.
Máy móc, thiết bị là một phần không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh công
ty đã trang bị các máy móc, thiết bị bán tự động trong quy trình sản xuất không cần
người lao động. Nêu đối với công ty giảm lao động, chi phí phải trả cho người lao ít
lại nhưng đối với xã hội là điều không tốt người lao động bị mất việc ảnh hưởng
đến xã hội.
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
2.5.1 Đặc điểm các yếu tố môi trường vi mô


 Khách hàng
Ở Việt Nam người hút thuốc phần lớn là nam giới, hút thuốc từ độ tuổi từ 2150 tuổi chiếm gần 50%. Đây là độ tuổi chủ động về hành vi, thu nhập và chỉ tiêu:
Bảng 2.5 Tỷ lệ nam giới hút thuốc theo độ tuổi


(Nguồn: Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam)
Nam giới hút thuốc lá có nghề nghiệp đa dạng, đủ loại, đủ các cấp độ và ngành
nghề khác nhau ở Việt Nam hiện nay. Tập trung vào một số ngành nghề như: Buôn
bán nhỏ, công

Độ tuổi nam giới hút thuốc lá Tỷ lệ %
thủ công, lái xe Từ 18 - 20 tuổi
1,9
24,8
dân…
Bên Từ 21 - 30 tuổi
36,0
có một số bộ Từ 31 - 40 tuổi
Từ 41 - 50 tuổi
27,3
việc cũng hút Từ 51 trở lên
10,0
ra giới lãnh đạo, quản lý hiện nay cũng hút thuốc lá.

nhân viên, thợ
ô

tô,

nông

cạnh đó, cũng
phận chưa có
thuốc lá. Ngoài



×